You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC


HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÂM SÀNG

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Họ và tên: Đỗ Thùy Linh
Chuyên ngành: CKI Tai mũi họng
Khóa: K28
Nhóm: 7

Bài tập cá nhân 1: Chọn tên 1 bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu bài
giảng và nội dung cốt lõi cho bài dạy – học lâm sàng
Bài tập cá nhân 2: Lựa chọn phương pháp dạy học lâm sàng phù hợp,
có hiệu quả cho bài dạy học lâm sàng
Bài tập cá nhân 3: Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy học lâm
sàng
Bài tập cá nhân 4: Phát triển vật liệu dạy học và kế hoạch giám sát lâm
sàng
Bài tập 1: Chọn tên 1 bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu bài giảng và
nội dung cốt lõi cho bài dạy – học lâm sàng
- Tên bài giảng: HƯỚNG DẪN KHÁM TAI CƠ BẢN
- Đối tượng giảng: Sinh viên Y5
- Thời gian: 01 Tiết
- Địa điểm: Phòng thực hành khoa Tai mũi họng – Trường đại học Y
dược Thái Nguyên

HƯỚNG DẪN KHÁM TAI CƠ BẢN


I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mô tả đúng cấu trúc giải phẫu tai ngoài và màng nhĩ bình thường
2. Thực hiện được đầy đủ các bước khám tai đủ các bước, đúng trình tự và đảm
bảo yêu cầu kĩ thuật
3. Khám và chẩn đoán được các bệnh về tai thông thường
3. Học tâp nghiêm túc, tôn trọng người bệnh
II. NỘI DUNG
A. Nội dung cốt lõi
- Hướng dẫn cho sinh viên nắm được cấu trúc giải phẫu của tai
- Hướng dẫn cho sinh viên phát hiện được một số bệnh về tai thông thường
B. Nội dung chi tiết
1. Cấu trúc giải phẫu của tai: Theo giải phẫu: Tai được chia làm 3 phần: Tai
ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó:
- Tai ngoài bao gồm: Vành tai, ống tai và màng nhĩ
- Tai giữa: hòm nhĩ và xương chũm
- Tai trong: tiền đình và ốc tai.
2. Quy trình khám tai:
2.1. Chuẩn bị
2.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân: Được giải thích đầy đủ, rõ giàng, hợp tác với
NVYT trong quá trình thực hành
2.1.2 Chuẩn bị NVYT: Trang phục gọn gàng, đảm bảo áo, mũ khẩu trang, đi
găng tay đảm bảo vô trùng.
2.1.3 Dụng cụ khám:
- Đèn Soi tai hoặc đèn Clar
- Loa soi tai các cỡ
- Que tăm bông
- Bàn, ghế khám, ghế thầy thuốc
2.2. Tiến hành
- Chào hỏi, giới thiệu bản thân
- Giải thích mục đích của việc thăm khám; xin phép được tiến hành
- Hỏi lại các thông tin hành chính, tiền sử để đối chiếu với thông tin trong sổ khám bệnh.
- Khám tai:
+ Quan sát: Vành tai, rãnh sau tai, vùng chũm sau tai
+ Ấn các điểm đau: Điểm đau trước tai, điểm đau sau tai, điểm mỏm chũm và
điểm bờ sau xương chũm
+ Khám ống tai bằng đèn CLAR: khám từng bên, bên nào không có triệu chứng
thì khám trước, bên nào có triệu chứng khám sau.
+ Quan sát màng nhĩ: Đánh giá màng nhĩ bình thường, bệnh lí.
- Kết thúc thăm khám: Ghi chép hồ sơ, sổ, phiếu khám bệnh
3. Nhận định kết quả
- Bất thường bẩm sinh: Rò luân nhĩ, Không có vành tai, không có lỗ tai
- Dị hình: Sẹo lồi vành tai
- Viêm tai ngoài: Eczema, nhọt ống tai, viêm tai ngoài lan tỏa
- Ung thư tai: Ung thư vành tai, ung thư ống tai ngoài
- Viêm tai giữa cấp, mạn.
4. Thực hành
Bài tập cá nhân 2: Lựa chọn phương pháp dạy học lâm sàng phù hợp, có
hiệu quả cho bài dạy học lâm sàng
I. Phương pháp dạy – học:
Học trực tiếp tại phòng thực hành và thực hiện làm mẫu trên người bệnh giả
định
1. Giảng viên:
- Sử dụng phương pháp dạy học lâm sàng bằng thao tác mẫu thực hành lại dựa
vào bảng kiểm trên người bệnh giả định, dạy học trên bài tập tình huống dạy học
qua đóng vai
- Hướng dẫn, làm thao tác mẫu
- Hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc để đạt được mục tiêu bài học
2. Sinh viên:
- Tiến hành một số bước cần lưu ý trong quy trình ở phần hướng dẫn ban đầu
- Thực tập tại nhóm dưới sự uốn nắn của giảng viên trong phần hướng dẫn thường xuyên
- Tích cực thực hiện các bước và sửa lỗi sai, các khắc phục và dự phòng sai
BẢNG KIỂM DẠY/ HỌC QUY TRÌNH KHÁM TAI CƠ BẢN

Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN


TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CẦN ĐẬT

Trang phục
Tạo sự thân thiện NVYT, tác
1 Chào hỏi, giới thiệu bản thân giữa người bệnh phong phù hợp
và NVYT với quy định
chuyên môn
Chuẩn bị - Người bệnh
Giúp cho người thoải mái, yên
- Nhân viên y tế
bệnh chuẩn bị tâm hợp tác
2 - Bệnh nhân tâm lý, hợp tác trong quá trình
trong quá trình khám.
- Dụng cụ
thăm khám. - Dụng cụ đầy
đủ, vô khuẩn.
Khám thực thể: Giúp đánh giáp
1. Nhìn, quan sát: được cấu trúc
- Quan sát hình thái, màu sắc, cấu trúc da giải phẫu bình
Khám đúng,
vành tai, rãnh sau tai, vùng chũm sau tai thường,và phát
3 đánh giá đầy đủ
2.Sờ, ấn các điểm đau của tai: hiện các dị tật,
chi tiết.
- Điểm đau trước tai, điểm đau sau tai, điểm thay đổi hình
mỏm chũm và điểm bờ sau xương chũm thái,bệnh lí tai
ngoài.
Khám tai bằng đèn Clar và loa soi tai:
B1: Đeo đèn Clar chắc chắn trên phần đầu bác
sĩ, bật đèn Clar chỉnh tâm sáng phù hợp Quan sát được
thành ống tai và Thao tác đúng,
B2: Tay phải cầm loa soi tai, tay trái kéo nhẹ
cấu trúc màng nhẹ nhàng,
4 vàng tai lên trên và ra sau sao cho ống tai ngoài nhĩ, đánh giá đánh giá được
thẳng hướng với màng nhĩ. những điểm bình toàn bộ màng
B3: Đặt loa soi tai vào chính giữa ống tai,chỉnh ánh thường và bệnh nhĩ
sáng đèn Clar đi qua lỗ loa soi tai: sao cho nhìn qua lí.
loa soi tai quan sát được toàn bộ màng nhĩ
B4: Đánh giá các mốc giải phẫu của màng nhĩ.
Kết thúc: Đảm bảo dụng
cụ vô khuẩn cho
- Thu dọn dụng cụ
bệnh nhân tiếp
- Cảm ơn người bệnh theo Người bệnh giả
5 định an tâm, tin
Tạo mối quan hệ tưởng.
than thiện giữa
NVYT và người
bệnh giả định
Bài tập cá nhân 3: Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy học lâm sàng
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ
Thang Điểm
TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH điểm
Đạt Không
Đạt
CHUẨN BỊ

- Nhân viên y tế
1 - Bệnh nhân, 1
- Dụng cụ khám

THĂM KHÁM
2 Chào hỏi, giới thiệu bản thân 1
Giải thích mục đích của việc thăm khám; xin phép
3 1
được tiến hành
4 Hỏi lại các thông tin hành chính 1
5 Khám đánh giá tai ngoài bằng phương pháp nhìn 1
Khám đánh giá tai ngoài bằng phương pháp ấn các
6 1
điểm đau
7 Khám tai bằng đèn CLAR 2
8 Kết thúc thăm khám, thu dọn dụng cụ 1
Ghi chép hồ sơ, sổ, phiếu khám bênh
9 1
Cảm ơn người bệnh.
Tổng điểm tối đa của thang điểm: 10
Quy định:
- Thực hiện sai hoặc không thực hiện: Không đạt
- Thực hiện đúng, đủ: Đạt
Ngày …… tháng …… năm ……
Người đánh giá
Bài tập cá nhân 04: Phát triển vật liệu dạy học và kế hoạch giám sát lâm sàng
I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính xách tay
- Powerpoint, máy chiếu
- Sổ tay lâm sàng, bút
- Dụng cụ khám: Đèn Clar, loa soi tai, pank mũi và que đè lưỡi
- Bảng kiểm quy trình khám tai mũi họng
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Nội dung tình huống
- Họ và tên bệnh nhân: Nguyễn Thị B
- Tuổi: 29
- Địa chỉ: Thái Nguyên
- Nghề nghiệp: Công nhân
- Lý do đến khám: Đau nhức tai (P)
- Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tai mũi họng của Trung tâm Y tế thành
phố Thái Nguyên
- Tình trạng lúc vào viện: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt. Đau nhức tai (P), có sốt
38,5oC.
2. Yêu cầu tình huống:
Thực hiện khám tai mũi họng bằng đèn Clar trên người bệnh giả định
III. BẢNG KIỂM
BẢNG KIỂM THỰC HIỆN KHÁM TAI CƠ BẢN

Không
TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Đạt
Đạt

CHUẨN BỊ

- Nhân viên y tế
1 - Bệnh nhân
- Dụng cụ khám

THĂM KHÁM
2 Chào hỏi, giới thiệu bản thân
Giải thích mục đích của việc thăm khám; xin phép
3
được tiến hành
Hỏi lại các thông tin hành chính, tiền sử để đối chiếu
4
thông tin trong sổ khám bệnh
5 Đo các chỉ số sinh tồn
Khám đánh giá tai ngoài bằng phương pháp ấn các
6
điểm đau
7 Khám tai bằng đèn CLAR
8 Thực hiện các cận lâm sàng cần thiết
- Trao đổi với người bệnh về các vấn đề cần chăm
sóc, chẩn đoán và điều trị
9
- Ghi chép hồ sơ, phiếu khám bệnh
- Thu dọn dụng cụ
10 Cám ơn người bệnh và hẹn lịch tái khám
IV. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT LÂM SÀNG
CHỈ TIÊU THỰC HÀNH VÀ YÊU CẦU THỰC TẬP
Số lần sinh viên thực hiện nhiêm vụ của từng nội dung thu được bảng sau:
Nhiệm vụ Thực hành quy
Quan sát Đóng vai
Nội dung trình
Chuẩn bị 2 1 1
Thăm khám 2 1 1
Chăm sóc 2 1 1
Quy trình khám
2 1 1
và điều trị

Yêu cầu đóng vai từng vị trí


- Sinh viên quan sát: Tập trung quan sát bằng bảng kiểm, bổ sung góp ý sau khi
bạn làm
- Sinh viên thực hành quy trình (vai bác sỹ): Thực hiện đúng quy trình
- Sinh viên hỗ trợ (đóng vai người bệnh): thuộc thông tin tình huống hỗ trợ giao tiếp

You might also like