You are on page 1of 76

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH
HƯNG YÊN
LỚP 10
Ban Chỉ đạo biên soạn:

Trưởng ban: NGUYỄN DUY HƯNG

Ban Biên soạn:

Tổng Chủ biên: NGUYỄN VĂN PHÊ

Đồng Chủ biên: ĐỖ VĂN KHẢI – NGUYỄN THỊ LIÊN

Thành viên Ban biên soạn:

NGUYỄN THỊ THU THUỶ

NGUYỄN THỊ TRANG THANH

PHẠM MINH HOÀNG

NGUYỄN MẠNH ĐẠT

VŨ THỊ PHƯƠNG

ĐOÀN THỊ TUYẾT

VŨ THỊ THIẾT

ĐOÀN THỊ NGỌC HƯƠNG

HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG

PHẠM THỊ MAI XUÂN

2
Lời nói đầu

Các em học sinh thân mến!

Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tài liệu giáo dục địa
phương tỉnh Hưng Yên – Lớp 10 được biên soạn nhằm giúp các em lĩnh hội
những kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá truyền thống của Hưng Yên; về địa lí,
kinh tế, hướng nghiệp; các vấn đề về chính trị – xã hội và môi trường của Hưng
Yên qua 6 chủ đề:

Chủ đề 1. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở Hưng Yên

Chủ đề 2. Phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hưng Yên

Chủ đề 3. Hưng Yên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc

Chủ đề 4. Giáo dục, khoa bảng ở Hưng Yên

Chủ đề 5. Di sản văn học ở Hưng Yên

Chủ đề 6. Một số vấn đề chính sách xã hội ở Hưng Yên

Với những kiến thức cơ bản lĩnh hội được qua tài liệu này, các em sẽ cảm
nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Hưng Yên văn hiến và cách mạng, thêm tự
hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

Mong các em vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học, thực hiện những
việc làm thiết thực, hữu ích với bản thân, gia đình, góp phần vào sự phát triển
bền vững của quê hương Hưng Yên.

Chúc các em có những tiết học bổ ích và lí thú!

. Ban Biên soạn

3
Mục lục

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


Chủ đề 1. 5
Ở HƯNG YÊN

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI


Chủ đề 2. KHÍ HẬU Ở HƯNG YÊN 11

HƯNG YÊN TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA


Chủ đề 3. 18
DÂN TỘC

Chủ đề 4. GIÁO DỤC, KHOA BẢNG Ở HƯNG YÊN 33

Chủ đề 5. DI SẢN VĂN HỌC Ở HƯNG YÊN 44

Chủ đề 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở HƯNG YÊN 61

Hướng dẫn sử dụng tài liệu

Mở đầu: Định hướng nội Vận dụng: Liên hệ, vận dụng kiến
dung bài học thức vào học tập và cuộc sống
Nội dung bài học: Cung Em có biết? Cung cấp thêm thông
cấp thông tin, kiến thức tin cho nội dung bài học

Luyện tập: Củng cố kiến Câu hỏi: Nhiệm vụ học tập


thức vừa học

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng cho các em học sinh lớp sau nhé!

4
5
Chủ đề 1 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÍ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở HƯNG YÊN

Mục tiêu
– Phân tích được hiện trạng khai thác và sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên
ở địa phương.
– Phân tích và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở
địa phương.
– Đề xuất được một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên ở địa phương.

Hình 1. Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc

5
Hưng Yên nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có lịch sử khai thác lãnh thổ
lâu đời. Vậy hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hưng Yên như thế
nào? Làm thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bền vững ở
Hưng Yên?

I. SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở HƯNG YÊN


1 Khái quát tài nguyên thiên nhiên ở HưngYên
Các tài nguyên chủ yếu ở Hưng Yên gồm đất, nước, khoáng sản.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Hưng Yên chiếm 55,1% đất tự nhiên, trong đó
chủ yếu là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê chỉ chiếm diện tích nhỏ. Đất nuôi
trồng thuỷ sản của Hưng Yên chiếm 5,3% diện tích đất tự nhiên.
Hưng Yên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng nhiệt độ trung bình năm từ
8 500 – 8 6000C, lượng mưa trung bình năm từ 1 450 – 1 650 mm, trong đó 90% lượng
mưa tập trung vào từ tháng 4 đến tháng 10.
Hưng Yên có nguồn tài nguyên nước dồi dào. Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông chảy
qua. Ngoài ra, Tỉnh còn có nguồn nước ngầm phong phú. Tài nguyên khoáng sản của
Tỉnh ít, chủ yếu là cát, đất sét, than nâu, nước khoáng,…

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy nêu đặc điểm của một số tài
nguyên thiên nhiên ở Hưng Yên.

2 Khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất ở Hưng Yên. Với
lợi thế về đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nông nghiệp ở Hưng Yên phát
triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
Để sử dụng tài nguyên đất, khí hậu hiệu quả, nhiều địa phương trong tỉnh đã
chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao.Trong giai
đoạn 2010 – 2020, diện tích trồng cây lương thực giảm, diện tích trồng các cây ăn quả
tăng nhanh, cụ thể: diện tích gieo trồng lúa giảm từ 81 941 ha xuống còn 70 372 ha;
diện tích trồng ngô giảm từ 8 608 ha xuống còn 4 200 ha; trong khi đó, diện tích trồng

6
5
nhãn tăng từ 2 682 ha lên 4 710 ha, diện tích trồng vải tăng từ 426 ha lên 960 ha, diện
tích trồng bưởi tăng từ 388 ha lên 1 678 ha, diện tích trồng chuối tăng từ 1 295 ha lên
2 800 ha,...
Giai đoạn 2015 – 2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi 9 700 ha đất trồng cây hiệu quả thấp
sang trồng cây hằng năm, lâu năm, kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cho
hiệu quả cao. Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, giá trị nông nghiệp trên 1 ha đất
canh tác tăng từ 150 triệu đồng năm 2015 lên 210 triệu đồng năm 2020.

Một số mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao ở Hưng Yên: Mô hình trồng hoa,
cây cảnh ở Xuân Quan, Phụng Công (huyện Văn Giang) cho thu nhập từ 0,8 – 1 tỉ đồng/ha
(cao hơn trên 10 lần trồng lúa); trồng cây ăn quả cho thu nhập từ 250 – 700 triệu đồng/ha
(gấp 3 – 7 lần trồng lúa); trồng cây dược liệu cho thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/ha; nuôi
trồng thuỷ sản cho thu nhập 150 – 200 triệu đồng/ha.

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015, 2020 ở Hưng Yên
Đơn vị: ha
Năm 2015 2020
Tổng số 93 022,4 93 019,7
1. Đất nông nghiệp 61 019,6 58 876,9
– Đất sản xuất nông nghiệp 54 452,1 51 278,2
+ Đất trồng cây hằng năm 41 498,0 35 090,8
+ Đất trồng cây lâu năm 12 954,1 16 187,5
– Đất nuôi trồng thuỷ sản 5 081,1 4 911,2
– Đất nông nghiệp khác 1 486,4 2 687,5
2. Đất phi nông nghiệp 31 756,1 34 012,4
3. Đất chưa sử dụng 246,7 130,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2020)
Nguồn nước được khai thác hiệu quả thông qua hệ thống kênh và các công trình
thuỷ lợi. Việc điều tiết nước trong mùa khô và mùa mưa đáp ứng nhu cầu sản xuất
nông nghiệp. Toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 638 trạm bơm, trong
đó có 454 trạm chuyên tưới, 38 trạm chuyên tiêu và 146 trạm tưới, tiêu kết hợp. Hệ
thống kênh nội đồng với tổng chiều dài hơn 6 289 km, trong đó, kênh trục liên huyện
và kênh dẫn nước tưới, tiêu chính dài 1 195 km, kênh tiểu thuỷ lợi dài hơn 5 000 km.

7
Nhiều diện tích nước mặt được sử dụng nuôi trồng thuỷ sản để tăng thêm thu
nhập cho người dân.

Hình 2. Mô hình nuôi cá (xã Cẩm Xá, Hình 3. Trồng hoa, cây cảnh công nghệ cao
thị xã Mỹ Hào) (huyện Văn Giang)

Dựa vào bảng 1 (trang 7) và thông tin em hãy:


1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp ở Hưng Yên và giải thích.
2. Nhận xét một số phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát
triển nông nghiệp ở Hưng Yên.

3 Khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển các ngành kinh tế khác
Khoáng sản ở Hưng Yên chủ yếu là cát trên các con sông. Hiện nay, cát đang được
khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng nội tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận.
Tài nguyên nước mặt được khai thác cho hoạt động vận tải hàng hoá đường sông
với nhiều bến sông chuyên chở hàng hoá sang các tỉnh khác.
Phát huy lợi thế về mặt địa lí và hệ thống di tích lịch sử văn hoá dày đặc, Hưng Yên
đã xây dựng được tuyến du lịch sông Hồng. Tuyến du lịch sông Hồng từ Hà Nội đến
tham quan di tích: đền Đa Hoà (huyện Khoái Châu), khu di tích quốc gia đặc biệt
Phố Hiến: chùa Chuông, đền Mẫu,… (thành phố Hưng Yên) được đưa vào khai thác
góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:


1. Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên nước đối với các ngành kinh tế khác.
2. Nhận xét phương thức khai thác tài nguyên nước, khoáng sản ở Hưng Yên
và nêu một số vấn đề đặt ra.

8
II. SUY GIẢM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở HƯNG YÊN
1 Biểu hiện của suy giảm tài nguyên thiên nhiên
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bị ô nhiễm theo xu hướng ngày
càng tăng qua các năm, đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi
sinh. Mức độ ô nhiễm tại vị trí nước mặt tiếp nhận nước thải từ các làng nghề là lớn nhất.
Các vị trí ô nhiễm nặng xuất hiện nhiều tại các sông, kênh trên địa bàn các huyện phía
bắc tỉnh như: sông Bắc Hưng Hải, sông Như Quỳnh, sông Bún (huyện Văn Lâm, huyện
Văn Giang, thị xã Mỹ Hào) và ở phía nam là sông Điện Biên (thành phố Hưng Yên).
Mực nước dưới đất đang có xu hướng bị hạ thấp làm cho nhiều giếng khơi
cạn kiệt. Các huyện có mực nước dưới đất bị hạ thấp là Văn Lâm, Yên Mỹ, Văn Giang
và thị xã Mỹ Hào,...
Dọc các kênh thuỷ lợi, tình trạng xây nhà gần bờ sông đã phần nào làm thay đổi
các con sông. Sông Từ Hồ – Sài Thị là trục chính của hệ thống thuỷ lợi trên đồng
ruộng huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, nhưng lòng sông ngày càng nhỏ lại.
Trong vòng 20 năm, sông có đoạn rộng 45 m nay chỉ còn 15 – 25 m. Các tuyến sông
Quảng Lãng, sông Bún, kênh trạm bơm Ấp Bắc có bề mặt nước trước đây rộng trên
20 m, nay nhiều đoạn chỉ còn chừng 10 m. Nhiều con sông không có khả năng tưới
tiêu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một vài nơi trên địa
bàn tỉnh nhất là đối với đất làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, khai thác cát làm vật
liệu xây dựng. Một số hành vi khai thác cát trái phép và tác động của tự nhiên đã làm
giảm diện tích đất canh tác ở hai bên bờ sông do bị sạt lở.
2 Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thiên nhiên
Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên thiên nhiên chủ yếu do hoạt động của
con người.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng, kéo theo lượng rác thải và
nước thải trong sản xuất ngày càng tăng. Một số cơ sở công nghiệp, cụm công
nghiệp chưa xây dựng được hệ thống xử lí nước thải tập trung. Hầu hết các làng
nghề không có hệ thống xử lí nước thải hoặc hệ thống xử lí đã xuống cấp. Nước
thải, rác thải chưa được xử lí hoặc được xử lí chưa đảm bảo quy chuẩn thải ra môi
trường gây suy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất, nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực
vật ngày càng nhiều dẫn đến suy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất và nước.
Do quá trình đô thị hoá, lượng nước thải và rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều
trong các khu đô thị và dân cư. Nhiều nơi chất thải sinh hoạt chưa kịp xử lí xả thải
ra môi trường gây suy thoái tài nguyên đất, nước.
9
3 Giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững của tỉnh Hưng Yên.
Quản lí chất lượng nước mặt chặt chẽ hơn, đầu tư các hệ thống xử lí nước thải tại
nguồn, khai thác nguồn nước dưới đất hợp lí.
Quản lí, giám sát chặt chẽ việc khai thác cát trên sông, xử lí nghiêm các vụ khai
thác cát trái phép trên sông.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đổ rác thải đúng nơi quy định, không
đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường đối
với thế hệ trẻ; hướng dẫn, vận động người dân phân loại, xử lí rác thải tại hộ gia đình.
Sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hợp lí,
tránh gây suy thoái tài nguyên đất và ô nhiễm nguồn nước.
Thu hút đầu tư vào tỉnh những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, không tiếp
nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:


1. Trình bày một số dấu hiệu của suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở Hưng Yên.
2. Phân tích và giải thích sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở Hưng Yên.
3. Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
ở Hưng Yên.

1 Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên nước ở Hưng Yên và giải thích tại sao
tài nguyên nước đang bị suy giảm và ô nhiễm.
2 Dựa vào Bảng 1 (trang 7), em hãy vẽ biểu đồ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp năm 2015 và 2020 của Hưng Yên và nhận xét.

Tìm hiểu biểu hiện sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em và đề xuất
giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.

10
5
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ
Chủ đề 2 ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở HƯNG YÊN

Mục tiêu
– Trình bày được một số thiên tai thường xảy ra ở Hưng Yên.
– Mô tả được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương.
– Trình bày được một số hậu quả của thiên tai đến đời sống và sản xuất ở tỉnh
Hưng Yên.
– Đề xuất được một số giải pháp phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu ở địa phương.
– Tuyên truyền mọi người trong địa phương về phòng chống thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Hưng Yên.

Hình 1. Cánh đồng lúa bị ngập úng

11
Mặc dù diện tích không lớn và địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng hằng năm
Hưng Yên vẫn chịu tác động của thiên tai. Vậy những thiên tai thường xảy ra ở Hưng
Yên là gì? Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất của
người dân Hưng Yên như thế nào?

I. THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HƯNG YÊN


1 Thiên tai
Các thiên tai thường xảy ra ở Hưng Yên là bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, nắng
nóng, hạn hán,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và đời sống người
dân ở Hưng Yên.
Bão và áp thấp nhiệt đới: Tỉnh Hưng Yên thường chịu ảnh hưởng gián tiếp của
những cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Bão
và áp thấp nhiệt đới tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 với tần suất ảnh hưởng
trên 2 cơn mỗi năm.
Bão kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây thiệt hại về tài sản của người dân gây
ngập lụt ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Năm 2012, có 4 cơn bão ảnh hưởng đến
tỉnh Hưng Yên, gây ra mưa lớn, gió mạnh cấp 9, cấp 10; năm 2018, có 2 cơn bão ảnh
hưởng đến Hưng Yên, gió giật cấp 5 gây mưa to đến rất to. Năm 2019, có 3 cơn bão
ảnh hưởng đến Hưng Yên, đặc biệt cơn bão số 3 gây thiệt hại trên 1 tỉ đồng và nhiều ha
hoa màu, thuỷ sản bị mất.

Năm 2016, các thiên tai gây thiệt hại trên phạm vi toàn tỉnh: trên 200 ngôi nhà, gần
2 000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, trên 150 con gia súc bị chết và cuốn trôi,… tổng thiệt hại
trên 361 tỉ đồng. Năm 2017, thiệt hại do thiên tai là 100 tỉ đồng.
Năm 2018, bão, lốc xoáy và mưa lớn gây thiệt hại đối với nông nghiệp và các công
trình thuỷ lợi, cụ thể: ngập úng trên 226 ha lúa, 107 ha hoa màu, 120 ha cây ăn quả và
9,6 ha nuôi trồng thuỷ sản; nứt đê ở Liên Khê (huyện Khoái Châu), 6 cột điện gãy đổ ở xã
Việt Hoà (huyện Khoái Châu),…

12
5
Hình 2. Cây trồng bị ngập úng do mưa lớn ở Hưng Yên
Ngập lụt: Địa hình của tỉnh Hưng Yên bằng phẳng xen kẽ các ô đất trũng ngập
nước, mật độ mạng lưới sông khá cao, do đó, hiện tượng ngập úng vào mùa mưa lũ ở
một số khu vực vùng thấp cũng gia tăng. Các xã thường xuyên bị ảnh hưởng là Dương
Quang, Hoà Phong, phường Minh Đức (thị xã Mỹ Hào), Tiên Tiến, Minh Tiến, Tam Đa
(huyện Phù Cừ) và khu vực tỉnh lộ 205 (huyện Ân Thi),…
Nắng nóng: Vào mùa hạ, tình trạng nắng nóng (nhiệt độ trung bình từ 350C đến
dưới 370C) và nắng nóng gay gắt (từ 370C đến dưới 390C) thường xảy ra ở Hưng Yên,
ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, gây tình trạng khô hạn và gia tăng nguy cơ cháy
nổ. Năm 2019, toàn mùa có 6 đợt nắng nóng, đặc biệt từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 7
tháng 7 xuất hiện một đợt nắng nóng gay gắt, trong đó 6 ngày liên tiếp nhiệt độ cao
trên 390C, cao nhất 400C.
Hạn hán: Hạn hán thường xảy ra chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 và ở hầu hết tại các
địa phương trong tỉnh. Hạn hán gây khó khăn trong sản xuất vụ đông xuân, tác động
xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Sạt lở bờ sông: Trong những năm qua hiện tượng sạt lở bờ sông xảy ra khá phổ
biến trên các triền sông của tỉnh Hưng Yên, nhất là vào mùa mưa lũ. Sạt lở bờ sông làm
mất diện tích đất sản xuất, nơi cư trú của người dân cũng như ảnh hưởng đến an toàn
đê điều. Năm 2018, tại huyện Văn Giang xuất hiện cung sạt dài 18 m (xã Thắng Lợi),
ở thành phố Hưng Yên cung sạt dài 35 m (xã Phú Cường và Hùng Cường).
Ngoài ra, Hưng Yên còn chịu các thiên tai khác như giông, lốc, sét, rét đậm,... tác
động xấu đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:


– Mô tả một số thiên tai thường xảy ra ở Hưng Yên.
– Trình bày một số hậu quả do thiên tai gây ra đến đời sống và sản xuất ở
Hưng Yên.

13
2 Biến đổi khí hậu ở Hưng Yên
Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Hưng Yên bao gồm: sự gia tăng nhiệt độ, sự
thay đổi lượng mưa, thay đổi các yếu tố cực trị và gia tăng các hiện tượng thời tiết
cực đoan,…
Sự biến đổi về nhiệt độ: Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2018, nhiệt độ không khí
trung bình năm của Hưng Yên có xu thế tăng với tốc độ tăng khoảng 0,20C/thập kỉ.
Nhiệt độ trung bình trong mùa xuân và mùa thu có xu hướng tăng. Đặc biệt, năm 2019
có nhiệt độ trung bình năm cao nhất (25,30C). Diễn biến nhiệt độ 2016 – 2019 được
thể hiện như sau:

35

30

25

20

15 2016
10 2017

5 2018
2019
0
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm

Hình 3. Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng ở Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2019

Sự biến đổi về lượng mưa: Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2018, lượng mưa
trung bình năm có xu thế giảm với tốc độ khoảng 3%/thập kỉ. Lượng mưa tại Hưng Yên
có diễn biến bất thường và không đồng đều, gia tăng tần suất các đợt mưa với lưu
lượng lớn trong nhiều giờ. Lượng mưa một ngày lớn nhất của Hưng Yên có xu hướng
giảm với tốc độ giảm khoảng 7%/thập kỉ. Diễn biến tổng lượng mưa tăng dần từ
1 514,8 mm (năm 2015) lên 1 939,9 mm (năm 2017) và giảm dần còn 1 819,3 mm
(năm 2018) và giảm xuống 1 546,2 (năm 2019) cho thấy khí hậu đang có xu thế thay
đổi so với quy luật của các năm về trước.
Thay đổi các yếu tố cực trị: Nhiệt độ cao tuyệt đối có xu thế tăng với tốc độ
khoảng 0,38 0 C/thập kỉ. Số ngày nắng nóng trong năm có xu thế tăng với tốc độ
5 ngày/thập kỉ. Số ngày rét đậm ở tỉnh Hưng Yên có xu thế giảm xấp xỉ 3,5 ngày/thập
kỉ. Số ngày rét hại cũng thể hiện xu thế giảm với tốc độ giảm gần 2 ngày/thập kỉ.

14
5
Trong giai đoạn 2016 – 2019, số giờ nắng nóng ở Hưng Yên có xu thế tăng.
Biến đổi khí hậu đang gây nên những hiện tượng thời tiết khác thường so với quy
luật nhiều năm.

Số giờ nắng 1600

1400

1200

1000
Năm 2016
800 Năm 2017

600 Năm 2018


Năm 2019
400

200

0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm

Hình 4. Diễn biến số giờ nóng các tháng tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2019

Tác động của tự nhiên và con người là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Tác động của biến đổi khí hậu


Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên, phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh Hưng Yên.
Trước tiên, biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước. Sự phân hoá giữa
mùa lũ và mùa cạn có xu hướng tăng lên. Các tháng ít nước kéo dài hơn và mưa tập
trung hơn vào các tháng mùa mưa. Nhiệt độ tăng, đồng thời lượng mưa mùa khô lại
giảm dẫn đến đất đai trở nên khô cằn hơn, ngăn cản quá trình chuyển hoá dinh
dưỡng trong đất.
Với sự thay đổi về lượng mưa, khả năng ngập úng tăng lên cả về diện tích, độ
sâu ngập và thời gian ngập úng ở một số khu vực của các huyện Tiên Lữ, Ân Thi và
2 Cừ.
Phù
Biến đổi khí hậu tác động nhiều nhất đối với nông nghiệp. Khí hậu thay đổi theo
hướng bất lợi (mưa lũ, hạn hán kéo dài, bão xảy ra bất thường,…) làm cho năng suất,
sản lượng cây trồng bị suy giảm; chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do gia súc, gia cầm
phải sống trong điều kiện kém thích nghi hơn và dịch bệnh nhiều hơn,...

15
Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày một số biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Hưng Yên.
2. Lấy một số ví dụ chứng minh hoạt động sản xuất ở Hưng Yên góp phần làm
biến đổi khí hậu.
3. Nêu một số hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra ở Hưng Yên.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HƯNG YÊN
1 Một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên đã có nhiều giải pháp để phòng, chống thiên tai, cụ thể:
– Dự báo, cảnh báo các thiên tai có thể xảy ra.
– Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng
cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai.
– Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai.
– Tuyên truyền, phổ biến kĩ năng về phòng chống thiên tai.
– Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng.
– Khi thiên tai xảy ra, cần triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm; khắc phục thiệt hại ban đầu; thống kê,
đánh giá thiệt hại, lập nhu cầu hỗ trợ; lập kế hoạch tái thiết sau thiên tai.

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy trình bày một số giải pháp
phòng chống thiên tai ở Hưng Yên.

2 Ứng phó với biến đổi khí hậu


– Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong
công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp đê tả sông Hồng, sông Luộc, một số công trình, trạm
bơm, nạo vét kênh mương,… trên địa bàn của tỉnh nhằm phòng chống ngập lụt.
+ Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu; đa dạng hoá các hoạt
động luân canh, xen canh; cải thiện hiệu quả tưới, tiêu trong trồng trọt.

16
5
+ Sử dụng nguồn nước tiết kiệm, kiểm soát các nguồn thải ra sông, kênh,
mương, ao, hồ.
– Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Giảm phát thải khí nhà kính.
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng.
+ Tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện với
môi trường.
+ Đầu tư thay đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải.
+ Phát động phong trào trồng và bảo vệ cây xanh nhằm hình thành bể hấp thụ
nhà kính.

Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy trình bày một số giải pháp
thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Hưng Yên.

1 Sơ đồ hoá các thiên tai, hậu quả và một số giải pháp phòng chống thiên tai ở
Hưng Yên.
2 Đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở địa phương
em theo gợi ý sau:

Giải pháp thích ứng Giải pháp giảm nhẹ


– ............................ Ứng phó với – ............................
– ............................ biển đổi khí hậu – ............................
– ............................ – ............................

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:


1 Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở địa phương em và đề xuất giải pháp
phòng chống thiên tai phù hợp với địa phương em.
2 Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) tuyên truyền về phòng chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương em.

17
Chủ đề 3 HƯNG YÊN TRONG LỊCH SỬ
CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC

Mục tiêu
– Nêu được một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của người Hưng Yên trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc.
– Đánh giá được vị trí, vai trò của Hưng Yên trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc.
– Giới thiệu được truyền thống yêu nước của người Hưng Yên qua các cuộc đấu
tranh tiêu biểu của người Hưng Yên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Hình 1. Văn chỉ Bình Dân (xã Tân Dân, huyện Khoái Châu)

18
5
Qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc
Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Hoà cùng với dòng chảy lịch sử của
dân tộc, nhân dân Hưng Yên có tính cộng đồng cao, có tinh thần yêu nước nồng nàn,
kết cấu làng xã bền chặt, đoàn kết chống ngoại xâm và liên tục chống ngoại xâm
trong nhiều thời đại.

Thời Bắc thuộc, ngay từ đầu Công nguyên, nhân dân Hưng Yên đã tham gia cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán. Trong cuộc khởi nghĩa chống quân
xâm lược nhà Lương vào thế kỉ thứ VI, sau khi Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục
tiếp quản binh quyền đã quyết định rút quân về đóng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (huyện
Khoái Châu). Ngô Quyền cũng đã từng lập đại bản doanh ở phố Vương – Tiên Lữ
(938). Nhân dân Hưng Yên cũng tham gia tích cực vào các cuộc kháng chiến, khởi
nghĩa dưới các triều đại quân chủ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Hưng Yên là nơi có phong trào Cần Vương phát triển mạnh, đó là khởi nghĩa
Bãi Sậy. Trong những năm 1925 – 1926, nhân dân tỉnh Hưng Yên đặc biệt nhân dân ở
tỉnh lị Hưng Yên, huyện Khoái Châu, huyện Ân Thi tích cực tham gia hưởng ứng phong
trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh. Cùng với nhân dân
cả nước, nhân dân Hưng Yên anh dũng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống đế quốc Mỹ cứu nước.

Kể tên một số cuộc kháng chiến trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
có sự tham gia của nhân dân Hưng Yên.

1 Hưng Yên với các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc (179 TCN – 938)
Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Mê Linh với quyết tâm “Đền nợ nước,
trả thù nhà”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà, người dân Hưng Yên đã tích cực tham
gia vào cuộc khởi nghĩa: đón tiếp quân sĩ, mở đường, đóng góp lương thực,...

19
Hình 2. Đền thờ Hai Bà Trưng (xã Phụng Công,
huyện Văn Giang)

Tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có các nữ tướng: Hương Thảo,
Nguyệt Thai, Nguyệt Độ, Trần Thị Mã Châu, Vũ Thị Thục, Ngọc Chi,...
Hiện nay, ở Hưng Yên có nhiều nơi lập đền thờ các tướng lĩnh tham gia cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng.
Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa
này nhận được sự đóng góp của hai cha con tù trưởng Triệu Túc và nhân dân nhiều
địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: nhân dân Như Quỳnh (huyện Văn Lâm), Lê Quý Công
(thị xã Mỹ Hào), Linh Lang đại vương, Đô Thống đại vương, Hiến Minh đại vương
(huyện Phù Cừ), Trần Danh Tông (huyện Văn Giang), Thạch Lân (huyện Yên Mỹ),… giúp
Lý Bí chống giặc và xây dựng đất nước.

Hình 3. Đình Cẩm Sơn (xã Cẩm Xá, thị xã Hình 4. Đình La Tiến (xã Nguyên Hoà,
Mỹ Hào) thờ Lê Quý Công huyện Phù Cừ) thờ Linh Lang đại vương,
Hiến Minh đại vương

20
5
Năm 546, sau khi thua trận phải lui về động Khuất Lão, Lý Nam Đế đã uỷ thác cho
Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, Triệu Quang Phục lui về giữ đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. Sau khi
Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân.

Hình 5. Dấu tích đầm Dạ Trạch Hình 6. Đền thờ Triệu Việt Vương
(xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu) căn cứ (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu)
quân sự của Triệu Quang Phục trong
kháng chiến chống quân Lương

Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán.
Ngô Quyền đóng đại bản doanh ở căn cứ Kê Lạc (nay thuộc thị trấn Vương và xã
Dị Chế, huyện Tiên Lữ) chuẩn bị cho trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng. Trận chiến
này nhận được sự phối hợp tác chiến của tướng quân Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu
(nay thuộc thành phố Hưng Yên) và sự tham gia, giúp đỡ của nhân dân thôn Tiên Xá,
xã Dị Chế (nay thuộc huyện Tiên Lữ).

Trình bày một số nét chính trong phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của
nhân dân Hưng Yên.

2 Hưng Yên trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến đầu thế
kỉ XV
Nhân dân Hưng Yên đã tích cực tham gia vào các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm thời Lý – Trần – Hồ.
Thời Lý, nhân dân Hưng Yên đã có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống
quân Tống và quân Chiêm Thành xâm lược. Theo thần tích, các vị thành hoàng và

21
nhân dân các làng: Cửu Cao (xã Cửu Cao, huyện Văn Giang), Tòng Củ (xã Vân Du,
huyện Ân Thi), Tử Lý (xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu)... đã tham gia các trận chiến
của nhà Lý chống quân Tống. Thành hoàng và nhân dân các làng Bình Dân (xã Tân Dân,
huyện Khoái Châu), Đào Quạt (xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi) đã anh dũng chiến đấu đẩy
lui quân Chiêm Thành xâm lược. Hoàng thái hậu Ỷ Lan (quê ở thị trấn Như Quỳnh,
huyện Văn Lâm) đã nhiếp chính, giúp các đời vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông trị
nước, chống xâm lược.
Trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, Hưng Yên nằm trên đường
huyết mạch kết nối hành cung Thiên Trường với kinh thành Thăng Long, là cửa ngõ
quan trọng để bảo vệ kinh thành Thăng Long. Nhờ có sự ủng hộ và đóng góp của nhân
dân Hưng Yên, kế hoạch rút lui thực hiện kế “vườn không nhà trống” của vua tôi nhà
Trần được thực hiện thành công, tránh thế giặc mạnh, thực hiện phản công và giành
thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258), quân nhà
Trần rút về sông Thiên Mạc1. Tại đây, Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã tập hợp vũ
khí, quân lương gửi ra mặt trận. Ngày 24 tháng Giêng năm 1258, từ sông Xích Đằng
(đoạn sông Hồng chảy qua thành phố Hưng Yên hiện nay), vua Trần Thái Tông cùng
Thái tử Trần Hoảng (sau này là vua Trần Thánh Tông) đã chỉ huy quân đội đánh trận
Đông Bộ Đầu, kết thúc chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285), có một số trận
đánh đã diễn ra trên đất Khoái Châu, như trận Đà Mạc, trận đồn A Lỗ, trận Tây Kết.
Trong đó, trận Tây Kết có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh tiêu hao sinh lực địch,
tạo thế chủ động tiến công của quân dân nhà Trần trên các phòng tuyến dọc sông
Hồng, làm bàn đạp đánh thẳng lên Thăng Long, lấy lại Kinh đô. Chiến thắng ở Tây Kết
đã tạo điều kiện cho quân dân nhà Trần thực hiện chiến lược tiến công liên tục vào các
căn cứ quan trọng, làm giảm khí thế của quân giặc, phá vỡ chỗ dựa của tướng giặc là
Thoát Hoan ở Thăng Long, tạo tiền đề quan trọng để quân dân nhà Trần tiến đánh và
triệt hạ một loạt các đồn trại của giặc trên sông Hồng như Hàm Tử, Chương Dương,
tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba (1287 – 1288),
quân ta đã lập phòng tuyến chặn giặc ở Thiên Mạc, Hàm Tử, Đông Kết, Tây Kết… để
bảo vệ vua tôi nhà Trần rút lui an toàn.

1
Sông Thiên Mạc là khúc sông Hồng chảy qua Mạn Trù châu, huyện Khoái Châu (Cương mục,
Quốc sử quán triều Nguyễn, Chính biên, quyển I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.93 – 94)

22
5
Dưới thời Trần, Hưng Yên có nhiều vị tướng tài ba, có công lớn giúp triều đình
đánh giặc ngoại xâm, tiêu biểu là Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Khoái.
Vào cuối thời Trần, tình hình đất nước ta rối ren, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga
đem quân xâm lược nước ta. Năm 1390, giặc Chiêm Thành tiến vào tận sông
Hoàng Giang (thuộc tỉnh Nam Định và Hà Nam ngày nay), vua Trần sai đô tướng
Trần Khát Chân đi đánh giặc. Trước thế giặc mạnh, Trần Khát Chân lui quân về đóng
ở sông Hải Thị (nay thuộc xã Hải Triều, Tiên Lữ), quân giặc cũng tiến đến đây bày binh
bố trận. Do có một tên đầy tớ của Chế Bồng Nga chạy sang theo quân ta, nên
Trần Khát Chân biết được thuyền có vua giặc đang ở, bèn truyền lấy súng tập trung
bắn vào thuyền ấy. Chế Bồng Nga trúng đạn chết, giặc bèn bỏ chạy.

Phân tích những đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.

3 Nhân dân Hưng Yên chống lại ách đô hộ của nhà Minh (1407 – 1427)

a) Trước khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại nhưng nhân dân ta vẫn
không chịu khuất phục ngoại xâm. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân Minh diễn ra
trên địa bàn cả nước, trong đó có Hưng Yên.
Tháng 11 năm 1408, tướng của vua Trần Giản Định (tức Trần Ngỗi, hậu duệ nhà Trần)
là Đặng Tất giao chiến với giặc Minh tại cửa Hàm Tử (nay thuộc địa phận huyện
Khoái Châu) và giành thắng lợi lớn. Từ đó thừa thắng, đuổi giặc ra khỏi thành
Đông Quan. Tuy vậy, do vua Giản Định không quyết đoán, mất đoàn kết nên không
đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
Tháng 4 năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi vua. Tháng 8 năm 1409, Trần Quý Khoáng
sai Đặng Dung trấn giữ cửa Hàm Tử. Nhưng Đặng Dung bị thiếu lương thực, quân
Trương Phụ đánh úp, cửa Hàm Tử thất thủ. Năm 1410, nhân dân Khoái Châu lại theo
Phạm Tuân khởi nghĩa. Đến tháng 11, Phạm Tuân bị giặc bắt nhưng nhân dân vẫn tiếp
tục kháng chiến1.

1
Lịch sử Đảng bộ huyện Khoái Châu, tập I, tr.28.

23
Tháng 11 năm 1419 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đặc, nhân dân huyện
Khoái Châu đã kết hợp với một số lực lượng khởi nghĩa ở các vùng lân cận vây thành
Đông Quan. Nguyễn Đặc đã phối hợp với lực lượng của Trịnh Công Chứng, Lê Hanh ở
Hạ Hồng (Hải Dương), Phạm Thiện ở Tân Minh (Hải Dương), Nguyễn Đa Cấu,
Trần Nhuế ở Hoàng Giang (Hà Nam) tiến quân vây đánh thành Đông Quan và đã
giành được một số thắng lợi. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng chênh lệch, một
thời gian ngắn sau, lực lượng quân khởi nghĩa không thể chiếm được thành, bị Lý Bân
đánh bại.
Thất bại của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Đặc cho thấy phong trào chống Minh ở
Hưng Yên tuy phát triển rầm rộ, nhưng các cuộc nổi dậy còn lẻ tẻ, thiếu sự đoàn kết,
lãnh đạo thống nhất nên dễ bị quân giặc đàn áp.

Trên địa bàn Hưng Yên còn lưu truyền câu chuyện dân gian về mưu lược đánh giặc
của nhân dân, trong đó có câu chuyện về Đào Nương ở thôn Ả Đào, huyện Tiên Lữ (nay
là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) dùng mưu giết giặc Minh.

b) Nhân dân Hưng Yên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

Nhân dân Hưng Yên có nhiều đóng góp trong giai đoạn thứ ba của cuộc
khởi nghĩa, khi lực lượng nghĩa quân Lam Sơn đã có mặt trên đất Hưng Yên từ
năm 1426.
Tháng 3 năm 1427, trên đường tiến quân ra hạ thành Đông Quan, Lê Lợi cho tổ
chức một cuộc duyệt binh lớn ở huyện Vĩnh Động (nay là huyện Kim Động). Việc Lê Lợi
chọn đất Vĩnh Động để duyệt binh cho thấy ý nghĩa của vùng đất Hưng Yên trong
chiến lược vây thành Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều tướng lĩnh người Hưng Yên đã góp phần quan
trọng cho cuộc khởi nghĩa. Năm 1427, Lê Lợi cho các tướng vây chặt các cửa thành
Đông Quan. Quân địch không chịu ra hàng. Lúc này “Phạm Cự Luyện ở Đường Hào và
Đoàn Lộ ở huyện Cổ Phí tìm đến dâng kế sách đánh phá thành trì và cách thức làm
phên chiến đấu, xe phá thành và xe ngựa bay. Vua Lê Lợi khen hay và sai các tướng y
theo kiểu mẫu đó để làm các thứ trên”1. Do chiến sự giằng co, Lê Lợi sai Đào Công Soạn

1
Lê Quý Đôn toàn tập, tập III: Đại việt thông sử, Nxb. Khoa học xã hội, H.1978, tr.55.

24
5
(người xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ) đi sứ vào thành Đông Quan. Tướng Minh là
Vương Thông đề nghị Lê Lợi lập lại con cháu nhà Trần làm điều kiện giảng hoà. Lê Lợi
bèn lập Trần Cảo làm vua.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Hưng Yên còn có nhiều tướng lĩnh tham gia như:
Vũ Tam Lai (người làng Thụy Lôi, xã Thụy Lôi), tướng quân họ Đinh ở làng Tiên Xá (thị
trấn Vương, huyện Tiên Lữ), tướng quân họ Lê (làng Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ) tướng
quân Lê Thụy (làng Phú Trạch, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang)… Sau khi mất, họ đều được
các làng tôn làm thành hoàng thờ phụng.

Hình 7. Dấu tích đình làng Thụy Lôi (xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ)

Nêu đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong phong trào đấu tranh chống lại
ách đô hộ của nhà Minh.

4 Nhân dân Hưng Yên trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp (1858 – 1945)

a) Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo

Tháng 11 năm 1873, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Hưng Yên. Nhiều cuộc
khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Hưng Yên đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc
khởi nghĩa Bãi Sậy.

25
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kéo dài từ năm 1883 đến năm 1892, qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu (1883 – 1885), do Đinh Gia Quế (Đổng Quế) lãnh đạo. Giai đoạn thứ 2
(1885 – 1889), quan trọng nhất, do Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) lãnh đạo, đã mở
rộng địa bàn ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương. Giai đoạn thứ 3 (1890 – 1892) do
Nguyễn Thiện Kế (em trai Nguyễn Thiện Thuật) lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là
cuộc khởi nghĩa rộng lớn, toàn dân, toàn diện, nghĩa quân đã làm tốt công tác tuyên
truyền, khơi dậy lòng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; thiết lập được chính
quyền kháng chiến ngay trong lòng địch; xây dựng quân đội tại chỗ – có quân cơ
động, quân địa phương và dân binh; làm tốt công tác địch vận; chủ động được nguồn
lương thực và vũ khí… khiến quân Pháp và triều đình tay sai thiệt hại nặng nề, phải tìm
mọi thủ đoạn chống phá.
Năm 1925 – 1926, nhiều nơi trong tỉnh như: Tỉnh lỵ Hưng Yên, huyện Khoái Châu
đã dấy lên phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh. Năm 1928 – 1929,
ở một số nơi của các huyện như: Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm,
Mỹ Hào một số người tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học sáng lập,
có những người là nhân vật chủ chốt của Việt Nam Quốc dân Đảng như: Phó Đức Chính,
Lê Tùng Sơn, Nguyễn Phương Thảo (Nguyễn Bình), Tô Hiệu, Tô Chấn,… là những nhân tố
quan trọng thúc đẩy phong trào yêu nước của nhân dân Hưng Yên.

Hình 8. Văn chỉ Bình Dân (huyện Khoái Châu), nơi tế cờ khởi nghĩa của
nghĩa quân Bãi Sậy

26
5
b) Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Hưng Yên từ năm 1929
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Cuối năm 1928, tại Sài Thị (xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu), Chi hội Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập. Cuối 1929, Chi hội Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên Sài Thị được chuyển thành Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương
Sài Thị. Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị được thành lập là bước khởi đầu
cho phong trào cách mạng của tỉnh Hưng Yên; đánh dấu sự trưởng thành của lực
lượng cách mạng Hưng Yên, chuyển hướng đấu tranh từ tự phát, nhỏ lẻ sang tập trung
có tổ chức dưới sự lãnh đạo của tổ chức cộng sản.
Cũng trong thời gian này, nhiều người Hưng Yên xa quê được giác ngộ cách mạng
và tham gia vào các tổ chức cộng sản, trở thành lãnh đạo chủ chốt của cách mạng
như: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Ngô Huy Tăng, Ngô Huy Ngụ, Nguyễn
Thị Nghĩa, Nguyễn Hữu Căn,…
Từ năm 1930 đến tháng 6 năm 1941, trên địa bàn tỉnh, nhiều tổ chức cách mạng,
các hội đoàn tiến bộ, các chi bộ cộng sản được thành lập. Mặc dù cùng với phong trào
cả nước, có thời gian các cơ sở cách mạng của Hưng Yên bị thực dân Pháp và tay sai
dìm trong biển máu, nhưng với tinh thần kiên trung, bất khuất, các chiến sĩ cách mạng
ở Hưng Yên vẫn nắm bắt thời cơ, tận dụng các điều kiện thuận lợi tích cực tuyên
truyền, giác ngộ quần chúng, gây dựng thêm nhiều cơ sở. Tháng 7 năm 1941, tại
Ninh Thôn, xã Cẩm Ninh (huyện Ân Thi), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên được thành lập, thống
nhất việc chỉ đạo cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào cách mạng của nhân dân
Hưng Yên nâng lên rõ rệt. Năm 1943, Khu an toàn Bãi Sậy được hình thành, bao gồm
vùng giáp giới của ba huyện: Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào là căn cứ quan trọng cho các
lực lượng khởi nghĩa của ta. Đêm 12 tháng 3 năm 1945, ta thực hiện đánh đồn Bần
(nay thuộc phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào). Với cách đánh táo bạo, bất ngờ,
sáng tạo, kết hợp được cả “nội công – ngoại kích”, trận Đồn Bần giành thắng lợi nhanh
chóng, không gây tổn thất về người cho quân ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá
rất cao trận đánh đồn Bần, coi đó là “trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ”.
Với trận đánh này, ảnh hưởng của Khu an toàn Bãi Sậy đã vượt ra ngoài địa phương,
mở đầu cho những hình thức đánh giặc mới, phù hợp với thời kì tiền khởi nghĩa.
Cũng trong thời kì này, ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, Việt Minh hô hào nhân dân
không nộp thuế cho giặc, phá kho thóc của Nhật. Từ phong trào phá kho thóc của
Nhật ở Giai Phạm (Yên Mỹ), Bần (Mỹ Hào), Đống Long (Kim Động),… quần chúng nhân
dân thực hiện các cuộc tuần hành, mang theo cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ ở nhiều địa
phương trong tỉnh; trong đó, có cuộc tuần hành dài nhiều cây số, đông đến hàng nghìn
người. Tháng 5 năm 1945, tỉnh kịp thời thống nhất lực lượng của Khu an toàn Bãi Sậy

27
với các phong trào trong toàn tỉnh. Uỷ ban Việt Minh được thành lập, lấy tên là Uỷ ban
Việt Minh tỉnh Tán Thuật.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, ngay đêm
đó, lệnh Tổng khởi nghĩa của Uỷ ban Khởi nghĩa được truyền đi. Trước những chuyển
biến nhanh chóng đó, Mặt trận Việt Minh ở nhiều huyện trong tỉnh đã chủ động tổ
chức nhân dân nổi dậy cướp chính quyền.

Hình 9. Nhân dân các địa phương trong tỉnh tiến về thị xã Hưng Yên
giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (ngày 22/8/1945)

Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 năm 1945, tại các huyện: Phù Cừ, Khoái Châu,
Mỹ Hào, Ân Thi,... Việt Minh liên tiếp nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân. Mở
đầu là cuộc nổi dậy cướp chính quyền của nhân dân huyện Phù Cừ ngày 14 tháng 8
năm 1945, thu được 32 khẩu súng trường và 1 máy đánh chữ. Ngày 19 tháng 8, Chi bộ
Đảng huyện Phù Cừ đã tổ chức cuộc mít-tinh tại chùa Đình Cao, thành lập Uỷ ban Giải
phóng dân tộc huyện. Tiếp sau đó, các huyện: Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào,
Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Kim Động và tỉnh lỵ Hưng Yên lần lượt khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân.
Ngày 22 tháng 8 năm 1945, Việt Minh giành được toàn bộ chính quyền từ tay phát
xít Nhật và tay sai trên địa bàn tỉnh lỵ và các huyện. Ngay đêm 22 tháng 8, Uỷ ban
Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 5 đồng chí, do đồng
chí Học Phi làm Chủ tịch.

Nêu đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong phong trào đấu tranh chống Pháp.

28
5
5 Nhân dân Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
chống đế quốc Mỹ (1946 – 1975)

a) Nhân dân Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hưng Yên đã vận dụng sáng tạo
đường lối kháng chiến của Đảng vào thực tiễn địa phương, tập hợp các lực lượng
thành một mặt trận thống nhất, phát động toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng
chiến, xây dựng lực lượng vũ trang ngày một lớn mạnh và đã giành được những
thắng lợi vẻ vang.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các cô, các chú không có rừng cây,
nhưng có rừng dân, dựa vào dân mà kháng chiến”, quân và dân Hưng Yên đánh địch bằng
mọi thứ vũ khí có trong tay, đánh địch ở mọi lúc mọi nơi, trở thành tỉnh có phong trào
chiến tranh nhân dân phát triển cao ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến, quân
và dân Hưng Yên đã chiến đấu trên 9 012 trận, tiêu diệt 19 275 tên địch, trong đó có 9 752
tên lính Âu, 336 lính Phi, bắt 4 917 tên, gọi hàng 12 052 tên mang theo 20 xe quân sự, 7
đại liên, 10 trung liên, 245 tiểu liên, 298 súng trường, 95 súng ngắn. Chiến lợi phẩm thu
được: 2 đại bác, 12 trọng liên, 31 đại liên, 263 trung liên, 254 tiểu liên, 2 933 súng trường,
69 súng cối, 2 ĐKZ, 270 vô tuyến. Phá hủy 483 khẩu súng, trong đó có 20 đại bác,
12 trọng liên, 77 đại liên, 386 trung liên, 240 xe quân sự, 62 xe tăng, xe bọc thép, 27 xe
thiết giáp, 52 đầu tàu hoả với 154 toa, bắn rơi 2 máy bay, bắn đắm 1 tàu chiến và 7 ca nô.
Những chiến công trên đường 5, đường sắt và vùng phụ cận đã góp phần làm nên danh
hiệu "Sấm đường 5" vang dội, tiêu diệt hàng trăm đồn bốt, đánh trả hàng trăm cuộc vây
cản của địch, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, đánh ở mọi lúc mọi nơi, trở thành một
trong những tỉnh có phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ,
được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp”. Qua cuộc
kháng chiến đã có nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang.

Thời kì này, Hưng Yên có những anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ, du kích mà tên
tuổi được gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đó là
các anh hùng, liệt sĩ: Bùi Thị Cúc, Trần Thị Tý, Vũ Thị Kính (tức Trần Thị Khang), Dương
Quảng Châu; là nữ du kích Trương Thị Tám; chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh – người bắt
sống tướng Đờ-Cát tại Điện Biên Phủ,...

29
b) Nhân dân Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với vai trò là một tỉnh nằm trong hậu
phương miền Bắc, Hưng Yên đã thực hiện vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thành tích nổi bật của Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là liên
tục hoàn thành xuất sắc việc tuyển quân và giao quân. Hưng Yên có 85 418 công dân
được bổ sung vào quân đội, đi chiến đấu trên các chiến trường, hàng chục nghìn người
gia nhập thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến (đó là lực lượng to lớn, chiếm trên
10% tổng dân số của tỉnh lúc đó). Hưng Yên cũng xây dựng, huấn luyện và gửi vào chiến
trường 5 tiểu đoàn Bãi Sậy, 3 tiểu đoàn nữ Hoàng Ngân, 4 tiểu đoàn Tô Hiệu, 1 trung
đoàn Tô Hiệu (tức trung đoàn 66),… Đồng thời, góp phần cùng với tỉnh chung Hải Hưng
xây dựng và gửi vào miền Nam chiến đấu 1 trung đoàn (trung đoàn 88), một tiểu đoàn
súng máy cao xạ 12,7 mm. Nhiều người con của tỉnh đã chiến đấu, lập công xuất sắc tại
các chiến trường.
Bên cạnh đó, đồng bào, chiến sĩ Hưng Yên góp phần vào xây dựng Trung đoàn 2
“Một Trung đoàn xây dựng, huấn luyện và bổ sung giỏi”, trực tiếp giao cho chiến trường
111 tiểu đoàn trong 7 năm (1969 – 1975) với 69 271 cán bộ, chiến sĩ. Góp phần xây dựng
Đoàn 155 thành “Đoàn nuôi dưỡng thương bệnh binh giỏi, ra quân nhanh nhất miền
Bắc”; xây dựng Đoàn 125 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đón tiếp, điều trị, an dưỡng cho
các anh chị em tù binh được địch trao trả”…

Hình 10. Du kích Hoàng Ngân (huyện Kim Động) duyệt binh ngày 22/9/1954

30
5
Trên mặt trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu, quân và dân Hưng Yên đã dành hàng
triệu ngày công để đảm bảo giao thông, đào hầm, hào, xây dựng công sự, trận địa;
dành hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm để nuôi dưỡng các đơn vị bắn máy bay và
các tổ, đội phục vụ chiến đấu. Đồng thời, nhân dân Hưng Yên đã góp phần cùng ba thứ
quân1 trên địa bàn tỉnh bắn rơi 85 máy bay Mỹ, trong đó bộ đội địa phương và dân
quân tự vệ Hải Hưng bắn rơi 15 chiếc (riêng Hưng Yên bắn rơi 9 máy bay địch).

Hình 11. Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi tại


xã Đại Tập, huyện Khoái Châu năm 1967

Với những thành tích đó, quân dân tỉnh Hưng Yên đã được Nhà nước tặng thưởng
1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Kháng chiến
hạng Nhất, 2 cờ thưởng luân lưu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, cùng nhiều
huân, huy chương và phần thưởng cao quý khác. Ngày 2 tháng 9 năm 1978, quân, dân
Hải Hưng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân.

Nêu những đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong kháng chiến chống
Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

1
Ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

31
1 Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến chống ngoại xâm có sự
tham gia của nhân dân Hưng Yên.

2 Nêu đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc.

1 Lập bảng thống kê các di tích lịch sử liên quan đến lịch sử chống ngoại xâm ở
Hưng Yên.

STT Tên di tích lịch sử Địa điểm

...

2 Sưu tầm tranh, ảnh về các di tích liên quan đến lịch sử chống ngoại xâm trên
đất Hưng Yên.

32
5
Chủ đề 4 GIÁO DỤC, KHOA BẢNG Ở HƯNG YÊN

Mục tiêu
– Trình bày được những nét chính về giáo dục, khoa bảng ở Hưng Yên trong lịch sử.
– Kể tên được những làng khoa bảng, những dòng họ khoa bảng và những nhà
khoa bảng tiêu biểu ở Hưng Yên trong lịch sử.
– Nêu được những đóng góp của các những làng khoa bảng, những dòng họ
khoa bảng và những nhà khoa bảng tiêu biểu đối với Hưng Yên và đối với tiến
trình lịch sử dân tộc.
– Đánh giá được vị trí của Hưng Yên trong nền khoa bảng dân tộc thông qua việc
so sánh thành tựu khoa bảng của Hưng Yên với một số địa phương khác.

Hình 1. Văn miếu Xích Đằng (phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên)

33
Hưng Yên là điểm sáng của truyền thống hiếu học, tinh thần ham học hỏi, nhất là về
giáo dục, khoa bảng. Hưng Yên thời nào cũng có nhân tài, nơi đâu cũng có người thành
danh khoa bảng; có những gia đình, cha con, ông cháu đều văn võ kiêm toàn, trở thành
danh nhân văn hoá, danh nhân lịch sử của đất nước; có những làng, xã có truyền thống
khoa cử lâu đời, nhiều dòng họ đỗ đạt cao như làng Thổ Hoàng (huyện Ân Thi), làng
Xuân Cầu, Lại Ốc (huyện Văn Giang),...

Trong 845 năm khoa cử Nho học (1075 – 1919), vùng đất Hưng Yên đã ghi nhận
228 vị đỗ đại khoa. Đó là chưa kể những nhân vật huyền thoại như Tống Trân – người
thôn An Đỗ, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) được
phong Lưỡng quốc Trạng nguyên.
Bảng 1. Số người đỗ đại khoa tỉnh Hưng Yên thời quân chủ 1

STT Triều đại Số đại khoa

1 Lý 1

2 Trần 7

3 Hồ 2

4 Lê Sơ 85

5 Mạc 46

6 Lê Trung Hưng 68

7 Nguyễn 19

Tổng cộng 228

Nêu những thành tựu khoa bảng của Hưng Yên qua các triều đại.

1
Dương Thị Cẩm, Các nhà khoa bảng Hưng Yên (1075 – 1919), Sở Văn hoá thông tin
Hưng Yên, 1999.

34
5
1 Giáo dục, khoa bảng thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)
Ở các thời kì trước, việc học hành, thi cử chưa có định chế rõ ràng. Bước sang thời
Lý – Trần – Hồ, việc học hành, thi cử Nho học dần đi vào nề nếp, trở thành quy chế do
triều đình quản lí. Trong thời gian này, các triều đại đã mở được 18 khoa thi, trong đó
Hưng Yên có 10 người đỗ đạt cao.
Thời Lý, Nho học đã trở nên thịnh đạt và phổ cập. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông
xây dựng Văn Miếu ở phía nam hoàng thành Thăng Long. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông
cho tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên. Năm 1076, vua cho lập trường Quốc Tử Giám
để các con em trong hoàng gia và con một số nhà quyền quý vào học.
Năm 1185, đời Lý Cao Tông, triều đình mở khoa thi chọn những nhân sĩ trong nước
từ 19 tuổi trở lên, ai thông Kinh Thi, Kinh Thư thì được vào chầu giảng ở Ngự điện.
Khoa thi này có tổng số 20 người đỗ, đỗ đầu là Bùi Quốc Khái, Đặng Nghiêm và Đỗ Thế Diên.
Đỗ Thế Diên quê ở làng Cổ Liêu huyện Đường Hào (nay thuộc thôn Thanh Xá, xã
Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ). Việc Đỗ Thế Diên đăng khoa đã trở thành mốc son trong
sự nghiệp khoa cử của người Hưng Yên. Bởi ông chính là người đầu tiên của tỉnh thi
đỗ trong một cuộc sát hạch mang tính quốc gia. Ông không chỉ là người khai khoa cho
Hưng Yên mà còn là người khai khoa cho cả nền khoa cử của xứ Đông.
Sang thời Trần, việc thi cử có phần quy củ hơn triều Lý. Năm 1232, ngoài phép thi
Tam trường như đời trước, triều đình mở thêm khoa thi Thái học sinh, chia làm Tam
giáp (đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp) để phân biệt cao thấp. Năm 1247, đặt
danh hiệu Tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Năm 1304, vua Trần Anh Tông
ban thêm tên gọi Hoàng giáp chỉ người đỗ hàng thứ hai. Trong thời kì này, Hưng Yên
có 8 người đỗ đầu. Tiêu biểu là Nguyễn Tư, Trần Chu Phổ, Trần Chu Hinh (huyện Văn
Giang), Trần Uyên (huyện Yên Mỹ), Nguyễn Trung Ngạn (huyện Ân Thi), Hồ Tông Thốc
(huyện Mỹ Hào),…
Ngoài ra, tương truyền ở Hưng Yên còn có Tống Trân (xã Tống Trân, huyện Phù Cừ)
đỗ Trạng Nguyên thời Trần. Khi được vua sai đi sứ Trung Quốc, ông lại được phong
Trạng nguyên của nước này, vì thế gọi là Lưỡng Quốc trạng nguyên.
Thời Hồ, triều đình có nhiều cải cách trong thi cử. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần
năm 1400, tháng 8 năm đó thi Thái học sinh. Kì thi này lấy đỗ 20 người. Trong 3 người
đỗ đầu kì thi, Hưng Yên có Nguyễn Thành người xã An Lạc, huyện Tiên Lữ (nay là thôn
An Lạc, xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ) đỗ Đệ nhị giáp khoa.
Những nhà khoa bảng thời Lý – Trần – Hồ đều ra làm quan, phụng sự đất
nước. Bên cạnh sự nghiệp chính trị, họ còn có đóng góp đối với sự nghiệp văn học
nghệ thuật.

35
1. Kể tên những nhà khoa bảng thời Lý – Trần – Hồ.
2. Nêu những đóng góp của các nhà khoa bảng thời Lý – Trần – Hồ.

2 Giáo dục, khoa bảng thời Lê Sơ

Dưới thời Lê sơ, tư tưởng Nho giáo được đề cao, cùng với đó nền giáo dục Nho
học cũng có bước phát triển mạnh mẽ so với giai đoạn trước. Các vị vua triều Lê rất
coi trọng các kì thi Nho học, lấy đó là phương thức chính để tuyển chọn quan lại của
triều đình. Trong sự rộng mở của nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ, nhân dân Hưng Yên
cũng có nhiều đóng góp cho thành tựu chung, có nhiều người đỗ đạt trong các kì thi
Nho học thời kì này. Ngay kì thi đầu tiên của nhà Lê, khi Lê Lợi đang đóng quân ở
Bồ Đề, vây thành Đông Quan (1426), Đào Công Soạn người Hưng Yên ứng thí và đã
đứng đầu 36 người đỗ đạt trong kì thi, làm quan qua 3 đời vua Lê và 3 lần được cử
làm Chánh sứ sang nhà Minh.
Trong các kì thi tiếp theo, số người Hưng Yên đỗ đạt càng đông. Năm 1431,
Lê Thái Tổ tổ chức khoa thi hoành từ, Trần Phong người huyện Tiên Lữ thi đỗ. Tính từ
khoa thi Hội đầu tiên của nhà Lê (năm 1442) đến khoa thi cuối cùng thời Lê sơ
(năm 1526), Hưng Yên đã có 85 người thi đỗ.
Những người đỗ đạt trong các khoa thi hầu hết đều ra làm quan, phò vua, giúp
nước, nhiều người đảm nhận những trọng trách trong triều đình thời Lê sơ. Cáp Phùng
làm đến Thượng thư bộ Binh, Nguyễn Văn Chính làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám,
Đoàn Hiếu Chân làm Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Lê Tuấn Ngạn làm
Thượng thư, Tham chưởng Hàn lâm viện; Trình Chí Sâm làm Thượng thư bộ Công,
Thiếu bảo Chưởng lục bộ kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên; Nguyễn Thì Ung
làm đến Thượng thư hàm Thiếu bảo, tước Thông quận công…
Bên cạnh đó, các nhà khoa bảng thời Lê sơ cũng có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp văn học, nghệ thuật nước nhà.

Tìm hiểu về sự nghiệp và công trạng của các nhà khoa bảng thời Lê sơ.

36
5
3 Giáo dục, khoa bảng thời Mạc, Lê Trung Hưng và Tây Sơn (1527 – 1801)

a) Thời Mạc
Trải qua các thời Mạc, Lê Trung Hưng và Tây Sơn, giáo dục, khoa cử Nho học ở
các cấp từ trung ương đến địa phương luôn được các triều đại quân chủ quan tâm và
phát triển.
Nhà Mạc tôn sùng Nho giáo và chú trọng giáo dục, khoa cử, có nhiều thành tựu
trong giáo dục Nho học và thi cử. Trong 65 năm trị vì, nhà Mạc tổ chức được 22 khoa
thi, có 484 vị đỗ đại khoa, trong đó có 13 trạng nguyên.
Dưới thời Mạc, vùng đất Hưng Yên có 45 người đỗ đại khoa. Đa số trong số đó đều
ra làm quan, đóng góp nhiều cho chính trị và văn hoá đương thời. Một số nhà khoa
bảng được giữ những chức vụ cao, có công lớn cho triều đình như:
Đỗ Tông (1504 – ?) người làng Lại Ốc (nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang)
đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 1529, làm đến chức
Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Quận công.
Giáp Hải (1507 – 1586) quê gốc ở làng Công Luận (nay thuộc thị trấn Văn Giang)
đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 1538. Ông đi sứ
sang nhà Minh, làm quan đến chức Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các, Nhập thị kinh
diên, Thái bảo, tước Sách quốc công.
Lê Như Hổ người làng Tiên Châu, huyện Tiên Lữ (nay là thôn Lê Như Hổ, xã
Hồng Nam, thành phố Hưng Yên) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1541.
Ông từng được cử đi sứ nhà Minh, làm quan đến chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo,
tước Tuấn quận công.
Dương Phúc Tư (1505 – 1563) người xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Ông đỗ Đệ nhất
Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên), được bổ chức Đông các hiệu thư, sau
thăng Binh Bộ Thượng thư.
Cùng với các nhà khoa bảng, với sự chính sách chú trọng giáo dục của triều đình
nhà Mạc, ở một số làng trên vùng đất Hưng Yên đã hình thành Hội tư văn tập hợp
những nho sĩ trong vùng, xây dựng văn chỉ, văn từ…

b) Thời Lê Trung Hưng

Thời Lê Trung Hưng, nhà nước nỗ lực củng cố địa vị của Nho giáo. Năm 1663, nhà
nước ban hành 47 điều giáo hoá, trên cơ sở mở rộng 24 điều giáo hoá được xây dựng
từ thời vua Lê Thánh Tông. Do đó, giáo dục Nho học cũng được nhà nước chú trọng.
Để chấn chỉnh những sai lệch, tệ đoan trong khoa cử, năm 1678, nhà nước ban hành
16 điều về thể lệ thi Hương.

37
Về chương trình, nội dung học tập, thời Mạc, Lê Trung Hưng và Tây Sơn đều theo
hệ thống tư tưởng Nho giáo: Tứ thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và
Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu). Nhìn chung, chương
trình giảng dạy và học tập còn nặng nề giáo điều, không chú trọng tới những kiến thức
về khoa học và kĩ thuật.
Về thi cử, theo quy định của nhà nước, các phủ lộ địa phương tổ chức kì thi
Hương. Ở Sơn Nam, trường thi Hương được tổ chức ở Thừa ty xứ Sơn Nam. Phép thi
Hương được quy định chặt chẽ gồm 4 kì thi (tứ trường). Người đỗ đầu kì thi Hương
được gọi là Giải nguyên. Người đỗ tứ trường gọi là Hương cống, được tham gia kì thi
Hội. Người trúng tam trường được gọi là Sinh đồ.
Số người đỗ đại khoa thời Lê Trung Hưng (1533 – 1788) của Hưng Yên là 67
người. Những nhà khoa bảng nổi tiếng, có đóng góp cho triều đình và đất nước như
Phạm Công Trứ, Lê Hữu Kiều, Hoàng Công Chí, Trần Công Sán, Nguyễn Đình Bá,
Nguyễn Đình Tố,…
Trong thời Lê Trung Hưng, các Hội tư văn của các làng trên địa bàn tỉnh tiếp tục
phát triển. Nhiều làng xây văn chỉ, từ chỉ. Cũng trong thời kì này, một số văn miếu
hàng huyện được xây dựng thờ Khổng Tử và tôn vinh đạo học, như văn miếu huyện
Kim Động tại thôn Duyên Yên, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động (sau văn miếu huyện
chuyển đi, văn miếu cũ thành văn chỉ Thanh Cù vẫn còn đến ngày nay). Bên cạnh đó,
nhiều nhà Nho và nhà khoa bảng sau khi hưu trí đã về quê mở trường học, dạy chữ
cho con em trong vùng.
Ngoài thi văn, thời Lê Trung Hưng còn tổ chức các kì thi võ (võ cử). Người thi đỗ
đầu kì thi võ gọi là Tạo sỹ. Từ năm 1723 đến 1785, nhà Lê Trung Hưng tổ chức 19
khoa thi võ, tìm ra 199 Tạo sỹ, trong đó Hưng Yên có 17 người. Ngay khoa thi đầu tiên
được tổ chức năm 1723, Hưng Yên có Hoàng Nghĩa Bá đỗ Tạo sỹ thứ thủ hạng. Ông
không chỉ là người mở đầu cho truyền thống võ cử của dòng họ Hoàng Nghĩa mà còn
là người khai khoa cho nền võ cử tỉnh Hưng Yên.

Dòng họ Hoàng Nghĩa ở xã Hoàng Vân, huyện Kim Động (nay là thôn Vân Nội, xã
Hồng Tiến, huyện Khoái Châu) có 9 người đỗ Đồng Tạo sỹ: Hoàng Nghĩa Bá (1724),
Hoàng Nghĩa Nhượng (1733), Hoàng Nghĩa Yến (1760), Hoàng Nghĩa Nhị (1772), Hoàng
Nghĩa Trụ (1779); hai cha con Đỗ Đình Nhiệm (1776), Đỗ Đình Liên (1785); hai chú cháu
Trương Thuyên, Trương Tuân (1757).

38
5
1. Mô tả những nét chính về giáo dục của nhà Lê Trung Hưng.
2. So sánh sự khác nhau giữa khoa bảng thời Lê Trung Hưng và các thời trước.
3. Kể tên các nhà khoa bảng thời Lê Trung Hưng.
4. Nêu đóng góp của các nhà khoa bảng thời Lê Trung Hưng.

c) Thời Tây Sơn

Thời Tây Sơn, triều đình đề ra chính sách trọng chữ Nôm và mở trường học đến
tận các làng/xã. Tuy vùng đất Hưng Yên không xuất hiện nhà khoa bảng nào, nhưng
ở các làng trên địa bàn đã hình thành các trường học do các khoá sinh, nhà nho giảng
dạy. Đồng thời, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước và các tác
phẩm văn học, nghệ thuật nên đa số nhân dân dễ tiếp cận hơn, từ đó dân trí cũng
được nâng lên đáng kể.

4 Giáo dục, khoa bảng thời Nguyễn (1802 – 1919)

Dưới thời Nguyễn, Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chi phối mọi hoạt động trong xã
hội, do đó việc giáo dục và thi cử theo mô hình của chế độ phong kiến tập quyền vẫn
được duy trì. Ở các tỉnh phía Bắc, triều đình đặt một đốc học, ở phủ đặt chức giáo
thụ, ở huyện đặt chức huấn đạo và ở tổng đặt chức tông giáo để chăm lo cho giáo
dục địa phương.
Ở Hưng Yên ngoài các trường tỉnh, trường phủ, các huyện cũng được mở trường
học. Các trường học ở phủ, huyện, tỉnh Hưng Yên dưới triều Nguyễn như sau:
Trường tỉnh ở xã Xích Đằng, phía tây bắc thành tỉnh1, dựng năm 1826.
Trường phủ Khoái Châu ở nam phủ thành, dựng thời vua Minh Mệnh.
Trường phủ Tiên Hưng ở phía đông phủ thành, dựng năm 1843.
Trường huyện Diên Hà ở phía nam huyện lỵ, dựng thời vua Tự Đức.
Trường huyện Tiên Lữ ở phía đông huyện, dựng năm Minh Mệnh 1824.

1
Thành Hưng Yên được xây dựng từ trước, tuy vậy đến năm 1831, khi thành lập tỉnh, mới
mang tên là thành Hưng Yên. Như vậy, trường tỉnh Hưng Yên trước cuộc cải cách hành chính
thời Minh Mệnh (1831 – 1832) có thể là trường của cả trấn Sơn Nam Hạ.

39
Bên cạnh đó, ở Hưng Yên, các trường làng vẫn phát triển. Việc tổ chức các
Hội Tư văn ở các làng thời kì này đã trở nên phổ biến, nhiều làng có kinh phí đã xây
hẳn Lầu Tư văn cho các nho sĩ trong làng hội họp, trao đổi việc học hành, ngâm
xướng,… Hầu như làng nào cũng có văn chỉ, văn từ, nhiều làng có quy chế về việc
khuyến học, khuyến tài.
Về khoa cử, triều Nguyễn vẫn đề ra 3 kì thi là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Từ thời
vua Minh Mạng nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân,
được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây.
Ở thời Nguyễn, số người đỗ đạt của Hưng Yên có phần giảm so với các triều đại
trước. Việc đó, có nhiều nguyên nhân, trong đó việc triều đình tổ chức thi ở kinh đô
Huế khá xa xôi, cách trở khiến cho các tỉnh phía Bắc số lượng sĩ tử giảm nhiều. Tuy
nhiên, trong thời kì này, Hưng Yên vẫn có 19 người đỗ Tiến sĩ (Đệ Nhất giáp, Đệ Nhị
giáp, Đệ Tam giáp), Phó bảng.

Bảng 2: Danh sách các vị đỗ đại khoa thời Nguyễn

Năm Năm
STT Họ và tên Quê quán Thứ bậc
sinh đỗ

1 Đặng Văn Khải 1794 Lộng Đình, Văn Giang (nay là 1826 Đệ tam giáp
xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) đồng tiến sĩ
xuất thân

2 Tô Trân 1791 Hoa Cầu, Văn Giang (nay là xã 1827 Tam giáp
Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang) Đồng Tiến sĩ
xuất thân

3 Bùi Ngọc Quỹ 1796 Hải Thiên, Tiên Lữ (nay là xã 1829 Đồng tiến sĩ
Hải Triều, huyện Tiên Lữ) xuất thân

4 Nguyễn Mậu Trạch 1805 Như Lân, Văn Giang (nay là xã 1832 Phó bảng
Long Hưng, huyện Văn Giang)

5 Phan Trứ 1794 Phù Ủng, Đường Hào (nay là 1832 Tiến sĩ xuất
xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) thân

6 Phạm Sĩ Ái 1806 Trung Lập, Đường Hào (nay là 1832 Tiến sĩ


phường Phùng Chí Kiên, thị xã
Mỹ Hào)

40
5
Năm Năm
STT Họ và tên Quê quán Thứ bậc
sinh đỗ

7 Đào Danh Văn 1804 Tiên Hương, Tiên Lữ (nay là xã 1841 Đồng tiến sĩ
Liên Phương, huyện Tiên Lữ) xuất thân

8 Nguyễn Văn Tố 1813 Xuân Dục, Đường Hào (nay là 1840 Tam giáp
xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào)

9 Trần Đức Lập 1838 Hải Yến, Tiên Lữ (nay là thôn 1869 Phó bảng
Hải Yến, xã Hải Triều, huyện
Tiên Lữ)

10 Nguyễn Văn Vĩ 1816 Cao Đường, Tiên Lữ (nay là 1869 Phó bảng
thôn Cao Đông, xã Nhật Tân,
huyện Tiên Lữ)

11 Nguyễn Hấn ? Cao Đường, Tiên Lữ (nay là 1869 Phó bảng


thôn Cao Đông, xã Nhật Tân,
huyện Tiên Lữ)

12 Tô Huân 1816 Xuân Cầu, Văn Giang (nay là 1868 Phó bảng
làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ,
huyện Văn Giang)

13 Phạm Xuân 1850 Bạch Sam, Đường Hào (nay là 1875 Phó bảng
phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào)

14 Phan Vân Ái 1850 Đồng Tỉnh, Văn Giang (nay là 1880 Phó bảng
thôn Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ,
huyện Văn Giang)

15 Đặng Quỹ 1845 Lộng Đình, Văn Giang (nay là 1889 Phó bảng
thôn Đại Từ, xã Đại Đồng,
huyện Văn Lâm)

16 Chu Mạnh Trinh 1861 Phú Thị, Đông Yên (nay là thôn 1892 Đệ tam giáp
Phú Thuỵ, xã Mễ Sở, huyện Văn đồng tiến sĩ
Giang) xuất thân

41
Năm Năm
STT Họ và tên Quê quán Thứ bậc
sinh đỗ

17 Phạm Văn Thụ 1858 Bạch Sam, Đường Hào (nay là 1892 Phó bảng
phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào)

18 Nguyễn Đạo Quán 1867 Xuân Cầu, Văn Giang (nay là 1898 Phó bảng
làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ,
huyện Văn Giang)

19 Nguyễn Duy Thiện 1865 Đa Ngưu, Văn Giang (nay là xã 1901 Phó bảng
Tân Tiến, huyện Văn Giang)

Những trí thức Nho học Hưng Yên có vai trò quan trọng, có đóng góp nhiều trên
các lĩnh vực của đất nước như Tô Trân, Bùi Ngọc Quỹ, Phạm Văn Thụ… trong đó, nhiều
trí thức có đóng góp quan trọng trên lĩnh vực quân sự như Nguyễn Thiện Thuật,
Ngô Quang Huy – những lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Truyền thống khoa bảng của Hưng Yên liên tục được giữ gìn và phát huy. Trên
địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều làng hiếu học, nhiều dòng họ hiếu học, có nhiều
người đỗ đạt cao như: làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang), làng Thổ
Hoàng (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi), làng Liêu Xá (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ);
dòng họ Tô ở Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang), họ Dương ở Lạc Đạo
(huyện Văn Lâm),…

1. Trình bày những nét chính về giáo dục của nhà Nguyễn.
2. Kể tên các nhà khoa bảng và làng khoa bảng thời Nguyễn.
3. Nêu đóng góp của các nhà khoa bảng thời Nguyễn.

1 Trình bày những nét chính về giáo dục, khoa bảng ở Hưng Yên.
2 Lập bảng thống kê những làng khoa bảng, những dòng họ khoa bảng và những
nhà khoa bảng tiêu biểu ở Hưng Yên trong lịch sử.
3 Nêu được những đóng góp của những làng khoa bảng, những dòng họ khoa
bảng và những nhà khoa bảng tiêu biểu đối với Hưng Yên và đối với tiến trình lịch
sử dân tộc.
42
5
1 Làm thẻ danh nhân về nhà khoa bảng theo mẫu:
Gợi ý: Có thể tham khảo mẫu thẻ danh nhân dưới đây.

Năm sinh – năm mất: ………………………………………………. Ảnh nhân vật

Xuất thân: ……………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Quê quán: ………………………………………………………..………………………………………………………………


Chú thích ảnh

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Công lao: …………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi thờ tự: ………………………………………………………………………………………………………...…………….

…………………………………………………………………………………………………………………..………………………

2 Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến các nhà khoa bảng, làng khoa bảng ở
Hưng Yên.

43
Chủ đề 5 DI SẢN VĂN HỌC Ở HƯNG YÊN

Mục tiêu
– Kể tên được một số thể loại văn học ở Hưng Yên.
– Nêu được tên một số tác phẩm tiêu biểu ở một số thể loại văn học của
Hưng Yên.
– Giới thiệu được ít nhất một tác phẩm văn học của Hưng Yên.
– Phân tích được mối liên hệ giữa một số thành tựu văn học của Hưng Yên với
một số nhân vật, sự kiện lịch sử diễn ra ở Hưng Yên.
– Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn học
ở Hưng Yên.

Nằm trong không gian văn hoá của vùng châu thổ sông Hồng, Hưng Yên ở vị trí
trung tâm của sự giao thoa văn hoá giữa các vùng, đặc biệt, việc trao đổi buôn bán ở
thương cảng Phố Hiến thế kỉ XVI – XVIII góp phần thúc đẩy sự giao thoa rộng mở và
mạnh mẽ hơn. Hưng Yên là vùng có truyền thống hiếu học từ các gia đình, dòng họ,
đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, theo đó, văn học nghệ thuật có điều kiện thuận
lợi căn bản để phát triển. Di sản văn học ở Hưng Yên cả về văn học dân gian và văn
học viết khá phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị.

44
5
I. VĂN HỌC DÂN GIAN
Văn học dân gian ở Hưng Yên là sự kết tinh những giá trị văn hoá đặc sắc của một
vùng quê có truyền thống văn hiến, có bề dày lịch sử, các câu chuyện được lưu truyền
từ đời này sang đời khác và có nhiều dị bản khác nhau. Văn học dân gian gồm hai bộ
phận chính là thơ ca dân gian (tục ngữ, ca dao, hò, vè, câu đối,…) và văn xuôi dân gian.
Văn học dân gian Hưng Yên khá phong phú và đa dạng. Nội dung của các câu
chuyện trong văn học dân gian thường phản ánh khát vọng của con người về cuộc
sống bình an, tốt đẹp, chia sẻ các kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Câu ca dao,
tục ngữ là sản phẩm được đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất lao động, thể hiện tình
yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ, nội dung phản ánh nhiều mặt của đời
sống văn hoá, xã hội.

Kể tên các thể loại văn học dân gian ở Hưng Yên.

1 Ca dao, tục ngữ


Ca dao, tục ngữ còn được gọi là phương dao, là một phần quan trọng của thơ ca
dân gian. Trong kho tàng văn hoá, văn học dân gian Hưng Yên, ca dao, tục ngữ rất
phong phú, thể hiện một cách đa dạng sắc thái của đời sống văn hoá, xã hội. Ca dao,
tục ngữ thường rất dễ nhớ, dễ thuộc và được lưu truyền trong dân gian.
1.1. Ca dao
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn
xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca dao Hưng
Yên có nội dung là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm gia đình; tình yêu
đôi lứa và là lời trò chuyện trong sinh hoạt và lao động sản xuất.
Trước hết, ca dao Hưng Yên ca ngợi tình cảm gia đình như:
Anh em nào phải đâu xa
Cùng chung bác mẹ một nhà hoà thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận song thân vui vầy

45
Ca dao còn ca ngợi tình cảm gia đình, đạo lí làm người như:
Đê làng mẹ đắp nên cao
Ao làng cha xẻ cha đào nên sâu
Mẹ cha chỉ dạy một câu
Giữ cho tình nghĩa trước sau vẹn tròn.
Trong gia đình, vợ chồng phải biết đạo lí yêu thương, chung thuỷ, nhường nhịn
nhau để giữ cho cửa nhà êm ấm:
Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Chồng ta thi đỗ xong rồi,
Áo gấm chàng mặc, nải sồi thiếp đeo.
Tình yêu đôi lứa cũng là chủ đề mang tính văn hoá cao đẹp với những ca từ đằm
thắm, dịu dàng của các chàng trai, cô gái như:
Em là con gái chưa chồng,
Nếu muốn đi chợ kén chồng theo anh.
Hay:
Đã về dự hội hôm nay
Xin xơi một miếng trầu cay, trầu nồng
Trầu tiêm buộc tấm khăn hồng
Ăn cho nên vợ nên chồng đó đây.
Ca dao Hưng Yên còn ngợi ca tình yêu đôi lứa gắn với tình yêu làng mạc, quê
hương mình:
Mình về đường ấy thời xa
Có về tổng Mễ1 với ta cho gần
Tổng Mễ có cầu rửa chân,
Có sông tắm mát, có đình nghỉ ngơi
Tháng tám thì đi xem bơi,
Tháng hai xem rước, mình ơi hỡi mình.
Ca dao Hưng Yên có nhiều bài tình cảm được đúc kết từ văn hoá của các
địa phương:

1
Tổng Mễ Sở thuộc phủ Khoái Châu.

48
46
5
Một năm được mấy tháng xuân?
Đi chơi cho khắp hội gần hội xa
Nhất đông là hội Đa Hòa,
Nhất vui là hội Đùng – Đà, An Viên.
Muốn xem các cụ múa quyền,
Thì lên đền Ủng một phen cho tường.
Muốn thăm những khách văn chương,
Đến đền quan Trạng, quê hương An Cầu.

Ca dao cho thấy sự đa nghề của đất và người Hưng Yên:


Duyên Linh chuốt sợi đan mây
Nội Viên chẻ nứa khéo tay đan thuyền
Gạch vôi thắm đất Mai Viên
Đông Mai lò đúc, nghề rèn Hồng Vân.
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu1
Để thương, để nhớ, để sầu cho ai.
Nhiều câu ca dao được nhân dân sáng tác mang đặc trưng riêng của vùng đất
Hưng Yên. Xã Bình Minh, huyện Khoái Châu có những câu ca ngợi về một làng quê có
vẻ đẹp yên bình, trù phú như:
Bình minh bên dải sông Hồng
Sum sê bóng nhãn mượt đồng đay xanh.
Vùng đất Văn Giang được biết đến các địa danh, đền miếu nổi tiếng như:
Ai về Cầu Váu vui thay
Bên đông có miếu, bên tây có chùa
Giữa chợ có đền thờ vua,
Dưới sông nước chảy đò đưa anh về.
Hình ảnh chợ và đền Ghênh thờ Nguyên phi Ỷ Lan lại có câu ca:
Dân xưa sắp đặt lạ kì
Cửa đền là chợ, chợ thì gần sông

1
Đồng Tỉnh, Huê Cầu nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang.

47
Dưới thuyền, trên bến khách đông,
Đường vào bốn mặt chợ trong, chợ ngoài
Chợ trong trước bán trâu bò
Hàng gà, hàng lợn mọi đồ thiếu chi.
Ca dao Hưng Yên còn phản ánh các sự kiện lịch sử của địa phương và dân tộc.
Ca dao nói về phong trào chống Pháp của nhân dân Hưng Yên:
Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật1 đào hào đánh Tây.
Hay:
Tân Dân2 một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng.
Tóm lại, ca dao Hưng Yên là tiếng hát của người “đất nhãn” về tình yêu làng quê,
lối sống nghĩa tình, là đời sống tâm hồn phong phú của người bình dân xưa. Trải qua
tháng năm, những bài ca dao ấy càng trở nên duyên dáng như hương hoa nhãn lừng
mật ngọt, mang đến hương sắc riêng cho vườn thơ ca dân gian của dân tộc.

1. Trình bày nội dung cơ bản của ca dao Hưng Yên.


2. Phân tích ý nghĩa một câu ca dao của Hưng Yên.

1.2. Tục ngữ


Tục ngữ Hưng Yên phần nhiều phản ánh về kinh nghiệm sản xuất, đời sống văn
hoá các làng quê.
Người dân Hưng Yên quen thuộc với các câu tục ngữ như: “Rượu Trương, tương
Bần”, “Bánh đa An Viên, nhãn lồng Phố Hiến”, “Cam Thanh Hà, gà Đông Cảo”, “Men Lạc
Đạo, gạo đồng Bừng”, “Gái Nghĩa Trai, giai Lạc Đạo”, “Cua đồng Mái/Gái làng Ngà/Đức
bà làng Xanh/Trẻ ranh làng Nội”, “Oai oái như phủ Khoái xin tương” hoặc “Oai oái như
phủ Khoái xin cơm”,…

1
Cụ Tán Thuật tên thật là Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926) là người làng Xuân Đào, xã
Xuân Dục, huyện Mỹ Hào lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
2
Tân Dân thuộc huyện Khoái Châu. Thời kì kháng chiến chống Pháp, nhân dân Tân Dân anh
dũng chống lại nhiều trận càn, vây giáp của giặc Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại.

48
5
Tục ngữ Hưng Yên phần nhiều phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản
xuất: Tháng Mười sấm rạp/Tháng Chạp sấm ra/Tháng Ba sấm chạy/Tháng Bảy sấm vào.
Khi các hiện tượng tự nhiên bất thường báo hiệu sự thay đổi của mùa vụ: “Tháng
Chín nhiều giông, mùa đông rét muộn”; hay khi thấy các hiện tượng thời tiết khác
thường thì biết cách ứng phó “Nào ai chuẩn bị ra đồng/Thấy mây đỏ ngọn thì vòng về
ngay”. Từ kinh nghiệm thời tiết, nhân dân biết gieo trồng các loại cây và chăm sóc để
có năng suất tốt: “Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”; hay “Lúa mùa thì cấy cho sâu/Lúa
chiêm thì gẩy cành dâu mới vừa”, rồi đến các kĩ thuật lựa chọn đất gieo trồng như:
“Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”.
Tục ngữ ở Hưng Yên còn có những câu để tự hào về một vùng quê trù phú với
nhiều sản vật ngon nổi tiếng như: “Bánh đa An Viên, nhãn lồng Phố Hiến”, “Dưa La, cà
Láng, nem Báng, tương Bần” hay “Cà Cầu Váu, đậu Chiều Đông”, “cua đồng Mái”, “cua
đồng Giá, cá đồng Mừng”, “Mai Viên lắm cá, Mai Xá lắm cua” hay “Ngô Trù Châu, dâu
tổng Mễ”, “Lúa làng Tè, tre làng Phận”, “Bánh cuốn Sài Trang, dưa gang Thượng Cổ”,
“Thuốc Nghĩa Trai, khoai ấp Tó”,…
Tục ngữ của Hưng Yên còn phản ánh kinh nghiệm quan sát các hiện tượng tự nhiên
để áp dụng vào lao động sản xuất của nhân dân như: Người dân nhìn “cỏ gà mọc lang,
cả làng có nước” – cỏ gà gặp thời tiết có độ ẩm cao, phát triển nhanh là dấu hiệu sắp
có mưa, hay “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”; nhìn cầu vồng người dân biết đây
là hiện tượng mưa bão “Cầu vồng mống cụt, không lụt thì bão” và “Vồng rạp mưa rào,
vồng cao mưa táp” hay “Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm”,…

1. Trình bày nội dung cơ bản của tục ngữ Hưng Yên.
2. Phân tích ý nghĩa một câu tục ngữ của Hưng Yên.

2 Văn xuôi dân gian


Văn xuôi dân gian Hưng Yên rất phong phú, đó là các câu chuyện thần thoại về các
vị thần, về các nhân vật lịch sử hay sự tích ông tổ nghề,… được truyền tụng trong dân
gian từ đời này qua đời khác. Văn xuôi dân gian thường gắn với những nhân vật, sự
việc, địa danh của mỗi địa phương trong vùng.

2.1. Truyền thuyết


Truyền thuyết ở Hưng Yên chủ yếu là các câu chuyện kể về các anh hùng chống
xâm lược, những người có công lao đối với làng xã. Các câu chuyện truyền thuyết đó

49
được lưu truyền từ đời này qua đời khác, dựa trên một cốt truyện nhưng đôi khi còn có
nhiều dị bản khác nhau.
Thần tích ở nhiều làng xã ở Hưng Yên đã ghi chép lại được những câu chuyện như
Sự tích Mục Công thời Hùng Vương kể về công đức của ông đối với nhân dân vùng đất
Sơn Nam, khuyến khích mọi người làm việc thiện, trừng trị gian phi, giúp nhân dân yên
ổn. Thần tích xã Đặng Xuyên (nay là thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi) như
Sự tích Tản Viên Sơn thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm
Thành, Phạm Lương đánh Thục kể về công lao của các ông giúp nhân dân đánh đuổi
giặc Thục. Thần tích xã Đồng Lý, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu về Sự tích
Minh Lang, Sát Hải, Quế Hoa, Quỳnh Hoa, Mai Hoa thời Hùng Vương kể về vị quan tên
là Hùng Liên, được vua Hùng cho làm trấn thủ Sơn Nam, vợ là Tạ Thị Loan tuổi đã cao
mới sinh được ba cô con gái là Quế Hoa, Quỳnh Hoa, Mai Hoa, sau giúp triều đình
đánh giặc phương Bắc.
Những câu chuyện về các nhân vật giúp vua đánh giặc được thần tích nhiều làng
xã ghi chép. Thần tích làng Thanh Sầm (huyện Kim Động) có Sự tích hai anh em Thiện,
Quang thời Hùng Vương; Thần tích làng Ngô Xuyên, (huyện Văn Lâm) có Sự tích Lã Man
và Bạch Hùng Tĩnh phu nhân thời Hùng Vương; Thần tích làng Cẩm La (huyện Ân Thi)
có Sự tích Đà Công thời Hùng Vương; Thần tích xã Màn Trù (huyện Đông Yên), phủ
Khoái Châu có Sự tích bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh thời
Hùng Vương; Thần tích làng Mai Xá, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu kể về Sự tích
Thành Công, Mang Công, Vĩnh Công, Mộc Công và Lại Công thời Hùng Vương; Thần
tích xã Cổ Lễ (nay là thôn Cổ Lễ, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi) kể về Sự tích ba vị công
thần Tuấn, Chiêu, Minh thời Hùng Vương; Thần tích làng An Xá, huyện Kim Động kể về
Sự tích Anh Công, Dực Công thời Hùng Vương; Thần tích làng Cự Dĩu, huyện Văn Lâm
kể về Sự tích Đào An, Đào Ý thời Hùng Vương,…
Riêng Phố Hiến, điểm nổi bật trong văn học dân gian là nhóm chuyện về thuỷ thần
rất phong phú, cho thấy đời sống con người gắn bó với sông nước và ước vọng của
nhân dân được che chở, bảo vệ của các thế lực thần linh linh thiêng như truyền thuyết
về hoàng tử con vua Bát Hải Động Đình, Ông Dài, Ông Cụt, Liễu Hạnh, Trương Hống,
Trương Hát, Lâm Tức Mặc, Dương Quý Phi, Chử Đồng Tử,...
Những câu chuyện dân gian không chỉ phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đặc
sắc của riêng vùng đất Hưng Yên mà còn có giá trị đóng góp, làm phong phú thêm
kho tàng văn học dân gian của dân tộc.

50
5
2.2. Cổ tích
Các câu chuyện cổ tích ở Hưng Yên phần nhiều là các câu chuyện lịch sử, thế sự
và thần kì, nội dung của các câu chuyện cổ tích phản ánh đời sống xã hội, cuộc đấu
tranh chống lại áp bức bất công, nói lên mơ ước khát vọng vươn tới hạnh phúc của
người lao động. Tiêu biểu như: Người mẹ trần thế nuốt trứng Rồng; Cây bạch đàn có
chửa; Người mẹ không sinh con mà đẻ trứng; Được Giao Long quấn quanh người; Sao
sa lao xuống bụng; Được tiên ông cho cá chép, tặng hoa, chim xanh bay vào màn; Cây
bạch đàn biết nói… Ngoài ra, cổ tích Hưng Yên còn quan tâm đến thân phận người phụ
nữ, vấn đề đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình, ngợi ca truyền thống hiếu học thành
tài như truyện cổ tích Tống Trân - Cúc Hoa.
Cổ tích Hưng Yên còn có một bộ phận giải thích nguồn gốc các địa danh như:
làng Nghĩa Trang (làng Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ), đường Cô Tiên (làng Yên Xá,
phường Phan Đình Phùng, thị xã Mỹ Hào),… và nhiều các địa danh khác. Có nhiều
cách giải thích tên các địa danh: tên đất được đặt theo ý định của vị cung phi, hoàng
hậu nào đó, hoặc đặt theo một sự kiện đời sống riêng biệt, định danh theo kết quả của
trí tưởng tượng,…

1. Kể tên một số loại hình văn xuôi dân gian Hưng Yên.
2. Kể tên một số truyền thuyết tiêu biểu ở Hưng Yên.

2.3. Truyện cười


Truyện cười là loại tự sự dân gian, ngoài chức năng phản ánh hiện thực còn có
chức năng giải trí.
Truyện cười Hưng Yên trước hết là tiếng cười vui dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng đằng
sau vẫn mang tính phê phán. Chẳng hạn như trong truyện Ăn hơi, có anh học trò
nghèo mang cơm nắm vào quán phải chờ chủ quán rán chả mới giở cơm nắm ra ăn.
Vì anh không có tiền để mua thức ăn nên đành vừa ăn cơm vừa hít chả rán. Trong
tưởng tượng, anh cảm thấy ngon miệng như được ăn cơm với chả rán thật. Nhờ có chí
học hành, sau này anh đỗ đạt được làm quan tri huyện, lúc này tên chủ quán tham lam
đến đòi anh tiền hít “hơi chả rán” năm xưa. Anh sai lính mang ra 100 quan tiền và nói:
“Ngày trước tôi ngửi hơi chả của bác, giờ xin mời bác nhìn tiền của tôi. Ngửi hơi chả,
giả hơi tiền. Thế là thấu tình đạt lí chứ gì?”

51
Bên cạnh đó, truyện cười Hưng Yên cũng là thứ vũ khí để công phá vào mọi thành
trì của xã hội phong kiến. Chẳng hạn như câu chuyện “Ba quan không mua được con
chó”. Trong một lần, viên chánh tổng sở tại ngồi hầu rượu quan tri phủ khi hắn đi qua
bản tổng. Quan hỏi: “Tôi mới về nhậm chức tại hạt ta, nghe tin trong hạt việc trị an
không được tốt như những hạt bạn. Đất này là đất nghịch. Tôi tuy được các thầy giúp
đỡ nhưng xem ra cũng khó trị nổi. Tôi muốn nhờ thầy tổng sở tại tìm mua giúp tôi một
con chó dữ nhất tổng này.” Chánh tổng vội vàng đỡ lời ngay: “Con chó bình thường chỉ
một quan mua được. Con chó dữ nhất tổng này thì phải ba quan, chứ một quan không
mua được!”. Câu chuyện đã mỉa mai, phủ định vị trí, giá trị của quan tri phủ một cách
khéo léo và thâm thuý qua cách sử dụng từ đồng âm.
Trải qua các thời kì lịch sử, truyện cười luôn được người dân Hưng Yên sáng tạo
và bổ sung.

II. VĂN HỌC VIẾT


1 Văn học trung đại từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
1.1. Thời Lý – Trần – Hồ
Thời Lý, Hưng Yên có nhiều vị đại thần, văn võ toàn tài như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Thế Diên,…
Tuy vậy, đến nay, vẫn chưa tìm được các tác phẩm của họ. Theo “Thiền uyển tập anh”,
vùng Tế Giang còn có các thiền sư đồng thời là tác gia văn học như Thuần Chân
thiền sư, Viên Học thiền sư,… Sang đến thời Trần, Hồ, Hưng Yên có nhiều tác giả văn
học là những nhà khoa bảng hoặc quan chức, tướng lĩnh trong triều đình như
Phạm Ngũ Lão, Trần Chu Phổ, Nguyễn Trung Ngạn, Hồ Tông Thốc… Về thể loại,
thời Lý, chỉ tìm thấy thể loại thơ (kệ), thời Trần, các tác gia văn học Hưng Yên sáng tác
nhiều thể loại: thơ, văn, sớ, tụng và văn học sử. Các tác phẩm văn học viết Hưng Yên
thời kì này sử dụng chữ Hán.
Ỷ Lan (1044 – 1117) tên thật là Lê Thị Khiết người trang Thổ Lỗi, hương Siêu Loại
(nay thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm). Nhân một chuyến tuần du đến Thổ Lỗi,
vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) gặp bà đang hái dâu. Trong lúc mọi người đi xem
xa giá của nhà vua thì bà vẫn đứng dựa vào cây lan mà hát. Vua lấy làm lạ, cho mời
tới hỏi, sau đó đón vào cung lập làm phu nhân, đặt hiệu Ỷ Lan (dựa gốc cây lan), rồi
lại phong là Linh Nhân.
Ỷ Lan đã hai lần nhiếp chính, thay vua trị nước. Lần thứ nhất, bà thay Lý Thánh Tông
lo việc nội trị trong thời gian vua đi đánh Chiêm Thành (1069). Lần thứ hai khi bà đã
là Hoàng Thái hậu, bà thay vua Lý Nhân Tông (lúc đó còn nhỏ), cùng các quan trong

48
52
5
triều củng cố chính sự, giữ gìn đất nước. Bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như
chuộc nô tì, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò. Bà cũng là người mộ đạo,
am hiểu đạo Phật1, bà có viết một bài kệ:

SẮC KHÔNG2
Nguyên tác
Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc, không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.
Dịch nghĩa
Sắc là không, không tức là sắc,
Không là sắc, sắc tức là không.
Sắc, không đều chẳng vấn vương gì,
Thì mới khế hợp được với chân tông.

Phạm Ngũ Lão (1255 –1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là xã
Phù Ủng, huyện Ân Thi) là danh tướng thời Trần. Trong lĩnh vực văn học, ông có các
tác phẩm như: Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo đại vương và Thuật hoài.

THUẬT HOÀI3
Nguyên tác
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

1
Danh nhân Hưng Yên, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, 2019.
2
Thơ văn Lý Trần (tập I), Nxb. Khoa học xã hội, 1977.
3
Thơ văn Lý Trần (tập II), Nxb. Khoa học xã hội, 1977.

53
49
Dịch nghĩa
Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay
là thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi). Ông nổi danh thần đồng, đỗ Hoàng Giáp khi mới
16 tuổi, làm quan đến chức Nhập nội đại hành khiển kiêm Tri Khu mật Viện sự, Nhập
thị Kinh diên, tước Trụ quốc khai huyện bá, sau thăng Thân quốc công. Về văn học,
ông có các tác phẩm: Giới Hiên thi tập, Thanh chinh Đà Giang thực lục, Ma nhai kỷ
công bi văn và các bài trích: Quy hứng, Thần Đàu cảng khẩn vãn bạc, Hồ Nam.

1.2. Thời Lê sơ
Văn học viết của người Hưng Yên thời Lê sơ chủ yếu vẫn là văn, thơ chữ Hán. Nội
dung văn học thời kì này phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần với một
số tác giả tiêu biểu như: Đào Công Soạn, Lê Tuấn Ngạn, Hoàng Đức Lương, Đỗ Nhân,
Đào Nghiễm…
Hoàng Đức Lương là người xã Cửu Cao, huyện Văn Giang. Ông đỗ Hoàng giáp
năm 1478 được bổ làm quan đến Tham nghị. Năm 1489, ông được cử làm Phó sứ
sang Trung Quốc giao thiệp với nhà Minh. Khi trở về, Hoàng Đức Lương được thăng
Tả thị lang bộ Hồ. Ông là tác giả của bộ Trích diễm thi tập và 25 bài thơ được chép
trong sách Toàn Việt thi lục.
Đỗ Nhân (1474 – 1518) người làng Lại Ốc (nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn
Giang). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1493. Ông được giao các chức Hàn lâm viện Hiệu lí,
Hàn lâm viện Thị thư, sung phó sứ sang nhà Minh cầu phong. Sau đó ông được thăng
Thượng thư bộ Hộ kiêm Đô ngự sử, Đông các Đại học sĩ, Nhập nội Kinh diên. Sau
được thăng giữ chức Thượng thư bộ Lại. Tác phẩm Đỗ Nhân để lại có cuốn Vịnh sử
thi tập.
Đào Nghiễm là cháu nội của Đào Công Soạn, người xã Thiện Phiến, huyện
Tiên Lữ, đỗ Tiến sĩ năm 1523. Ông làm quan đến chức Binh bộ Hữu thị lang. Tác phẩm
Đào Nghiễm để lại có Nghĩa Xuyên quan quang tập chép lại các bài đề vịnh khi
ông đi sứ.

54
5
1.3. Thời Mạc – Lê Trung Hưng – Tây Sơn
Thế kỉ XVI – XVIII, văn học viết mang hơi thở của thời đại nên những chuyển biến
về mặt tư tưởng, ý thức hệ của trí thức phong kiến vốn lấy Nho giáo làm nền tảng tư
tưởng. Con người nhìn thẳng vào sự thật, phê phán những mặt trái của xã hội phong
kiến, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn được đề cao. Thân phận người phụ nữ
trở thành đề tài được chú ý và được đề cập nhiều hơn trong các tác phẩm văn học.
Bên cạnh chữ Hán, thời kì này chữ Nôm đã được sử dụng trong các tác phẩm văn học.
Các tác giả tiêu biểu thời kì này là: Giáp Hải, Phạm Công Trứ, Lê Hữu Trác, Hoàng
Công Chí, Nguyễn Hằng,… Với văn học chữ Nôm, ngoài các tác giả nam giới, Hưng Yên
có hai nữ sĩ là Đoàn Thị Điểm và Trương Thị Ngọc Trong.
Giáp Hải (1506 – 1585): còn có tên là Giáp Trưng, thời Mạc, theo nhiều tài liệu,
quê mẹ ông huyện Văn Giang (cha ông là người Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội nhưng cha
ông mất sớm nên từ nhỏ ông đã ở với mẹ). Giáp Hải đỗ Tiến sĩ năm 1534. Ông từng
làm các chức Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, Đông các Đại học sĩ. Ông là tác giả
của Bang giao tập lưu hành ở đời. Ngoài ra, ông còn có một số bài thơ chép trong Toàn
Việt thi lục.
Lê Hữu Trác (1720 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông quê ở xã Liêu Xá, huyện
Yên Mỹ. Lê Hữu Trác nổi tiếng thông minh, học giỏi, sớm cùng bạn bè lập ra một Thi
xã (Hội thơ) ở Hồ Tây để cùng xướng thi phú. Người đương thời gọi ông là nhà thơ Lý Đỗ
phong lưu. Tác phẩm văn học nổi tiếng của ông là Thượng kinh ký sự.
Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) người làng Giai Phạm, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ.
Bà là người thông minh, sắc sảo, có tài xướng hoạ thơ, văn. Không chịu vào triều làm
cung nữ, Đoàn Thị Điểm theo cha và anh đi dạy học, bốc thuốc. Bà là dịch giả của tác
phẩm Chinh phụ ngâm bản dịch hiện hành.

Chinh phụ ngâm nói lên tâm trạng sầu bi, oán thán chiến tranh của người phụ nữ có
chồng đi trận mạc. Dù chỉ là bản dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm, nhưng Đoàn Thị Điểm đã
tạo cho Chinh phụ ngâm một sức sống mới, một diện mạo mới. Đây cũng là tác phẩm được
được xếp vào hàng những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc nhất, có giá trị nội dung tư
tưởng và giá trị nhân đạo sâu sắc.

1.4. Thời Nguyễn


Nửa đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế, cũng
như nền văn học quốc gia đương thời, văn học viết Hưng Yên phát triển nhưng nội
dung có nhiều dự cảm về hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp. Thời kì này, văn học

55
Hưng Yên phát triển cả văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Các tác
giả tiêu biểu thời kì này là Nguyễn Gia Cát, Phạm Đình Trạc, Đỗ Tuấn Đại, Lê Cù,
Tô Ngọc Huyễn, Trần Tú Dĩnh, Nguyễn Khắc Trạch, Tô Trân, Bùi Ngọc Quỹ, Phạm Sĩ Ái.
Trần Tú Dĩnh người huyện Kim Động. Ông đỗ Hương cống năm 1825, được bổ
làm quan Tri huyện, làm quan các chức Án sát Hải Dương, Hàn lâm Trực học sĩ,…
Tác phẩm của ông gồm Gia Lễ, Quan Đào thi tập, Nhị thập tứ hiếu, Thi tập, Tây hành ký.
Nguyễn Khắc Trạch người xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi. Ông đỗ Hương cống năm
1825, được bổ làm quan Tri huyện, làm quan trải các chức Tri huyện, rồi Án sát tỉnh Hải
Dương, Hàn lâm Trực học sĩ, Biên tu Quốc sử quán. Ông là tác giả của các tác phẩm:
Nhuế Xuyên bạch bút thi tập, Nhuế Xuyên tập, Nhuế Xuyên thi tập, Nhuế Xuyên văn tập.
Bùi Ngọc Quỹ (1796 – 1861) thường gọi là Bùi Quỹ quê ở xã Hải Triều, huyện Tiên
Lữ. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1829, được bổ làm Hàn lâm viện Biên tu, sau được thăng là
Hình bộ Tham tri. Sau ông được giao làm Chánh sứ sang nhà Thanh, khi về được
thăng chức Đô ngự sử. Ông là người có tư chất thông minh, thích làm thơ, thích du
ngoạn, kinh lí nhiều nơi trong nước, do vậy, ông để lại khá nhiều tác phẩm văn học:
Hữu trúc thi tập, Yên đài anh thoại, Hải phái thi tập, Bùi tiên sinh thi tập, Yên hàn khúc,
Sứ trình anh thoại khúc, Yên hành tổng các, Đại Việt địa dư chí.
Phạm Sĩ Ái (1806 – 1840) người thị xã Mỹ Hào. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1832, được
bổ làm Hàn lâm viện, sau làm Tri phủ Cam Lộ (Quảng Trị), sau lại được thăng đến
chức Binh bộ Thị lang. Năm 1840, ông được giao làm chủ khảo trường thi Gia Định.
Ông là người có tài văn thơ, để lại các tác phẩm gồm Đường Trung, Phạm Đôn Nhân
nguyên thảo, Nghĩa Khê thi tập.

1. Kể tên một số tác giả văn học tiêu biểu ở Hưng Yên thời trung đại.
2. Nêu một số tác phẩm văn học tiêu biểu ở Hưng Yên thời trung đại.

2 Văn học cuối thế kỉ XIX


Trước sự biến động sâu sắc của xã hội khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt
Nam, nhiều tác phẩm văn học ra đời nhằm phê phán chế độ thực dân, phong kiến,
khẳng định lòng yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Một số tác giả Hưng Yên
tiêu biểu thời kì này là: Nguyễn Văn San, Phạm Văn Ái, Bùi Thực, Chu Mạnh Trinh,
Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Văn Thụ, Dương Quảng Hàm,…
Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) người xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Ông đỗ Tiến sĩ
năm 1892, làm quan Tri phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), sau được thăng Án sát tỉnh

56
5
Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên. Ông là người tài hoa, giỏi cầm, kì, thi, hoạ,
ham thích Truyện Kiều. Tác phẩm của ông để lại như: Trúc Văn thi tập, Hương Sơn nhật
trình ca, Thanh Tâm tài nhân thi tập. Bài trích của ông có: Phong cảnh Hương Sơn,
Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; Lúc Từ Hải chết.
Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926) người thôn Xuân Đào, xã Xuân Dục, thị xã
Mỹ Hào. Ông đỗ Cử nhân năm 1876, làm quan trải các chức Tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh),
Tán tương quân thứ, Hưng Hoá sơn phòng chánh sứ kiêm Tán tương quân thứ tỉnh
Sơn Tây. Từ năm 1883, khi Pháp đánh Bắc Kỳ, Nguyễn Thiện Thuật đã cùng Đinh Gia Quế
tổ chức nghĩa quân đánh Pháp. Ông để lại nhiều bài thơ như Điếu Nguyễn Tri Phương
tử tiết, Đề Hưng Đạo Vương từ, Khấp gia nhi.
Phạm Văn Thụ (1858 – 1930) người phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào. Ông đỗ
Phó bảng năm 1892, được bổ làm Tổng đốc Nam Định, rồi được triệu vào kinh đô Huế
làm Thượng thư bộ Hộ. Ông là người say mê nghiên cứu lịch sử dân tộc và các địa
phương, các tác phẩm sử học để lại như Thái Bình tỉnh thông sử, An Nam sơ lược sử
lược dịch. Ông còn đề tựa, đề bạt cho một số sách như Trung học Việt sử toát yếu,
Quốc triều luận học giản,… Tác phẩm đáng chú ý là Thái Bình phong vật chí.

1. Kể tên một số tác giả văn học tiêu biểu ở Hưng Yên cuối thế kỉ XIX.
2. Nêu một số tác phẩm văn học tiêu biểu ở Hưng Yên cuối thế kỉ XIX.

3 Văn học thế kỉ XX – đến nay


3.1. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đây là giai đoạn lịch sử xã hội có nhiều biến động sâu sắc, xuất hiện nhiều giai
tầng xã hội, đặc biệt sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 đã góp phần
định hướng phát triển văn học. Văn học Hưng Yên trong giai đoạn này phát triển
nhanh chóng và mau lẹ, hoàn thành công cuộc hiện đại hoá văn học. Nhiều tác phẩm
văn học hiện thực phê phán ra đời góp tiếng nói lên án thủ đoạn khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp và phản ánh chân thực sự suy đồi những giá trị truyền thống của
dân tộc trước âm mưu khai hoá văn minh của chúng. Một số tác giả Hưng Yên tiêu
biểu thời kì này như: Phạm Huy Thông, Tương Phố, Trần Huyền Trân, Nguyễn Đình
Nghị (kịch bản sân khấu), Dương Quảng Hàm, Dương Bá Trạc, Dương Tụ Quán, trong
đó hai đại diện tiêu biểu nhất là Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng.
Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) người làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang,
tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

57
Sinh ra trong gia đình quan lại Nho học thất thế, bất mãn với chế độ thực dân và bọn quan
lại. Ông tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ông liên tục là Uỷ viên Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm đã xuất bản
gồm: Kiếp hồng nhan (1932), Kép Tư Bền (1935), Bước đường cùng (1938),… Năm 1996,
Nguyễn Công Hoan được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.
Vũ Trọng Phụng (1912–1939), bút danh là Thiên Hư, người làng Hảo, huyện Mỹ Hào
(nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ). Ông học hết tiểu học, sau đó phải đi
làm sớm để kiếm sống. Từ năm 1930 ông chuyển hẳn sang nghề viết văn, làm báo.
Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và phóng sự.
Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Tác phẩm đã xuất bản:
Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…
3.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công làm sụp đổ thiết chế chính trị của chủ nghĩa
thực dân phong kiến ở nước ta. Văn học lúc này được coi là vũ khí chiến đấu góp phần
phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, xây dựng đời sống mới và giải phóng con
người. Tất cả những sự kiện lớn của đất nước đều trở thành nguồn cảm hứng cho
người cầm bút trong đó có các tác giả Hưng Yên như: Nguyễn Công Hoan, Học Phi,
Đào Vũ, Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến,…
Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại thôn Mẫu Hoà, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu,
là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn đã qua trường bồi dưỡng viết văn của
Hội Nhà văn, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm phóng viên mặt trận tại
chiến trường, sau chuyển về làm Trưởng ban văn xuôi, Thư kí toà soạn Tạp chí
Văn nghệ. Tác phẩm đã xuất bản: Người cầm súng, Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông,…
Ông đạt giải Nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1967 – 1968
với truyện ngắn Người cầm súng.
Chu Lai sinh ngày 5/2/1946 tại xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. Ông tham gia bộ đội
tinh nhuệ đặc công, chiến đấu tại chiến trường miền Nam trong thời gian chống Mỹ,
chuyển ngành về công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, là hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Nắng đồng bằng, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng,…
Ông đạt giải A của Hội Nhà văn và giải B của Bộ quốc phòng.
Nguyễn Thị Hồng Ngát sinh ngày 30/10/1950 tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang.
Hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam, là hội viên Hội nhà văn
Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: tập thơ Ngôi nhà sau cơn bão, Biển đêm; kịch bản
điện ảnh Một thời đã sống, Canh bạc,… Bà đạt giải Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan
phim Việt Nam lần thứ 10, giải Nhì cuộc thi viết cho các em do Hội Nhà văn thành phố
Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ tổ chức.

58
5
Bài thơ Thơ vui về con gái Hưng Yên được nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát viết
nhân dịp tỉnh Hưng Yên được tái lập. Bài thơ là tình yêu tha thiết của tác giả đối với
quê hương, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp riêng của người con gái Hưng Yên vừa dịu dàng,
đắm thắm, vừa sâu lắng nghĩa tình. Trong mắt nhà thơ con gái Hưng Yên là nhất vì đó
là quê ta.

1. Kể tên một số tác giả văn học tiêu biểu ở Hưng Yên từ thế kỉ XX đến nay.
2. Nêu một số tác phẩm văn học tiêu biểu ở Hưng Yên từ thế kỉ XX đến nay.

1 Lập bảng thống kê một số tác phẩm văn học dân gian Hưng Yên tiêu biểu.

STT Thể loại Tên truyện kể

2 Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học viết tiêu biểu ở Hưng Yên qua
các thời kì lịch sử.

STT Tác giả Quê quán Tác phẩm

59
3 Trình bày mối liên hệ giữa một số tác phẩm văn học dân gian Hưng Yên với một
số nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử trên đất Hưng Yên (theo mẫu):

STT Tác phẩm văn học dân gian Nhân vật/Địa danh/Sự kiện lịch sử

4 Giới thiệu nội dung và ý nghĩa một tác phẩm văn học ở Hưng Yên mà em biết.

1 Sưu tầm các truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ khác ở Hưng Yên.
2 Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn học dân gian
Hưng Yên.

60
5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Chủ đề 6 Ở HƯNG YÊN

Mục tiêu
– Kể tên các loại chính sách xã hội và chức năng của chính sách xã hội ở
Hưng Yên.
– Phân tích được ý nghĩa và giá trị chính của chính sách xã hội ở Hưng Yên.
– Nêu được trách nhiệm công dân về quyền lợi và nghĩa vụ đối với chính sách xã
hội ở Hưng Yên.

Chính sách xã hội là chính sách của nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ
các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển của con người, cộng đồng
dân cư có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Cho đến nay, hệ thống pháp luật
và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội đang ngày càng được bổ sung, hoàn thiện
nhằm mở rộng diện thụ hưởng chính sách xã hội và mức độ hỗ trợ được nâng lên.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định, mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều
nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Do đó, cần kết hợp
hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân; xem phát
triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính
sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012 – 2020 ngày 01/06/2012 cũng đã đề cập một số nhiệm vụ và giải pháp
về các lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công; đảm bảo an sinh xã hội (việc làm, thu
nhập và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh khó
khăn; bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân).

61
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội, tỉnh
Hưng Yên đã có những kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước
và các nguồn lực xã hội hoá. Các lĩnh vực xã hội tỉnh Hưng Yên triển khai đạt được
nhiều thành tựu qua trọng, nhất là chính sách xã hội về tư vấn, hướng nghiệp và giáo
dục nghề nghiệp; chính sách xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm; chính sách xã
hội về bảo trợ xã hội; chính sách xã hội về Người có công; chính sách xã hội về chăm
sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới. Thông qua triển khai các chính sách xã
hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, góp
phần củng cố lòng tin của nhân dân và ổn định chính trị – xã hội của tỉnh. Nhờ vậy, đời
sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị –
xã hội tại địa phương.

I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG


Chính sách đối với người có công là một trong những chính sách xã hội cơ bản và
đặc biệt quan trọng của Nhà nước nhằm tôn vinh, ghi nhận sự cống hiến, hi sinh của
người có công với cách mạng, góp phần chăm sóc, ổn định đời sống vật chất, tinh
thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng, tạo sự ổn định
chính trị, phát triển xã hội; đồng thời thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền
thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các nghị quyết,
chỉ thị, quy định pháp luật liên quan với các nội dung về: Chế độ trợ cấp, phụ cấp; chính
sách ưu đãi, hỗ trợ về phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
nhất là y tế, giáo dục, đào tạo; công tác tu bổ nghĩa trang, tìm kiếm và quy tập hài cốt
liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên luôn được triển khai hiệu quả. Tỉnh huy động ngân sách của tỉnh và vận
động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để thực
hiện tu bổ nghĩa trang, đài tưởng niệm, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ; tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xây dựng và sửa
chữa nhà ở; thăm hỏi người có công và thân nhân của họ lúc gặp khó khăn, ốm đau,

62
5
khám chữa bệnh. Năm 2021, tỉnh Hưng Yên thực chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho
gần 23 nghìn người có công, thân nhân người có công và một số đối tượng chính sách khác.
Trung bình mỗi năm tỉnh tổ chức tặng quà cho trên 35 nghìn người có công nhân dịp
ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, ngày tết và các dịp lễ lớn của đất nước, của tỉnh.
Toàn tỉnh có trên 4 nghìn hộ có người có công được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của
Chính phủ và chính sách riêng của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không còn hộ gia
đình chính sách phải ở nhà tranh tre, vách đất; 100% gia đình người có công có mức
sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi cư trú.

Hình 1. Khám và phát thuốc miễn phí cho người có công


(huyện Văn Giang)

Chính sách xã hội về người có công có ý nghĩa như thế nào đối với việc ổn
định và phát triển xã hội, đất nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng?

63
II. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Bảo trợ xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện
pháp và hình thức khác nhau đối với các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói,… vì
nhiều nguyên nhân dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu cuộc sống tối thiểu của bản
thân và gia đình, nhằm giúp họ khỏi các mối đe doạ hoặc giúp vượt qua khó khăn, ổn
định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng. Chính sách bảo trợ xã hội có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với nhóm “người yếu thế”; đồng thời thể hiện sự tương trợ của cộng
đồng, chia sẻ rủi ro và thể hiện tính nhân văn của xã hội.
Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với
đối tượng bảo trợ xã hội với các nội dung về: Trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng cho
các đối tượng yếu thế; trợ giúp xã hội khẩn cấp cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng
hoặc lí do bất khả kháng khác; quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng hoặc
tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

Hình 2. Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trong nhiều năm qua, tỉnh Hưng Yên đã tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả
các chính sách, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, trong đó có chính
sách trợ giúp xã hội với nguồn lực không ngừng tăng lên. Tỉnh thực hiện đúng, đủ, kịp
thời chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng đủ điều kiện. Giai đoạn 2012 – 2021 có
trên 494 nghìn đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội với số tiền gần 1,8 nghìn tỉ đồng.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở trợ giúp xã hội (4 cơ sở công lập và 5 cơ sở

64
5
ngoài công lập) đang nuôi dưỡng, chăm sóc 885 đối tượng là người khuyết tật, người
tâm thần và rối nhiễu tâm trí, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ
côi, bị bỏ rơi. Tỉnh ban hành chính sách riêng của tỉnh như: Hỗ trợ 100% mức đóng bảo
hiểm y tế cho người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi và người khuyết tật; trợ cấp
xã hội hằng tháng cho người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi; quy định mức quà tặng
chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi từ 70 đến dưới 100 tuổi.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, tính đến tháng 3 năm 2022, tỉnh đã hỗ trợ
cho trên 20 nghìn người có công, 40 nghìn người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và
trên 45 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền trên 129 tỉ đồng góp phần ổn định
cuộc sống, an sinh xã hội và triển khai nhiều hoạt động thiết thực khác để hỗ trợ
những nhóm đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Chính sách bảo trợ xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với người dân tỉnh
Hưng Yên?

III. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC, BẢO VỆ TRẺ EM VÀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI

Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Theo thống kê, tháng 3 năm 2022
tỉnh Hưng Yên có khoảng 325 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 25,3% tổng dân số
của tỉnh); trong đó 132 nghìn trẻ em dưới 6 tuổi; 2,5 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt và trên 11 nghìn trẻ em thuộc nhóm trẻ em khác có nguy cơ cao rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt.
Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện với
nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể tiêu biểu là: Kế hoạch hành động vì trẻ em tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em,
phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, tinh thần nhằm xây dựng nguồn nhân lực
chất lượng cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng
cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em; tạo lập môi trường sống
an toàn, lành mạnh và thân thiện.

65
Hình 3. Một tiết mục tham dự Diễn đàn trẻ em tỉnh Hưng Yên

Trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở trợ giúp xã hội có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; trong
đó 3 cơ sở công lập: Trung tâm bảo trợ xã hội và công tác xã hội; Trường Phục hồi chức
năng và dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu; Trường Phục hồi chức năng và dạy
nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ; 2 cơ sở ngoài công lập: Trung tâm hi vọng Tiên Cầu,
Trung tâm trợ giúp xã hội Tâm Phúc. Đến tháng 3 năm 2022, 5 cơ sở trợ giúp xã hội
nuôi dưỡng chăm sóc 418 trẻ em. Tỉ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt
100%; tỉ lệ trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên
khuyết tật đạt 99,17%. Tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng
tăng từ 87% năm 2012 lên 90,5% năm 2021. Trong giai đoạn 2011 – 2019, toàn tỉnh trợ
giúp 2 150 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng trị giá 430 triệu đồng thông qua các
hình thức tặng quà, trao học bổng, tổ chức lớp học tình thương. Tỉnh hỗ trợ cho 326 trẻ
em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thuộc 3 nhóm đối tượng: trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em
mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/trẻ em;
hỗ trợ dinh dưỡng cho trên 200 trẻ em phải cách li tập trung phòng chống dịch; 100%
trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chương trình phòng, chống suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được triển khai thực hiện đồng bộ ở các địa phương trong
tỉnh. Với các chính xã hội về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tỉnh Hưng Yên đã
thực hiện tốt các mục tiêu về sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi
trường, văn hoá, vui chơi liên quan đến trẻ em.

66
5
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Mục tiêu của bình đẳng giới là
xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển
kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa
nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình1. Quốc hội ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006.

Hình 4. Một tiết mục văn nghệ tại Lễ phát động Tháng hành động
vì trẻ em tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên triển khai chính sách về bình đẳng giới đạt nhiều kết quả tích cực.
Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân đối với công
tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng được quan tâm; bình đẳng giới
trong các lĩnh vực xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, rõ nét hơn: Tỉ lệ nữ đại biểu
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp tăng qua các nhiệm kì;
tỉ lệ nữ lao động có việc làm và thu nhập tương đương với nam giới, trung bình mỗi
năm tỉnh tạo việc làm mới cho 23 nghìn lao động, trong đó lao động nữ chiếm khoảng
51%; tỉ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 27,5%; tư tưởng trọng nam,
khinh nữ giảm dần, vai trò phụ nữ trong gia đình được nâng lên. Trên địa bàn tỉnh có

1
Điều 4, Luật Bình đẳng giới 2006.

67
400 tổ hoà giải về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, trên 100 cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bị bạo lực gia đình, trên 515 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; các cơ sở này có sự
tham gia của nam giới và hoạt động ngày càng hiệu quả.

1. Chính sách xã hội về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tại tỉnh Hưng Yên
có những ý nghĩa gì?
2. Chính sách xã hội về bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với việc ổn
định và phát triển xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng?

IV. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
Chính sách lao động, việc làm có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế, của mối quan hệ cung – cầu trong lao động, việc thu hút đầu tư và sức
cạnh tranh kinh tế. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm không chỉ có ý nghĩa
thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng được sử dụng hiệu quả mà còn giảm thiểu tình
trạng thất nghiệp và chi phí trợ cấp thất nghiệp; góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
giảm nghèo, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Cho đến nay, nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban
hành, thực thi như: Huy động vốn đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm; lập
Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi; hình thành
Quỹ giải quyết việc làm địa phương; phát triển hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc
làm, Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở đào tạo nghề xã hội; phát triển nhiều
hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm đa dạng; quan tâm đến hoạt động xuất
khẩu lao động và chuyên gia nhằm giải quyết việc làm với thu nhập cao, đồng thời
nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động... Từ đó, góp
phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về vấn đề lao động và việc làm, huy
động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển và tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động.
Các chương trình chính sách về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh được triển
khai thực hiện có hiệu quả. Tỉnh ban hành Nghị quyết về Chương trình dạy nghề, việc
làm và giảm nghèo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.
Giai đoạn 2011 – 2020 toàn tỉnh tạo việc làm cho khoảng 221 nghìn lao động, trung
bình 22 nghìn lao động/năm; 30 nghìn người đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở
nước ngoài, trung bình 3 nghìn lao động/năm. Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ

68
5
theo hướng tích cực từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương mại
và dịch vụ. Cơ cấu lao động năm 2020 là: công nghiệp xây dựng 45,53%, nông nghiệp
thuỷ sản 25,7%, thương mại dịch vụ 28,73%; tỉ lệ thất nghiệp còn 2,67%.

Chính sách xã hội về đào tạo nghề cho thanh niên

Hình 5. Đào tạo nghề may công nghiệp cho thanh niên tại Trường Cao đẳng
Kinh tế – Kỹ thuật Tô Hiệu

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự
tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp1.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020”, trong đó xác định: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học
nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn

1
Khoản 2, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp.

69
xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện Đề án trên, giai đoạn
2012 – 2021, toàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 15 nghìn
người, tỉ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 92%.

Chính sách về dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ

Dạy nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ là một trong những chính sách
được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện nhằm động viên, khuyến khích các thế hệ
thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Chính sách này không chỉ có ý nghĩa về mặt
chính trị, xã hội mà còn rất thiết thực giúp quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ
quân sự tiếp tục được học và phát triển nghề, việc làm, ổn định cuộc sống. Thanh niên
hoàn thành nghĩa vụ quân sự tham gia học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp được hỗ
trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Mặt khác, bộ đội sau khi xuất ngũ
được vay vốn để tham gia học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của
chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Bộ đội xuất
ngũ, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự có nhu cầu học nghề sẽ được
cấp thẻ đào tạo nghề và được lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp bất kì để đăng kí
tham gia khoá học phù hợp với nhu cầu và năng lực bản thân.

Hình 6. Trả hồ sơ học nghề cho bộ đội xuất ngũ tại Trung tâm tư vấn và
Giới thiệu việc làm của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

70
5
Năm 2019, tỉnh Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho
thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. Giai đoạn 2018 – 2021,
tỉnh đã đào tạo nghề cho 48 quân nhân xuất ngũ; tổ chức các buổi tư vấn học nghề,
việc làm cho quân nhân xuất ngũ.

Nêu trách nhiệm, vai trò của công dân khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân
sự theo quy định? Khi đủ điều kiện xuất ngũ theo Điều 43, Luật Nghĩa vụ
quân sự 2015 thì quân nhân được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?

1 Đọc các đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống làm nông nghiệp, với
mơ ước phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đoàn viên N.V.Đ (thị xã X, tỉnh Hưng Yên)
đã quyết tâm ở lại quê hương để lập nghiệp. Với niềm đam mê nghiên cứu về kĩ thuật
trồng nấm đông trùng hạ thảo, anh mạnh dạn vay vốn, đầu tư cơ sở nguyên liệu trồng
nấm từ năm 2019. Không ít lần nản chí vì cấy ghép bị hỏng, nhưng được sự động viên
của gia đình, bạn bè, hỗ trợ vốn thông qua tổ chức đoàn, cộng với bản tính cần cù chịu
khó, ham học hỏi, mô hình của anh đã thành công. Mô hình được làm theo quy trình
khoa học do đó sản phẩm làm ra không có dư lượng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật
và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù trong năm 2020, gặp nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của dịch Covid-19 song trừ chi phí, sau một năm, mô hình vẫn cho anh thu
nhập gần 200 triệu đồng. Cùng với đó, đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa
phương với mức thu nhập ổn định. Không chỉ làm kinh tế giỏi, Ðạt còn là một đoàn viên
tích cực tham gia các hoạt động đoàn tại địa phương, nổi bật là người đứng đầu thành
lập ra Câu lạc bộ thiện nguyện của xã. Ðợt lũ, lụt vừa qua, Câu lạc bộ đã tuyên truyền,
vận động nhân dân, các tổ chức, các nhà hảo tâm ủng hộ nhiều nhu yếu phẩm cho
đồng bào miền trung.

71
Anh Đ đã được hưởng chính sách hỗ trợ nào của tỉnh Hưng Yên và đã thể hiện
trách nhiệm của bản thân với sự hỗ trợ đó như thế nào?

Thông tin 2

Ngay từ đầu tháng Chạp, gia đình anh L.V.C (huyện X tỉnh Hưng Yên) đón nhận
niềm vui khôn xiết khi được chính quyền xã cùng mạnh thường quân đến tận nhà hỗ
trợ xây dựng căn nhà tình thương trị giá 50 triệu đồng. Bản thân anh C là người khuyết
tật, gia đình thuộc diện bảo trợ xã hội của xã. Hằng ngày anh mưu sinh bằng nghề đặt
cá trên sông, còn vợ anh thì làm thuê, 2 đứa con đang trong độ tuổi đi học, cả gia đình
sống chen chúc trong căn chòi lá lụp xụp, xiêu vẹo. Theo anh C, đến cận Tết, căn nhà
sẽ xây dựng hoàn thành, gia đình được đón Tết trong căn nhà mới, đó là niềm vui, sự
biết ơn vô hạn khi chính quyền đã quan tâm giúp đỡ với một nghĩa tình trọn vẹn.

Anh C đã được hưởng chính sách nào của tỉnh Hưng Yên và hiệu quả, ý nghĩa
từ chính sách được thể hiện như thế nào đối với người được hưởng?

2 Thảo luận về những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần xây dựng, thực
hiện chính sách xã hội ở tỉnh Hưng Yên.

Chính sách xã hội Việc làm góp phần xây dựng, thực hiện chính sách xã hội

Chính sách xã hội – Tham gia dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ nơi mình sinh sống.
về người có công – Thăm hỏi, giúp đỡ thân nhân các anh hùng liệt sĩ lúc ốm
đau, gặp hoàn cảnh khó khăn…
– Tham gia xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

72
5
1 Em hãy tìm hiểu một trường hợp mà em biết có thể hoặc đã áp dụng một trong
những chính sách trên và cho biết em học hỏi được thêm điều gì cho bản thân.
2 Từ những chính sách xã hội được thể hiện trên, em sẽ làm gì để góp phần xây
dựng chính sách xã hội bền vững tỉnh Hưng Yên?

73
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Thuật ngữ Giải thích Trang

Thiên tai Hiện tượng thiên nhiên tác hại lớn đến sản xuất và 11
đời sống như: bão, lụt, hạn hạn, giá rét, động đất,...

Biến đổi Thay đổi thành khác trước 11

Đại bản doanh Cơ quan lãnh đạo và chỉ huy cao nhất của các lực 19
lượng vũ trang ở mặt trận

Duyệt binh Kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực 24
lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh
về quân sự trong buổi lễ long trọng

Khoa bảng 1. Việc thi cử, đỗ đạt thời trước 33


2. Người đỗ đạt trong các khoa thi thời phong kiến

Tệ đoan Mối tệ, điều tệ hại xã hội 37

Di sản 1. Tài sản của người chết để lại 44


2. Cái của thời trước để lại

Chính sách xã Chính sách giải quyết vấn đề xã hội nhằm tác động 61
hội trực tiếp vào con người, điều chỉnh quan hệ, lợi ích
giữa con người với con người, con người với xã hội.

Giải thích theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Phê (Chủ biên),
Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003.

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Lịch sử tỉnh Hưng Yên, Tập 1, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khoái Châu, Lịch sử Đảng bộ huyện Khoái
Châu, tập 1, 2004.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Nxb. Quân đội nhân dân.
4. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2020.
5. Đinh Khắc Thuận, Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài
liệu Hán Nôm.
6. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hưng Yên, Hợp tuyển văn học hiện đại Hưng
Yên, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2008.
7. Lê Quý Đôn toàn tập, tập 3, Đại Việt thống sử, Nxb Khoa học xã hội, 1978.
8. Ngô Sỹ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, 1972.
9. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb. Sử học, Hà Nội,
1960.
10. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, Danh nhân Hưng Yên, 2019.
11. Thư viện tỉnh Hưng Yên, Các nhà khoa bảng Hưng Yên (1075 – 1919), Sở
Văn hoá Thông tin, 1999.
12. Quốc sử quán triều Nguyễn, Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, thư viện tỉnh
Hưng Yên, 2011.

75
Chịu trách nhiệm xuất bản:
……

Chịu trách nhiệm nội dung:


…….

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:


……..

Biên tập nội dung và sửa bản in:


……………

Thiết kế sách và trình bày bìa:


……………

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HƯNG YÊN – LỚP 10

Mã số: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
In:…. bản, ……………………………………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị in: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:….…………………………………………………………………………………………………………………………………
Cơ sở in: ...………………………………………………………………………………………………………………………………
Số ĐKXB: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Số QĐXB:…/QĐ – GD – HN ngày… tháng… năm…
Mã số ISBN: ……………………………………………………………………………………………………
In xong và nộp lưu chiểu tháng… năm…

76

You might also like