You are on page 1of 35

HÀM NHIỀU BIẾN

(Hệ liên thông)

Nguyễn Văn Kiên

Bộ môn Toán Giải tích


Trường Đại học Giao thông vận tải

Ngày 30 tháng 6 năm 2022

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 1 / 35
Khái niệm hàm nhiều biến

Khái niệm. Cho D là một miền trong mặt phẳng Oxy , nếu với mỗi điểm
(x, y ) ∈ D tồn tại duy nhất một giá trị f (x, y ) ∈ R ta nói f (x, y ) là hàm
của hai biến x, y , D được gọi là miền xác định của hàm f .

Một cách tương tự ta có khái niệm của hàm nhiều biến hơn.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 2 / 35
Ví dụ. Cho f (x, y ) = x y . Tính f (3, 2), f (2, 3).
Giải. Ta có
f (3, 2) = 32 = 9
f (2, 3) = 23 = 8
Chú ý. Khi cho hàm số f (x, y ) dưới dạng một biểu thức đại số mà không
giải thích gì thêm về miền xác định ta hiểu miền xác định là tập hợp các
cặp số (x, y ) sao cho biểu thức có nghĩa.
Ví dụ.
p
f (x, y ) = 1 − x 2 − y 2 xác định trên miền {(x, y ) : x 2 + y 2 ≤ 1}.
f (x, y ) = ln(x + y ) có miền xác định là {(x, y ) : x + y > 0}.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 3 / 35
Đạo hàm riêng cấp 1

Định nghĩa. Cho hàm hai biến f (x, y ). Đạo hàm riêng của hàm f (x, y )
theo biến x tại (x0 , y0 ) (nếu tồn tại)

∂f f (x, y0 ) − f (x0 , y0 )
fx0 (x0 , y0 ) = (x0 , y0 ) := lim
∂x x→x 0 x − x0

Tương tự, đạo hàm riêng của hàm f (x, y ) theo biến y

∂f f (x0 , y ) − f (x0 , y0 )
fy0 (x0 , y0 ) = (x0 , y0 ) := lim .
∂y y →y0 y − y0

Đạo hàm riêng tại điểm (x, y ) bất kỳ có thể được ký hiệu ngắn gọn là

∂f ∂f
, hoặc fx0 , fy0
∂x ∂y

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 4 / 35
Quy tắc tìm đạo hàm riêng

Cho f (x, y ), để tính fx0 ta coi y là hằng số và tính như hàm một biến
với biến x, tương tự để tính fy0 ta coi x là hằng số và tính như hàm
một biến đối với biến y .
Hàm số của 3 biến có 3 đạo hàm riêng cấp 1.
Đạo hàm của một số hàm cơ bản

1 (x α )0 = αx α−1 6 (cos x)0 = − sin x


1
2 (e x )0 = e x 7 (tan x)0 = cos2 x

3 (ax )0 = ax ln a. 8 (cot x)0 = − sin12 x

4 (ln |x|)0 = 1 9 (arcsin x)0 = √ 1


x 1−x 2
1
5 (sin x)0 = cos x 10 (arctan x)0 = 1+x 2

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 5 / 35
Ví dụ. Tìm đạo hàm riêng fx0 , fy0 , và fx0 (1, 2), fy0 (1, 2) của hàm số

f (x, y ) = x 2 y 3 + 3x 2 + 2y .

Giải. Ta có
0
fx0 = x 2 y 3 + 3x 2 + 2y x
= 2xy 3 + 6x


0
fy0 = x 2 y 3 + 3x 2 + 2y y
= 3x 2 y 2 + 2.

Từ đó suy ra

fx0 (1, 2) = 2 · 1 · 23 + 6.1 = 16 + 6 = 22


fy0 (1, 2) = 3 · 12 · 22 + 2 = 12 + 2 = 14.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 6 / 35
Ví dụ. Tìm đạo hàm riêng fx0 , fy0 và fx0 (1, 0), fy0 (1, 0) của hàm số

f (x, y ) = x 2 cos(2y )

Giải. Ta có
fx0 = 2x cos(2y )


fy0 = −x 2 sin(2y )(2y )0y = −2x 2 sin(2y ).

Từ đó suy ra
fx0 (1, 0) = 2.1. cos(2.0) = 2


fy0 (1, 0) = −2.12 . sin(2.0) = 0

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 7 / 35
Ví dụ. Tìm đạo hàm riêng fx0 , fy0 của hàm số

f (x, y ) = ln(e x + sin y )

Giải. Ta có
(e x + sin y )0x ex
fx0 = =
e x + sin y e x + sin y

(e x + sin y )0y cos y
fy0 = x
= x .
e + sin y e + sin y

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 8 / 35
Ví dụ. Tìm đạo hàm riêng cấp 1 của

g (x, y , z) = (x 2 + xy + y 3 )e z .

Giải. Vì g là hàm ba biến nên có 3 đạo hàm riêng cấp 1. Đạo hàm riêng
theo biến x là
gx0 = (2x + y )e z

đạo hàm riêng theo biến y là

gy0 = (x + 3y 2 )e z

và đạo hàm riêng theo biến z là

gz0 = (x 2 + xy + y 3 )e z .

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 9 / 35
Vi phân toàn phần cấp 1

Định nghĩa. Vi phân toàn phần cấp một của hàm hai biến f (x, y ) được
định nghĩa là
df (x, y ) = fx0 (x, y )∆x + fy0 (x, y )∆y .
Ta có thể chứng minh được dx = ∆x và dy = ∆y và vi phân được viết
lại là
df (x, y ) = fx0 (x, y )dx + fy0 (x, y )dy .
Đôi khi ta viết ngắn gọn là

df = fx0 dx + fy0 dy .

Vi phân toàn phần cấp một của hàm ba biến f (x, y , z) cho bởi

df = fx0 dx + fy0 dy + fz0 dz.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 10 / 35
Ví dụ. Tìm vi phân toàn phần cấp 1 của

f (x, y ) = x 2 + x 2 y 3 + y 4 .

Giải. Ta có các đạo hàm riêng cấp một của hàm f (x, y ) là

fx0 = 2x + 2xy 3


fy0 = 3x 2 y 2 + 4y 3 .

Vậy vi phân toàn phần là

df = (2x + 2xy 3 )dx + (3x 2 y 2 + 4y 3 )dy

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 11 / 35
Ví dụ. Tìm df của hàm số

f (x, y ) = x cos(x + y ).

Giải. Ta có các đạo hàm riêng của hàm số là

fx0 = cos(x + y ) − x sin(x + y )


fy0 = −x sin(x + y ).

Vậy vi phân toàn phần cấp một là

df = (cos(x + y ) − x sin(x + y ))dx − x sin(x + y )dy .

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 12 / 35
Ví dụ. Tìm df và df (3, 4) của hàm số

f (x, y ) = ln (x 2 + y 2 ).

Giải. Hàm f (x, y ) có các đạo hàm riêng cấp 1 là

(x 2 + y 2 )0x 2x
fx0 = = 2
x2 + y2 x + y2
(x 2 + y 2 )0y 2y
fy0 = = 2 .
x2 + y2 x + y2

Vậy
2x 2y
df = dx + 2 dy
x2 + y2 x + y2

2.3 2.4 6 8
df (3, 4) = dx + 2 dy = dx + dy .
32 + 42 3 + 42 25 25

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 13 / 35
Ví dụ. Tìm vi phân toàn phần cấp 1 của

f (x, y , z) = x 2 e 2y sin(3z)

Giải. Hàm f (x, y , z) là hàm số của ba biến số. Ta có

fx0 = 2xe 2y sin(3z), fy0 = 2x 2 e 2y sin(3z)


fz0 = 3x 2 e 2y cos(3z).

Từ đó suy ra

df = 2xe 2y sin(3z)dx + 2x 2 e 2y sin(3z)dy + 3x 2 e 2y cos(3z)dz.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 14 / 35
Đạo hàm riêng cấp cao

Giả sử f (x, y ) có các đạo hàm riêng cấp 1 là fx0 và fy0 . Khi đó các đạo hàm
riêng cấp hai của f (x, y ) được định nghĩa là các đạo hàm riêng cấp 1 của
các hàm fx0 và fy0 . Ký hiệu

∂2f ∂2f
fx002 = := (fx0 )0x , fxy00 = := (fx0 )0y
∂x 2 ∂x∂y
∂2f ∂2f
fyx00 = := (fy0 )0x , fy002 = := (fy0 )0y .
∂y ∂x ∂y 2

Nếu hàm f (x, y ) tồn tại các đạo hàm riêng cấp hai fxy00 và fyx00 và các
đạo hàm riêng này liên tục tại điểm (x, y ) thì fxy00 = fyx00 .

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 15 / 35
Ví dụ. Tìm các đạo hàm riêng cấp hai của hàm số

f (x, y ) = x 3 + y 2 + 2x 2 y .

Giải. Ta có các đạo hàm riêng cấp một là

fx0 = 3x 2 + 4xy
fy0 = 2y + 2x 2

Từ đó ta có các đạo hàm riêng cấp hai là

fx002 =(3x 2 + 4xy )0x = 6x + 4y


fy002 =(2y + 2x 2 )0y = 2
fxy00 =fyx00 = (3x 2 + 4xy )0y = 4x

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 16 / 35
Ví dụ. Tìm các đạo hàm riêng cấp 2 của

f (x, y ) = x 3 cos(2y ).

Giải. Ta có
fx0 = 3x 2 cos(2y )
fy0 = −2x 3 sin(2y ).

Từ đó ta có các đạo hàm riêng cấp 2 của f (x, y ) là


0
fx002 = 3x 2 cos(2y ) = 6x cos(2y )
x
0
fxy00 = fyx00 = 3x 2 cos(2y ) y = −6x 2 sin(2y )
0
fy002 = − 2x 3 sin(2y ) y = −4x 3 cos(2y ).

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 17 / 35
Vi phân cấp hai của hàm hai biến

Định nghĩa. Vi phân cấp 2 của hàm hai biến f (x, y ) được ký hiệu và cho
bởi công thức dưới đây:

d 2 f = fx002 dx 2 + 2fxy00 dxdy + fy002 dy 2 .

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 18 / 35
Ví dụ. Tìm vi phân cấp hai của

f (x, y ) = x 2 + x 2 y 3 + y 4 .

Giải. Ta có các đạo hàm riêng cấp một của hàm f (x, y ) là

fx0 = 2x + 2xy 3 , fy0 = 3x 2 y 2 + 4y 3 .

Các đạo hàm riêng cấp hai là


0
fx002 = 2x + 2xy 3 x
= 2 + 2y 2 sin(xy )
0
fy002 = 3x 2 y 2 + 4y 3 y
= 6x 2 y + 12y 2
0
fxy00 = fyx00 = 2x + 2xy 3 y = 6xy 2 .

Vậy theo công thức vi phân cấp 2 ta có:

d 2 f = (2 + 2y 2 )dx 2 + 12xy 2 dxdy + (6x 2 y + 12y 2 )dy 2 .

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 19 / 35
Ví dụ. Tìm vi phân cấp 2 của

f (x, y ) = sin(xy )

Giải. Ta có các đạo hàm riêng cấp 1


fx0 = (xy )0x cos(xy ) = y cos(xy )
fy0 = (xy )0y cos(xy ) = x cos(xy )

và các đạo hàm riêng cấp 2 là


0
fx002 = y cos(xy ) x = −y 2 sin(xy )
0
fy002 = x cos(xy ) y = −x 2 sin(xy )
0
fxy00 = fyx00 = y cos(xy ) y = cos(xy ) − xy sin(xy ).

Vậy theo công thức vi phân cấp 2 ta có:

d 2 f = −y 2 sin(xy )dx 2 + 2 cos(xy ) − xy sin(xy ) dxdy − x 2 sin(xy )dy 2 .


 

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 20 / 35
Hàm ẩn

Trường hợp 1. Hàm ẩn y = y (x). Giả sử rằng y là hàm của biến x trong
miền D nào đó nhưng ta không biết dạng tường minh của hàm này mà ta
chỉ biết giữa x và y có mối liên hệ qua F (x, y ) = 0. Khi đó ta nói
F (x, y ) = 0 xác định cho ta một hàm số một biến y = y (x).
I Như vậy hàm cho dưới dạng tường là hàm cho bởi một biểu thức của
biến độc lập, trong khi hàm ẩn được cho bởi một phương trình của biến
độc lập và biến phụ thuộc.

Hàm cho dưới dạng tường Hàm ẩn


y = x2 + x + 1 x 2 + y 2 = 15
y = sin(x + 3) xy + 1 = e x+y

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 21 / 35
Đạo hàm của hàm ẩn

Để tìm đạo hàm y 0 (x) ta có công thức


Fx0
y 0 (x) = − .
Fy0

Ví dụ. Tính y 0 (x) của hàm ẩn y = y (x) xác định từ phương trình

x 2 + y 2 = 25.

Giải. Trong ví dụ này ta có F (x, y ) = x 2 + y 2 − 25. Các đạo hàm riêng


của hàm F (x, y ) là
Fx0 = 2x, Fy0 = 2y .

Từ đó ta nhận được
Fx0 x
y0 = − 0
=− .
Fy y

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 22 / 35
Ví dụ. Tính y 0 (x) biết y = y (x) xác định từ phương trình

xe y + ye x = 1.

Giải. Đặt
F (x, y ) = xe y + ye x − 1.

Ta có
Fx0 = e y + ye x
Fy0 = xe y + e x .

Vậy
Fx0 e y + ye x
y 0 (x) = − = − .
Fy0 xe y + e x

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 23 / 35
Trường hợp 2. Hàm ẩn z = z(x, y ). Giả sử z là hàm của hai biến x và y
nhưng ta không biết công thức tường minh mà chỉ biết giữa x, y , và z có
mối liên hệ qua phương trình

F (x, y , z) = 0.

Khi đó ta nói z(x, y ) là hàm ẩn xác định từ F (x, y , z) = 0. Các đạo hàm
riêng của hàm z(x, y ) được tính theo công thức

Fx0
zx0 = −
Fz0


Fy0
zy0 = − .
Fz0

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 24 / 35
Ví dụ. Tìm các đạo hàm riêng cấp một của hàm z(x, y ) biết z = z(x, y )
xác định từ phương trình

x 3 + y 3 + z 3 = 3xyz.

Giải. Đặt
F (x, y , z) = x 3 + y 3 + z 3 − 3xyz.

Ta có các đạo hàm riêng của hàm F (x, y , z) là

Fx0 = 3x 2 − 3yz, Fy0 = 3y 2 − 3xz, Fz0 = 3z 2 − 3xy .

Khi đó ta có các đạo hàm riêng của z(x, y ) là


Fx0 3x 2 − 3yz x 2 − yz
zx0 = − = − =
Fz0 3z 2 − 3xy xy − z 2
0
Fy 3y 2 − 3xz y 2 − xz
zy0 = − 0 = − 2 = .
Fz 3z − 3xy xy − z 2

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 25 / 35
Ví dụ. Tìm vi phân của hàm ẩn z(x, y ) biết z = z(x, y ) xác định từ
phương trình
x + y 3 + z2 = ez .
Giải. Đặt F (x, y , z) = x + y 3 + z 2 − e z . Ta có các đạo hàm riêng của
hàm F (x, y , z) là

Fx0 = 1, Fy0 = 3y 2 , 2z − e z .

Khi đó ta có các đạo hàm riêng cấp 1 của z(x, y ) là


Fx0 1 1
zx0 = − 0
=− z
= z
Fz 2z − e e − 2z
0 2
Fy 3y 3y 2
zy0 = − 0 = − = .
Fz 2z − e z e z − 2z
Vậy
dx 3y 2 dy
dz = zx0 dx + zy0 dy = + .
e z − 2z e z − 2z

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 26 / 35
Cực trị của hàm nhiều biến

Hàm f (x, y ) đạt cực tiểu tại (x0 , y0 ) nếu f (x0 , y0 ) ≤ f (x, y ) khi (x, y )
gần (x0 , y0 ). Giá trị f (x0 , y0 ) gọi là giá trị cực tiểu.
Hàm f (x, y ) đạt cực đại (x0 , y0 ) nếu f (x0 , y0 ) ≥ f (x, y ) khi (x, y )
gần (x0 , y0 ). Giá trị f (x0 , y0 ) gọi là giá trị cực đại.

cực đại

cực đại

cực tiểu

cực tiểu
Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 27 / 35
Định nghĩa. Điểm (x0 , y0 ) được gọi là điểm tới hạn (hay điểm dừng) của
hàm khả vi f (x, y ) nếu

fx0 (x0 , y0 ) = fy0 (x0 , y0 ) = 0

Ví dụ. Tìm các điểm tới hạn của hàm số

f (x, y ) = x 2 − 4x + y 2 .

Giải. Điểm tới hạn của f (x, y ) là nghiệm của hệ


  
f 0 = 0 2x − 4 = 0 x = 2
x
⇔ ⇔ .
f 0 = 0 2y = 0 y = 0
y

Như vậy hàm số đã cho chỉ có một điểm tới hạn (điểm dừng) là (2, 0).

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 28 / 35
Các bước để tìm cực trị của hàm 2 biến f (x, y )

1 Giải hệ sau để tìm các điểm tới hạn:



f 0 = 0
x
→ M(x0 , y0 ).
f 0 = 0
y

2 Tính các đạo hàm riêng cấp 2 và ∆

A = fx002 , B = fxy00 , C = fy002 , ∆ = B 2 − AC .

3 Xét tại điểm M


I Nếu ∆ < 0 và A > 0 thì M(x0 , y0 ) là cực tiểu
I Nếu ∆ < 0 và A < 0 thì M(x0 , y0 ) là cực đại
I Nếu ∆ > 0 thì M(x0 , y0 ) không là cực trị
Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 29 / 35
Ví dụ. Tìm cực trị của hàm số

f (x, y ) = x 2 − 4x + y 2 − 2y + 2

Giải.• Xét hệ phương trình


  
f 0 = 0 2x − 4 = 0 x = 2
x
⇔ ⇔ .
f 0 = 0 2y − 2 = 0 y = 1
y

Ta được điểm dừng là M(2, 1).


• Các đạo hàm riêng cấp 2 là

A = fx002 = 2, C = fy002 = 2
B = fxy00 = 0, ∆ = B 2 − AC = 0 − 2.2 = −4

• Tại M(2, 1) ta có ∆ = −4 < 0 và A > 0 nên M(2, 1) là điểm cực tiểu và


giá trị cực tiểu là f (2, 1) = 1
Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 30 / 35
Ví dụ. Tìm cực trị của hàm số

f (x, y ) = x 3 + y 3 − 15xy .

Giải.• Xét hệ phương trình


   
f 0 = 0 3x 2 − 15y = 0 x 2 = 5y x 2 = 5y
x
⇔ ⇔ ⇒ .
f 0 = 0 3y 2 − 15x = 0 y 2 = 5x x = y 2
y 5

Thế phương trình thứ hai vào phương trình thứ nhất ta được
 2 2
y
= 5y ⇔ y 4 = 53 y ⇒ y (y 3 − 53 ) = 0.
5

Ta được các điểm dừng là

M1 (0, 0), M2 (5, 5).

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 31 / 35
• Các đạo hàm riêng cấp 2 là

A = fx002 = 6x
B = fxy00 = −15
C = fy002 = 6y

Từ đó ta có
∆ = B 2 − AC = 152 − 36xy

• Xét tại các điểm tới hạn:


B Tại M1 (0, 0) ta có ∆ = 152 > 0 nên M1 không là cực trị.
B Tại M2 (5, 5) ta có ∆ = 152 − 36 · 25 < 0, A = 30 > 0 nên M2 là điểm
cực tiểu và giá trị cực tiểu là f (5, 5) = −125.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 32 / 35
Ví dụ. Tìm cực trị của hàm số
1 1
f (x, y ) = xy − + .
x y

Giải. • Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ


  
f 0 = 0 y + 12 = 0 y + 12 = 0
x x x
⇒ ⇒
f 0 = 0 x − 1 = 0. x = 1 .
y y2 y2

Thế phương trình thứ hai vào phương trình thứ nhất ta được

y + y 4 = 0 ⇒ y (1 + y 3 ) = 0 ⇒ y = −1 ⇒ x = 1.

Như vậy điểm dừng là M(1, −1).

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 33 / 35
• Các đạo hàm riêng cấp 2 của f (x, y ):
2 2
A = fx002 = − , B = fxy00 = 1, C = fy002 = .
x3 y3

Khi đó
4
∆ = B 2 − AC = 1 + .
x 3y 3
• Tại M(1, −1) thì ∆ = −3, A = −2 suy ra M(1, −1) là điểm cực đại và
giá trị cực đại là f (1, −1) = −3.

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 34 / 35
HẾT

Nguyễn Văn Kiên (GTVT) HÀM NHIỀU BIẾN (Hệ liên thông) Ngày 30 tháng 6 năm 2022 35 / 35

You might also like