You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


------------

BÀI LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC

Sinh viên :
MSSV :
Lớp : K64 VB1 - Tâm Lý Học

Hà Nội - 2020
Đề bài: Xây dựng một dự án phát triển cộng đồng
- Tên dự án: Dự án phát triển cộng đồng ở dân tộc thiểu số khu vực bản Na Cóc,
xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Đơn vị thực hiện: Nhóm Phát triển cộng đồng, trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đơn vị quản lý dự án: Đơn vị quản lý nhà nước về dự án.
- Địa bàn thực hiện: Xã Viêng Lán, Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Thời gian thực hiện: 2 năm từ 20/5/2021 đến 20/5/2023

BỐI CẢNH DỰ ÁN

Xã Viêng Lán là một xã vùng một của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, nằm dọc
hai bên quốc lộ 6, bao quanh thị trấn Yên Châu, phía Bắc giáp với xã Sặp Vạt,
Chiềng Đông; phía Tây giáp với xã Chiềng Pằn; phía Nam giáp xã Chiềng Khoi,
Phiêng Khoài; phía Đông giáp với Sặp Vạt, Thị Trấn. Có tổng diện tích đất tự nhiên
2.712 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 749,28 ha; đất lâm nghiệp 1726,1 ha; đất khác
236,62 ha.

Xã gồm 9 bản: Nà Và, Na Lêm, Mường Vạt, Na Cóc, Kho Vàng, Huổi Qua,
Khúm Hiền, Huổi Hẹ, Sốp Hẹ. Tính đến hết ngày 31/12/2016 có tổng số hộ 566 hộ
với 2.271 nhân khẩu, có 3 dân tộc chủ yếu (dân tộc Thái chiếm 97%, dân tộc Kinh
chiếm 2,07%, dân tộc Xinh Mun chiếm 0,54%) cùng sinh sống đoàn kết giúp đỡ nhau
cùng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Tỷ lệ
hộ nghèo năm 2016 chiếm 10,51% (giảm 1,09% so với năm 2015), hộ cận nghèo
chiếm 47,7% ( giảm 0,5 %). Có 01 trường tiểu học, 01 trạm y tế đóng trên địa bàn.
Về thủy văn xã có hệ thống suối vạt nhỏ hẹp chạy qua và các con suối nhỏ khác như:
Huổi Vang, Huổi Cóc,… Do yếu tố địa hình nên các con suối đều theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam.Có 5 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống tại bản Na Cóc là: Kinh,
Thái, Xinh mun, Mông, Khơ mú.

Xã có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bao gồm 02 địa hình chính đó là:
Địa hình thung lũng có độ cao từ 300m đến 350m so với mực nước biển là những
thung lũng hẹp khá bằng phẳng. Địa hình đồi núi trung bình có độ cao từ 350m đến
600m so với mực nước biển là những dãy núi cao tập trung ở phía Bắc. Trong đó, bản
Na Cóc là bản chưa có được sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xa nhất trong các
bản còn lại. Cũng là bản có tỷ lệ nghèo chiếm cao nhất trong 9 bản, 40%.
Về khí hậu mang đặc điểm trung của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ
tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4
đến hết tháng 10.

Sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu, diện tích đất trồng lúa nước cả 2 vụ cả
xã là 119,7 ha, sản lượng ước đạt 766,3 tấn; diện tích trồng ngô 252,5 ha, sản lượng
đạt 1.029 tấn; trồng sắn 12 ha, sản lượng đạt 144 tấn; lạc 08 ha, sản lượng đạt 12 tấn;
rau, đậu các loại: 45,2 ha; diện tích trồng cây ăn quả các loại 53,4 ha, sản lượng đạt
316,1 tấn.

Từ đặc điểm địa hình đồi núi và phần lớn dân cư thuộc các nhóm dân tộc thiểu
số khác nhau. Các khu vực mà dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu là các vùng núi cao
và kém phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này khá cao và sản xuất nông nghiệp
phần lớn không tương xứng và không bền vững. Đặc trưng nơi đây là nguồn tài
nguyên tự nhiên, cơ sở hạ tầng yếu kém, canh tác là nguồn thu nhập chính, thu nhập
thấp và kết quả là tình trạng nghèo đói khá phổ biến. Ngoài ra, khu vực này cũng
đang có những thách thức liên quan tới các thực hành nông nghiệp không phù hợp, ví
dụ như nạn chặt phá rừng và các điều kiện khí hậu đang thay đổi do tình trạng biến
đổi khí hậu gây ra.
Chính vì điều kiện sống của bà con nơi đây rất khó khăn, chủ yếu vì không có
nguồn nước sinh hoạt. Bản Na Cóc là bản duy nhất chưa có nước sinh hoạt sạch và
mỗi hộ có nhà vệ sinh hay nhà tắm riêng. Tỷ lệ dân trí ở đây rất thấp, chỉ có khoảng
10% dân số là học hết cấp 1. Tuy làm ruộng, lúa ăn cũng chỉ đủ cho khoảng 3 - 4
tháng/năm. Bà con chưa quen trồng vườn hay chăn nuôi nên hoàn toàn phụ thuộc vào
rừng. Đường xá đi vào các thôn bản còn khó khăn, đa phần là đường đá, ghập ghềnh
khó đi.
Qua đánh giá từ nhóm và tham khảo ý kiến của người dân tại xã Viêng Lán
hiện tồn tại những vấn đề nổi bật nhất, và cũng là những vấn đề có thể giải quyết
được trước như sau:
● Vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng, cả bản có 28 hộ gia đình nhưng không có
hộ nào có nhà vệ sinh riêng.
● Vấn đề giáo dục:
- Tỷ lệ dân trí ở đây rất thấp, chỉ có khoảng 10% dân số là học hết cấp 1.
Do tình trạng dân trí thấp nên dẫn đến hiện tượng tảo hôn, kết hôn sớm, dân số
tăng. Nhiều người đang học bỏ ngang giữa chừng để lập gia đình, không có trình độ
học vấn, khó xin việc, lại mang thai đẻ con nên gia đình càng thêm khó khăn về tài
chính.
● Vấn đề đường xá, cơ sở hạ tầng tại nơi sinh sống:

- Đường vào bản Na Cóc đa phần là đường đá, và không có điện đường, gây khó
khăn khi di chuyển vào buổi tối. Sẽ có tăng khả năng tai nạn giao thông và hạn chế
giao tiếp giữa các hộ vào buổi tối.
● Vấn đề lao động việc làm
- Vì bà con phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực từ rừng nên chưa chủ
động trong cải thiện giống cây trồng. Đa dạng nguồn cung cấp lương thực.
Nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tới sự sinh tồn hệ sinh thái tự nhiên
của rừng. Ảnh hưởng tới khí hậu thời tiết, dễ sinh cháy rừng, xói mòn đất. Người dân
không nhu yếu phẩm cơ bản sinh sống dễ sinh ra tệ nạn xã hội, nghèo đói gia tăng.

MÔ TẢ DỰ ÁN CHỈ SỐ KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP


KIỂM TRA

MỤC TIÊU CHUNG, DÀI HẠN


Cuối năm 2022, tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học của bản Na Cóc, xã Viêng Lán
được cải thiện đời sống, mọi người đều tiếp cận được các dịch vụ giáo dục, triển
khai hướng dẫn bà con bản Na Cóc tự xây dựng nhà vệ sinh.
Các hoạt động hỗ trợ sinh kế dài hạn và ngắn hạn như nuôi bò sinh sản, nuôi gà ,
trồng ngô, rau xanh, trồng rừng được triển khai đều đặn trong 2 năm. Đảm bảo các
kỹ năng nuôi trồng được cán bộ hướng dẫn tại nhà cho bà con, từ đó tạo ra thu
nhập ổn định lớn hơn.

MỤC TIÊU NGẮN HẠN


➢ 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học.
➢ 90% trẻ em tiếp cận được các chính sách hỗ trợ trong giáo dục.
➢ Đến năm 2022, xây dựng 1 tủ sách nhỏ cho trẻ em bản Na Cóc có nơi sinh
hoạt.
➢ Tổ chức hỗ trợ, đào tạo sinh kế dài hạn và ngắn hạn trong nuôi trồng nông
nghiệp. Các loại cây rau hoa màu đan xen như trồng ngô, các loại rau,
hướng dẫn tại nhà cho bà con
➢ Các hộ gia đình đều có nhà vệ sinh để sử dụng 12/2021.
➢ Vệ sinh môi trường: để thay đổi thói quen sinh hoạt bao đời nay của bà dân
tộc đòi hỏi nhiều công sức của cán bộ và đội ngũ tình nguyện viên từ các tổ
chức tình nguyện. Bầu cử lực lượng nòng cốt ấy tới thăm bản thường xuyên
để hỗ trợ bà con kịp thời.

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

- Nâng cao trình độ học vấn của bản Na Cóc, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi
học được đi học.
- Xây nhà vệ sinh cho 28 hộ trong bản Na Cóc được hoàn thành và đưa vào sử
dụng từ tháng 12/2021.
- Vệ sinh môi trường: hoàn thành chiến lược lâu dài, lực lượng nòng cốt để thay
đổi thói quen sinh hoạt bao đời nay của bà con dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ sinh kế ngắn hạn: bà con tự cung tự cấp, chủ động về lương thực thực
phẩm quanh năm, đảm bảo sinh kế dài hạn và ngắn hạn.
Tổ chức 3 buổi tuyên truyền Số lượng người tham Thống kê số lượng và ý
dự án bản Na Cóc và 9 lớp gia kiến phản hồi, cập nhật
huấn luyện nông dân kĩ năng 30 người/ lớp hàng tháng để kịp thời
sinh kế cho mỗi bản. sửa đổi, thích ứng với bà
con

HOẠT ĐỘNG
Truyền thông để cung cấp thông tin còn thiếu cho người dân, nâng cao năng lực
người dân trong cộng đồng, giúp người dân trong cộng đồng có đủ kiến thức, kỹ
năng để tự giải quyết vấn đề của cộng đồng.
Vận động người dân tham gia
Hướng dẫn người dân tính toán sử dụng nước sinh hoạt sạch
Tổ chức các buổi truyền thông chung và buổi tập huấn kỹ năng.
Huy động nguồn lực sẵn có tiềm năng trong cộng đồng, và tìm kiếm nguồn lực
ngoài cộng đồng.
Nâng cao nhận thức, phát triển kĩ năng làm việc chung của cộng đồng
Giám sát và thực hiện

Mô tả hoạt động Thời gian Người phụ trách

Truyền thông và vận động 6/2021 Lê Quốc Bảo


người dân tham gia
Tổ chức buổi gắn kết cộng 6/2021 Lê Quốc Bảo + Nguyễn
đồng Văn Huy

Tổ chức lớp dạy tiếng Kinh 6/2021 Ngọc Lan


cho bà con dân tộc thiểu số
qua các trò chơi, các bài hát,
bài thơ bằng tiếng Kinh
Vận động trưởng thôn tham 7/2021 Phạm Huy + Hương Trà
gia xây dựng nhà vệ sinh
mẫu. Trong quá trình này đi
kèm truyền thông tới bà con
trong bản tới xem và góp ý
kiến.
Dự kiến, xây 1 nhà vệ sinh
mất 4 ngày,
Nguyên vật liệu sẵn có:đá,
cát, tre từ rừng
Hỗ trợ 500.000đ sắt và xi
măng và tấm lớp cho 1 nhà
vệ sinh/ 1 hộ gia đình.
Tổ chức hướng dẫn bà con 8/2021 Phạm Huy + Hương Trà
cách xây nhà vệ sinh, tiết
kiệm, sử dụng khoa học
Vận động bà con trong bản 7/2021 Hương Trà
cùng tham gia

Tập huấn sinh kế FFS 9/2021- 5/2023 Nguyễn Văn Công


Lớp huấn luyện nông dân
(FFS). Đây là một khái niệm
được quốc tế công nhận và đã
được áp dụng ở nhiều nơi
trên thế giới, đem lại thành
công tốt đẹp.
Trước tiên, các tập
huấn viên địa phương đã
được lựa chọn sẽ được tập
huấn về các phương pháp
thực hành canh tác và giảng
dạy có sự tham gia. Sau đó,
các lớp huấn luyện nông dân
sẽ được tổ chức với sự tham
gia của khoảng 30 nông dân
có kỹ năng tốt. Trong suốt
một mùa vụ canh tác, các học
viên sẽ thực hành trên một
loại cây trồng với các phương
pháp canh tác khác nhau và
cùng nhau pháp khá, thảo
luận các ưu điểm và nhược
điểm của các phương pháp
đó. Nếu nông dân trong vùng
cũng đang tiến hành trồng
loại cây này khi lớp tập huấn
đang diễn ra, học viên có thể
so sánh với kết quả của họ.
Sau khi tham gia một
lớp FFS hoàn chỉnh, nông
dân được khuyến khích thành
lập các tổ hợp tác nhỏ do
trong quá trình học, họ đã
biết cách hợp tác và nhận ra
các lợi ích khi tham gia
nhóm. Mục tiêu của dự án
này là tổ hợp tác được thành
lập và có khả năng phân tích
điều kiện khí hậu và lựa chọn
phương án sản xuất cho phù
hợp, đồng thời tăng thu nhập
của nông hộ nhờ bán được
các sản phẩm dư thừa.

Giám sát quá trình 6/2021-5/2023 Ban giám sát

Giám sát chuyên môn 6/2021-5/2023 Tổ giám sát chuyên môn

Kết thúc và đánh giá dự án 5/2023

KINH PHÍ DỰ TRÙ


Hạng mục Đơn Đơn giá Số Tổng kinh Dự án Hộ dân
vị (VNĐ) lượ phí đóng góp đóng góp
ng

1. Khảo sát thực 70.000.000 1 70.000.000 70.000.000 0

địa dự án bản
Na Cóc-
Viềng Lán,
Hòa Bình

2. Hỗ trợ xây hộ 500.000 28 24.000.000 14.000.000 10.000.000

dựng nhà vệ
sinh 28 hộ

3. Chi phí tập khóa 100.000.000 2 200.000.000 200.000.000 0

huấn sinh kế
FFS

4. Giám sát đánh 60.000.000 1 60.000.000 60.000.000 0

giá
5. Ban dự án tháng 5.000.000 24 120.000.000 120.000.000 0

6. Nhân sự tháng 15.000.000 24 360.000.000 360.000.000 0

7. Khác 20.000.000 20.000.000 0

Tổng 854.000.000 844.000.000 10.000.000

You might also like