You are on page 1of 3

BỒNG CHANH ĐỎ

Trong những tác phẩm hay của nhà văn Đỗ Chu, tên
thật là Chu Bá Bình thì em có ấn tượng sâu sắc về tác
phẩm “Bồng Chanh Đỏ” của ông. Nó mang tới cho em ý
nghĩa sâu sắc về lòng yêu thương loài vật và cây cỏ của
con người, vậy nên cái tên của nó cũng được đặt bởi tên
một loài chim.
Truyện “Bồng Chanh Đỏ” kể về kỉ niệm tuổi thơ của
chú bé Hoài và anh trai tên Hiền. Hai anh em vốn là người
yêu thích các loài chim, nhất là Hiền người am hiểu sâu
rộng về thế giới các loài chim. Chuyện được kể lại khi
anh Hiền lúc bấy giờ đã đi đóng quân ở Trường Sơn và
anh đã viết thư cho người em của mình là Hoài và sau đó
Hoài đã hồi tưởng lại lúc nhỏ khi hai anh em đi bắt đôi
Bồng Chanh đỏ ấy. Trong bức thư nói về cảnh đẹp bát
ngát của dãy Trường Sơn nhưng anh vẫn luôn nhớ nhung
đến quê hương của mình, và anh cũng bất giác nhớ đến
đôi Bồng Chanh đỏ năm ấy. Anh Hiền kể rằng trong rừng
đã gặp vô số loài chim lạ, nhưng anh lại chưa bao giờ thấy
được Bồng Chanh đỏ, vậy nên mới nói Bồng Chanh đỏ là
loài chim hiếm gặp. Nhắc đến đôi Bồng Chanh đỏ, Hoài
lại nhớ về nó, nó thường hay đậu trên một cọng sẹn khô
ven đầm. “ Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như cái quản
bút” , trông thật rực rỡ và oai vệ! “Lông thì ức hung hung
vàng, toàn thân đỏ như một đốm lửa”. Đã bao lần hai anh
em đứng trên bờ ngắm nhìn bộ cánh tuyệt đẹp của nó.
Loài vật này coi vậy nhưng rất tinh khôn và láu lỉnh một
cách lạ lùng, anh Hiền luôn xuýt xoa về bộ lông mĩ miều
ấy của nó, bởi vậy Hoài rất khâm phục anh vì sự hiểu biết
phong phú của anh về thế giới loài chim. Đi ngoài đường,
bắt gặp chú chim nào anh cũng đều có thể nêu tên và cách
sinh hoạt hằng ngày của nó. Ngày ngày anh Hiền luôn nói
rằng ước gì có một đôi Bồng Chanh đỏ để nuôi thì thú
biết mấy! Hoài cũng đã được anh Hiền truyền sự say mê
ấy, rồi hôm nọ lúc gà đã lên chuồng, vừa ăn cơm xong
anh Hiền đã rủ Hoài ra đầm, Hoài tròn xoe mắt không
hiểu vì sao anh lại rủ mình ra đầm vào giờ này, tuy vậy
Hoài vẫn đi cùng Hiền. Hoài cũng đã nghĩ ra rằng anh
Hiền sẽ tặng mình một “cú” gì đấy rất là lí thú.
Sau khi đến nơi, hai anh em cùng nhau bắt chim Bồng
Chanh đỏ, sau khi vất vả thì Hoài cũng đã bắt được một
con, tuy nhiên anh lại trầm ngâm hồi lâu rồi bảo Hoài đưa
lại chú chim Bồng Chanh trên tay rồi cho nó lại vào tổ.
Hoài chẳng làm sao hiểu được lí do anh lại làm như vậy,
bởi thế nên Hoài tiếc nuối lắm! Càng nghĩ Hoài lại càng
giận anh Hiền. Vì vậy nên Hoài đã tự mình đi bắt Bồng
Chanh đỏ ấy, nhưng tới nơi lại chẳng thấy bóng dáng của
chúng, Hoài nghĩ hay là chúng đi kiếm ăn cả rồi? Bỗng
nhiên anh Hiền đến bảo đừng chờ vô ích vì chúng đã sơ
tán đến chỗ khác rồi. Khi đó Hoài rất nổi giận với anh
Hiền, nhưng cuối cùng Hoài cũng đã hiểu vì sao anh Hiền
lại làm thế và Hoài cũng rút ra được bài học ý nghĩa đối
với bản thân mình. Từ đó Hoài và Hiền vẫn yêu thích loài
chim ấy và muốn nó sống ở đầm sen của làng mình mãi.
Sau tác phẩm này, tôi cũng đã nhận ra khi chúng ta
trưởng thành, thì chúng ta sẽ hiểu được sự yêu thích một
cái gì đó, thì phải để nó có cuộc sống tự do và hạnh phúc
chứ không phải là sự chiếm hữu.

You might also like