You are on page 1of 4

Ví dụ 5.

3:
Giả sử công ty X chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm, nên tiêu
thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ máy.
Theo định mức, cứ bình quân 2 giờ máy hoạt động sẽ sản xuất được một sản phẩm.
Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung của công ty X năm 20x6 được trình bày như
minh họa 5.5.
Minh họa 5.5: Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung
Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung
Năm 20x6
(đvt: 1.000 đồng)
Đơn CPSXC ở các mức độ hoạt động
giá
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 30.000 40.000 50.000 60.000
phân
giờ máy giờ máy giờ máy giờ máy
bổ
PHẦN BIẾN PHÍ
Chi phí lao động phụ 0,8 24.000 32.000 40.000 48.000
Chi phí dầu mỡ 0,3 9.000 12.000 15.000 18.000
Chi phí năng lượng 0,4 12.000 16.000 20.000 24.000
Cộng biến phí sản xuất chung 1,5 45.000 60.000 75.000 90.000
PHẦN ĐỊNH PHÍ
Chi phí lương quản lý PX 160.000 160.000 160.000 160.000
Chi phí khấu hao 100.000 100.000 100.000 100.000
Chi phí bảo hiểm 40.000 40.000 40.000 40.000
Cộng định phí sản xuất chung 300.000 300.000 300.000 300.000
CỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT 345.000 360.000 375.000 390.000
CHUNG

Ví dụ 5.4:
Giả sử giá trị dự toán tĩnh tính theo số giờ máy là 50.000 giờ, đây là số giờ máy tối
ưu của toàn bộ máy móc thiết bị hiện có của công ty X trong điều kiện hoạt động bình
thường. Sử dụng số liệu của minh họa 5.5 ta tính được đơn giá phân bổ chi phí sản xuất
chung ước tính là:
375.000.000 đ: 50.000 giờ = 7.500 đ/giờ
Trong đó, đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là:
75.000.000 đ: 50.000 giờ = 1.500 đ/giờ.
Và đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính là:
300.000.000 đ: 50.000 giờ = 6.000 đ/giờ
Nếu số giờ máy hoạt động thực tế thấp hơn số giờ máy dự toán tĩnh, thì đơn giá
phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế có thể sẽ tăng lên chủ yếu là do tăng đơn giá phân
bổ định phí sản xuất chung. Nếu ngược lại thì công ty sẽ có thể giảm giá thành đơn vị sản
phẩm vì định phí sản xuất chung tính cho một giờ máy giảm, tuy nhiên số giờ máy thực
tế tăng so với số giờ máy tối ưu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của máy móc thiết
bị.
1) Phân tích biến động biến phí sản xuất chung
Ví dụ 5.5:
Tiếp theo ví dụ 5.3, giả sử trong năm, công ty X đã sử dụng thực tế 42.000 giờ máy
để sản xuất được 20.000 sản phẩm và biến phí sản xuất chung thực tế được ghi nhận là:
chi phí lao động phụ 36.000.000đ, chi phí dầu mỡ 10.000.000đ, chi phí năng lượng
22.000.000đ.
Minh họa 5.7: Báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung
Báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung.
Năm 20x6
Số giờ thực tế: 42.000 giờ.
Số giờ định mức theo số lượng sản phẩm thực tế: 40.000 giờ.
(đvt: 1.000 đồng).
Chi phí Chi phí Chi phí
thực tế định mức định mức
Đơn giá theo số theo số theo số Biến
Biến phí phân bổ
giờ thực giờ thực giờ định Biến động Tổng
sản xuất tế tế mức động biến
năng
chung chi tiêu động
r0 r1 suất
(đ/giờ (đ/giờ (h1r1) (h1r0) (h0r0)
máy) máy)
Chi phí
lao động 0,8 0,857 36.000 33.600 32.000 +2.400 +1.600 +4000
phụ
Chi phí
0,3 0,238 10.000 12.600 12.000 -2.600 +600 -2.000
dầu mỡ
Chi phí 0,4 0,524 22.000 16.800 16.000 +5.200 +800 +6.000
năng
lượng
Cộng 1,5 1,619 68.000 63.000 60.000 +5.000 +3.000 + 8.000

2. Phân tích biến động định phí sản xuất chung


Ví dụ 5.6:
Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính để phân bổ các loại biến phí sản
xuất chung và định phí sản xuất chung như sau:
- Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 1.500 đ/giờ.
- Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 6.000 đ/giờ.
- Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính: 7.500 đ/giờ.

Minh họa 5.8: Thẻ định mức chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm
Khoản mục chi phí Chi phí định mức
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30.000 đ/sp
Chi phí nhân công trực tiếp 45.000 đ.sp
Chi phí sản xuất chung
Biến phí (2 giờ máy × 1.500 đồng/giờ máy) 3.000 đ/sp
Định phí (2 giờ máy × 6.000 đồng/ giờ máy) 12.000 đ/sp
Chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị 90.000 đ/sp
định mức)
Tiếp theo ví dụ 5.6, giả sử rằng các định phí sản xuất chung thực tế trong năm được
ghi nhận như sau: (đvt: đồng)
Chi phí lương quản lý phân xưởng: 172.000.000
Chi phí khấu hao tài sản: 100.000.000
Chi phí bảo hiểm: 36.000.000
Cộng 308.000.000
Các biến động của định phí sản xuất chung được trình bày qua minh họa 5.9.
Minh họa 5.9: Phân tích biến động định phí sản xuất chung
Tổng định phí sản xuất chung thực tế đã tăng so với định mức là 68.000.000đ
được phân chia thành hai loại biến động: biến động dự toán (8.000.000đ) và biến động
khối lượng sản xuất (60.000.000đ)
 Biến động dự toán
Minh họa 5.10 - Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung
Công ty X
Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung.
Năm 20x6
Số giờ dự toán tĩnh 50.000 giờ.
Số giờ thực tế 42.000 giờ.
Số giờ định mức theo số lượng sản phẩm thực tế 40.000 giờ.
(đvt: 1.000 đồng)
Chi phí Chi phí Biến động chi phí thực tế
Định phí sản xuất chung
thực tế dự toán so với dự toán
Lương quản lý phân xưởng 172.000 160.000 + 12.000
Khấu hao tài sản 100.000 100.000 0
Bảo hiểm 36.000 40.000 - 4.000
Cộng định phí 308.000 300.000 + 8.000
 Biến động khối lượng sản xuất
Từ dữ liệu ở ví dụ trên, biến động khối lượng sản xuất được tính như sau:
Tổng số giờ định
Biến động Tổng số Đơn giá phân bổ
mức tính theo số
khối lượng = giờ dự – × định phí sản xuất
lượng sản phẩm
sản xuất toán tĩnh chung ước tính
thực tế

= (50.000 giờ – 40.000 giờ) × 6.000 đ/giờ = 60.000.000đ

You might also like