You are on page 1of 2

Nghiên cứu xác định một số giống sen phù hợp với vùng đất ngập nước

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Mã số: 22/ĐTKHVP/2019 -2021


Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đào Văn Minh
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu và phát triển vùng
Thời gian thực hiện: Năm 2019-2021

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Nội dung 1: Đánh giá tổng quan về sinh trưởng và phát triển của cây sen,
điều kiện tự nhiên, hiện trạng và chế biến các sản phẩm sen tại tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống sen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng sen
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng sen
Nội dung 5: Nghiên cứu chế biến thử nghiệm một số sản phẩm từ cây sen
Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế ký thuật và đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nhân rộng phát triển thương mại hóa sản phẩm từ cây sen.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu thu được một số kết quả
chính sau: Xác định Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, sinh thái,
khí hậu để phát triển vùng trồng sen theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có
giá trị cao hơn trên vùng đất úng trũng, đất một lúa, đất nuôi trồng thủy sản hiệu
quả kinh tế thấp. Xác định được 06 giống sen: sen hoa (Tây hồ, Cốm); sen hạt
(Bát xanh, mặt bằng), sen củ ( Đài loan, sen hương), phù hợp với điều kiện vùng
đất ngập nước trên địa bàn tỉnh.
Khảo nghiệm xác định được năng suất một số giống sen: Giống sen Bát
xanh phù hợp nhất cho phát triển sen lấy hạt. Tỷ lệ sống 93,6%, chiều cao cây
172±2,1 cm, độ rộng lá 54,4±1,7 cm. Tỷ lệ hạt chắc 94,8%. Năng suất đạt
3345kg/ ha; Giống sen Tây Hồ phù hợp cho phát triển lấy hoa. Mật độ trồng
3333 cây, tỷ lệ sống 94,1%, chiều cao cây trung bình đạt 157±3,9cm. Chiều rộng
lá đạt trung bình 57,4±1,6 cm. Màu sắc cánh hoa hồng tươi rất đẹp, gạo sen nhiều,
đường kính hoa to đạt 21-24 cm, hoa giữ được 5 -6 ngày, năng suất hoa rất đạt
58.500 bông/ha; Giống sen Đài Loan phù hợp cho phát triển sen củ. Tỷ lệ sống
94,7%, chiều cao cây 158,5±3,1cm, chiều rộng lá 15,5±0,6 cm, năng suất
10600kg/ha
Xây dựng được 03 mô hình trồng sen: Mô hình sen lấy hạt có diện tích 02
ha, cho năng xuất 3345 kg/ ha; lợi nhuận 109.840.000đồng/ha; Mô hình trồng sen
lấy hoa có diện tích 1ha, cho năng xuất 58.500 bông/ha; lợi nhuận
154.600.000đồng/ha; Mô hình trồng sen lấy củ có diện tích 2 ha, cho năng xuất
10.600 kg/ha; lợi nhuận 182.816.000đồng/ha. Chế biến được một 04 sản phẩm:
Trà túi lọc lá sen; Bột hạt sen hòa tan; Ngó sen muối; Củ sen muối. Tập huấn
được 02 lớp với 100 người, xây dựng 01 video để tuyên truyền nhân rộng mô
hình.
Nhằm nghiên cứu xác định một số giống Sen phù hợp với vùng đất ngập
nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp sau:
Xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá hình ảnh; Nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh đối với các hộ trực tiếp sản xuất; Ngoài xây dựng mô hình liên
kết 4 nhà, trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sen cần xây dựng các mô hình liên kết
các hộ sản xuất sen với nhau, vận động tham gia Hội trồng sen để trao đổi thông
tin, kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Đa dạng hóa các sản phẩm như
chè sen, mứt sen, ngó sen muối...; Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, bảo quản,
tiêu thụ sản phẩm cho cán bộ và nông dân; Hoàn thiện một số cơ chế chính sách
phát triển vùng sản xuất sen hàng hóa; Hỗ trợ phát triển vùng sản xuất; Chuyển
đổi các diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng sen gắn với mô hình trang trại
sinh thái; Chuyển một số diện tích ruộng đất sản xuất hàng năm kém hiệu quả
sang trồng sen; Đối với những diện tích trồng mới chưa cho sản phẩm cần có
chính sách tín dụng như vay vốn đầu tư dài hạn với mức lãi suất ưu tiên theo chu
kỳ sản xuất cây lâu năm để tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện mở rộng và
thâm canh trong sản xuất; Tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng sen và chế biến các
sản phẩm từ cây sen cho các hộ nông dân; Về cơ cấu bộ giống khuyến cáo nông
hộ chọn các chọn các dòng sen đề tài đã khảo nghiệm: lấy hoa Tây hồ, cốm; lấy
củ Đài Loan, hương; Lấy hạt Bát xanh, mặt bằng; Cần kết hợp với ngành nông
nghiệp, khuyến nông tiến hành các buổi tập huấn giới thiệu giá trị kinh tế và kỹ
thuật trồng các giống sen mà đề tài đã tuyển chọn được; Xây dựng các phóng sự
về hình ảnh video phát thanh trên các trương trình đại chúng tại địa phương; Gắn
kết sản phẩm sen với các điểm du lịch như Tam đảo, Tây Thiên....
KẾT LUẬN
Xác định Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, sinh thái, khí
hậu để phát triển vùng trồng sen theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá
trị cao hơn trên vùng đất úng trũng, đất một lúa, đất nuôi trồng thủy sản hiệu quả
kinh tế thấp.
KIẾN NGHỊ
Duy trì và nhân rộng mô hình sau khi đề tài kết thúc
Xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm để hỗ trợ chế biến và tiêu thụ sản
phẩm
Thành lập HTX trồng và chế biến các sản phẩm từ cây sen
BT. Nguyễn Thị Thu Huyên

You might also like