You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN

BÀI THU HOẠCH


Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề: Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử hoặc một kỷ
vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà bạn
tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý nghĩa thực tiễn.

Họ và tên : Mai Thị Cẩm Vân


Mã số sinh viên : 31221022904
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Lớp học phần : 23C1HCM51000405
Phòng học : S4N2-305

TP.Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 8 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 20/08/2023, lần đầu tiên em có cơ hội được đặt chân đến Bảo tàng Hồ Chí Minh để tham
quan và học tập. Nơi đây chính là cột mốc đánh dấu cho sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác
Hồ, và sau này cũng chính là nơi lưu giữ tất cả các kỉ vật, hình ảnh cũng như toàn bộ câu
chuyện xoay quanh cuộc đời và hành trình 30 năm của Bác. Bản thân em, một người con miền
quê lên thành phố học tập, hình ảnh Bảo tàng chỉ được nhìn qua điện thoại. Vậy mà hôm nay,
Th.s Nguyễn Thị Thảo Nguyên – giảng viên bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho chúng em
cơ hội được tham quan nơi vĩ đại này. Em thực sự choáng ngợp với khuôn viên rộng rãi, thoáng
mát, với 12.000ha nằm trên vị trị ngã ba sông Sài Gòn. Trong chuyến tham quan đã để lại cho
em nhiều dấu ấn, đặc biệt là khi được ngồi giữa không gian trưng bày nghe kể toàn bộ về cuộc
đời và sự nghiệp của vị Chủ tịch vĩ đại, bản thân em lại càng thêm xúc động và mang một niềm
dâng tự hào.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên khi đã cho chúng em cơ
hội được hiểu sâu và rộng hơn về Bác Hồ kính yêu. Chính vì lẽ đó, chúng em, sinh viên K48
UEH nói riêng và là mầm non tương lai của đất nước nói chung, đã và đang tiếp tục cố gắng,
tiếp tục học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết về dân, về nước và về Chủ tịch Hồ
Chí Minh.

1
KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
( CHI NHÁNH TPHCM – BẾN CẢNG NHÀ RỒNG )

Bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với cái tên “Bến Cảng Nhà Rồng” nằm trên
đường số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Đây là đơn vị thuộc Sở Văn Hóa Thông
Tin TP.Hồ Chí Minh và là một trong những chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo Tàng và Di
tích lịch sử lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Ngôi nhà được dùng là nơi trưng
bày này thật chất là Trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một
trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi Sài Gòn rơi vào tay chúng.
Ngôi nhà được bắt đầu thi
công từ giữa năm 1862 và
hoàn thành vào năm 1863
với lối kiến trúc đậm chất
phương Tây nhưng trên
nóc nhà gắn hai con rồng
châu đầu vào mặt trăng
theo kiểu "Lưỡng long
chầu nguyệt" - một kiểu
trang trí quen thuộc của
đền chùa Việt Nam.

Đến năm 1995, sau thất bại thảm hại của thực dân Pháp ở Việt Nam, Thương cảng Sài Gòn –
một trong số đó là Nhà Rồng đã được chuyển giao sự quản lý cho chính quyền miền Nam Việt
Nam. Họ thực hiện tu sửa phần mái của ngôi nhà và đã thay thế hai con rồng khác với tư thế
quay đâu ra ngoài.

Chính nơi đây, vào ngày 05/06/1911, Người thanh niên trẻ
Việt Nam yêu nước mang tên Nguyễn Tất Thành đã rời bến
cảng Nhà Rồng, bước lên con tàu Amiral Latouche Tresville,
khởi đầu cho một cuộc hành trình với mong muốn tìm được
2
con đường cứu nước. Sau hơn 30 năm, một hành
trình dài với biết bao gian khổ, thử thách mà
Người đã phải gồng gánh một mình trải qua với sự
nồng nàn yêu nước, khát khao giúp nước tìm được
con đường tự do, độc lập.

Trong hơn 30 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí


Minh – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã thực sự
thành công khi trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và
cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, bảo tàng có 07
phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về

cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng

bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước;

tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân

miền Nam đối với Bác Hồ và hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ . Nơi đây đã vinh dự tiếp
đón trên 30 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong và ngoài nước, trong đó có sự góp
mặt đặc biệt của hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm
hiểu nghiên cứu về vị Chủ tịch Hồ Chí Minh.

SƠ LƯỢC VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ


Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 tại làng
Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (1862-
1929), một nhà Nho từng đỗ Phó bảng. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Chị là Nguyễn
Thị Thanh (1884), anh Nguyễn Sinh Khiêm (1888) và một người em trai mất sớm là Nguyễn
Sinh Nhuận(1900-1901).
1890-1895 Bác sống ở làng
Hoàng Trù trong tình yêu
thương và chăm sóc của bố
mẹ.

3
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người
chứng kiến nỗi khổ vô bờ của đồng bào và sự thất bại lần lượt của các phong trào đấu tranh
chống thực dân ( Phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào
Duy Tân của Phan Chu Trinh….), từ đó, Người nung nấu ý chí giành quyền độc lập cho đất
nước, mang lại tự do, hạnh phúc ấm êm cho đồng bào dân tộc.

HỒ CHÍ MINH – HÀNH TRÌNH 30 NĂM


Từ năm 1912-1917, Con người ra đi tìm đường cứu nước dưới cái tên Nguyễn Tất Thành vào
ngày 5/6/1911, Bác đến nhiều nơi trên thế giới, đi qua bốn châu lục và hòa mình vào cuộc sống
của nhân dân lao động. Qua những gì bản thân chứng kiến và cùng trải nghiệm, Hồ Chí Minh
cảm thông sâu sắc được sự khốn khổ của nhân dân và các dân tộc thuộc địa cùng với những
nguyện vọng, khát khao thiêng liêng trong lòng họ. Sau khi chứng kiến các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam liên tục thất bại thì Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được
tình cảnh chung liên kết với thế giới và từ đó, tích cực hoạt động nhằm đoàn đoàn kết nhân dân
các dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng tự do…
Sau hơn 30 năm bôn ba nơi đất khách quê người, chịu nhiều cảnh tù tội, vượt qua bao nhiêu
gian khổ ,vào ngày
28/01/1941(tức ngày
mùng 2 Tết Tân Tỵ) Bác
Hồ quay trở lại quê
hương, trực tiếp lãnh
đạo phong trào Cách
mạng Việt Nam, giành
lấy được quyền tự do mà
trong suốt bao nhiêu
năm, dân ta luôn mong
ước.
Và điều đó được khẳng định thông qua bảng Tuyên Ngôn Độc Lập sáng ngày 2/9/1945 tại
Quảng trường Ba Đình Hà Nội, lời tuyên bố cất lên trong nước mắt của hàng triệu dân, đất

4
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời với vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập
mang tên Hồ Chí Minh.
BÀI HỌC RÚT RA

Bảo tàng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa
yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi giữa các thế hệ
người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Như
được nhìn thấy chiếc micro Bác đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9,những bức ảnh thật, những
văn kiện cũng như bức tượng và những mô hình tái hiện lại những giai đoạn hoạt động cách
mạng của Bác cho em dễ dàng hiểu kỹ và sâu hơn về Bác - một con người vĩ đại của cả dân
tộc.
Việc tham quan đã thành Hồ Chí Minh thật sự vô cùng bổ ích, nó giúp em hiểu được truyền
thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc tiêu biểu, trong đó
chính là quá trình tìm đường cứu nước và giành độc lập quý vị chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư
cách là một sinh viên, một công dân trẻ của đất nước em thấy mình phải có thêm ý thức học tập
tốt hơn,noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ để sống thật tốt, thật đẹp giống như cái cách
mà Người quyết tâm từ một thanh niên yêu nước đã đem lại con đường cứu nước cho cả dân
tộc và bây giờ đây mỗi sinh viên có trách nhiệm và vai trò của mình sẽ phải đứng lên học tập,
noi gương, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kỳ đổi mới, có thể sánh vai với
các cường quốc năm châu.

You might also like