You are on page 1of 5

Cấu trúc: Tính cá nhân

Thân bài:
*Giải thích:
- Xác định từ khoá và giải thích
- Chốt vấn đề
* Bàn luận:
- Tại sao?
- Như thế nào?
* Đánh giá:
- Phản đề
- Mở rộng
- Liên hệ và Bài học
VD: “Tư duy độc lập buộc con người phải đối diện với nhiều thách thức, nhưng bù
lại, người ta được tự do”
Giải thích:
- Tư duy độc lập: có lập trường, có tính cá nhân
- Thách thức: trở ngại, chướng ngại vật
- Tự do
=>
Bàn luận: - Vì sao phải có tư duy độc lập?
+ Trưởng thành hơn
+
- Vì sao tư duy độc lập lại phải đối mặt với nhiều thách thức?
+ Nó mang tính cá nhân
+ Thời đại công nghệ số -> gió chiều nào theo chiều ấy
Đánh giá:
- Phản đề:
+ Có người ỷ lại, ko có lập trường riêng, ko chủ động, ko tự lập
- Mở rộng:
+ Tư duy độc lập ko có nghĩa là bảo thủ, luôn luôn cho rằng mình là đúng
Chữa:
Bàn luận: Xác định đề có bao nhiêu vế? Vế nào chính? Vế nào phụ? (Có cần thêm
câu hỏi phụ hay không?)
- Vì sao tư duy độc lập buộc con người phải đối mặt với nhiều thách thức? (thách
thức ở đây là gì? Thách thức ấy ảnh hưởng như thế nào?)
+ Cá nhân, suy nghĩ của con người -> bất lợi khi hoạt động nhóm, công việc
+ Suy nghĩ ko đúng hướng, đi sai hướng –> ko thực hiện đc mong muốn của mình
+ Tư duy độc lập vốn là những tư duy, suy nghĩ chưa được kiểm chứng -> con
người gặp khó khăn để chứng minh nó, kiểm chứng nó
+ Thách thức về đám đông (“vùng an toàn”) -> tâm lý đám đông
- Vì sao khi có tư duy độc lập, con người được tự do? (Tư duy độc lập mang lại
điều gì cho con người)
+ Tự do ở trong việc được nêu ý kiến, cá nhân -> tự do trong tư tưởng, suy nghĩ,
ko bị ép buộc, chủ động trong công việc
+ Khi mà chúng ta có tư duy độc lập -> tự do trong việc khám phá nhiều điều mới
mà trước đây bị đám đông giới hạn
+ Tư duy độc lập giúp con người được tự do thể hiện bản thân mình, khẳng định
chính mình, tạo ra dấu ấn riêng, bản sắc cá nhân -> Tháp nhu cầu tâm lý của
Maslow: tầng nhu cầu tâm lý cao nhất của con người là muốn sáng tạo, tự thể hiện
mình
+ Tư duy độc lập, con người được tự do và đó chính là công thức để hạnh phúc ->
Tiêu ngữ của Việt Nam “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
*Chọn lọc ý:
1. Chọn ý ai cũng nghĩ ra được (1-2 ý)
2. Chọn ý mình tâm đắc nhất
* Dẫn chứng: Phù hợp, CÓ TÍNH THỜI SỰ, hay
- Đồng chí Kim Ngọc với chính sách “khoán 10”:
https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/bi-thu-tinh-uy-kim-ngoc-con-nguoi-doi-
moi-sang-tao-phat-trien-nong-nghiep-571932.html
- Top 10 Gương mặt Việt Nam tiêu biểu
- Cô gái có râu Harnaam https://kenh14.vn/chan-dung-co-gai-co-rau-tro-thanh-nha-
hoat-dong-xa-hoi-chong-bat-nat-20221111143348754.chn
- Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Dữ,…
*Cách viết dẫn chứng:
- Viết hết các ý rồi mới viết dẫn chứng:
+ Lỗi nghèo nàn dẫn chứng
+ Khó có thể tìm được dẫn chứng bao quát tất cả các ý
+ Dễ khiến viết lan man, dài dòng
- Ý đến đâu dẫn chứng đến đấy: 2 loại
+ Dẫn chứng lướt: đơn thuần chỉ là liệt kê tên dẫn chứng + điều mà họ làm
VD: Tôi còn nhớ đến Hoa hậu Hương Giang đã khẳng định mình trên đấu trường
nhan sắc dành cho người chuyển giới; cô gái có râu Harnaam đã vượt qua định
kiến của đám đông về người phụ nữ để tự do làm những điều mình yêu thích; hay
người phụ nữ U50 được mệnh danh là “Tiểu công chúa đường An Phúc” với
những bộ lolita đáng yêu thể hiện mong muốn được sống là chính mình;… Những
con người ấy, những gì mà họ đang và đã làm khiến tôi cảm phục. Họ đã trở thành
tấm gương về công thức hạnh phúc của cuộc đời: độc lập, tự do ắt sẽ hạnh phúc
+ Dẫn chứng sâu: phân tích sâu một dẫn chứng
Đánh giá:
- Phản đề: tư duy một ý ít người nghĩ đến, dẫn chứng (nếu có)
+ Tư duy độc lập không có nghĩa là bảo thủ, khăng khăng bản thân là đúng
+ Tư duy độc lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi đám đông
- Mở rộng:
+ Tư duy độc lập nhưng tư duy đó phải tích cực, có ý nghĩa tốt đẹp, đúng với
chuẩn mực
+ Bàn về (tư duy độc lập) khi sự trong thời đại hiện nay, sự xuất hiện của chat gpt,
robot đang trở thành nỗi đáng lo ngại
-> Rồi đây sẽ có những cỗ máy biết làm thơ viết văn, sáng tạo văn học có còn là
độc quyền của con người?
- Liên hệ: kể một câu chuyện của cá nhân liên quan đến vấn đề đó -> rút ra bài học
cá nhân
*Cách viết mở bài:
- Dẫn bằng một câu nói, nhận định nào đó
+ Phải thuộc nhiều nhận định
+ Quá quen, nhiều người sẽ sử dụng cách này
- Dẫn bằng một thần thoại Hy Lạp
- Dẫn bằng một dẫn chứng cụ thể: sử dụng được dẫn chứng mà cậu đã tích luỹ, ít
người sử dụng
- Dẫn bằng một dữ liệu xã hội, bài báo, từ một tranh cãi trên mạng xã hội
VD: Tôi còn nhớ đến một bài báo trên trang TheNext Web đã đăng lên với tiêu đề:
“What Greek myths can teach us about the dangers of AI” (Thần thoại Hy Lạp
dạy chúng ta điều gì về sự nguy hiểm của AI). Thật đáng kinh ngạc khi từ 800 –
900 năm TCN, thần thoại đã đề cập đến những sinh vật hình người mang dáng dấp
của những robot, trí tuệ nhân tạo giống như thời hiện đại. AI giống như chiếc lọ bí
ẩn của Pandora. Chúng ta không biết những gì bên trong và chúng ta có thể cho
rằng nó chứa cả điều thiện và điều ác. Ta không thể phủ nhận những giá trị mà AI
mang lại, nhưng song song với đó là những hệ luỵ khôn lường nếu như ta quá dựa
dẫm, ỷ lại vào AI. Giống như ai đó từng nói…
*Kết bài:
- Mở - kết tương ứng
- Kết bằng suy ngẫm của bản thân mình
* Lời khuyên:
- Tránh lối viết màu mè, hoa lá bay bổng
- Căn thời gian hợp lý
- Sáng tạo trong bài
BTVN:

You might also like