You are on page 1of 14

BÀI TẬP CƠ NHIỆT

Chương 1. Động học chất điểm


Vận tốc trung bình
1. Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc v1 = 40 km/h rồi lại chạy từ tỉnh B trở về tỉnh
A với vận tốc v2 = 30 km/h. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường đi về AB, BA
đó.
2. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng trên quãng đường dài 120km. Đi được 3/4 quãng đường
với vận tốc 45km/h tài xế cho xe dừng lại ăn trưa 30 phút sau đó đi nốt quãng đường còn lại
với vận tốc 60km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả chặng đường là:
3. Một tàu thủy chở khách trên sông xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h và
ngược dòng từ B về A với vận tốc 20km/h. Tính vận tốc trung bình của tàu thủy trên cả lộ
trình đi – về:
4. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng trên quãng đường dài 120km. Đi được 3/4 quãng đường
với vận tốc không đổi 45km/h thì phải dừng lại sửa xe mất 1h15’, sau đó đi nốt quãng đường
còn lại. Biết vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là 30km/h. Tính vận tốc trung
bình trên 1/4 quãng đường còn lại.
Chuyển động thẳng biến đổi đều
1.

Một vật chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo giời gian được ghi lại như hình bên.
Xét trong khoảng thời gian:
a. 0 → 2,5s
b. 2,5s → 7,5s
c. 1s → 6,5s
Chuyển động của vật này trong mỗi khoảng thời gian có tính chất như thế nào? Tính quãng
đường mà vật đi được trong mỗi khoảng thời gian đó.
2. Một chất điểm chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc biến đổi theo quy luật 𝑣 = 𝑣0 − 𝑘𝑡 2 ,
trong đó 𝑣0 và 𝑘 là những hằng số dương. Xác định quãng đường mà chất điểm đã đi từ thời
điểm t = 0 cho đến khi dừng.
4
Áp dụng bằng số: 𝑣 = 20 − 𝑡 2 (đơn vị theo hệ SI).
45
a. Xác định quãng đường mà chất điểm đã đi từ thời điểm t = 0 cho đến khi dừng.

1
b. Tính vận tốc trung bình của chất điểm trên đoạn đường mà chất điểm đã đi từ thời điểm t
= 0 cho đến khi dừng.
3. Một ô tô khi khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều đi qua điểm A với vận tốc 1 m/s
sau đó qua B với vận tốc 9 m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường AB.
4. Một ô tô khi khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nếu trong giây đầu tiên đi được 3
m thì giây tiếp theo đi được bao nhiêu mét?
5. Các bài tập SBT 1.9, 1.10, 1.11.
Chuyển động theo phương thẳng đứng
1. Vật A được ném lên thẳng đứng từ độ cao 20 m so với mặt đất với vận tốc v0, đồng thời tại
cùng vị trí và thời điểm thả rơi tự do vật B. Bỏ qua sức cản của không khí, tính v0 để vật A
rơi xuống chạm đất chậm hơn 1s so với B (lấy g = 10 m/s2):
2. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h so với mặt đất. Biết rằng trong
giây cuối nó đi được 15m. Lấy g = 10 m/s2, tính độ cao h?
3. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 19,6 m so với mặt đất. Tính
quãng đường mà vật đi được trong 0,1s đầu và 0,1s cuối (lấy g = 9,8 m/s2).
4. Các bài tập trong SBT: 1.4, 1.5, 1.6, 1.8
Chuyển động tròn
1. Một chất điểm chuyển động trên đường cong bán kính 2 m với phương trình s = t + 3t2 (đơn
vị theo hệ SI). Trong đó, s là độ dài cung đi được, t là thời gian.
a. Tính vận tốc góc của chất điểm tại t = 0.5 s.
b. Tính gia tốc góc của chất điểm tại t = 0,5 s.
c. Tính gia tốc tiếp tuyến của chất điểm tại t = 2 s.
d. Tính gia tốc pháp tuyến của chất điểm tại t = 1 s.
2. Một bánh mài đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị ngắt điện và nó quay chậm dần
đều. Một phút sau vận tốc còn lại là 180 vòng/phút. Tính gia tốc góc của bánh mài?
3. Một bánh mài đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị ngắt điện và nó quay chậm dần
đều. Một phút sau vận tốc còn lại là 180 vòng/phút. Tính số vòng nó đã quay của bánh mài?
4. Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. Gọi ωp và ωg lần lượt là vận tốc góc
của các kim phút và kim giờ. Gọi vp và vg lần lượt là vận tốc dài của các kim phút và kim giờ.
Tìm mối liên hệ giữa ωp và ωg, giữa vp và vg
5. Một chất điểm quay xung quanh điểm O cố định với góc quay phụ thuộc thời gian theo quy
luật 𝜃 = 0,2𝑡 2 (rad). Biết rằng tại thời điểm t = 2,5 s chất điểm có vận tốc dài là 0,65 m/s, tính
gia tốc toàn phần của chất điểm khi đó.
6. Các bài tập trong SBT: 1.20, 1.21, 1.22, 1.23, 1.24, 1.25
Chương 2. Động lực học chất điểm
Lực đàn hồi
1. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó
bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

2
2. Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu
kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao
nhiêu?
Các định luật Newton

1. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng ngang như hình vẽ 1. Vật m đặt trên vật M. Vật M được kéo
bởi một lực F theo phương ngang làm cả hai vật chuyển động có gia tốc.
a. Hỏi hợp lực do vật M tác dụng lên m có hướng nào?
b. Hỏi lực ma sát do vật M tác dụng lên m có hướng nào?
c. Áp dụng bằng số m = 3 kg, M = 5 kg, F = 32 N, hệ số ma sát trượt giữa M và mặt sàn là k1
= 0,2; giữa m và M là k2 = 0,3, cho gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Hỏi gia tốc của hai
vật và độ lớn lực ma sát giữa m và M?
2. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng ngang áp sát nhau như hình vẽ 2. Vật M được đẩy bởi một lực
F theo phương ngang làm cả hai vật chuyển động.
a. Hỏi phản lực do vật m tác dụng lên M có hướng nào?
b. Áp dụng bằng số: M = 5 kg, m = 3 kg, hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt sàn là k = 0,2,
lực F = 36 N. Hỏi phản lực do vật m tác dụng lên M có độ lớn bằng bao nhiêu?

Hình 1 Hình 2
ሬԦ
𝑭 M
m m
𝐹Ԧ
M

3. Vật m = 5 kg nằm trên mặt phẳng ngang, được kéo bởi một lực F = 40 N hướng xiên lên một
góc  = 300 như hình vẽ 3. Biết g = 10 m/s2, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là  = 0,4. Tính:
a. Độ lớn gia tốc của vật?
b. Phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật m?
4. Cho vật m = 4 kg đặt trên mặt phẳng ngang, được kéo bởi một lực F = 20 N nghiêng xuống
dưới một góc  = 300 như hình vẽ 4. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là k = 0,2. Biết gia tốc
trọng trường là g = 10 m/s2.
a. Hỏi phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật m có giá trị nào ?
b. Tính gia tốc của vật?

Hình 3 Hình 4

ሬ𝑭Ԧ
 m
m 
ሬԦ
𝑭

3
5. Cho vật có khối lượng m = 2,5 kg được áp lên mặt phẳng thẳng đứng. Hệ số ma sát trượt giữa
vật và mặt phẳng là k = 0,2. Vật được kéo bởi một lực F = 40 N nghiêng một góc  = 300 như
hình vẽ 5. Cho g = 10 m/s2.
a. Hỏi phản lực do mặt phẳng tác dụng lên vật m có giá trị nào?
b. Gia tốc của vật có độ lớn bằng bao nhiêu?
6. Cho hai vật đặt chồng lên nhau và đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn như hình vẽ 6. Vật M có
trọng lượng P1 = 60 N, vật m có trọng lượng P2 = 30 N được kéo bởi một lực F = 40 N theo
phương nghiêng một góc  = 300 làm cả hai vật chuyển động. Hỏi phản lực do mặt sàn tác
dụng lên M có giá trị nào sau đây?
Hình 5 Hình 6

ሬԦ
𝑭

ሬԦ
𝑭
m
m

M

7. Cho hệ cơ học như hình vẽ 7: m1 = 1 kg; m2 = 4 kg. Hệ số ma sát giữa m1 với m2 là 1 = 0,3;
giữa m2 với mặt phẳng ngang là 2 = 0,2. Kéo hệ trượt trên mặt phẳng ngang bởi một lực F
hướng theo phương ngang đặt vào m2. Cho F = 29 N, cho g =10 m/s2. Coi rằng lực ma sát nghỉ
cực đại tại các bề mặt bằng ma sát trượt ở đó. Xác định phương trình chuyển động của m2, nếu
các vật xuất phát từ gốc tọa độ với vận tốc ban đầu bằng không?
8. Cho năm vật giống nhau cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau thành dãy (hình vẽ 8).
Kéo vật A ở đầu dãy với lực không đổi F = 3 N. Ban đầu, các vật đứng yên, các dây nối đều
căng. Tính từ khi bắt đầu kéo, cứ 5s người ta lại cắt bớt một vật ở cuối dãy. Tính tốc độ của
vật A sau khi kéo 15s. Bỏ qua lực cản và ma sát với mặt phẳng ngang.

Hình 7
F
m1 A
m2 F
Hình 8

9. Thả một vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 300 so với phương ngang. Độ cao ban
đầu của vật là h = 2 m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ1 = 0,2. Lấy g = 10
m/s2. Tìm vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng.
10. Bài tập trong SBT: 2.2, 2.4, 2.5, 2.6.

4
Định lý về động lượng
1. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2 N. Chọn gốc
thời gian là lúc lực F bắt đầu tác động lên chất điểm. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3
s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là bao nhiêu?
2. Cho một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn. Tại một
thời điểm xác định, vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s vật có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s
vật có động lượng (theo đơn vị kg.m/s) là bao nhiêu?
3. Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương nằm ngang với tốc độ 5 m/s thì va
vào bức tường thẳng đứng. Sau va chạm nó bật ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều
dương là chiều bóng nảy ra. Xác định độ thay đổi động lượng của nó?
4. Một quả bóng có khối lượng m = 300 g va chạm vào tường và bật trở lại với cùng vận tốc. Vận
tốc của bóng trước va chạm là +5 m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
5. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động
lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 9,8 m/s2.
6. Một vật có khối lượng m = 4,5g chuyển động với vận tốc v = 5,4 km/h vuông góc và va chạm
đàn hồi với tường thẳng đứng. Tính xung lượng của lực va chạm của phân tử lên tường.
7. Một viên đạn có khối lượng 14g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm
gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm
gỗ tác dụng lên viên đạn?
8. Một viên đạn khối lượng m chuyển động với vận tốc vo = 720 km/h đập vào một tấm gỗ và
xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn ℓ. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ
bằng t = 4.10-4 giây. Biết lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn là -5000 N. Hãy xác định
khối lượng m của viên đạn?
9. Bài tập trong SBT: 2.22, 2.23, 2.24, 2.25.
Lực cơ học đóng vai trò là lực hướng tâm
1. Treo một viên bi khối lượng m = 200g vào một điểm cố định O bằng một sợi dây không dãn,
khối lượng không đáng kể, dài ℓ = 1m. Quay dây cho viên bi chuyển động quanh trục thẳng
đứng đi qua O, sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 300. Cho g = 10 m/s2.
Tính bán kính quỹ đạo R, vận tốc góc ω của chuyển động.
2. Một lò xo có độ cứng k, chiều dài tự nhiên ℓo, 1 đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu
khối lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh (∆n) nằm ngang. Thanh (∆n) quay đều với
vận tốc góc  xung quanh trục (∆) thẳng đứng (hình 9). Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm;
ω = 20π rad/s; m = 10 g; k = 200 N/m.
3. Một xe có khối lượng 1600 kg chuyển động trên một đường phẳng, tròn có bán kính r = 100
m với vận tốc không đổi 72 km/h. Hỏi mặt đường phải nghiêng một góc θ bằng bao nhiêu so

5
với mặt nằm ngang (mặt nghiêng hướng về phía tâm của đường cong) để xe vẫn đi qua đoạn
đường cong mà không cần tới lực ma sát?

Hình 10

Hình 9

4. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này theo
quỹ đạo nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8
m/s2. Hãy tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v =
10 m/s.
5. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người
đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Biết lực
ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất bằng 216 N. Vận tốc của xe tại điểm tại điểm cao
nhất là bao nhiêu?
6. Bài tập trong SBT: 2.34, 2.35, 2.36
Chương 3. Động lực học hệ chất điểm – Động lực học vật rắn

Khối tâm
1. Một đĩa tròn mỏng đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn bán kính R/2
tại O’ cách O một khoảng R/2. Tìm vị trí khối tâm G của đĩa tròn đã bị khoét?
2. Một quả cầu đặc đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán kính R/2 tại
O’ cách O một khoảng R/2. Tìm vị trí khối tâm G của quả cầu đã bị khoét?
3. Một quả cầu đặc đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán kính r tại O’
cách O một khoảng d. Tìm vị trí khối tâm G của quả cầu đã bị khoét?
4. Một đĩa tròn mỏng đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn bán kính r tại
O’ cách O một khoảng d. Tìm vị trí khối tâm G của đĩa tròn đã bị khoét?
Tính mô men quán tính
1. Cho tam giác đều ABC cạnh a. Đặt tại A một vật khối lượng 4m, tại B và C có các chất điểm
giống nhau khối lượng m. Tính mô men quán tính đối với trục đi qua khối tâm của hệ và
vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC?
6
2. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Đặt tại các đỉnh A, B, C, D các chất điểm giống nhau khối
lượng m. Tính mô men quán tính đối với trục đi qua một đỉnh của hình vuông và vuông góc
với mặt phẳng chứa hình vuông ABCD?
3. Một vật phẳng mỏng hình chữ nhật khối lượng m phân bố đều, chiều rộng a, chiều dài b có
thể quay quanh trục bản lề gắn dọc theo chiều dài của cánh cửa. Tính mô men quán tính đối
với trục quay đi qua một đỉnh của hình chữ nhật và vuông góc với mặt phẳng hình chữ nhật?
4. Một quả cầu đặc đồng chất khối lượng m phân bố đều, tâm O, bán kính R bị khoét một lỗ
dạng hình cầu bán kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Tính Mô men quán tính của quả
cầu đã bị khoét đối với trục:
a. Đi qua O và vuông góc với OO’
b. Chứa O và O’
5. Một đĩa tròn mỏng đồng chất, khối lượng m phân bố đều, tâm O bán kính R bị khoét một lỗ
dạng hình tròn bán kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Tính mô men quán tính của đĩa
tròn đã bị khoét đối với trục:
a. Đi qua O và vuông góc với OO’
b. Chứa O và O’
6. Bài tập trong SBT: 3.13, 3.14
Bảo toàn động lượng
1. Một khẩu súng có khối lượng là 4 kg. Khối lượng của đạn là 50g. Lúc bắn đạn thoát khỏi nòng
súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vậy vận tốc giật lùi của súng?
2. Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật
khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng
vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
Bài tập trong SBT: 3.3, 3.4, 3.5, 3.6
Chuyển động quay của vật rắn
1. Bài tập trong SBT: 3.18, 3.19, 3.20, 3.21, 3.22, 3.24, 3.25
2. Một ròng rọc có 2 rãnh với bán kính r và R (R>r) (Hình 11). Mỗi rãnh
có một sợi dây nhẹ không co giãn quấn quanh, đầu còn lại mang các vật
nặng tương ứng là m1 và m2 (m2>m1). Gọi I là mô men quán tính của
ròng rọc. Tính gia tốc góc của ròng rọc?
Hình 11
Chương 4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
Bài tập trong SBT: 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7, 8.9, 8.10, 8.12, 8.14
Chương 5. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học
Bài tập trong SBT: 9.3, 9.4, 9.5, 9.6, 9.7, 9.8, 9.9, 9.10
7
Bài tập phần Điện
Định luật Cu lông trong chân không
1. Hai quả cầu có điện tích dương lần lượt là q1 = q và q2 = 4q được gắn cố định ở hai đầu của
một thanh có chiều dài l. Một quả cầu nhỏ tích điện có thể trượt tự do trên thanh. Tìm vị trí
cân bằng của quả cầu thứ 3.
2. Ba điện tích điểm cùng dấu và cùng độ lớn q, được đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều. Phải
đặt một điện tích thử q0 bằng bao nhiêu, ở vị trí nào để nó cân bằng?
3. Hai điện tích điểm dương, cùng độ lớn q = 4μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB =
12cm trong không khí. Một điện tích q0 = q đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một
khoảng x = 8cm. Lực điện tác dụng lên q0 có độ lớn bằng bao nhiêu?
4. Bốn điện tích điểm q = +10µC được đặt tại bốn đỉnh của một hình chữ nhật trong không khí.
Biết chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là L = 60cm, W = 15cm. Tìm lực điện tác
dụng lên một điện tích điểm?
5. Bài tập trong SBT: 1.3, 1.7, 1.10, 1.11
Định luật Cu lông trong môi trường
1. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm khi đặt trong dầu hỏa là 3.10-2N. Giữ nguyên khoảng
cách hai điện tích và đặt chúng vào trong nước thì lực tương tác giữa chúng là bao nhiêu? Biết
hằng số điện môi của dầu hỏa và nước lần lượt là 1 = 2,1; 2 = 81.
2. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt trong không khí và cách nhau 8cm. Sau đó, hai điện tích
được đặt vào môi trường có hằng số điện môi là  = 2. Để lực tương tác giữa chúng là không
đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí) thì khoảng cách giữa chúng khi đó là bao
nhiêu?
3. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng 36cm trong không khí, lực tác dụng
giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong nước thì lực này yếu đi 81 lần. Vậy cần dịch chuyển
chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng không thay đổi?
4. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt trong không khí và cách nhau một khoảng 12cm. Đặt hai
điện tích đó trong môi trường có hằng số điện môi là  và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực
tương tác giữa chúng không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí). Hằng số điện
môi  bằng bao nhiêu?
5. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện
môi 1 . Lực tương tác giữa chúng khi đó là F. Sau đó, hai điện tích được đặt vào môi trường
có hằng số điện môi là  2 . Để lực tương tác giữa chúng không đổi thì khoảng cách giữa chúng
trong môi trường điện môi mới là:
6. Hai điện tích điểm được đặt cách nhau một khoảng r trong một môi trường có hằng số điện
môi là  thì lực tương tác giữa chúng khi đó là F.

8
Để lực tương tác giữa chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong môi trường điện
môi) thì khoảng cách giữa chúng phải tăng thêm một đoạn là:
7. Hai điện tích điểm được đặt trong nước, cách nhau một khoảng 2cm thì lực tương tác giữa
chúng khi đó là F. Người ta đưa hai điện tích ra ngoài không khí. Để lực tương tác giữa
chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong nước) thì khoảng cách giữa chúng trong
không khí là bao nhiêu? Biết hằng số điện môi của nước là  = 81.
8. Ba điện tích điểm q1 = -10-7C, q2 = 5.10-7C, q3 = 4.10-7C lần lượt đặt tại ba điểm A, B, C
trong môi trường điện môi có hằng số điện môi  = 2. Biết AB = 6cm, AC = 4cm, BC = 2cm.
Hợp lực tác dụng lên điện tích q3 và điện trường tại đó là bao nhiêu?
Xác định điện trường của một số vật mang điện đều
1. Bài tập trong SBT: 1.9, 1.14, 1.15, 1.16
2. Một thanh mỏng có độ dài l với mật độ điện tích dài λ và điện tích tổng cộng Q, được đặt
trong không khí. Điểm P nằm trên đường kéo dài của thanh và cách đầu gần thanh nhất một
khoảng a.
a. Tìm điện trường tại điểm P?
b. Tại điểm P đặt một điện tích thử q. Tìm lực điện tác dụng lên điện tích q?
3. Một đĩa tròn, bán kính R, đặt trong không khí, được tích điện đều với mật độ điện tích mặt là
. Điểm M nằm trên trục của đĩa, cách tâm đĩa một khoảng z.
a. Cường độ điện trường tại M.
b. Điện thế tại M
4. Dây dài vô hạn tích điện đều với mật độ điện tích dài λ, đặt trong không khí. Cường độ điện
trường cách dây một khoảng r là bao nhiêu?
5. Quả cầu đặc, tích điện đều với tổng điện tích Q và được đặt trong không khí. Xác định cường
độ điện trường tại điểm nằm bên ngoài của cầu, cách tâm cầu một khoảng r?
6. Một mặt phẳng rộng, đặt trong không khí, được tích điện đều với mật độ điện mặt σ. Người
ta cắt một lỗ tròn nhỏ, bán kính R ở tâm của bản (Hình vẽ). Điện trường tại điểm P, cách tâm
lỗ và dọc theo trục của nó một khoảng z là bao nhiêu?

7. Hai mặt phẳng song song vô hạn, tích điện dương với mật độ điện tích mặt  và được đặt
trong không khí.

9
a. Điện trường tại các điểm nằm bên phải hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
b. Điện trường tại các điểm nằm giữa hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
8. Hai mặt phẳng song song vô hạn, tích điện đều, đặt trong môi trường có hằng số điện môi ℰ.
Bản bên trái có mật độ điện tích mặt là  và bản bên phải có mật độ điện mặt là -.
a. Điện trường tại điểm nằm bên ngoài khoảng không gian giữa hai mặt phẳng này là bao
nhiêu?
b. Điện trường tại điểm nằm giữa hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
9. Một vật dẫn hình trụ dài vô hạn với bán kính R, mật độ điện mặt , được đặt trong không khí.
Cường độ điện trường tại điểm A nằm bên ngoài hình trụ, cách trục chính hình trụ một
khoảng rA là:
10. Một vật dẫn hình trụ dài vô hạn, bán kính R, tích điện đều với mật độ điện tích khối . Cường
độ điện trường tại điểm A nằm bên trong hình trụ, cách trục chính hình trụ một khoảng rA là:
11. Quả cầu đặc, tích điện đều với mật độ điện khối  và được đặt trong không khí. Xác định
cường độ điện trường tại điểm nằm bên trong của cầu, cách tâm cầu một khoảng r?

10
Bài tập phần Từ
Tính cảm ứng từ B và cường độ từ trường H của một số dòng điện

1. Các bài tập trong SBT: 4.1, 4.2, 4.3, 4.6, 4.7, 4.8
2. Khung dây hình vuông, cạnh dài l, có dòng điện i chạy qua cuộn dây theo chiều kim đồng hồ.
Xác định phương, chiều và độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm khung dây.
3. Một sợi dây dẫn mỏng, thẳng, nằm ngang, đặt trong không khí, có dòng điện liên tục I chạy
qua (Hình 1). Độ lớn của từ trường tại điểm P cách dây dẫn một khoảng a là bao nhiêu?

Hình 2

Hình 1
4. Một dây dẫn thẳng, đặt trong không khí, dây có chiều dài L, mang một dòng điện liên tục I như
Hình 2. Độ lớn của từ trường tại điểm P nằm trên đường trung trực và cách dây dẫn một khoảng
x là bao nhiêu?
5. Một sợi dây dẫn mỏng, thẳng, mang một dòng điện liên tục i, đặt trong không khí. Độ lớn của
từ trường tại điểm P cách dây dẫn một khoảng x như Hình 3 là bao nhiêu?
Hình 4

Hình 3
6. Hai dây dẫn dài, đặt trong không khí, cách nhau một khoảng d, mang cùng dòng điện i nhưng
ngược chiều (Hình 4). Từ trường tại điểm P nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng nối i1,
i2 và cách đoạn thẳng đó một khoảng r là bao nhiêu?
7. Trên một dây dẫn thẳng dài vô hạn, có chỗ được cuộn tròn
thành vòng dây bán kính R (Hình 5). Biết từ trường tại tâm O
của vòng dây là B. Xác định cường độ dòng điện chạy trong
dây dẫn (dây dẫn đặt trong không khí)?
8. Vòng dây tròn kín, bán kính R, đăt trong không khí, có dòng
điện không đổi I chạy qua. Xác định từ trường tại điểm P nằm
trên trục vuông góc và đi qua tâm của vòng dây, cách vòng dây
một khoảng x?
Hình 5
11
9. Vòng dây tròn kín, bán kính R = 20cm có dòng điện không đổi I = 3A chạy qua. Cảm ứng từ
trường tại một điểm trên trục của vòng dây và cách tâm vòng dây 5cm là bao nhiêu?
10. Hai vòng dây dẫn tròn kín có tâm trùng nhau và được đặt sao cho trục của chúng vuông góc
với nhau. Bán kính mỗi vòng dây lần lượt là R1 = 2cm, R2 = 3cm. Dòng điện chạy qua chúng
có cường độ i1= i2 = 6A. Tính cường độ từ trường tại tâm của chúng.

Tác dụng của từ trường lên dòng điện


1. Lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện 27A chạy qua có độ lớn 5,4N. Biết dây dài 1m
và được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4T. Dây hợp với đường sức từ trường
một góc α bằng bao nhiêu?
2. Dây dẫn thẳng dài 1m, có dòng điện I chạy qua, được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B
= 0,35T. Dây hợp với đường sức từ trường một góc α = 30o. Lực từ tác dụng lên dây dẫn là
3,5N. Cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
3. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện trong
hai dây dẫn cùng chiều và có độ lớn i1= 3A, i2= 5A. Lực từ tác dụng lên một đơn vị độ dài mỗi
dây là bao nhiêu?
4. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 8cm trong không khí. Dòng điện trong hai
dây dẫn ngược chiều và có độ lớn i1= 3A, i2= 4A. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài mỗi dây
là bao nhiêu?
5. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện trong
hai dây dẫn ngược chiều và có độ lớn i1= 2A, i2= 5A. Lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài mỗi
dây là bao nhiêu?
6. Hai dây dẫn được đặt song song trong không khí như Hình
𝑖1 =70A
6. Dây dẫn (a) có dòng điện i1 = 70A chạy qua. Dây dẫn (b) a
có bán kính 2mm, cách dây (a) một khoảng 5cm và được giữ
bằng lực từ. Biết Cu = 8,9.103kg/m3. Xác định độ lớn và 5 cm
chiều của dòng điện i2 qua dây dẫn (b)?
b
Lực Lorentz
Hình 6
1. Các bài tập trong SBT: 4.39, 4.41, 4.42, 4.43, 4.44
2. Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U bay vào một
từ trường đều có cảm ứng từ B=2.10-3T, theo phương vuông góc với các đường sức từ trường.
Xác định chu kỳ quay T của electron trên quỹ đạo.
3. Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U = 600V bay vào một từ trường đều có cảm ứng
từ B = 0,03T theo phương vuông góc với đường sức từ. Xác định bán kính quỹ đạo của electron.
4. Một electron chuyển động trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 410-3T theo quỹ đạo hình
xoắn ốc. Đường xoắn ốc có đường kính d = 70mm và bước là l = 200mm. Xác định vận tốc
của electron.
5. Một electron chuyển động trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 3.10-3T theo quỹ đạo hình
xoắn ốc có bán kính R = 2,5cm và bước là l = 6cm. Xác định vận tốc của electron.

12
6. Một electron có năng lượng 2.103eV bay vào một điện
trường đều có cường độ 70000V/m theo hướng vuông góc
với đường sức điện trường (hình 7). Cần đặt một từ trường
có phương, chiều và cảm ứng từ như thế nào để chuyển
động của electron không bị lệch khỏi phương ban đầu?

Tính từ thông Hình 7


1. Các bài tập trong SBT: 4.20, 4.22
2. Một thanh kim loại dài 80cm, quay trong từ trường đều B = 0,6T với đường sức từ song song
với trục quay. Trục quay đi qua một đầu của thanh và vuông góc với thanh. Xác định từ thông
quét bởi thanh sau một vòng quay.
3. Thanh kim loại dài 1,2m, quay trong từ trường đều B = 0,06T. Trục quay vuông góc với thanh,
đi qua một đầu của thanh và song song với các đường sức từ. Xác định từ thông quét bởi thanh
sau một vòng quay.
4. Một khung dây phẳng, có diện tích 20cm2, được đặt trong từ trường đều với cảm ứng từ B =
0,03T. Mặt phẳng khung dây hợp với vectơ 𝐵 ሬԦ một góc 30°. Xác định từ thông qua khung dây.

Hiện tượng cảm ứng điện từ


1. Một khung dây dẫn phẳng, diện tích 25cm2, gồm 5 vòng được đặt trong từ trường đều có độ
lớn 3.10-4T. Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc
30o. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong khoảng thời gian 0.01s. Xác định suất
điện động cảm ứng xuất hiện trong khung khung giây trong khoảng thời gian từ trường biến
đổi.
2. Từ thông qua khung dây tiết diện S được cho bởi biểu thức 𝜙 = 𝐵𝑆𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝛼). Biết khung
dây có điện trở R. Xác định dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
3. Một thanh kim loại dài 1m được đặt trong từ trường đều B = 0,4T, quay với vận tốc không đổi
5 vòng/giây. Trục quay đi qua một đầu thanh, song song với đường sức từ trường. Xác định
hiệu điện thế giữa hai đầu của thanh.
4. Một thanh kim loại dài 60cm, một đầu được gắn với trục quay, đầu còn lại tự do. Đặt thanh
trong từ trường B = 0,4T với đường sức từ song song với trục quay. Xác định hiệu điện thế
giữa hai đầu của thanh khi thanh quay quanh trục quay với quay với vận tốc không đổi ω =
5rad/s?
5. Một thanh kim loại dài 70cm, được đặt trong từ trường đều B, quay với vận tốc không đổi ω =
10rad/s. Trục quay đi qua một đầu thanh, song song với đường sức từ trường. Hiệu điện thế
giữa hai đầu của thanh khi đó là 0,735V. Xác định độ lớn của vectơ cảm ứng từ B?
6. Một thanh kim loại dài 90cm, quay trong từ trường đều B = 0,06T với vận tốc 6 vòng/giây.
Trục quay vuông góc với thanh, song song với các đường sức từ và cách một đầu của thanh
một đoạn l1 = 20cm. Xác định hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu của thanh.
7. Một thanh kim loại dài 1,3m, quay trong từ trường đều B = 0,03T với vận tốc 31,4rad/s. Trục
quay vuông góc với thanh, song song với các đường sức từ và cách một đầu của thanh một
đoạn l1 = 0,3m. Xác định hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu của thanh.
13
8. Một thanh dẫn điện dài 25cm tịnh tiến trong từ trường đều với cảm ứng từ B = 0,04T. Vectơ
vận tốc của thanh vuông góc với vectơ cảm ứng từ và có độ lớn bằng 4m/s. Xác định suất điện
động cảm ứng trong thanh.
5. Thanh kim loại AB trượt không ma sát trên hai thanh ray
cách nhau một khoảng l, theo hướng vectơ vận tốc 𝑣Ԧ (Hình
8). Người ta đặt một dòng điện thẳng dài vô hạn có cường
độ dòng điện i, cách thanh ray thứ nhất một khoảng a. Xác
định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch khi cả hệ
được đặt trong không khí? Hình 8

14

You might also like