You are on page 1of 3

Cuộc chiến sản xuất chip thế hệ mới

Không muốn để Trung Quốc thành siêu cường về chip, Mỹ quyết định lôi kéo châu
Âu về phe mình. Trung tâm của cuộc xung đột là một tập đoàn của châu Âu – nơi
có công nghệ quan trọng đến mức Hoa Kỳ yêu cầu cần có một lệnh cấm nghiêm
ngặt.
Theo kế hoạch nhà máy có thể sản xuất hơn 60.000 con chip tối tân mỗi năm. Loại
chip này dành cho máy tính siêu nhanh và ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo. Trung
Quốc rất nỗ lực nghiên cứu loại công nghệ hiện đại này nhưng chưa thành công.
Cho đến nay Trung Quốc chỉ sản xuất được các loại chip thông thường dùng cho
ô tô hoặc máy giặt. Chất bán dẫn cho phép triển khai các công nghệ của tương lai.
Tuy nhiên Mỹ quyết ngăn chặn không để Trung Quốc nắm được lĩnh vực này.
Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng các thành phần nhỏ bé này
để chế tạo vũ khí mới hoặc mở rộng bộ máy giám sát khổng lồ của mình. Kể từ
năm 2019, Mỹ cấm xuất khẩu các công nghệ tối tân này cho Trung Quốc.
Hãng ASML của Hà Lan là doanh nghiệp lớn duy nhất của châu Âu có thể chế tạo
loại chịp cực kỳ hiện đại này. Hãng này cũng cấm xuất khẩu sản phẩm của họ cho
Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã tìm ra cách tận dụng
tốt hơn các máy cũ của ASML, vốn đạt chuẩn cho đến năm 2019. Nhà sản xuất
SMIC ở Thượng Hải vận hành các hệ thống này vượt qua giới hạn mà người Hà
Lan đạt được, sản xuất chất bán dẫn có kích thước cấu trúc 7 nanomet. Đây là một
sự kỳ diệu. Các thiết bị ASML vốn dĩ không thể đạt được khả năng này.
Quy mô cấu trúc là đơn vị đo lường có ý nghĩa quyết định của ngành này. Càng
nhỏ thì chip càng mạnh. Các chất bán dẫn hiện đại nhất dày năm nanomet. Hiện
tại các nước đã lên kế hoạch vươn tới mốc 3 nanomet.
Dù chỉ đạt bảy nanomet, nhưng con số này cũng giúp Trung Quốc rất nhiều. Đó là
lý do chính phủ Mỹ hiện nay muốn ngăn chặn việc xuất khẩu các máy ASML đời
cũ hơn cho TQ. Châu Âu đang bị biến thành trung tâm của cuộc chiến chip toàn
cầu.
Nhà Trắng đang kêu gọi Hà Lan cấm tập đoàn ASML bán máy móc thiết bị cũ.
Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Bởi vì Bắc Kinh không thể đơn
1
giản có được các hệ thống cần thiết từ một quốc gia khác. 90 phần trăm tất cả các
thiết bị để sản xuất chip đến từ Hoa Kỳ, từ Nhật Bản và từ ASML ở Veldhoven.
Chính phủ Mỹ – cụ thể là nhà đàm phán của Bộ trưởng Thương mại Gina
Raimondo – đang gây áp lực lên các quan chức EU, chính phủ Hà Lan và các nhà
quản lý của ASML. Có vẻ như Mỹ muốn lôi kéo các nước châu Âu về phía mình
trong cuộc chiến chống lại đối thủ kinh tế lớn là Trung Quốc.
Trong những tuần tới, chính phủ Hà Lan sẽ quyết định có chịu khuất phục trước
áp lực của Mỹ và cấm xuất khẩu các máy ASML cũ hay không. Các chính phủ mỗi
nước ở châu Âu chịu trách nhiệm kiểm soát xuất khẩu, không giống như chính sách
thương mại do EU quyết định. Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje
Schreinemacher cam kết ủng hộ Mỹ, nhưng cũng cho biết sẽ “không sao chép từng
biện pháp của Mỹ”. Cái tên ASML không quá quen thuộc với công chúng, nhưng
tập đoàn này là trung tâm của các vấn đề kinh tế lớn của thời đại chúng ta. Đây là
tập đoàn duy nhất trên thế giới có thể cung cấp máy móc để sản xuất chip thế hệ
mới nhất. Kích thước cấu trúc bảy, năm hoặc thậm chí ba nanomet – cho đến nay
chỉ có thể thực hiện được với các hệ thống từ ASML.
Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực đối với các con chip, trong khi cho
đến nay châu Âu vẫn chỉ đang đứng ngoài theo dõi. EU chỉ chiếm mười phần trăm
sản lượng bán dẫn đang lưu thông trên toàn thế giới. Hầu hết chúng được dùng
trong công nghiệp chế tại ô tô và các loại máy móc thiết bị trong các nhà máy,
nhưng không có khả năng sản xuất chip cao cấp.
Xét cho cùng, ASML và các nhà sản xuất theo hợp đồng của Đức như Zeiss và
Trumpf là những nhà cung cấp quan trọng nhất cho ngành công nghiệp chip tại
châu Âu. Nay châu Âu cũng muốn đóng một vai trò lớn hơn trong việc sản xuất
chip trong tương lai.
Gần một năm trước, Ủy ban EU đã công bố một kế hoạch lớn cho ngành công
nghiệp bán dẫn của lục địa này, cái gọi là Đạo luật Chips. Benjamin Cedric Larsen,
một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở San Francisco,
cho biết: “Đây là phản ứng đối với các khoản trợ cấp của Mỹ và Trung Quốc. “Vấn
đề là phải đạt được chủ quyền kỹ thuật số.” Theo Larsen, dự án của EU cho thấy
2
nghiên cứu công nghệ cao toàn cầu sẽ ngày càng bị chính trị hóa trong tương lai.
EU hy vọng sẽ tăng gấp đôi thị phần thế giới của mình lên 20%.
Đạo luật Chips bảo đảm cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án, khoảng hơn 43 tỷ
euro. Để so sánh: Trung Quốc cung cấp cho ngành này số tiền tương đương khoảng
150 tỷ euro trong 10 năm, Mỹ khoảng 52 tỷ trong 5 năm.
Đạo luật Chips là một trong những ý tưởng táo bạo nhất trong lịch sử chính sách
công nghiệp châu Âu. Trong quá khứ, EU dựa nhiều vào thị trường tự do hơn là
sự can thiệp của nhà nước. Kế hoạch của Ủy ban bây giờ là một bước ngoặt.
Châu Âu muốn cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc để trở thành một siêu cường về
chip; để trở thành một khu vực không còn phải lo thiếu hụt chip và không phụ
thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp bán dẫn ở Viễn Đông.
Châu Âu đã nhận ra sự cần thiết phải hành động một cách khẩn trương. Bởi vì
riêng lệnh cấm xuất khẩu sẽ không đạt được gì. Các kỹ sư chip của Trung Quốc
đang bắt kịp nhanh chóng sự phát triển hiện nay.
Huawei đã đăng ký 22 bằng sáng chế cho máy sản xuất chất bán dẫn trong tháng
11. Theo các chuyên gia máy móc, thiết bị của tập đoàn này chưa đạt hiệu quả như
ASML, Hà Lan sẽ còn dẫn đầu trong ngành công nghệ này từ 7 đến 10 năm nữa.
Nhưng điều đó cũng có thể sẽ sớm thay đổi.

Xuân Hoài dịch


Nguồn: https://www.welt.de/wirtschaft/plus243114593/Industrie-Europas-
Schatz-den-China-nicht-haben-darf.html?fbclid=IwAR0dL9o8dK055u-
i7u11o7S_PrN8VXkGuqXwrkMdQUwyCfUaar-8nesxZII
St: Bùi Quý Thuấn

You might also like