You are on page 1of 2

Bài 1: Công ty ABC có giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 100 đồng, biến phí đơn vị

là 60 đồng. Doanh thu hàng năm là 120 triệu đồng, chi phí cơ hội là 20%. Nếu mở
rộng thời hạn bán chịu từ net 30 thành net 60, doanh thu kỳ vọng tăng 40.000.000
đồng, khi đó kỳ thu tiền bình quân từ 1 tháng thành 2 tháng. Công ty có nên thay
đổi thời hạn bán chịu hay không?
Bài 2: Công ty ABC có giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 120 đồng. Biến phí đơn vị là
70 đồng. Doanh thu hàng năm là 200 triệu đồng, chi phí cơ hội của khoản phải thu
là 20%. Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu kỳ vọng sẽ tăng 30%, nhưng
kỳ thu tiền bình quân sẽ tăng lên 2 tháng. Công ty có nên nới lỏng chính sách bán
chịu hay không?
Bài 3: Doanh thu hàng năm của công ty ABC là 120 triệu đồng, kỳ thu tiền bình
quân 2 tháng, chi phí cơ hội là 20%. Nếu thay đổi điều khoản bán chịu từ “ net 60”
thành “4/10 net 60”, kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm còn 1 tháng, khi đó có 70%
khách hàng đồng ý nhận chiết khấu. Công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu
không?
Bài 8: Công ty A có nhu cầu vể sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là 50.000
tấn thép/ năm. Chi phí đặt hàng là 500.000 đồng/ lần. Chi phí tồn trữ là 50.000
đồng/ tấn. Số ngày làm việc trong năm là 360 ngày.
Yêu cầu:
Câu a. Xác định lượng đặt hàng tối ưu.
Câu b. Tính chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ trong năm ứng với lượng đặt hàng
tối ưu.
Câu c. Khoảng cách giữ 2 lần đặt hàng. Nếu thời gian chờ hàng là 10 ngày. Hãy
tính điểm đặt hàng trở lại
Câu c. Trong năm công ty nhận được bảng báo giá từ nhà cung cấp thép với chi tiết
như sau:

Độ lớn đơn hàng Tỷ lệ chiết khấu

1- 1200 0%
1201 -2500 10%
2501 - 340 15%
Hãy tính lượng đặt hàng hiệu quả. Biết giá bán của nhà cung cấp thép khi không có
chiết khấu là 4.000 đồng/kg.

You might also like