You are on page 1of 38

-------------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ


BỘ MÔN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Sách học

ĐÀN BẦU

Tổng hợp và biên soạn:


PHẠM DUY PHƯƠNG- NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


THÁNG 5/2022
LỜI NÓI ĐẦU

Các em thân mến!


Trong kho tàng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có thể nói rằng đàn Bầu là một trong
những loại nhạc cụ độc đáo nhất. Mặc dù chỉ có duy nhất một dây và cấu tạo rất đơn
giản, tuy nhiên âm thanh của đàn Bầu lại có sức truyền cảm lạ kỳ, rất gần với âm
điệu tiếng nói của người Việt. Vì vậy, đàn Bầu được rất nhiều người yêu thích, đặc
biệt là bạn bè quốc tế rất ngạc nhiên và vô cùng thích thú khi thưởng thức tiếng đàn
Bầu.
“Một dây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh.”
(Nhà thơ Văn Tiến Lê)

Nhằm giúp cho các em thuận tiện trong việc học bộ môn đàn Bầu, chúng tôi đã tổng
hợp và biên soạn quyển SÁCH HỌC ĐÀN BẦU CĂN BẢN này để trình bày một
cách tổng quát về nguồn gốc, cấu tạo, các tư thế diễn tấu, các kỹ thuật căn bản,…của
đàn Bầu kết hợp với các kiến thức về nhạc lý cơ bản để các em có thể áp dụng và
chơi được các bản nhạc mà các em yêu thích, phù hợp với khả năng của mình.

Hy vọng với những kiến thức và kỹ năng được trang bị ban đầu trong quyển SÁCH
HỌC ĐÀN BẦU CĂN BẢN sẽ giúp các em hoàn thành tốt môn học này và ngày
càng thêm yêu quý cây đàn Bầu.
Chúc các em thành công!

Cần Thơ, tháng 5/2022


NHÓM BIÊN SOẠN

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………1


MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN…………………………….3
PHẦN 1: NGUỒN GỐC, CẤU TẠO CỦA ĐÀN BẦU……………………4
I-TÊN GỌI CỦA ĐÀN BẦU…………………………………………………………….4
II-CẤU TẠO CỦA ĐÀN BẦU…………………………………………………………..4
III-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN…………………………………………………………...6
IV-GIỚI THIỆU 6 ĐIỂM ĐÀN CƠ BẢN TRÊN ĐÀN BẦU…………………………...8
V-NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU ĐÀN BẦU CƠ BẢN…………………………….9

PHẦN 2: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN……………………………11


I-ÂM NHẠC, ÂM THANH…………………………………………………………….11
II-KHUÔNG NHẠC, NỐT NHẠC, KHÓA NHẠC……………………………………11

PHẦN 3: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH………………………………….19


PHẦN 4: CÁC BẢN NHẠC ÁP DỤNG KỸ THUẬT……………………23

2
MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN

I-MỤC TIÊU CHÍNH:


1.Kiến thức:
- Nắm được những nét đăc trựng về nguồn gốc, lịch sử phát triển và cấu tạo
của Đàn Bầu.
- Làm quen với nhạc lý cơ bản và những kỹ thuật cơ bản của Đàn Bầu.

2. Kỹ năng:
- Đánh được tối thiểu 3 bản nhạc, trong đó có 1 bài nhạc nước ngoài ở mức
thông dụng, vận dụng được đúng các kỹ thuật cơ bản của đàn Bầu.
II-PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ:
- Test giữa kì: 15%
- Điểm ý thức tham gia lớp học: 15%
- Thi cuối môn học: Điểm thực hành chơi nhạc cụ theo yêu cầu: 70% (=>4
điểm)

⇨ Tổng điểm qua cuối môn: =>5

3
PHẦN 1: NGUỒN GỐC, CẤU TẠO CỦA ĐÀN BẦU

I-TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐÀN BẦU


1.CÁC TÊN GỌI CỦA ĐÀN BẦU:
Đàn Bầu còn có những tên gọi khác như: Độc huyền cầm, đàn Xẩm, đàn Máng, đàn
Bập bông.
2. NGUỒN GỐC CỦA ĐÀN BẦU:
-Là nhạc cụ thuần Việt
-Theo truyền thuyết dân gian, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh- ông Tổ nghề hát Xẩm là
người sáng tạo ra Đàn Bầu.
-Đàn Bầu sinh ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khoảng TK VIII- IX
-Đàn Bầu lần đầu tiên được đưa vào Cung đình thời nhà Nguyễn và từ đó phát triển
rộng khắp.

II-CẤU TẠO CỦA ĐÀN BẦU:


1.SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI ĐÀN BẦU THEO THỜI GIAN:
-Đàn Bầu từ khi xuất hiện cho đến nay đã trải qua nhiều lần cải tiến và thay đổi hình
dáng cũng như cấu tạo như: đàn Bầu ống bương, đàn Bầu ống tre, đàn Bầu thùng,
đàn Bầu hộp, đàn bầu điện gắn mobin,..

4
2.CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÀN BẦU:

3.KÍCH THƯỚC CỦA ĐÀN BẦU:

5
-Để đánh đàn, người ta dùng que để gảy, độ dài của que khoảng 5 đến 6cm, que
gảy có thể làm bằng tre, giang hoặc sừng.

III-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN


1.TƯ THẾ ĐỨNG ĐÀN:
-Phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu

2.TƯ THẾ NGỒI TRÊN GHẾ:


-Là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập đàn ở nhà, khi biểu diễn trên
sân khấu.

6
3.TƯ THẾ NGỒI TRÊN SÀN:
-Thường dùng khi biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống như: hát Xẩm, Đờn
ca tài tử,..

7
IV-GIỚI THIỆU 6 ĐIỂM ĐÀN CƠ BẢN TRÊN ĐÀN BẦU

1.KHÁI NIỆM VỀ ÂM THỰC, ÂM BỒI:


-Âm thực: âm chính phát ra khi tác động vào dây đàn
-Âm bồi (còn gọi là âm bội, bội âm hoặc bồi âm): là âm phụ của một âm cơ bản do
hiện tượng cộng hưởng tạo nên.
-Đàn bầu hiện nay sử dụng hệ thống âm bồi
-Để đánh ra âm bồi, người ta vừa dùng que gảy vừa chạm nhẹ tay vào dây đàn ở vị
trí ½, 1/3, ¼, 1/5, 1/6 và 1/8 dây đàn tính từ cần đàn, từ đó cho ra 6 nốt nhạc cơ bản

2.SÁU ĐIỂM ĐÀN CƠ BẢN TRÊN ĐÀN BẦU:

-Từ 6 điểm đàn cơ bản này, kết hợp với kỹ thuật căng chùn cần đàn của tay trái tạo
ra những nốt nhạc còn lại.

3. ÂM VỰC CỦA ĐÀN BẦU

-Tầm cữ cao độ của Đàn bầu rộng khoảng 3 quãng 8 chia làm 3 âm khu:
o Âm khu trầm: tiếng đàn trầm ấm, chắc khỏe
o Âm khu trung: tiếng đàn trong trẻo
o Âm khu cao: tiếng đàn thánh thót, nức nở

8
V-NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU CƠ BẢN CỦA ĐÀN BẦU:

1.KỸ THUẬT TAY PHẢI:

a) Cách cầm que đàn:


-Cầm que bằng 3 ngón cái, trỏ và giữa của tay phải. Que đàn nằm trên lóng tay thứ
nhất của 2 ngón trỏ và giữa. Đốt thứ nhất của ngón cái đặt trên mặt đối diện của que
vào vị trí giữa của 2 ngón kia sao cho phần đầu que nhô ra khỏi ngón giữa khoảng
1,5cm. Ngón áp út và ngón út khum tự nhiên theo 2 ngón trỏ và giữa (xem ảnh)

-Khi gảy đàn, ta đặt que vuông góc với dây đàn và ngửa que ra ngoài khoảng 45 độ.
Dùng lực của ngón trỏ và ngón giữa bật que chứ không dùng lực của cổ tay.

b) Một số kỹ thuật tay phải thường dùng:


-Gảy 1 chiều, gảy 2 chiều, đánh âm thực, bật trầm, vê dây, pizzicato, tạo tiếng
chuông,…
2.KỸ THUẬT TAY TRÁI:
a) Cách cầm cần đàn:
-Tay trái cầm cần đàn để căng chùn dây để tạo ra các nốt nhạc với cao độ khác nhau
đồng thời kết hợp các kỹ thuật hoa mỹ tạo ra phần hồn cho tiếng nhạc.

9
-Tư thế cầm cần đàn: bàn tay trái đặt vào khoảng giữa cần đàn sao cho bên phải cần
đàn là ngón cái và bên trái cần đàn là bốn ngón còn lại. Bốn ngón này hơi khum lại
tự nhiên và áp vào cần đàn ở vị trí long tay giữa của các ngón trỏ, giữa, áp út, còn
ngón út thả lỏng tự nhiên. Đồng thời áp lóng tay đầu của ngón cái vào cần đàn (ở
phía đối diện bốn ngón kia) sao cho đầu ngón cái nằm ngang bằng với lóng tay thứ
2 của ngón trỏ (xem ảnh).

-Khi căng chùn cần đàn, ta chỉ dùng lực của ngón tay cái khi cần căng và dùng lực
của ngón trỏ khi cần chùn cần đàn, các ngón tay còn lại chỉ làm điểm tựa và không
dùng lực.
b) Một số kỹ thuật tay trái thường dùng:
-Nếu như bàn tay phải gảy que để tạo ra âm thanh thì bàn tay trái có nhiệm vụ tô
điểm và làm đẹp cho âm thanh đó. Tiếng nhạc phát ra có hồn hay không là do bàn
tay trái quyết định. Các kỹ thuật thường dùng: rung, luyến, láy, vỗ, vuốt,…

10
PHẦN 2: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN

I-ÂM NHẠC- ÂM THANH:


-Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh.
-Âm thanh trong âm nhạc phải có đủ các yếu tố:
+Cao độ: âm thanh phát ra cao hay thấp
+Trường độ: âm thanh phát ra dài (lâu) hay ngắn (mau)
+Cường độ: Âm thanh phát ra mạnh (lớn) hay nhẹ (nhỏ)
+Âm sắc: đặc tính riêng của từng âm thanh

II-KHUÔNG NHẠC- NỐT NHẠC- KHÓA NHẠC-DẤU HÓA

-Để ghi lại chính xác các tính chất của một bản nhạc, người ta dùng một hệ thống
các ký hiệu như khuông nhạc, khóa nhạc, nốt nhạc,…
1.KHUÔNG NHẠC:
-Gồm có 5 dòng nhạc nằm ngang và 4 khe nhạc nằm xen kẽ với 5 dòng nhạc đó

-Ngoài ra còn có những dòng kẻ phụ khi kí âm cho những âm thanh cao hơn hoặc
thấp hơn vị trí khuông nhạc chính.

11
2.NỐT NHẠC
a. Nốt nhạc
-Trong âm nhạc người ta dùng 7 âm thanh được đặt tên theo thứ tự từ thấp lên cao
như sau:
ĐÔ-RÊ-MI-FA-SOL-LA-SI

-Các nốt nhạc này còn được kí hiệu bằng các chữ cái:
ĐÔ=C, RÊ=D, MI=E, FA=F, SOL=G, LA=A, SI=B
-Ngoài ra 7 nốt nhạc này còn được chia nhỏ thành 12 bán cung bằng nhau. Hầu hết
các bản nhạc đều được hình thành từ 12 bán cung này.

Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc trong thất âm không đều nhau. Cụ
thể:
– Khoảng cách nhỏ nhất giữa các bậc trong thất âm là nửa cung, bao gồm khoảng
cách giữa Mi-Fa và Si-(Do).

12
– Khoảng cách lớn nhất giữa các bậc trong thất âm là nguyên cung (một cung), bao
gồm khoảng cách giữa Do-Re, Fa-Sol, Sol-La, La-Si
Tổng quát: Do–Re–Mi-Fa–Sol–La–Si-(Do): mỗi gạch ngắn – chỉ nửa cung. Khoảng
cách giữa mỗi âm với âm cao hơn âm đó 1 quãng 8 (ví dụ âm Do thấp và Do cao) kế
tiếp là 12 nửa cung, hay 6 nguyên cung. Nói cách khác, 1 quãng 8 sẽ bao gồm 12 âm
cách nhau đều đặn từng nửa cung một (theo hệ âm điều hòa của nhạc sĩ Jean-
Sebastien Bach (1685-1750) và Jean Philippe Rameau (1683-1764) biên soạn và
được chấp nhận rộng rãi đến ngày nay).
b. Hình nốt
-Để qui định trường độ của âm thanh, người ta dùng các hình nốt khác nhau.

13
c. dấu chấm vôi

d. Dấu lặng
Ứng với mỗi hình nốt nhạc là một dấu lặng biểu thị khoảng dừng có độ dài bằng với
trường độ của nốt đó (nói cách khác là có cùng giá trị với hình nốt đó). Quy tắc kết
hợp các dấu lặng để thể hiện các khoảng dừng thì cũng giống như quy tắc với nốt
nhạc..
Dấu lặng có hai chức năng:
Ngăn cách các tiết nhạc (câu nhạc)
Tạo thời gian nghỉ (và thở, chẳng hạn đối với ca sĩ và người chơi nhạc cụ hơi) cho
người biểu diễn nhạc.
Bảng dưới đây liệt kê các loại dấu lặng rất đa dạng - gồm cả những loại hiện ít còn
được sử dụng - và các hình nốt có giá trị tương ứng

14
3. KHÓA NHẠC
-Khóa nhạc là kí hiệu xác định tên nốt nhạc ghi trên khuông nhạc. Khóa nhạc được
ghi ở đầu khuông nhạc.
-Có 3 loại khóa nhạc: khóa Sol, Khóa Đô, Khóa Fa. Trong đó khóa Sol là thông dụng
nhất.

-Đàn Bầu sử dụng khóa Sol.

5.NHỊP- VẠCH NHỊP- Ô NHỊP:


-Nhịp là những khoảng thời gian bằng nhau được chia đều trong một bản nhạc
-Nhịp trong bản nhạc được chia thành những ô nhịp, mỗi ô nhịp có giá trị trường độ
bằng nhau.
-Vạch nhịp là ký hiệu để phân chia từng ô nhịp.

15
6.LOẠI NHỊP- SỐ CHỈ NHỊP:
-Mỗi bản nhạc có mỗi loại nhịp khác nhau, loại nhịp để xác định mỗi ô nhịp trong
bản nhạc có bao nhiêu phách, giá trị trường độ mỗi phách.

16
-Số chỉ nhịp là ký hiệu để cho biết bản nhạc thuộc loại nhịp gì. Số chỉ nhịp được ghi
1 lần ở đầu bản nhạc, sau khóa nhạc.

7. DẤU HÓA
Dấu hóa là ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng
nữa cung điều hòa.

a. Dấu hóa theo khóa.


Dấu hóa theo khóa là những dấu hóa được khi ở đầu khuông nhạc (còn
gọi là hóa biểu) và ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trên cùng đoạn
nhạc.

17
- Dấu hóa thăng

+ Dấu thăng (♯): tăng lên nửa cung cho bậc cơ bản. Ví dụ: Do♯ sẽ bằng Do tăng
lên nửa cung.

+ Thăng kép (x): tăng lên 2 nửa cung (1 nguyên cung) cho bậc cơ bản.

- Dấu hóa giáng

+ Dấu giáng (♭): giảm xuống nửa cung cho bậc cơ bản. Ví dụ: Do♯ bằng Re(♭), và
bằng bậc Re giảm xuống nửa cung.

+ Giáng kép (♭♭): giảm xuống 2 nửa cung (1 nguyên cung) cho bậc cơ bản.

- Dấu bình (♮): cho trở về cao độ tự nhiên của bậc cơ bản, không bị ảnh hưởng
của các dấu hóa cấu thành và dấu hóa bất thường.

Các dấu hóa ở đầu khuông sẽ luôn được viết theo thứ tự nhất định trong nhạc lý:
 Dấu thăng #: Fa – Do – Sol – Re – La – Mi – Si
 Dấu giáng ♭ : Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa

Điều này có nghĩa là, nếu hóa biểu có 1 dấu #, đó sẽ là nốt Fa. 3 dấu # thì sẽ là Fa,
Do, Sol.

18
b. Dấu hóa bất thường

Khi các dấu nhạc được thêm các dấu hóa trên khuông nhạc, các bậc cơ bản
được nâng cao hoặc hạ thấp xuống được gọi các “bậc chuyển hóa”. Các dấu hóa
này được gọi là dấu hóa bất thường, chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên
trong cùng một ô nhịp và không ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên ở những ô
nhịp khác. Trái ngược với dấu hóa bất thường

19
PHẦN 3: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH

BÀI TẬP TIẾT TẤU

20
21
22
23
24
25
26
PHẦN 4: CÁC BÀI NHẠC ÁP DỤNG KỸ THUẬT

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

You might also like