You are on page 1of 12

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG
……&……

BÀI TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ: NẠN BUÔN NGƯỜI SANG CAMPUCHIA Ở


VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Hà Phương


Lớp: CĐLOGT27AB
Tiểu đội: 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


MỤC LỤ
C
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................1

II. NÊU VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN..........................................................1

III. THỰC TRẠNG........................................................................................2

IV. ĐỐI TƯỢNG...........................................................................................4

V. NGUYÊN NHÂN.....................................................................................5

VI. ĐƯỜNG DÂY.........................................................................................5

VII. QUÁ TRÌNH..........................................................................................6

Bước 1: Cách tiếp cận....................................................................................6

Bước 2: Đưa người qua..................................................................................6

Bước 3: Vào trại.............................................................................................7

Bước 4: Công việc.........................................................................................7

VIII. ẢNH HƯỞNG Buôn bán người để lại hậu quả đa chiều nghiêm trọng đối
với nạn nhân, các gia đình và xã hội..............................................................8

IX. GIẢI PHÁP............................................................................................10

1. Trách nhiệm của Chính phủ Nhà nước....................................................10

2. Trách nhiệm của sinh viên:......................................................................11

PHỤ LỤC...................................................................................................103
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dưới ánh hào nhoáng của " Miền đất hứa " Campuchia, một thực trạng
đen tối đang âm thầm len lỏi - tệ nạn buôn người. Vấn nạn này như một con
quái vật, khoác lên mình nhiều vỏ bọc "mỹ miều" như mô giới việc làm nhẹ
lương cao, để dụ dỗ những con người nhẹ dạ cả tin.
Nào ngờ, khi đặt chân đến " Thiên đường ", họ lại bị đẩy vào hố sâu của
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bị bắt buộc làm việc phi pháp, bị đánh đập, hành
hạ, tước đoạt quyền tự do, những con người bất hạnh này phải chịu đựng
những nỗi thống khổ tột cùng.
Tiền chuộc trở thành cánh cửa duy nhất để họ thoát khỏi địa ngục trần
gian. Niềm hy vọng mong manh được sống sót, được trở về quê hương luôn
thôi thúc họ chiến đấu, dù chỉ bằng một tia sáng le lói.
Vết nhơ buôn người là một nỗi ám ảnh, một cơn ác mộng không chỉ đối
với các nạn nhân, mà còn là lời cảnh tỉnh cho mỗi người. Hãy nâng cao ý thức
cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định đi làm việc xa xứ, để
không trở thành nạn nhân của tệ nạn này.

II. NÊU VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN


Tệ nạn buôn người sang Campuchia là một vấn đề cấp bách cần được giải
quyết triệt để nó đang là một vấn đề nhức nhối cho xã hội Việt Nam trong thời
gian gần đây. Hằng năm, có hàng ngàn người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên,
bị lừa bán sang Campuchia và bắt buộc làm việc trong các điều kiện vô nhân
đạo.
Tệ nạn này len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, lừa gạt, dụ dỗ những con
người nhẹ dạ cả tin bằng những lời hứa hẹn về công việc nhẹ lương cao.
Hàng loạt nạn nhân, chủ yếu là thanh niên, bị lừa bán sang Campuchia, bị
bắt làm các công việc trái với đạo đức và pháp luật các công việc lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Lợi nhuận khổng lồ từ các phi vụ bất chính khiến những kẻ
lừa đảo điên cuồn tìm tai sai để làm việc cho chúng.

1
Những nạn nhân sẽ phải sống trong môi trường sống tồi tệ, bị tước đoạt
quyền tự do, bị giám sát, bị bóc lột sức lao động, bị tra tấn hành hạ đánh đập
nếu như không làm theo sự sai khiến có ý định chống trả phản kháng hoặc bỏ
trốn. có những nạn nhân đã bị ép đến đường cùng không có con đường trở về
với quê hương gia đình kết thúc cuộc, rất nhiều người đã tìm cách trốn thoát,
nhưng không phải ai cũng may mắn. Cánh cửa duy nhất cho sự tự do chính là
một số tiền chuộc khổng lồ và không phải gia đình nạn nhân nào cũng có khả
năng chi trả.

III. THỰC TRẠNG


Dưới sự giúp sức của người Việt Nam đang sống tại Campuchia. Cho đến
nay vẫn không thể thống kê được bao nhiêu lao động Việt Nam hiện đang làm
việc trái phép tại các cơ sở sòng bài, game online ở Campuchia. Có thông tin
con số đó lên đến hàng nghìn người. Công an vẫn tiếp tục thu thập thông tin để
tiến hành các bước hỗ trợ công dân của Việt Nam. Nạn nhân không chỉ là công
dân Việt Nam mà còn có lao động ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Thái
Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia... có công dân bị lừa lao động trái phép
tại Campuchia. Các tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng mạnh mẽ tình trạng trên.
để giải quyết vấn đề hiệu quả, cần thiết có sự phối hợp chung giữa các quốc
gia, thậm chí cần thiết có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để các quốc gia
cương quyết hơn trong đấu tranh, chấm dứt tình trạng buôn người.
Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2022 đã có gần 500 công dân của chúng ta
được giải cứu khỏi các cơ sở lao động bất hợp pháp. Những tháng cuối năm ,
số người được giải cứu còn nhiều hơn. Cơ quan chức năng xác định "không
phải hàng chục, hàng trăm mà có thể hàng nghìn người" đã bị đưa sang
Campuchia lao động theo dạng cưỡng bức, phải làm việc trong điều kiện cực
kỳ nặng nhọc, bị giam giữ và không được nhận lương như hứa hẹn. Việc giải
cứu những lao động này cũng không dễ dàng khi sự vụ đều ở bên kia biên giới.
Có những cơ sở nằm giữa rừng sâu, ngụy trang thành điểm sản xuất. Người
ngoài không thể biết được những gì đang xảy ra phía trong. Các cơ quan chức
năng cũng gặp khó khăn khi xác minh thông tin. Tình trạng xuất cảnh trái
2
phép, trở thành nạn nhân của buôn người xảy ra hầu hết các tỉnh kinh tế khó
khăn, như địa phương biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Tây Nguyên...
Điển hình mới đây là vụ 60 người tại sòng bài ở cửa khẩu Bavet - Mộc
Bài (Tây Ninh) tháo chạy khỏi cơ sở đánh bạc của một người Hoa ở khu vực
gần cửa khẩu.
Trong vụ đó, có bốn người bị bắt lại. Chúng ta đã đề nghị cảnh sát nước
bạn tiếp tục truy tìm và làm việc với công ty đó, yêu cầu họ thả người. Từ đó,
những người bị bắt lại đã được giải cứu, nâng tổng số người thoát khỏi cơ sở
giam giữ lao động trái phép đó lên 71 người.
Phát biểu trong buổi lễ quốc gia về phòng chống buôn người vào chiều nay (12/12),
tại thủ đô Phnom Penh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc
gia phòng chống buôn người của Campuchia ông Sar Sokha cho biết, từ tháng 8/2022 đến
tháng 11/2023, các cơ quan chức năng đã nhận được 1.276 yêu cầu can thiệp giải cứu,
tìm kiếm công dân là nạn nhân của tội phạm buôn bán người. Qua công tác điều tra, cơ
quan chức năng Campuchia đã đấu tranh giải quyết được 1.213 vụ (tương đương 97,7%),
cứu kịp thời 2.155 người từ 21 quốc gia khác nhau. Đa số các nạn nhân là người nhập cư
bất hợp pháp, làm việc trái phép tại Campuchia.

IV. ĐỐI TƯỢNG


Không chỉ phụ nữ, trẻ em mà cả nam giới cũng là nạn nhân. Một dẫn
chứng đáng chú ý cơ cấu nạn nhân đang có sự thay đổi. Tình trạng mua bán
người trong nội địa và nạn nhân của tội phạm mua bán người là nam giới có xu
hướng tăng mạnh, từ 10% lên đến tận trên 40%.
Xảy ra trên các địa bàn như khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người , ít hiểu biết và dễ tin người .
Các đối tượng “siêng ăn biếng làm” muốn việc nhẹ lương cao hoặc có mơ ước
đổi đời trong phút chốc mà chưa tìm hiểu kĩ càng, thường thì là từ 18-35 tuổi.
Những người bọn buôn người nhắm đến thường đang trong độ tuổi vị thành
niên, trung niên vì đây là những độ tuổi chênh vênh về việc làm nhất

3
V. NGUYÊN NHÂN
Cuộc sống bủa vây bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền, con người ta chìm
trong bế tắc, tuyệt vọng. Nắm bắt tâm lý yếu thế đó, những kẻ lừa đảo như cá
mập rình rập con mồi, vẽ ra viễn cảnh giàu sang, sung túc để dụ dỗ ta sa vào
bẫy lừa.
Lời ngon tiếng ngọt rót vào tai, hứa hẹn công việc nhẹ nhàng, lương cao
ngất ngưởng, chẳng cần bằng cấp hay kinh nghiệm. Miễn là bạn tin tưởng, "cơ
hội đổi đời" sẽ mở ra ngay trước mắt.
Sự túng quẫn, thiếu thốn khiến các nạn nhân dễ dàng xiêu lòng. Đồng tiền
che mờ lý trí, khiến các nạn nhân vội vàng sập bẫy lừa, đánh đổi niềm tin lấy
những lời hứa hẹn hão huyền.
Thiếu kiến thức về xã hội về kinh tế, thiếu sự tỉnh táo để trở thành con
mồi cho lòng tham và sự lừa dối của những kẻ lừa dối.
VI. ĐƯỜNG DÂY
Cao nhất là là đối tượng cầm đầu, đa số là người nước ngoài. (Trung
Quốc)
Cấp thấp nhất cũng như đông nhất là những người trực tiếp tiếp cận
khách hàng đựo gọi là bộ phận “giết khách”

VII. QUÁ TRÌNH


Thông qua môi giới, thậm chí là người quen, người có uy tín tại địa phương.

4
Bước 1: Cách tiếp cận
Họ sẽ tìm những bạn đang muốn kiếm tiền nhanh (thua nợ, nghèo,...) Trả
tiền cao, dụ dỗ đi lao động công ty (game, bài, casino,...) bên Campuchia. Hứa
1 tháng kiếm mấy ngàn đô. Họ khoe cuộc sống sang chảnh của họ, thậm chí
gửi tiền hoặc quà để dụ dỗ các bạn.
Đối tượng không hẹn gặp trực tiếp, chủ yếu hướng dẫn, liên lạc qua điện
thoại. Đặc biệt là các đối tượng dùng nhiều số điện thoại khác nhau, hoặc liên
lạc qua mạng xã hội.
Bước 2: Đưa người qua
Chúng yêu cầu người dân tự bắt xe ra cửa khẩu biên giới rồi tổ chức
thành từng nhóm đi theo đường tiểu ngạch.
Bọn này sẽ làm thủ tục móc nối với bên Cam để đưa người qua đó rất dễ
dàng. Một phần vì sát biên, một phần vì có đường dây đi lao động qua đó.
Bước 3: Vào trại
Những cơ sở có thể nằm giữ rừng sâu, nguỵ trang thành điểm sản xuất,
người ngoài không thể biết được những gì đang xảy ra phía trong. Thường là
những toà nhà kín cổng, cao tường, các vách tường và các khu vực xung quanh
vách tường thường sẽ có chốt bảo vệ ở đấy, nhằm đảm bảo cho việc nạn nhân
không thể chạy trốn, bảo vệ sẽ trực 24/24, có người thay ca và luôn luôn có
súng bên mình, “trong bất xuất, ngoại bất nhập”.
Để tiện quản lý, “chúng” sẽ chia nạn nhân theo từng quốc gia để dễ quản
lý và đây là toà nhà của người Việt Nam
Bước 4: Công việc
Công việc chủ yếu là lừa đảo những nạn nhân khác vào đường dây của
chúng. Nếu không “đạt KPI”, những nạn nhân sẽ bị đánh đập dã man và bỏ đói
cho đến khi đạt đủ “KPI”
Thủ tục đầu tiên: chúng sẽ thu hết điện thoại. Nhằm tránh việc hình ảnh
và video của “cơ quan làm việc” bị phát tán ra ngoài. Thậm chí điện thoại của
công ty phát để phục vụ cho công việc lừa đảo cũng bị dán che camera
Nạn nhân bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ
sở.
5
“Những người lao động” không có quyền riêng tư, ngay cả trong thời
gian nghỉ ngơi. Người phụ nữ dưới này đã gọi điện về cho gia đình khi chưa có
sự cho phép, đã bị hành hạ 1 cách dã man bằng hình thức chích điện, “Chúng
lựa chỗ da mỏng nhất và không có vải che. Nó đánh cho hả dạ rồi nó còng tay
mình, ngăn chặn mọi sự vùng vẫy và đập luôn điện thoại.
Khi các nạn nhân đã hết giá trị lợi dụng, chúng sẽ gọi về cho gia đình đòi
tiền chuộc thân. Trong vòng 2-3 ngày không có tiền, chúng sẽ bán nạn nhân
qua các công ty khác hay tệ hơn nữa là “kết thúc cuộc đời” của nạn nhân và
sau đó gửi giấy bảo tử về cho gia đình với nguyên do là tự tử.
(Phần đặt câu hỏi): Các bạn có biết tại sao, khi có nhiều người chết với lý
do tử tự nhưng lại bị giấu đi, truyền thông không đưa tin và không bị lên án
rầm rộ không?

VIII. ẢNH HƯỞNG


Buôn bán người để lại hậu quả đa chiều nghiêm trọng đối với nạn nhân,
các gia đình và xã hội.
 ĐỐI VỚI XÃ HỘI
- Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

6
- Làm thiếu hụt lao động, suy yếu nguồn vốn con người, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế và từ đó phần nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của quốc gia đó.
- Tăng gánh nặng kinh tế cho địa phương trong việc giải quyết hậu
quả của nạn buôn người.
- Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng
đồng.
- Gia tăng hệ thống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Những nơi
mà có tội phạm có tổ chức phát triển
 ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH NẠN NHÂN
- Tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực để tìm kiếm người thân.
- Gia đình bị khủng hoảng, hạnh phúc bị tan vỡ.
- Con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ ảnh hưởng tới sự phát
triển thể chất, tâm sinh lý của đứa trẻ. Đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu thốn, khi
lớn lên có nhiều nguy cơ mắc phải nhiều bệnh tật, tham gia vào tệ nạn xã hội...
- Các thành viên trong gia đình sống trong lo âu, mặc cảm.
- Người thân đi tìm người nhà là nạn nhân cũng dễ có nguy cơ trở
thành nạn nhân.
- Sự thất bại của những người đi xuất khẩu bị buôn bán gây lại hậu
quả nặng nề cho gia đình.
 ĐỐI VỚI BẢN THÂN NẠN NHÂN
- Tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe:
- Bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức.
- Bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
- Bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong.
- Bị cưỡng bức, bóc lột tình dục.
- Có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền tình dục, HIV/AIDS, mang
thai ngoài ý muốn.
- Tổn thương tâm lý:
 Tinh thần suy sụp, lo âu, sợ hãi.
 Mặc cảm, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống.
7
 Phát triển lệch lạc về nhận thức và thường để lại những di chứng
vĩnh viễn lâu dài.
 Mất cơ hội học hành. Thất học khiến cơ hội phát triển kinh tế trong
tương lai của nạn nhân giảm đi và làm tăng nguy cơ họ bị tiếp tục buôn bán.
- Có thể bị tước mất quyền công dân và quyền con người như quyền
được sống, quyền tự do và quyền được giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ.
- Trẻ em bị vi phạm quyền được sống và lớn lên trong một môi trường
không được bảo vệ, dễ bị lạm dụng hay bóc lột dưới bất cứ hình thức nào.
- Khó hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng. Họ thường bị bêu riếu
hoặc tẩy chay, khó kiếm được kế sinh nhai bền vững.
- Dễ sa vào các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý,... hoặc trở thành kẻ
buôn bán người.

IX. GIẢI PHÁP


1. Trách nhiệm của Chính phủ Nhà nước
Mức xử phạt của việc buôn bán người theo “điều 150 Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội mua
bán người có thể bị phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế,
cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản”. Với tội ác vô nhân đạo này, có thể xem xét tăng thêm mức án để gia
tăng tính răn đe
Thời gian qua, không chỉ Việt Nam mà còn nhiều nước có công dân bị
lừa lao động trái phép tại Campuchia. Các tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng
mạnh mẽ tình trạng trên.
“Tôi cho rằng để giải quyết vấn đề hiệu quả, cần thiết có sự phối hợp
chung giữa các quốc gia, thậm chí cần thiết có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc
để các quốc gia cương quyết hơn trong đấu tranh, chấm dứt tình trạng buôn
người.

8
Đồng thời, các quốc gia có người lao động lâu nay bị bán phải tăng cường
các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát công dân, không để người lao động đi
các nước bất hợp pháp như thời gian qua” Trích lời của Đại sứ Đặc mệnh toàn
quyền Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng
Tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân nâng cao kiến thức và đẩy mạnh
truyền thông về các tệ nạn xã hội để giúp người dân phòng tránh
2. Trách nhiệm của sinh viên:
- Đối với bản thân của mỗi chúng ta, cần phải nâng cao nhận thức và
tìm hiểu thật kĩ những công việc mà mình sẽ và phải làm, phải hiểu rằng không
có công việc nào được gọi là “việc nhẹ lương cao”

- Không ngừng học tập nâng cao kiến thức pháp luật và nội dung cơ
bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền cho người thân trong gia đình,
bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm mua bán người qua miệng hay những câu
chuyện kể có thật để họ nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

9
PHỤ LỤC
1. https://dangcongsan.vn/ban-doc/hoi-dap/lam-the-nao-de-phong-
chong-mua-ban-nguoi-614058.html
2. https://login.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/kctxh/
11.%20CTXH%20voi%20Nan%20nhan%20buon%20ban%20nguoi%20-
%20final%20layout.pdf
3. https://vov.vn/the-gioi/campuchia-quyet-tam-ngan-chan-toi-pham-
buon-ban-nguoi-post1065082.vov
4. https://tuoitre.vn/dai-su-viet-nam-o-campuchia-noi-ve-nan-buon-
nguoi-giai-cuu-lao-dong-20220921222855925.htm?gidzl=-
fsaRYp3UYZuXAThADjvAFs2eMKptIjqiO3nOZJSB22mqFKoCuyj8EBUzcr
ZrYbwueQcR6JWQUnqASnxAG
5. Bộ luật hình sự 2015
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=183216

1
0

You might also like