You are on page 1of 6

Câu 1.

Thông tin thích hợp để lựa chọn phương án kinh doanh là:
a. Chi phí chìm.
b. Những khoản thu và chi phí như nhau trong tương lai.
c. Biến phí sản xuất kinh doanh.
d. Những khoản thu và chi phí chênh lệch trong tương lai.
Câu 2. Thông tin không thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định “có thay thế một trang thiết bị
hay không” là:
a. Giá bán trang thiết bị cũ.
b. Doanh thu chênh lệch giữa hai phương án sử dụng thiết bị mới và thiết bị cũ.
c. Giá mua trang thiết bị mới.
d. Chi phí mua trang thiết bị cũ lúc ban đầu.
Câu 3. Để tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh một bộ phận, thông tin thích hợp là:
a. Số dư bộ phận lớn hơn không.
b. Số dư bộ phận lớn hơn không và doanh nghiệp không có phương án kinh doanh thay thế.
c. Phương án kinh doanh thay thế có số dư bộ phận lớn hơn phương án kinh doanh đang
thua lỗ.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 4. Công ty B đang nghiên cứu việc loại bỏ sản phẩm T1. Sản phẩm này hiện có số dư đảm
phí là 50.000.000đ. Nếu bỏ sản phẩm T1, công ty có thể giảm 30.000.000đ định phí. Quyết định
này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận chung là:
a. Giảm 5.000.000đ
b. Giảm 20.000.000đ
c. Tăng 5.000.000đ
d. Tăng 20.000.000đ
Câu 5. Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài căn cứ vào:
a. Lợi nhuận chênh lệch giữa hai phương án sản xuất và mua ngoài.
b. Lợi ích doanh nghiệp.
c. Lợi nhuận chênh lệch giữa hai phương án sản xuất với mua ngoài và cân nhắc thêm về
mặt chất lượng.
d. Chi phí sản xuất.
Câu 6. Công ty A sản xuất 4 loại sản phẩm P1, P2, P3 và P4. Mỗi tuần công ty chỉ có tối đa 200
giờ máy. Thông tin về sản phẩm như sau:
P1 P2 P3 P4
Đơn giá bán (đ) 100.000 160.000 200.000 50.000
Biến phí đơn vị (đ) 50.000 100.000 180.000 40.000
Số dư đảm phí đơn vị(đ) 50.000 60.000 20.000 10.000
Số giờ máy đơn vị 2 4 4 2
SDDP/ gio may 25.000 15.000 5.000 5.000
Giả sử nhu cầu thị trường từng loại sản phẩm trên là không hạn chế. Để đạt được lợi nhuận
tối đa, công ty nên sản xuất loại sản phẩm:
a. P1
b. P2
c. P3
d. P4
Câu 7. Công ty J có tài liệu sau: (đvt: 1.000 đồng)
SP X SP Y
Giá bán 300 500
Biến phí đơn vị 100 140
Giờ máy sản xuất 1 sản phẩm 20 giờ 40 giờ
Năng lực tối đa (sản phẩm) 4.000 2.500
Định phí sản xuất chung 1 năm: 200.000
Giờ máy sản xuất giới hạn 1 năm: 100.000 giờ
Để đạt hiệu quả cao nhất, công ty J sẽ sản xuất và tiêu thụ:
a. 4.000 X và 500 Y
b. 2.500 X và 1.250 Y
c. 3.000 X và 1.000 Y
d. 2.500 Y
So du dam phi/ gio may cua SP X = 200/20 =10

Số du dam phi/ gio may cua SP Y = 360/40 = 9

Uu tien SP X: 4000 x 20 = 80.000

So gio may con lai de SX SP Y = 100.000 -80.000 =20.000

Tương ứng 20.000 / 40 = 500 SP Y

Ket cau SP co loi nhat : 4000 SP X và 500 SP Y .

Câu 8. Công ty G đang sản xuất chi tiết F phục cho dây chuyền sản xuất sản phẩm X. Chi phí phát
sinh để sản xuất 10.000 chi tiết F như sau: (đvt: 1.000 đồng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45.000 4,5/SP
Chi phí nhân công trực tiếp 65.000 6,5/SP
Biến phí sản xuất chung 30.000 3/SP
Định phí sản xuất chung 70.000 7/SP
Trong tổng định phí sản xuất chung có 30.000 định phí có thể tránh được nếu không sản
xuất chi tiết F. 3/SP
Nếu có một công ty Y đến chào giá 18 ngàn đồng/chi tiết F cho đơn đặt hàng 10.000 chi
tiết F, công ty G sẽ quyết định:
a. Tự làm để tiết kiệm được 3 ngàn đồng/chi tiết F.
b. Mua ngoài để tiết kiệm được 1 ngàn đồng/chi tiết F.
c. Tự làm để tiết kiệm được 1 ngàn đồng/chi tiết F.
d. Mua ngoài để tiết kiệm được 3 ngàn đồng/chi tiết F.
Thông tin thích hợp gồm:
- CP có thể tránh được = 4,5+6,5+3+3 = 17/SP
- Giá mua ngoài : 18/SP.
Vì vậy, nên mua ngoài để tiết kiệm 1/ SP F

Câu 9. Có tài liệu liên quan đến công ty H vào năm 20x0 như sau:
(đvt: 1.000.000 đ)
Sản phẩm X Sản phẩm Y Sản phẩm Z
Doanh thu 18.000 12.600 8.208
Giá vốn hàng bán 4.050 9.520 5.216
Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp 2.200 3.100 3.000
Lợi nhuận 11.750 (20) (8)
Định phí bộ phận 1.000 950 2.000
Biến phí sản xuất đơn vị 3 5 2
Biến phí bán hàng và quản lý đơn vị 1,25 1,5 1
Mức tiêu thụ (sản phẩm) 1.200 1.800 2.000
Để có một kết cấu sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất vào năm 20x1, quyết định của
công ty H là:
a. Ngừng kinh doanh sản phẩm Y và Z, vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm X.
b. Chỉ ngừng kinh doanh sản phẩm Y, vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm X và Z.
c. Chỉ ngừng kinh doanh sản phẩm Z, vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm X và Y.
d. Vẫn tiếp tục kinh doanh cả ba sản phẩm X, Y và Z.

Chỉ tiêu SP X SP Y SP Z
1.
1. Doanh thu 18.000 12.600 8.208
2. BP SXKD 5.100 11.700 6.000
3. SDĐP =(1)-(2) 12.900 900 2.208
4. ĐP Bộ phận 1000 950 2000
5. Số dư bộ phận (3)-(4) 11.900 (50) 208
Câu 10. Có tài liệu về các loại thành phẩm bàn, giường, tủ được sản xuất từ gỗ mộc ở một công
ty XYZ như sau: (Đơn vị tính 1.000.000đ)
Bàn Giường Tủ
Doanh thu từ thành phẩm 250 350 400
Doanh thu từ gỗ mộc 160 250 320
Chi phí sản xuất kết hợp 115 161 184
Chi phí chế biến từ gỗ mộc thành thành phẩm 45 109 85

Lợi nhuận tiêu thụ thành phẩm 90 80 131


LN tiêu thụ SP từ gỗ mộc 45 89 136
Công ty nên chế biến ra thành phẩm rồi bán đối với các loại sản phẩm sau:
a. Bàn
b. Giường
c. Tủ
d. Tất cả 3 sản phẩm.
Câu 11.
Nhận xét về hai phát biểu sau đây:
(1): Định phí là chi phí chìm, vì vậy là thông tin không thích hợp để ra quyết định.
(2): Chi phí trong tương lai nhưng không tạo ra sự khác biệt giữa các phương án lựa chọn vẫn là
thông tin thích hợp để ra quyết định.
a. (1) và (2) đều sai
b. (1) đúng và (2) sai
c. (1) và (2) đều đúng
d. (1) sai và (2) đúng
Câu 12.
Công ty M sản xuất 4 loại sản phẩm: A, B, C, D. Mỗi tuần công ty chỉ có tối đa 200 giờ máy.
Thông tin về sản phẩm như sau:
A B C D
Đơn giá bán 160 160 200 50
Biến phí đơn vị 50 100 180 40
Tỷ lệ số dư đảm phí 31,25% 37,5% 10% 20%
Số giờ máy sản xuất 1 sp 2 4 4 2

Giả sử nhu cầu tiêu thụ từng loại sản phẩm trên là không hạn chế, để đạt được lợi nhuận tối đa
công ty nên sản xuất sp:
a. A
b. B
c. C
d. D
Tỷ lệ SDĐP/giờ máy:
- SP A = 15,625%
- SP B = 9,375%
- SP C = 5%
- SP D = 10%
Câu 13.
Nhà quản trị thu thập được các thông tin liên quan đến sản phẩm A được sản xuất cùng quy trình
công nghệ với các sản phẩm khác như sau:
1. Giá bán sản phẩm A.
2. Biến phí chế biến sản phẩm A thành sản phẩm A1.
3. Định phí tăng thêm khi chế biến A thành sản phẩm A1.
4. Giá bán sản phẩm A1.
5. Chi phí sản xuất kết hợp giữa A và các sản phẩm khác.
Thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định nên bán sản phẩm A hay tiếp tục chế biến rồi
bán là:
a. 1 – 2 – 4
b. 1 – 2 – 3 – 4
c. 1 – 2 – 3 – 5
d. 2 – 3 – 5
Câu 14.
Công ty Z sản xuất chi tiết L, M, N, P với thông tin: (đvt: ng.đ)
L M N P
Biến phí sản xuất/ sp 45 40 30 20
Định phí sản xuất/ sp 10 6 4 3
Giờ máy sản xuất 1 sp 3 5 4 6
Giá mua từ bên ngoài 57 55 54 50
Bộ phận sản xuất cần 1.500 chi tiết mỗi loại một tuần, công suất máy tối đa một tuần l 24.000
giờ, số lượng chi tiết mua từ nhà cung cấp bên ngoài là:
a. 1.000 L
b. 750 N
c. 600 M
d. 500 P
L M N P
1.Biến phí sản xuất/ sp 45 40 30 20
2. Định phí sản xuất/ sp 10 6 4 3
3.Tổng CPSX/SP:= (1)+(2) 55 46 34 23
4.Giờ máy sản xuất 1 sp 3 5 4 6
5. CPSX/giờ máy= (3)/(4) 18,33 9,2 8,5 3,8
6.Giá mua từ bên ngoài 57 55 54 50
7. Số giờ máy sử dụng có lợi 1.500 7.500 6.000 9.000
8. Số SP được SX để tối ưu lợi nhuận (7)/(4) 500 1500 1500 1500
9. Số lượng chi tiết mua từ bên ngoài (SP) 1000 0 0 0
Câu 15.
Công ty F đang quyết định xem xét thực hiện đơn hàng đặc biệt cần dùng 720 lít nguyên liệu R.
Hiện tại, Công ty F tồn kho 460 lít R với chi phí mua là 2,530 ng.đ/ lít để phục vụ sản xuất sản
phẩm chính của Công ty F. Nếu 460 lít R tồn kho được đem bán trên thị trường sẽ bán với giá
4,55 ng.đ/ lít, tuy nhiên nếu nhiên liệu R được mua trên thị trường, Công ty F phải mua với giá
5,45 ngđ/ lít. Chi phí của 720 lít nguyên liệu là thông tin thích hợp cho quyết định chấp nhận đơn
đặt hàng đặc biệt là: (đvt: ng.đ)
a. 3.924
b. 5.450
c. 3.510
d. 3.276
Chi phí của 720 lít nguyên liệu là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định chấp nhận đơn
hàng đặc biệt là = (460 x 2,530) + 460 x (4,55-2,53) + (260 x 5,45) = 3.510
Câu 16.
Công ty Q có tài liệu sau: (đvt: 1.000 đồng)
SP X SP Y
1.Giá bán 250 500
2.Biến phí đơn vị 100 240
3. Giờ máy sản xuất 1 SP 15 giờ 24 giờ
4.Năng lực tối đa (SP) 4.000 2.500
5. Số dư đảm phí đơn vị =(1)-(2) 150 260
6. SDĐPđv/giờ máy 10 10,83
7. Số giờ máy sử dụng hiệu quả để tối ưu 40.000 giờ 60.000 giờ
LN
8. Kết cấu SP tối ưu (7) /(3) 2.667 SP 2500 SP
Giờ máy sản xuất giới hạn 1 năm: 100.000 giờ
Để đạt hiệu quả cao nhất, Cty Q sẽ sản xuất và tiêu thụ:
a. 2.667 X v 1.500 Y
b. 4.000 X v 1.000 Y
c. 2.500 X v 2.667 Y
d. Cả a, b v c sai

You might also like