You are on page 1of 7

Bài tập 1

Tháng 11/201N, công ty Bella nhận được đơn đặt hàng của Công ty bảo hiểm AIA
may áo phông làm quà tặng cho khách hàng.
Ước tính hợp đồng này sẽ sử dụng hết 300 giờ máy (các hợp đồng đồng phục học sinh
và đồng phục công sở trong tháng ước tính sử dụng hết 2,000 giờ máy). Tổng chi phí
khấu hao dây chuyền sản xuất là 345 triệu đồng/tháng được phân bổ cho từng sản
phẩm trên cơ sở số giờ máy sử dụng.
Đơn hàng cần 1,500 m2 vải cotton. Hiện tại công ty đang tồn kho 100 m 2 với giá trị
trên sổ bình quân là 40 nghìn đồng/m 2. Đây là các loại nguyên liệu thường xuyên được
sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty. Tuy nhiên giá các loại nguyên liệu này
trên thị trường đã tăng thêm 10%.
Đơn hàng này cần 150 giờ lao động trực tiếp và đơn giá nhân công là 50 nghìn
đồng/giờ. Hiện tại toàn bộ quĩ thời gian lao động trực tiếp của công ty đã được sử
dụng để sản xuất đồng phục học sinh và đồng phục công sở. Định mức thời gian lao
động để sản xuất 1 bộ đồng phục học sinh là 2 giờ và 1 bộ đồng phục công sở là 3 giờ.
Đơn giá nhân công làm thêm giờ gấp rưỡi so với đơn giá nhân công thông thường.
Chi phí thiết kế logo và in ấn cho hợp đồng này là 10 triệu đồng.
Yêu cầu: Hãy xác định giá bán tối thiểu của hợp đồng. b
Biết rằng số giờ sản xuất đồng phục học sinh là 2400 giờ ( với Sl sản xuất là 2000 bộ)
LNG/1 bộ là 45 nghìn đồng. Số giờ máy sx đồng phục công sở là 1500 giờ ( Sl : 1000
bộ), LNG/1 bộ là 120 nghìn đồng
Bài tập 2
Dream là một tập đoàn toàn cầu chuyên SXKD xe máy. Dream Việt Nam có trụ sở ở
Hà Nội. Công ty có 2 nhà máy ở Bắc Ninh và Hà Nam. Nhà máy ở Bắc Ninh sản xuất
phụ tùng. trong đó có gương chiếu hậu. sau đó chuyển cho nhà máy ở Hà Nam lắp ráp
thành xe máy hoàn chỉnh với các thông tin như sau:
Chỉ tiêu Nhà máy Bắc Nhà máy Hà
Ninh (gương Nam
chiếu hậu) (xe máy)
1. Biến phí đơn vị sản phẩm (nghìn 80 7.000
đồng /chiếc)
2. Chi phí cố định trực tiếp (nghìn 800.000 2.000.000
đồng/ quí)
3. Nhu cầu của thị trường bên ngoài 5.000 3.000
(chiếc/quí)
4. Năng lực sản xuất tối đa (chiếc/quí) 9.000 4.000
5. Giá bán ra thị trường ngoài (nghìn 200 10.000
đồng/chiếc)
6. Giá bán sản phẩm tương tự của đối 180 10.500
thủ cạnh tranh trên thị trường (nghìn
đồng/chiếc)
Yêu cầu:
1. Nếu nhà máy ở Bắc Ninh và Hà Nam được đánh giá là 2 trung tâm lợi nhuận, hãy
xác định giá chuyển nhượng nội bộ gương chiếu hậu hợp lí giữa 2 nhà máy.
2. Nếu 2 nhà máy quyết định giá chuyển nhượng nội bộ là 120% của giá thành theo
phương pháp xác định chi phí toàn bộ thì lợi ích (thiệt hại) của mỗi nhà máy và cả
công ty như thế nào?
Bài tập 3
Công ty phân đạm Rồng Đỏ có hai bộ phận hoạt động độc lập là nhà máy hóa chất và
nhà máy đạm. Các nhà máy là các trung tâm lợi nhuận của công ty. Trước đây. để sản
xuất phân bón nhà máy đạm thường nhập khẩu nguyên liệu từ nhà cung cấp Thái Lan
với chi phí 6 triệu đồng/tấn. Giám đốc nhà máy đạm đề nghị với giám đốc nhà máy
hóa chất mua 2.000 tấn mỗi năm để tránh phụ thuộc nguồn cung ngoài nước. Hiện tại
nhà máy hóa chất có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

Chỉ tiêu
1. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ 3.000 tấn
2. Giá bán/tấn 6 triệu đồng
3. Công suất tối đa 5.000 tấn
4. Chi phí sản xuất biến đổi/tấn 3 triệu đồng
5. Chi phí bán hàng biến đổi/tấn 0,2 triệu đồng
6. Chi phí sản xuất cố định 4.500 triệu đồng
7. Chi phí quản lý cố định 900 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Giá chuyển nhượng tối thiểu của nhà máy Hóa chất là bao nhiêu? Giá chuyển nhượng
tối đa nhà máy Đạm có thể chấp nhận là bao nhiêu? Lợi ích của công ty khi bán nội bộ
là bao nhiêu?
2. Nếu khả năng tiêu thụ của nhà máy Hóa chất ra ngoài thị trường nâng lên mức
4.000 tấn/năm thì các mức giá chuyển nhượng tối đa, tối thiểu có thay đổi không?
Xác định mức giá phân đôi lợi nhuận nội bộ. Nếu giá nội bộ là 4 triệu đồng/tấn thì
lợi ích mỗi bộ phận là bao nhiêu?
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho nhà máy Hóa chất theo thông tin ở yêu cầu 2.
Bài tập 4
Công ty Rồng Đen có số liệu như sau:
Số lượng sản xuất 10.000
Nguyên vật liệu trực tiếp 80.000.000 đ
Nhân công trực tiếp 55.000.000 đ
Biến phí sản xuất chung 40.000.000 đ
Định phí sản xuất chung 65.000.000 đ
Biến phí bán hàng 30.000.000 đ
Định phí bán hàng 20.000.000 đ
Biến phí quản lý doanh nghiệp 15.000.000 đ
Định phí quản lý doanh nghiệp 45.000.000 đ
Vốn kinh doanh bình quân 200.000.000 đ
Tỷ lệ hoàn vốn tối tiểu 0,18
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ lệ chi phí tăng thêm theo phương pháp định giá bán sản phẩm theo
phương pháp trực tiếp.
2. Xác định chi phí tăng thêm đơn vị sản phẩm theo phương phương pháp định giá
sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
3. Xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp.
Bài tập 5
Công ty P/P sản xuất 2 loại kem đánh răng: kem đánh răng người lớn và kem đánh
răng trẻ em. Thông tin cụ thể về từng loại sản phẩm như sau:
Chỉ tiêu Kem đánh răng Kem đánh
người lớn răng trẻ em
Giá bán đvsp ra thị trường bên ngoài 30 70
(nghìn đồng/tuýp)
Chi phí sản xuất biến đổi đvsp (nghìn 10 25
đồng/tuýp)
Định mức giờ máy (giờ/tuýp) 0,1 0,15
Định mức thời gian lao động trực tiếp 0,5 0,5
(giờ/tuýp)
Tổng quĩ thời gian tối đa của của dây chuyền sản xuất: 2.500 giờ máy/tháng.
Tháng 9/2014. công ty nhận được đơn đặt hàng của Hội người cao tuổi đặt mua kem
đánh răng chống ê buốt để tặng cho các thành viên của Hội.
- Ước tính hợp đồng này sẽ sử dụng hết 200 giờ máy (các hợp đồng đồng thông
thường trong tháng ước tính sử dụng hết 2.000 giờ máy). Tổng chi phí khấu hao
dây chuyền sản xuất là 345 triệu đồng/tháng được phân bổ cho từng sản phẩm
trên cơ sở số giờ máy sử dụng.
- Đơn hàng cần 1.500 g flo. Hiện tại công ty đang tồn kho 10.000g với giá trị trên
sổ bình quân là 40 nghìn đồng/mg. Đây là các loại nguyên liệu thường xuyên
được sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty. Tuy nhiên giá các loại
nguyên liệu này trên thị trường đã tăng thêm 10%.
- Đơn hàng này cần 1.000 g Kali (chất chống ê buốt). Các sản phẩm thông
thường của công ty không sử dụng nguyên liệu này. Hiện tại công ty còn 300 g
trong kho (thừa từ hợp đồng trước năm ngoái thực hiện với khách hàng X) có
đơn giá trên sổ là 45.000đ/g. số nguyên liệu này không thể bán thanh lí cho bất
kì ai. Nhà cung cấp Kali yêu cầu mức mua tối thiểu cho 1 lần đặt hàng là 500g.
Nếu mua dưới 1000g giá sẽ là 50.000đ/g. nếu mua từ 1.000g trở lên giá sẽ là
48.000đ/g.
- Đơn hàng này cần 100 giờ lao động trực tiếp và đơn giá nhân công là 50 nghìn
đồng/giờ. Hiện tại toàn bộ quĩ thời gian lao động trực tiếp của công ty đã được
sử dụng để sản xuất các sản phẩm kem đánh răng người lớn và kem đánh răng
trẻ em thông thường. Đơn giá nhân công làm thêm giờ gấp rưỡi so với đơn giá
nhân công thông thường.
Yêu cầu: Hãy xác định giá bán tối thiểu của hợp đồng.
Bài tập 6
Công ty Biến áp ABB có 2 nhà máy sản xuất: Nhà máy Vỏ và Nhà máy Lõi. Vỏ biến
áp được sản xuất ở nhà máy Vỏ, sau đó chuyển cho nhà máy Lõi, lắp ráp vỏ và lõi thép
thành chiếc biến áp hoàn chỉnh rồi đem bán.
Chỉ tiêu Vỏ Lõi
Chi phí NVL đvsp: (nghìn đồng/chiếc) 40 500
Chi phí nhân công đvsp: (nghìn đồng/chiếc) 20 50
Chi phí bán hàng đvsp: (nghìn đồng/chiếc) 5 20
Chi phí SX cố định trực tiếp (nghìn đồng/quí) 240.00 900.000
0
Chi phí bán hàng cố định trực tiếp (nghìn đồng/quí) 60.000 200.000
Năng lực sản xuất tối đa (chiếc/quí) 12.000 10.000
Giá bán đvsp ra thị trường bên ngoài: (nghìn 150 1.000
đồng/chiếc)
Giá bán của đối thủ cạnh tranh (nghìn đồng/chiếc) 140 960
Mỗi nhà máy được đánh giá là một trung tâm lợi nhuận. Hiện tại vỏ được bán cho Nhà
máy Lõi với giá chuyển nhượng nội bộ là 150% giá thành sản xuất đơn vị theo phương
pháp xác định chi phí trực tiếp. Hiện tại. nhà máy Vỏ có thể bán ra thị trường ngoài
4.000 chiếc vỏ/quí; nhà máy Lõi có thể bán ra thị trường ngoài 9.000 chiếc biến
áp/quí. (Nếu chuyển nhượng nội bộ. nhà máy Vỏ sẽ không phát sinh chi phí bán hàng
biến đổi).
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá chuyển nhượng nội bộ hợp lí giữa hai nhà máy.
2. Hãy xác định lợi ích (thiệt hại) của mỗi nhà máy và cả công ty với chính sách giá
chuyển nhượng nội bộ hiện tại.
Bài tập 7
Công ty Kido có hai nhà máy sản xuất kinh doanh các loại kem (ở Hưng Yên) và bánh
(ở Bắc Ninh) được đánh giá là 2 trung tâm lợi nhuận riêng biệt. Công ty có trụ sở ở Hà
Nội. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty quí 3 năm 201N như sau (đơn vị: triệu
đồng).
Chỉ tiêu Kem Bánh
1. Doanh thu 4.500 7.500
2. Biến phí 2.500 4.800
3. Lợi nhuận góp 2.500 2.700
4. Chi phí cố định 450 750
5. Lợi nhuận thuần 2.050 1.950
Mỗi nhà máy có phòng kinh doanh riêng biệt với tổng chi phí lương nhân viên kinh
doanh kem là 100 triệu đồng/quí và lương nhân viên kinh doanh bánh là 150 triệu
đồng/quí. Chi phí khấu hao dây chuyền sản xuất kem là 90 triệu đồng/quí và khấu hao
dây chuyền sản xuất bánh là 120 triệu đồng/ quí. Trong báo cáo trên. toàn bộ chi phí
cố định phát sinh tại trụ sở công ty và từng nhà máy đã được phân bổ cho từng loại sản
phẩm theo doanh thu tiêu thụ.
Nhà máy Kem hiện tại đang mua ốc quế của Nhà máy Bánh để làm nguyên liệu sản
xuất kem ốc quế. Công ty Kido thiết lập chính sách giá chuyển nhượng nội bộ là 120%
giá thành theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ. Ốc quế được đóng gói 100
chiếc/gói. Chi phí sản xuất ốc quế ở nhà máy bánh bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp
10 nghìn đồng/gói; nhân công trực tiếp 8 nghìn đồng/gói; Chi phí khấu hao thiết bị sản
xuất phân bổ cho các sản phẩm theo tỉ lệ 100% chi phí nhân công trực tiếp. Bình quân
mỗi tháng chuyển nhượng cho nhà máy Kem 5.000 gói ốc quế. với số lượng này nhà
máy Bánh đang hoạt động ở mức công suất 100%.
Hãng kem TT đang muốn đặt mua 5.000 gói ốc quế của nhà máy Bánh Kido và sẵn
sàng trả giá 45 nghìn đồng/gói. Nếu bán cho hãng kem TT. nhà máy Bánh Kido sẽ
phát sinh thêm chi phí bán hàng 10%/ doanh thu. Lãnh đạo nhà máy Bánh đề nghị
nâng giá chuyển nhượng nội bộ ốc quế cho nhà máy Kem thành 40 nghìn đồng/gói.
Yêu cầu:
1. Hãy lập lại báo cáo với ý nghĩa cung cấp thông tin tốt nhất cho việc đánh giá hiệu
quả hoạt động của từng loại sản phẩm trong nội bộ công ty.
2. Nhà máy Kem nên chấp thuận mức giá này không. nếu họ không thể mua ngoài ốc
quế với giá thấp hơn 42 nghìn đồng/gói?
3. Với mức giá chuyển nhượng hiện tại. lợi ích (thiệt hại) của từng nhà máy và cả
công ty Kido như thế nào?
4. Tháng 11/2014. Nhà máy Bánh của Công ty Kido nhận được đơn đặt hàng của
Trường THPT ABC đặt làm 1 chiếc bánh gato đặc biệt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt
Nam và đạt kỉ lục chiếc bánh gato lớn nhất Việt Nam.
- Đơn hàng cần 20 kg bột. Hiện tại công ty đang tồn kho 100 kg với giá trị trên sổ
bình quân là 20 nghìn đồng/kg. Đây là các loại nguyên liệu thường xuyên được
sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty. Tuy nhiên giá các loại nguyên liệu
này trên thị trường đã tăng thêm 10%.
- Các nguyên liệu trứng. đường. sữa.... do nghệ nhân làm bánh X tặng. mà nếu
mua công ty phải trả 1 triệu đồng.
- Đơn hàng này cần 150 giờ lao động trực tiếp và đơn giá nhân công là 100
nghìn đồng/giờ. Hiện tại toàn bộ quĩ thời gian lao động trực tiếp của công ty đã
được sử dụng để sản xuất bánh qui. Định mức thời gian lao động để sản xuất 1
hộp bánh qui là 2 giờ. Mỗi hộp bánh qui được bán với giá bình quân 50 nghìn
đồng/hộp. chi phí biến đổi 20 nghìn đồng/hộp. Đơn giá nhân công làm thêm giờ
gấp rưỡi so với đơn giá nhân công thông thường.
- Ước tính hợp đồng này sẽ sử dụng hết 20 giờ nướng bánh. Tổng chi phí khấu
hao lò nướng là 240 triệu đồng/tháng được phân bổ cho từng sản phẩm trên cơ
sở số giờ nướng bánh (công suất lò nướng là 2400 giờ/tháng; sản phẩm bánh
qui dự kiến sử dụng hết 2.000 giờ nướng bánh trong tháng).
Hãy xác định giá bán tối thiểu của hợp đồng.

You might also like