You are on page 1of 3

PHIẾU BÀI TẬP (8.

1)
Chương 8. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Bài 1. Công ty ABC có tài liệu tình hình sản phẩm A như sau:
Biến phí 1.000 đ/sp, trong đó, biến phí sản xuất 800 đ/sp;
Định phí 4.000.000 đ, trong đó định phí sản xuất 3.000.000 đ;
Mức sản xuất từ 2.000 sp đến 5.000 sp.
Giá bán sản phẩm A là 2.000 đ/sp. Công ty đang dự tính mua ngoài 4.000 sản phẩm A với giá
1.200 đ/sp thay cho sản xuất. Nếu mua ngoài, công ty sẽ giảm được 40% định phí sản xuất và
thu nhập từ vốn sản xuất nhàn rỗi là 25.000 đ. Anh chị phân tích nên mua ngoài hay không,
Xác định đơn giá mua ngoài tối đa.
Gợi ý:
Chọn cặp phương án:
Phương án gốc : Tự sản xuất
Phương án thay thế : Mua ngòai
Xét thu nhập, chi phí trong khâu sản xuất và mua ngoài
Chênh lệch thu nhập : 25.000, Chênh lệch chi phí : 400.000, Kết quả : - 375.000.
Kết luận : không nên mua ngoài
Việc mua ngoài được chấp nhận khi : CL thu nhập – CL chi phí ≥ 00
Đơn giá tối đa mua ngoài 1.106,25.

Bài 2. Công ty AB đang tồn kho một khối lượng sản phẩm A. Hiện tại, trên thị trường không
có nhu cầu sản phẩm A mà đang phát triển nhu cầu về một loại sản phẩm B tương tự như sản
phẩm A nhưng phải thay đổi một số chi tiết. Công ty có tài liệu chi tiết về dòng sản phẩm A và
việc cải tiến sản phẩm A thành sản phẩm B như sau:
Sản phẩm A đang tồn kho với số lượng 5.000 kg với biến phí là 2.000 đ/kg, tổng định phí là
1.000.000 đ và giá bán trên thị trường là 2.500 đ/kg.
Khách hàng Q sẽ mua với giá 2.840 đ/kg sản phẩm B. Để tiếp tục chế biến sản phẩm A thành
sản phẩm B sẽ phát sinh thêm biến phí 300 đ/kg, định phí 200.000 đ.
Yêu cầu phân tích và tư vấn công ty nên cải tiến sản phẩm A thành sản phẩm B hay không.

Bài 3. Công ty ABC có tài liệu dự báo chi tiết từng sản phẩm như sau:
Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
1.Đơn giá bán 1.000 đ/sp 1.200 đ/sp 1.400 đ/sp
2.Biến phí 800 đ/sp 900 đ/sp 1.000 đ/sp
3.Định mức h công 2h/sp 4h/sp 5h/sp
4.Định mức vật tư 5kg/sp 3kg/sp 2kg/sp
1. Nếu công ty sẳn sàng đáp ứng các yêu cầu nguồn lực kinh tế để gia tăng
sản lượng sản xuất, anh chị nên chọn sản phẩm nào để phát triển kinh
doanh, chứng minh.
2. Nếu công ty chỉ có khả năng đáp ứng 400h công lao động, anh chị nên
chọn sản phẩm nào để phát triển kinh doanh, chứng minh.
3. Nếu công ty chỉ có khả năng đáp ứng 2.500kg vật tư, anh chị nên chọn
sản phẩm nào để phát triển kinh doanh, chứng minh.
1
Gợi ý:
1. Trường hợp công ty không bị giới hạn nguồn lực kinh tế, những sản phẩm có số dư đảm phí
lớn nhất sẽ ưu tiên chọn phát triển kinh doanh :
Số dư đảm phí A : … = 200 đ/sp
Số dư đảm phí B : … = 300 đ/sp
Số dư đảm phí C : … = 400 đ/sp
Chọn sản phẩm C để phát triển kinh doanh.
2. Trường hợp công ty bị giới hạn nguồn lực kinh tế, những sản phẩm, bộ phận có số dư đảm
phí trên 1 đơn vị điều kiện giới hạn lớn nhất sẽ ưu tiên chọn phát triển kinh doanh ( trên 1h):
Số dư đảm phí A : … = 100 đ/h
Số dư đảm phí B : … = 75 đ/h
Số dư đảm phí C : … = 80 đ/h
Chọn sản phẩm A để phát triển kinh doanh.
3. Trường hợp công ty bị giới hạn nguồn lực kinh tế, những sản phẩm, bộ phận có số dư đảm
phí trên 1 đơn vị điều kiện giới hạn lớn nhất sẽ ưu tiên phát triển kinh doanh – Sản phẩm C
(200 đ/kg)

Bài 4. Công ty ABC có tài liệu dự báo chi tiết từng sản phẩm
như sau :

Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B


1.Đơn giá bán 1.000 đ/sp 1.200 đ/sp

2.Biến phí 800 đ/sp 900 đ/sp

3.Định mức h công 2h/sp 4h/sp

4.Định mức vật tư 5kg/sp 3kg/sp

5.Năng lực sxkd tối đa 4.000 sp 3.000 sp

Trong kỳ, công ty chỉ có khả năng cung cấp 20.000 kg vật tư.
Chọn cơ cấu sản phẩm kinh doanh để công ty có mức lợi nhuận
cao nhất
 Công ty chỉ bị giới hạn bởi 1 điều kiện – vật tư
 Chỉ tiêu sử dụng để so sánh lựa chọn – số dư đảm phí của
1kg vật tư
 Số dư đảm phí của A : 200 / 5 = 40 đ/kg
 Số dư đảm phí của B : 300 / 3 = 100 đ/kg
 Ưu tiên chọn B trước (khai thác hết công suất) = 3.000 sp
 Năng lực dành cho A : 20.000 – (3.000 x 3) = 11.000 kg
 Mức sản xuất kinh doanh A : 11.000 / 5 = 2.200 sp
 Cơ cấu sản phẩm tối ưu : 2.200 sp A và 3.000 sp B
 Lợi nhuận tối ưu : (2.200 *200 + 3.000 * 300) – Định phí
công ty

2
Bài 5. Công ty ABC đang sản xuất kinh doanh dòng sản phẩm A với công suất bình quân là
60.000 sp/năm, Đơn giá bán 30 đ/sp, Biến phí sản xuất 16,725 đ/sp, Biến phí bán hàng 1,275
đ/sp, Định phí sản xuất 3,750 đ/sp, Định phí bán hàng quản lý 3,375 đ/sp.
Trong năm kế tiếp, công ty phải đối mặt với tình huống khó khăn là nhà cung cấp không thể
cung cấp nguyên liệu cho công ty trong 3 tháng đầu năm ở quý 1.
Hiện tại, nguyên liệu của công ty chỉ đáp ứng 25% nhu cầu sản xuất bình thường trong quý 1.
Nếu ngưng sản xuất, định phí sản xuất cắt giảm được 40%, định phí bán hàng và quản lý vẫn
tồn tại nhưng ở mức 2/3 mức định phí hằng kỳ.
Tư vấn cho công ty nên sản xuất hay ngưng sx trong 3 tháng đầu năm.

Bài 6.
Công ty ABC đang xem xét tình hình kinh doanh dòng sản phẩm A ở công ty với thông tin
doanh thu, chi phí của sản phẩm này như sau :
Đơn giá bán mỗi sản phẩm 5.000 đ/sp; Biến phí mỗi sản phẩm 3.000 đ (trong đó, biến phí sản
xuất 1.800 đ/sp); Định phí sản xuất của sản phẩm 8.250.000 đ, định phí này sẽ giảm toàn bộ
khi ngưng sản xuất;
Định phí bán hàng của sản phẩm 2.650.000 đ, định phí này cũng giảm khi ngưng kinh doanh;
Định phí chung phân bổ cho sản phẩm 4.000.000 đ, định phí này chủ yếu là phần phân bổ chi
phí quản lý chung của công ty cho sản phẩm A vẫn tồn tại khi ngưng kinh doanh sản phẩm;
Mức tiêu thụ hằng kỳ là 5.500 sp;
Nếu chế biến sp A thành sp B thì biến phí tăng thêm 800 đ/sp và định phí tăng thêm là
1.375.000 đ
Những chọn lựa nào sau đây là thích hợp:
a.Nên ngưng kinh doanh sản phẩm A.
b.Giá mua ngoài tối đa cho phép là 3.300 đ/sp
c.Chế biến sản phẩm A thành sản phẩm B chỉ chấp nhận khi giá bán sản phẩm B ít nhất là
5.800 đ/sp
d.Tất cả các câu trên đều đúng.

You might also like