You are on page 1of 2

CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH

I.Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi – Lục địa mới trỗi dậy
- Sau chiến tranh, phong trào phát triển mạnh, sớm nhất ở khu vực Bắc Phi, một loạt
nước cộng hòa ra đời.
+ Năm 1960, là “Năm châu Phi” với 17 nước giành được độc lập.
+ Năm 1975: thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt sự
tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
- Sau 1975: nhân dân châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực
dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
+ Tại Nam phi, do cuộc đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp (11 - 1993) đã
chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó với cuộc bầu cử dân chủ
giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4 - 1994), ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người
da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
II. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh - Lục địa bùng cháy
- Nhiều nước Mĩ Latinh đã giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lệ thuộc Mĩ.
Mĩ tìm cách biến Mi Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân
Mĩ.
- Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh là chống chế độ độc tài, bảo vệ độc lập,
thực hiện dân chủ.
- Hình thức đấu tranh của Mĩ Latinh là rất phong phú: Đấu tranh vũ trang, Bãi công
của công nhân, Nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, Đấu tranh nghị trường đòi thành lập
chính phủ tiến bộ, trong đó chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
- Quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh:
+ Năm 1952, chế độ độc tài quân sự được thiết lập ở Cuba. Nhân dân Cuba đã đứng
lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính
Môncađa. Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen
đứng đầu.
 Cách mạng Cuba là “lá cờ đầu trong phong trào ở Mĩ Latinh”
+ Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của CM Cuba, Mĩ đã đề xướng việc tổ chức Liên minh
vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Nhưng trong những năm 60, 70, phong trào đấu
tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ phát triển mạnh ở khu vực và thu nhiều thắng lợi.
+ Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân
chủ được thành lập.

Tiêu chí so sánh Phong trào GPDT châu Phi Phong trào ở Mĩ Latinh

Mục tiêu đấu Chống chế độ thực dân cũ đòi độc lập chống chế độ độc tài
tranh dân tộc; chống chế độ phân biệt chủng (CNTD kiểu mới), bảo vệ
tộc giành quyền con người độc lập, thực hiện dân chủ.

Lãnh đạo Chủ yếu là giai cấp tư sản Vô sản và tư sản


Hình thức đấu Phong phú, chủ yếu là đấu tranh chính Nhiều hình thức: bãi công,
tranh trị hợp pháp và thương lượng nổi dậy, đấu tranh nghị
trường, chủ yếu là đấu
tranh vũ trang

You might also like