You are on page 1of 5

1. Theo dự toán, số giờ máy ở mức công suất bình thường là 3.

000 giời/ tháng, đơn giá phân bố định phí


SXC ước tính là 5 ng đ/ giờ. Trong tháng 8, định phí sản xuất chung thực tế phát sinh là 14.000 ng.đ, số
giờ máy hoạt động thực tế là 2.500 giờ. Số giờ máy định mức tính theo sản lượng sản xuất thực tế trong
tháng 8 là 2.700 giờ máy. Biến động khối lượng sản xuất có kết quả là:
a. 500 ng.đ
b. Tất cả đều sai
c 1.500 ng.đ
d. 1.000 ng.đ
e. -2.500 ng.đ
2. Biến động giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là bất lợi (xấu), có thể là do nguyên nhân:
a. Bộ phận sản xuất sản phẩm đã làm việc kém hiệu quả.
b. Bộ phận mua NVL đã mua NVL với số lượng mua rất thấp nhằm duy trì tồn kho NVL ở mức tối thiểu.
c. Nhà cung cấp có ưu thế trong việc đàm phán về giá NVL đối với công ty.
d. Tất cả đều sai.
e. Trên thị trường NVL có sự gia tăng đột biến về lượng cung
3. Có tài liệu sau:
Thực tế Định mức
Lượng NVLTT dùng 15 kg/ sp 18 kg/ sp

Đơn giá 2.000 đ/ kg 1.800 đ/ kg

Lượng sản phẩm sản xuất 900 sp 600 sp

Biến động lượng nguyên vật liệu sử dụng là:


a. Tất cả đều sai
b. 5.400.000 (Tót)
c. -4.860.000 (Không Tốt)
d. 4.860.000 (Tốt)
4. Những nội dung sau đây là lợi ích của việc xây dựng hệ thống chi phí định mức, ngoại trừ:
a. Cơ sở để kiểm soát chi phí trong môi trường sản xuất sử dụng phần lớn công nghệ máy móc hiện đại.
b. Tất cả đều đúng
c. Cơ sở để xác định xác bán sản phẩm mới hoặc giá bán của một đơn hàng đặc biệt.
d. Căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện.
5. Phân tích biến động (BĐ) chi phí sản xuất chung theo mô hình 2 biến động là:
a. Gộp chung nhân tố đơn giá mua và năng suất lại thành một biến động để riêng nhân tố khối lượng sản xuất.
b. Gộp chung nhân tố khối lượng sản xuất và năng suất lại thành một biến động, để riêng nhân tố giá.
c. Gộp chung nhân tố khối lượng sản xuất và đơn giá mua lại thành một biến động để riêng nhân tố năng suất.
d. Gộp chung BĐ đơn giá và BĐ năng suất của BPSXC thành BĐ biến phí sản xuất chung, gộp chung BĐ dự
toán và BĐ khối lượng sản xuất thành biến động ĐPSXC.
6. Ba biến động (BĐ) trong mô hình phân tích ba biến động của CPSXC chung là:
a . BĐ kiểm soát được, BĐ không kiểm soát được, BĐ khối lượng sản xuất.
b. BĐ lượng, BÐ giá và tổng biến động.
c. BĐ chi tiêu, BĐ năng suất, BĐ khối lượng sản xuất.
d. BĐ dự toán, BĐ năng suất, BĐ khối lượng sản xuất.
7.
(đvt: giờ máy) Phân xưởng (PX) sản xuất

I II III IV
Công suất máy tối đa 10.000 18.000 20.000 35.000

Số giờ máy dự toán tĩnh 9.000 17.000 20.000 30.000

Số giờ máy thực tế hoạt động 9.000 17.800 19.000 32.000


Số giờ máy định mức tính theo sản lượng 9.500 16.000 20.000 32.000
sản xuất thực tế
Phân xưởng sản xuất có biến động khối lượng sản phẩm sản xuất tốt (có lợi) là: (Chọn 1 hoặc nhiều đáp
án)
a. Phân xưởng IV
b. Phân xưởng II
c. Phân xưởng I
d. Phân xưởng III
8. Chi phí sản xuất chung của bộ phận H biến động theo số giờ máy hoạt động. Định phí sản xuất chung
trên dự toán tĩnh là 1.890.000 ngđ/năm tương ứng tổng số giờ dự toán tĩnh là 63.000 giờ máy. Số giờ máy
định mức tính theo sản lượng sản xuất thực tế là 70.000 giờ/ năm. Định phí sản xuất chung thực tế phát
sinh trong năm là 2.000.000 ngđ. Theo mô hình phân tích 4 biến động của chi phí sản xuất chung. Biến
động dự toán của chi phí sản xuất chung: (đvt:ng.đ)
a. -110.000 (T)
b. 210.000 (X)
c. -210.000 (T)
d. Tất cả đều sai.
e. 110.000 (X)
9. Công ty T xây dựng định mức 16.000 giờ máy hoạt động/ năm để sản xuất 80.000 sản phẩm với tổng
CPSXC là 1.040.000, biến phí SXC định mức 1 giờ máy là 45. Trong năm, thực tế công ty T đã sử dụng
16.200 giờ máy hoạt động để sản xuất 90.000 sản phẩm. CPSXC thực tế phát sinh trong năm là 320.000
định phí và 777.600 biến phí. Biến động chi phí trong mô hình phân tích 4 biến động của CPSXC là:
a. Kết quả khác
b. 48.600 (Không tốt)
c. -81.000 (Tốt)
d. -40.000 (Tốt)
10. Trong tháng 6, Công ty K sản xuất 4.000 sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức cho
một sp là: 3,5 kg/sp / 6 ngđ /kg = 21 ngđ /sp. Trong tháng, số nguyên liệu trực tiếp thực tế là 13.000 kg.
Biến động do nhân tố lượng nguyên liệu trong tháng 6 là: (ng.đ)
a. 1.000 (Xấu)
b. -1.000 (Tốt)
c. -6.000 (Tốt)
d. 6.000 (Xấu)
11. Cty A dự toán sản xuất 2.100 sản phẩm với định mức 3 giờ lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm
và đơn giá tiền lương định mức là 77,5 ng/giờ. Thực tế, công nhân làm việc trong giờ là 5.500 giờ với đơn
giá là 81,5 ng.đ/ giờ và 1.200 giờ tăng ca với đơn giá lương là 120 ng.đ/giờ để sản xuất toàn bộ 2.300 sản
phẩm. Biến động lượng của chi phí nhân công trực tiếp: (đvt:ng.đ)
a. -14.152 (T)
b. 31.000 (X)
c. 57.500 (X)
d.-15.500 (T)
12. Phân tích biến động (BĐ) chi phí sản xuất chung theo mô hình 3 biến động là:
a. Gộp chung biến động năng suất và biến động dự toán thành biến động chỉ tiêu, giữ nguyên biển động đơn
giá và biển động khối lượng sản xuất.
b. Gộp chung nhân tố đơn giá phân bố của BPSXC và ĐPSXC thành một biến động, để riêng nhân tố năng
suất và nhân tố khối lượng sản xuất.
c. Gộp chung nhân tố lượng thời gian sản xuất sản phẩm và lượng sản phẩm sản xuất, nhân tố còn lại không
thay đổi.
d. Gộp chung nhân tố đơn giá mua và năng suất lại thành một biến động, để riêng nhân tố khối lượng sản xuất.
13. Biến động khối lượng sản phẩm sản xuất của chi phí sản xuất chung (theo phương pháp phân tích 4
biến động) không tốt chỉ ra rằng:
a. Tổng định phí sản xuất chung thực tế vượt dự toán.
b. Tất cả đều đúng.
c. Bộ phận sản xuất đã không hoàn thành dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung.
d. Định phí sản xuất chung đơn vị theo thực tế đã vượt dự toán.
e. Bộ phận sản xuất đã không hoàn thành số lượng sản phẩm theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất.
14. Công ty C đã báo cáo biến động giá vật liệu là thuận lợi và biến động lượng vật liệu là bất lợi. Dựa
vào các biến động này, kết luận nào sau đây là đúng:
a. Lượng vật liệu sử dụng nhiều hơn lượng đã mua.
b. Tất cả đều đúng.
c. Lượng vật liệu sử dụng thực tế ít hơn lượng vật liệu định mức cho phép.
d. Giá thực tế vật liệu nhỏ hơn giá định mức.
e. Tất cả đều sai.
15. Cty A xây dựng định mức 60.000 giờ lao động trực tiếp trong một tháng để sản xuất 100.000 sp. Định
phí sản xuất chung được dự toán là 600.000 ng.đ. Chi phí sản xuất chung được phân bố theo số giờ lao
động trực tiếp. Trong tháng 5, đã sử dụng 52.200 giờ lao động trực tiếp để sản xuất 90.000 sp. Biến động
khối lượng sản phẩm sản xuất của chi phí sản xuất chung là:
a. Tất cả đều sai
b. 60.000 (không tốt)
c. - 60.000 (Không Tốt)
d. -60.000 (Tốt)
e. 60.000 (Tốt)
16. Kết quả phân tích biến động cho thấy biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng +18 tr.đồng
và biến động giá mua nguyên vật liệu 7 tr.đồng. Một vài nguyên nhân được đề nghị: (Chọn 1 hay nhiều
đáp án đúng)
a. Mua thiết bị mới sản xuất nhanh hơn nên sản lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn.
b. Có kế hoạch mua hợp lý nhiều loại vật liệu cùng lúc.
c. Đối nhà cung cấp khác với giá mua vật liệu thấp hơn.
d. Đã đầu tư huấn luyện công nhân và kiểm tra trình độ bố trí công việc hợp lý.
e. Tuổi thọ bình quân của máy móc, thiết bị sản xuất cao.
17. Cty K xây dựng định mức CPNVLTT một sản phẩm là 32 ng.đ (4 kg x 8ng.đ/ kg). Tháng 5, Cty K đã
mua 3.000 kg với tổng chi phí là 23.000 ng.đ. Biến động lượng NVLTT sử dụng là biến động bất lợi 1.600
ng.đ. Biến động giữa chi phí mua NVLTT và chi phí NVLTT sử dụng trong tháng 5 theo đơn giá định
mức là biến động tốt 1.000 ng.đ. Tháng 5, Cty K đã sản xuất bao nhiêu sản phẩm ?
a. 750
b. 850
c. 700
d. 800
18. Cty Z sản xuất một lô 3 sản phẩm X. Định mức biến phí sản xuất chung là 20 giờ máy x 18,2 ng.đ/
giờ = 364 ng.đ/ lô sản xuất. Trong tháng 6, Cty Z sản xuất 840 sản phẩm X đã sử dụng hết 5.900 giờ máy,
với tổng BPSXC thực tế phát sinh là 108.500 ng.đ. Biến động năng suất của BPSXC là: (đvt: ng.đ)
a. 6.006 (X)
b. 1.120 (X)
c. 6.580 (X)
d. 5.460 (X)
19. Chi phí sản xuất chung của bộ phận H biến động theo số giờ máy hoạt động. Định phí sản xuất
chung trên dự toán tĩnh là 1.890.000 ng.đ/năm tương ứng tổng số giờ dự toán tĩnh là 63.000 giờ máy. Số
giờ máy định mức tính theo sản lượng sản xuất thực tế là 70.000 giờ/ năm. Định phí sản xuất chung thực
tế phát sinh trong năm là 2.000.000 ngđ. Biến động khối lượng sản phẩm sản xuất là: (đvt: ngđ)
a. 210.000 (X)
b. -210.000 (T)
c. Tất cả đều sai
d.-110.000 (T)
e. 110.000 (X)
20. Trong phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến động lượng tốt là do:
a. Lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất một sản phẩm định mức cao hơn thực tế.
b. Lượng nguyên vật liệu tiêu hào để sản xuất một sản phẩm định mức thấp hơn thực tế.
c. Lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng thấp hơn lượng nguyên vật liệu dự toán tại mức sản lượng sản xuất
dự toán.
d. Lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cao hơn lượng nguyên vật liệu dự toán tại mức sản lượng sản xuất
thực tế.

You might also like