You are on page 1of 48

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TRƯỜNG CƠ KHÍ – Ô TÔ
=== ===

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hữu Phấn


Sinh viên thực hiện : Vũ Thành Long
Mã sinh viên : 2020603534
Lớp : Cơ khí 4 - K15

Hà Nội – 2024
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trước khi đi thực tập

1. Chuẩn bị chung

⚫ Tìm hiểu về công ty thông qua trang web, tờ rơi của công ty và tham vấn giáo

viên.
⚫ Thông qua sự tư vấn của giáo viên, hiểu rõ mục tiêu và nội dung của chương

trình thực tập.

⚫ Tìm hiểu bản đồ để biết đường đến công ty cùng với sự trợ giúp của giáo viên. □

⚫ Nếu cần gọi điện đến công ty mình thực tập, bạn cần chuẩn bị các tài liệu cần

thiết trước khi gọi. Tránh gọi điện vào giờ ăn trưa hoặc sau giờ làm việc.

2. Quần áo bảo hộ

⚫ Chuẩn bị quần áo và giày phù hợp, có thể tham khảo ý kiến của giáo viên.

Không nên mặc áo phông, quần ngố và đi dép xăng-đan.

⚫ Không nên đeo các đồ trang sức nhƣ nhẫn, khuyên tai và dây chuyền. □

⚫ Cắt tóc gọn gàng hoặc buộc tóc để tránh tai nạn. □

3. Vật dụng cần mang theo

⚫ Mang theo sổ hoặc vở và bút để ghi chép khi học hoặc ghi các hướng dẫn công

việc.

⚫ Mang thẻ sinh viên □

Trong thời gian thực tập

1. Thái độ làm việc

• Luôn đúng giờ và đến địa điểm thực tập trước 15 phút so với giờ làm việc. Vào
ngày đầu tiên của đợt thực tập, cố gắng đến trước 30 phút vì có thể bạn chưa

biết chính xác địa điểm và còn phải đăng ký.
• Phải báo cáo ngay với người quản lý ở DN và giáo viên phụ trách nếu không □
thể đến nơi thực tập vì lý do đau ốm hoặc lý do bất thường khác.
• Tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ im lặng trước khi bắt đầu làm việc. □

• Nói chuyện với người giám sát hoặc các nhân viên khác trong công ty một □
cách lịch sự.
• Khi nói chuyện hoặc trả lời công việc, nên nói ngắn gọn và chính xác. □

• Không nên ngần ngại hỏi lại khi chưa hiểu rõ các hướng dẫn công việc hoặc □
các hướng dẫn nói chung.
• Ghi chép lại các hướng dẫn hoặc những lời khuyên từ người giám sát. Xác □
nhận lại các hướng dẫn bằng cách đọc to lại các điều đó.
• Không được nói chuyện riêng với bạn khi trong giờ học hoặc giờ làm việc. □

• Giữ nơi học tập và làm việc sạch sẽ. Vứt rác vào thùng rác. □

• Chỉ được hút thuốc ở khu vực hút thuốc. Vứt đầu thuốc lá vào gạt tàn sau khi □
hút thuốc.
• Nắm rõ quy định về việc dùng điện thoại ở trong công ty. □

2. Làm việc tại các xưởng

• Đọc kỹ các hướng dẫn về an toàn và tuân thủ nội quy của công ty. □

• Không được chạm vào máy móc hay dụng cụ khi chưa được sự đồng ý của □
người giám sát.
• Hỏi lại người giám sát khi chưa hiểu hoặc chưa rõ các quy trình công việc. □

• Báo lại cho người giám sát khi không theo kịp với công việc. □

• Sau khi sử dụng, đem trả dụng cụ thiết bị vào đúng vị trí ban đầu. □

• Không được rời vị trí làm việc khi chưa báo cho người giám sát (ví dụ khi đi □
vệ sinh).
3. Quá trình báo cáo

Sinh viên phải thực hiện báo cáo hàng tuần cho giáo viên hướng dẫn

Kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp

Kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn
báo cáo thực tập tốt nghiệp này: Trong báo cáo phải có giấy giới thiệu thực tập tốt
nghiệp bản gốc có dấu đỏ, có ý kiến nhận xét đánh giá của công ty, doanh nghiệp
nơi thực tập.
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 9
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 10
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ 12
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP .............................................................. 14
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU BẢN VẼ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH DẠNG
SẢN XUẤT ................................................................................................ 15
1.1. Nội quy làm việc, an toàn lao động, trang phục, 5S của nhà
máy. ................................................................................................ 15
1.1.1. Nội quy làm việc. ................................................................... 15
1.1.2. An toàn lao động, trang phục. ................................................ 16
1.1.3. 5S của nhà máy. ..................................................................... 16
1.2. Phân tích được các yêu cầu kỹ thuật, vật liệu, dung sai, độ
bóng bề mặt của chi tiết điển hình dạng sản xuất tại nhà máy ................. 17
1.2.1. Yêu cầu kĩ thuật...................................................................... 17
1.2.2. Vật liệu ................................................................................... 18
1.2.3. Dung sai.................................................................................. 18
1.2.4. Độ bóng bề mặt ...................................................................... 18
1.3. Phân tích chức năng làm việc và tính công nghệ trong kết cấu
chi tiết 18
1.3.1. Chức năng làm việc ................................................................ 18
1.3.2. Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết. .................................... 18
1.4. Phân tích dạng sản xuất của chi tiết ....................................... 19
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG, CHẾ
TẠO CHI TIẾT ............................................................................................... 20
2.1. Tìm hiểu phương pháp chế tạo phôi........................................ 20
2.2. Tìm hiểu về các dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra sản phẩm
................................................................................................ 20
2.3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết .................................... 20
2.4. Phương pháp gá đặt và kết cấu cấu cảu đồ ags trong các
nguyên công .............................................................................................. 21
2.5. Chế độ cắt, dụng cụ cắt, máy cắt sử dụng trong các nguyên
công ................................................................................................ 23
2.6. Phân tích điều kiện gia công thực tế so với lý thuyết đã học
trong nhà trường. ....................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ MÁY CÔNG CỤ TRONG NHÀ MÁY ..
................................................................................................ 26
3.1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật của một số máy công cụ...... 26
3.1.1. Thông số kỹ thuật của máy phay CNC CV P106 ................... 26
3.1.2. Thông số kỹ thuật của máy phay CNC MCV 520 .................. 28
3.1.3. Thông số kĩ thuật của máy Makino PS105 ............................. 29
3.1.4. Thông số kĩ thuật của máy EDM, xung điện .......................... 30
3.1.5. Máy phay vạn năng (phay đứng, phay ngang) ....................... 31
3.1.6. Máy khoan cần, Taro.............................................................. 36
3.2. Xích tốc độ, tiến dao trên máy. .............................................. 38
3.3. Một số đồ gá chuyên dùng trên máy. ..................................... 39
3.4. Kích thước và khả năng gá đặt của chi tiết trên máy. ............. 40
CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY .............................................................................................. 41
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty........................ 41
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật trong các phân
xưởng ................................................................................................ 42
4.3. Sơ đồ tổ chức của công ty ...................................................... 43
4.4. Cách bố trí các phân xưởng trong nhà máy và cách bố trí các
máy trong mỗi phân xưởng ....................................................................... 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Nội quy của công ty ..................................................................................15
Hình 1.2: 5S trong công ty ........................................................................................16
Hình 1.3: Đơn hàng của công ty cần gia công...........................................................17
Hình 2.1: Thước cặp và panme được sử dụng trong công ty.....................................20
Hình 2.2: Sơ đồ gá đặt của nguyên công 1,2,3,4,7 ....................................................21
Hình 2.4: Sơ đồ gá đặt của nguyên công 5,6 .............................................................22
Hình 3.1: Máy CNC VC P106 ..................................................................................26
Hình 3.2: Máy CNC MCV 520 .................................................................................28
Hình 3.3: Máy Makino PS105 ..................................................................................29
Hình 3.4: Các loại máy EDM, xung điện ..................................................................30
Hình 3.5: Máy phay vạn năng đứng ..........................................................................31
Hình 3.6: Máy phay ngang vạn năng ........................................................................34
Hình 3.7: Máy khoan cần ..........................................................................................36
Hình 3.8: Máy Taro ...................................................................................................37
Hình 3.9: Bàn hút chân không ...................................................................................39
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy của công ty .........................................................................44
Hình 4.2: Sơ đồ phòng sản xuất ................................................................................44
Hình 4.3: Sơ đồ nhà xưởng tầng 1.............................................................................46
Hình 4.4: Sơ đồ nhà xưởng tầng 2.............................................................................47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phay 2 mặt phía càng lớn đạt kích thước 29 .............................................23
Bảng 2.2: Phay 2 mặt phía càng nhỏ đạt kích thước 29 ............................................23
Bảng 2.3: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø50...........................................................23
Bảng 2.4: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø30...........................................................24
Bảng 2.5: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng nhỏ ...................................24
Bảng 2.6: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng lớn ....................................24
Bảng 2.7: Phay 2 mặt đạt kích thước 25 ...................................................................25
Bảng 3.1: Thông số máy CNC VC P106 ...................................................................28
Bảng 3.2: Thông số kĩ thuật máy phay CNC MVC 520............................................29
Bảng 3.3: Thông số kĩ thuật của máy Makino PSI05 ................................................30
Bảng 3.4: Thông số kĩ thuật của máy AWT 5S .........................................................31
Bảng 3.5: Thông số kĩ thuật của máy phay đứng vạn năng.......................................33
Bảng 3.6: Thông số kĩ thuật của máy khoan Cần .....................................................37
Bảng 3.7: Thông số kĩ thuật của máy taro .................................................................38
Bảng 3.8: Thông số kĩ thuật của bàn hút chân không................................................39
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế xã hội phát triển kèm theo sự tăng vọt yêu cầu các sản phẩm cơ
khí. Tăng khối lượng sản phẩm và yêu cầu tăng độ chính xác càng thúc đẩy mạnh
mẽ các phương thức sản xuất dây chuyền chế tạo và lắp ráp hình thành. Đặc biệt là
ngành chế tạo máy là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phạm vi sử
dụng của ngành chế tạo máy sử dụng rất rộng rãi. Từ con tàu vũ trụ cho đến giày
dép và quần áo, tất cả sản phẩm này đều được chế tạo ranh nhờ các máy móc khác
nhau. Ngành chế tạo máy là nền tảng của công nghiệp chế tạo máy. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đặc biệt đến ngành chế tạo máy công cụ.
Vì vậy nhu cầu kiến thức đáp ứng cho ngành chế tạo máy ngày càng nhiều, đã có
rất nhiều trường chú trọng đến việc đào tạo ra những cán bộ, kĩ sư, công nhân phục
vụ cho ngành chế tạo máy. Trong đó phải kể đến trường ĐHCN Hà Nội, là một
trong những nơi đào tạo ra những kĩ sư, cán bộ, công nhân cơ khí dẫn đầu trong cả
nước. Nằm trên mảnh đất thuộc quận Bắc Từ Liêm của thành phố Hà Nội, Trường
ĐHCN Hà Nội tự hào với bề dày truyền thống hơn 100 năm hình thành và phát triển.
Buổi ban đầu sơ khai trường là một trường công nhân đến nay trường đã trở thành
một trường ĐH phát triển với quy mô rộng lớn trên toàn quốc, với đa dạng những
ngành nghề. Để có được những thành quả đó là sự phấn đấu không ngừng của ban
lãnh đạo nhà trường các thầy cô giáo giảng dạy và toàn thể các học sinh trong
trường.
Em rất tự hào và may mắn được vào học dưới ngôi trường này, và điều may
mắn hơn là em được đào tạo trong khoa cơ khí là một trong những khoa đứng đầu
của trường. Ý thức được tầm quan trọng của việc học ngay từ khi vào học em đã cố
gắng bắt nhịp và trau dồi cho mình những kiến thức của ngành học. Trong quá trình
học em đã được các thầy cô giáo giảng dạy cho em về các môn như: Vẽ kĩ thuật,
sức bền vật liệu, cơ học kỹ thuật, chi tiết máy, dung sai, chế độ cắt… Qua gần 4
năm học đến nay phần cơ bản em đã nắm vững được toàn bộ kiến thức của ngành
công nghệ chế tạo máy. Nhưng với phương châm giảng dạy của nhà trường là “học
đi đôi với hành” nên em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Nguyễn Hữu Phấn. Em đã tham gia thực tập tại Công ty TNHH Yazaki Hải
Phòng Việt Nam. Thực tập ở đó em đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về
năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, về phương pháp thiết kế quy trình
công nghệ, về phương pháp chế độ cắt tối ưu và về những phương pháp gia công
mới và đặc biệt về ngành cơ khí…Tuy thời gian thực tập có 6 tuần nhưng em đã làm
quen được với nguyên tắc và yêu cầu kĩ thuật của công việc đó là điều quan trọng
hơn cả.
Đến nay thời gian thực tập đã kết thúc, để tổng hợp lại toàn bộ kiến thức em
đã được học và làm tại nơi thực tập, em viết nên bài báo cáo thực tập này. Trong
quá trình thực tập và viết bài báo cáo em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đánh giá và chỉ bảo của các thầy cô để từ nay về sau em có thể
hoàn thiện hơn với phần kiến thức mà em đã được học.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và
các anh chị chú bác trong công ty đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Hữu Phấn, người
đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong suốt thời gian qua.
Ngày tháng năm 2024
Sinh viên
Vũ Thành Long
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Ngày…tháng…năm 2024
Người nhận xét
14

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP


Thời gian Kế hoạch Ghi chú
TT Nội dung (Tuần) báo cáo
THUYẾT MINH
(Sinh viên ghi trực tiếp các thông tin tìm hiểu được vào quyển này)

1: Nghiên cứu bản vẽ chi tiết


1 điển hình đang sản xuất 01 Tuần 1

2: Tìm hiểu quy trình công


2 nghệ gia công chi tiết 03 Tuần 2-3

3: Tìm hiểu một số máy công


3 cụ trong nhà máy 02 Tuần 4

4: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức


4 hoạt động sản xuất trong các 02 Tuần 5-6
phân xưởng
BẢN VẼ
(Sinh viên in bổ sung các bản vẽ sau)
5 Chi tiết điển hình 1 Tuần 1

6 Sơ đồ QTCN chế tạo sản phẩm 1 Tuần 3

7 Đồ gá điển hình 1 Tuần 4


8 Sơ đồ mặt bằng các bộ phận
1 Tuần 5
làm việc của nhà máy
9 Bản vẽ, hình ảnh bảng biểu
Tuần 6
khác (nếu có)

Tổng
15

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU BẢN VẼ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH DẠNG SẢN
XUẤT
1.1. Nội quy làm việc, an toàn lao động, trang phục, 5S của nhà máy.
1.1.1. Nội quy làm việc.

Hình 1.1: Nội quy của công ty

• Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc:


- Sáng 8h-12h
- Chiều 13h- 17h
• Các nội quy của công ty:
- Các trường hợp làm ca kíp sẽ theo phân công của quản lý theo thời điểm cụ
thể. Khi vào xưởng phải mang đầy đủ bảo hộ lao động, theo quy chuẩn của
công ty.
16

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động phòng cháy chữa cháy.
Nếu nghỉ có việc riêng phải xin phép trước một ngày. Trong thời gian làm
việc phải hết sức nghiêm túc, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật và công
nghệ, thực hiện tốt quy trình vận hành máy móc thiết bị.
- Sử dụng thời gian lao động có hiệu quả, nâng cao năng suất, đảm bảo chất
lượng, có ý thức tiết kiệm điện, nước vất tƣ tài sản của công ty.
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên, sắp xếp nơi làm việc gọn
gàng, ngăn nắp không đi lại lộn xộn đến những nơi không có nhiệm vụ,
không tụ tập nói chuyện gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến công việc của
người khác.
- Không được sử dụng vật tư, tài sản của công ty vào việc riêng.
- Không hút thuốc lá uống rượu, ăn quà vặt, sử dụng điện thoại trong khi làm
việc.
1.1.2. An toàn lao động, trang phục.
Quy chuẩn bảo hộ lao động:
• Mũ
• Găng tay
• Quần áo bảo hộ
• Giày bảo hộ có gắn mũi thép
1.1.3. 5S của nhà máy.

Hình 1.2: 5S trong công ty


17

• S1< Sàng lọc>: Lọại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc.
• S2<Sắp xếp>: Để mọi thứ ngăn lắp theo một trình tự nhất định, tiện lợi và
đảm bảo an toàn khi sử dụng.
• S3<Sạch sẽ>: Vệ sinh sạch sẽ máy móc thiết bị và nơi làm việc.
• S4<Săn sóc>: Duy trì S1, S2, S3 hàng ngày.
• S5<Sẵn Sàng>: Tạo ý thức và thói quen về thực hành 5S nơi làm việc.
1.2. Phân tích được các yêu cầu kỹ thuật, vật liệu, dung sai, độ bóng bề mặt
của chi tiết điển hình dạng sản xuất tại nhà máy

Hình 1.3: Đơn hàng của công ty cần gia công


1.2.1. Yêu cầu kĩ thuật
• Độ không song song cho phép giữa 2 tâm lỗ trên chiều dài lỗ: 0.05mm.
• Độ không vuông góc cho phép giữa tâm lỗ và mặt đầu lỗ: 0.1mm.
18

• Làm sạch các góc cạnh.


1.2.2. Vật liệu
• Vật liệu: Thép C45
• Thép C45 là một loại thép hợp kim có hàm lượng carbon cao lên đến
0,45%.
• Ngoài ra loại thép này có chứa các tạp chất khác như silic, lưu huỳnh,
mangan, crom…. Có độ cứng, độ kéo phù hợp cho việc chế tạo khuôn mẫu.
• Ứng dụng trong cơ khí chế tạo máy, các chi tiết chịu tải trọng cao và sự va
đập mạnh.
1.2.3. Dung sai
• Mặt trụ D=50±0.039 và D=30±0.033 là mặt trụ lắp ghép nên yêu cầu đô
chính xác cao.
1.2.4. Độ bóng bề mặt
• Bề mặt trụ trong Ø50 và Ø30 có lắp ghép, yêu cầu độ nhám Ra=1.25.
Những bề mặt gia công khác yêu cầu Ra=2.5
1.3. Phân tích chức năng làm việc và tính công nghệ trong kết cấu chi tiết
1.3.1. Chức năng làm việc
• Chi tiết dạng càng thường có chức năng biến chuyển động thẳng của chi tiết
này (thường là piston của động cơ) thành chuyển động quay của chi tiết khác
(như là trục khuỷu) hoặc ngược lại.
• Ngoài ra chi tiết dạng càng còn dùng để đẩy bánh răng (khi cần thay đổi tỉ
số truyền trong các hộp tốc độ).
1.3.2. Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết.
Bề mặt làm việc chủ yếu của tay biên là hai bề mặt trong của hai lỗ. Cụ thể ta
cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau đây:
• Lỗ 1 và 2 dùng để dẫn dầu vào trong 2 lỗ I và II (trong lỗ I và II có lắp bạc
thay).
• Hai đường tâm của hai lỗ I và II phải song song với nhau và cùng vuông
19

góc với mặt đầu tay biên. Hai đường tâm của hai lỗ I và II phải đảm bảo
khoảng cách A = 165±0,1, độ không song song của hai tâm lỗ là 0,08 mm
trên l = 25 mm (0,08/25), độ không vuông góc của tâm lỗ so với mặt đầu là
0,08 mm trên l = 25 mm (0,08/25). Hai lỗ thường có lắp bạc lót có thể tháo
lắp được.
1.4. Phân tích dạng sản xuất của chi tiết
• Với sản lượng 4000 chiếc, khối lượng 1kg. Ta xác định dạng sản xuất chi tiết
này là dạng sản xuất hàng loạt vừa.
+ Khâu chuẩn bị kĩ thuật sản xuất và khâu sản xuất được tách rời. Sản
phẩm được sử dụng thực tế trước khi đưa ra sản xuất hàng loạt.
+ Quy trình công nghệ thường được lập ra đầu tiên trong các khâu, đảm bảo
nhanh gọn, đảm bảo, tiết kiệm.
+ Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao và thâm niên nhiều năm.
+ Máy móc thiết bị của doanh nghiệp được đầu tư kĩ lưỡng. Được phân loại máy
móc, dụng cụ hỗ trợ tùy thuộc vào yêu cầu bản vẽ.
+ Đầu tư ban đầu lớn và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Đảm bảo
được việc duy trì trong việc tổ chức sản xuất hàng loạt.
20

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG, CHẾ TẠO
CHI TIẾT
2.1. Tìm hiểu phương pháp chế tạo phôi
Chủ yếu đặt mua phôi từ các doanh nghiệp khác.
2.2. Tìm hiểu về các dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra sản phẩm
• Dụng cụ đo: Panme, Thước cặp
• Phương pháp kiểm tra sản phẩm
• Thước cặp dùng kiểm tra kích thước bao và đường kính lỗ trụ trong
• Panme có thể sử dụng đo khoảng cách giữa 2 mặt trên và dưới của chi tiết
càng.

Hình 2.1: Thước cặp và panme được sử dụng trong công ty


2.3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết
• Nguyên công 1: Phay 2 mặt phía càng lớn đạt kích thước 29.
• Nguyên công 2: Phay 2 mặt phía càng nhỏ đạt kích thước 29.
• Nguyên công 3: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø50.
• Nguyên công 4: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø30.
• Nguyên công 5: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng nhỏ.
• Nguyên công 6: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng lớn.
• Nguyên công 7: Phay 2 mặt đạt kích thước 25.
21

Hình 2.2: Sơ đồ gá đặt của nguyên công 1,2,3,4,7


2.4. Phương pháp gá đặt và kết cấu cấu cảu đồ ags trong các nguyên công
❖ Nguyên công 1: Phay 2 mặt phía càng lớn đạt kích thước 29
- Định vị: sử dụng 2 phiến tỳ định vị 3 bậc, khối V cố định khống chế 2 bậc
và 1 khối V di động hạn chế 1 bậc.
- Kẹp chặt: Dùng miếng kẹp để kẹp chặt chi tiết, hướng của lực kẹp hướng
vào đồ định vị, phương của lực kẹp cùng phương với phương của kích thước
thực hiện.
❖ Nguyên công 2: Phay 2 mặt phía càng nhỏ đạt kích thước 29
- Định vị: Sử dụng 2 phiến tỳ định vị 3 bậc, khối V cố định khống chế 2 bậc
và 1 khối V di động hạn chế 1 bậc.
- Kẹp chặt: Dùng miếng kẹp để kẹp chặt chi tiết, hướng của lực kẹp hướng
vào đồ định vị, phương của lực kẹp cùng phương với phương của kích thước
thực hiện.
❖ Nguyên công 3: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø50.
- Định vị nhờ phiến tỳ phẳng hạn chế 3 bậc tự do (Ox, Oy, Oz), và một chốt
trụ ngắn hạn chế 2 bậc tự do, 1 chốt tỳ hạn chế 1 bậc tự do còn lại.
- Kẹp chặt: Dùng khối V di động vừa có tác dụng kẹp chặt vừa hạn chế
chống xoay chi tiết.
22

❖ Nguyên công 4: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø30.


- Định vị nhờ phiến tỳ phẳng hạn chế 3 bậc tự do (Ox, Oy, Oz), và một chốt
trụ ngắn hạn chế 2 bậc tự do, 1 chốt tỳ hạn chế bậc tự do còn lại.
- Kẹp chặt: Dùng đòn kẹp, phương của lực kẹp vuông góc với phương của
kích thước thực hiện.

Hình 2.3: Sơ đồ gá đặt của nguyên công 5,6


❖ Nguyên công 5: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng nhỏ
- Định vị: mặt đầu hạn chế 3 bậc tự do (Ox, Oy, Oz), một chốt trụ ngắn định
vị vào mặt trụ trong của lỗ Ø30 hạn chế 2 bậc tự do (Ox, Oy) và chốt
chám định vị vào lỗ Ø50 hạn chế 1 bậc tự do chống xoay còn lại (Oz).
- Kẹp chặt: Dùng đòn kẹp phương của lực kẹp vuông góc với phương của
kích thước thực hiện.
❖ Nguyên công 6: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng lớn
- Định vị: mặt đầu hạn chế 3 bậc tự do, (Ox, Oy, Oz) một chốt trụ ngắn định
vị vào mặt trụ trong của lỗ Ø50 hạn chế 2 bậc tự do (Ox, Oy) và chốt
chám định vị vào lỗ Ø30 hạn chế 1 bậc tự do chống xoay còn lại (Oz).
- Kẹp chặt: Dùng cơ cấu đòn kẹp, phương của lực kẹp vuông góc với
phương của kích thước thực hiện.
❖ Nguyên công 7: Phay 2 mặt đạt kích thước 25
- Định vị: sử dụng cơ cấu kẹp hạn chế 5 bậc tự do: phiến tỳ hạn chế 3 bậc,
23

chốt trụ ngắn định vị vào Ø50 hạn chế 2 bậc.


- Kẹp chặt: Dùng hai mỏ kẹp để kẹp chặt chi tiết, hướng của lực kẹp từ hai
phía cùng tiến vào, phương của lực kẹp cùng phương với phương của kích
thước thực hiện.
2.5. Chế độ cắt, dụng cụ cắt, máy cắt sử dụng trong các nguyên công
Nguyên công 1: Phay 2 mặt phía càng lớn đạt kích thước 29
Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Phay thô Phay đĩa 2.5 95 47.5 1.03

2 Phay tinh Phay đĩa 0.5 47 47.5 1.8

Bảng 2.1: Phay 2 mặt phía càng lớn đạt kích thước 29
Nguyên công 2: Phay 2 mặt phía càng nhỏ đạt kích thước 29.
Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5
Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)
1 Phay thô Phay đĩa 2.5 95 47.5 0.82
2 Phay tinh Phay đĩa 0.5 47 47.5 1.4
Bảng 2.2: Phay 2 mặt phía càng nhỏ đạt kích thước 29
Nguyên công 3: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø50.
Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Khoét Dao khoét 1.25 0.8 500 0.09

2 Doa Dao doa 0.25 1.2 65 0.44

3 Vát mép Dao vát 1 0.8 500 0.01

Bảng 2.3: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø50


24

Nguyên công 4: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø30.


Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Khoét Dao khoét 1.25 0.6 696 0.08

2 Doa Dao doa 0.25 1.2 87 0.4

3 Vát mép Dao vát 1 0.6 696 0.08

Bảng 2.4: Khoan, khoét, doa, vát mép lỗ Ø30


Nguyên công 5: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng nhỏ.
Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Khoan Dao khoan 1 0.1 1700 0.14

2 Khoan Dao doa 2 0.14 950 0.12

3 Khoét Khoét 4.5 0.56 475 0.02

Bảng 2.5: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng nhỏ
Nguyên công 6: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng lớn.
Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Khoan Dao khoan 1 0.1 1700 0.14

2 Khoan Dao doa 2 0.14 950 0.12

3 Khoét Khoét 4.5 0.56 475 0.02

Bảng 2.6: Khoan lỗ Ø2 và Ø6, khoét mặt đầu phía càng lớn
25

Nguyên công 7: Phay 2 mặt đạt kích thƣớc 25.


Máy cắt: Máy phay CNC MAKINO PIS5

Bước Thứ tự gia công Dao t(mm) S(mm/p) n(v/p) To(ph)

1 Phay thô Phay đĩa 3 mặt 2.5 95 47.5 0.82

2 Phay tinh Phay đĩa 3 mặt 0.5 47 47.5 1.4

Bảng 2.7: Phay 2 mặt đạt kích thước 25


2.6. Phân tích điều kiện gia công thực tế so với lý thuyết đã học trong nhà
trường.
Điều kiện gia công thực tế đầy đủ các thông số đã học lý thuyết trong nhà
trường. Tuy nhiên, trong gia công thực tế để đảm bảo tiết kiệm thời gian gia công
đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng suất, người lập trình đã có những chế độ cắt riêng
cho từng loại vật liệu, từng nguyên công.
26

CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ MÁY CÔNG CỤ TRONG NHÀ MÁY


3.1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật của một số máy công cụ
3.1.1. Thông số kỹ thuật của máy phay CNC CV P106

Hình 3.1: Máy CNC VC P106


27

Travel X axis travel Mm 1060


Y axis travel Mm 600
Z axis travel Mm 560 (opt. 760)

Distance Spindle center to column Spindle nose Mm 627


to table surface Mm 150 ~ 710 (opt.
910)
Table Table work area Dimension of T-slot Mm 1120 x 520
Max. table load Mm 3 x 18 x 100
kg 600
Spindle Spindle taper Spindle motor -
cont/60%/25% (Fanuc) Spindle motor kW BBT-40
– cont/40%/25%/10% (Heidenhain) KW 11/15/18.5 (w/t CTS)
Spindle speed rpm 7.5/11/15 (for CTS)
11/16.5/20/28 12000
(opt. 15000)

Feed Rapid feed rate - X/Y/Z (Fanuc) m/min 48/48/32


rate Rapid feed rate - X/Y/Z (Heidenhain) m/min 48/48/32
Axis acceleration – X/Y/Z m/sec2 0.7G/0.7G/0.5G
Axis feed motor - X/Y/Z (Fanuc) 3/3/3
Axis feed motor - X/Y/Z kW kW 4.5 / 4.5 / 5.4
(Heidenhain) Cutting feedrate by m/min 20
table mm 45 x P16 (X)
X/Y/Z ballscrew (dia. x pitch) 40 x P16 (Y/Z)
Linear guide width (X/Y/Z)
mm 35 / 45 / 45
28

Tools Max. tool length Max. tool weight Mm Kg 300


Magazine capacity Max. tool diameter Mm Sec. 7
(without adjacent tools) Tool Dec. 30 (opt. 40)
exchange time Pull stud angle Tool 75 (150)
selection method 2.1 (T-T), 4.3 (C-C)
15 (JIS 40P)
Random

Machine Power requirement Min/Max. air kVA 23 (excl. CTS)


pressure Coolant tank capacity kg/cm2 L. 5.5 ~ 6.5
Std. NC controller (Fanuc) mm 270
Opt. NC controller (Heidenhain) Floor 0i-MF (10.4”)
space requirement
Max. machine height Machine weight mm TNC-620 (15”)
kg 3363 x 2812
2841
6450
Bảng 3.1: Thông số máy CNC VC P106
3.1.2. Thông số kỹ thuật của máy phay CNC MCV 520

Hình 3.2: Máy CNC MCV 520


29

Bảng 3.2: Thông số kĩ thuật máy phay CNC MVC 520


3.1.3. Thông số kĩ thuật của máy Makino PS105

Hình 3.3: Máy Makino PS105


30

Bảng 3.3: Thông số kĩ thuật của máy Makino PSI05


3.1.4. Thông số kĩ thuật của máy EDM, xung điện

Hình 3.4: Các loại máy EDM, xung điện


31

MỤC ĐƠN VỊ AWT 5S


Tối đa kích thƣớc bộ phận làm mm 950 x 670 x 295
việc (W x D x H)
Tối đa khối lượng công việc kg 600
Di chuyển theo phương X mm 560
Di chuyển theo phương Y mm 360
Di chuyển theo phương Z mm 300
V di chuyển mm 100
Hệ thống truyền động Động cơ servo AC
Đường kính dây mm Ø0,15~Ø0,30 (tiêu chuẩn)
Tối đa góc côn mm +/- 24°/80mm
Trọng lượng tịnh của máy kg 2700
Công suất hệ thống lọc L 860
Bộ lọc phần tử Bộ lọc giấy
Dung lượng nhựa trao đổi ion L 14
Kiểm soát chất lượng nước Tự động
Kiểm soát nhiệt độ nước Tự động
Kích thước bố trí máy (W x D x H) mm 2300 x 2400 x 2190
Bảng 3.4: Thông số kĩ thuật của máy AWT 5S
3.1.5. Máy phay vạn năng (phay đứng, phay ngang)

Hình 3.5: Máy phay vạn năng đứng


32

Thông Số Kỹ Thuật Đơn vị Kích thước đại


Máy Phay Vạn Năng diện
BÀN PHAY
Kích thước bàn máy Mm 1500 x 350mm
Khả năng tải của bàn Kg 600
Thông số rãnh T bàn máy 5-16H7
Khoảng cách giữa các rãnh T Mm 60
Chuyển động quay của bàn theo cả hai hướng Độ 45°
HÀNH TRÌNH MÁY
Tự động theo chiều dọc (chiều X) Mm 1150
Tự động theo chiều ngang (Y) Mm 400
Tự động theo chiều đứng (Z) Mm 500
TRỤC CHÍNH PHAY NGANG
Đường kính trục Mm 88.88-128.57
Đường kính trục phay Mm 27mm hoặc 1inch
Côn trục chính Iso 40/50
Tốc độ tối đa trục chính Vg/ph 1800
LƯỢNG CHẠY DAO
Theo chiều dọc và ngang (60Hz) Mm/ph 10-1208
Theo chiều đứng (60Hz) Mm/ph 5-604
LƯỢNG CHẠY NHANH
Theo chiều dọc và ngang (60Hz) Mm/ph 1208
Theo chiều đứng (60Hz) Mm/ph 604
CÔNG SUẤT CHÍNH
Động cơ trục đứng HP 4
Động cơ chính trục đứng HP 5.5
Động cơ trục chính ngang HP 7.5
33

Động cơ chạy dao ngang dọc HP 2.5


Động cơ làm mát HP 1/8
TRỤC CHÍNH PHAY ĐỨNG
Số cấp tốc độ 12
Côn trục chính Iso 40/50
Tốc độ tối đa trục chính Vg/ph 1600
TRỌNG LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC
Trọng lượng (N.W/G/W) kg 3200/3400
Kích thước đóng kiện mm 1840x2270x2270
Phụ kiện kèm theo máy ĐVT Số Lượng
1. Hệ thống bôi trơn tự động Bộ 01
2. Hệ thống làm mát Bộ 01
3. Hộp điện Bộ 01
4. Đèn chiếu sáng Bộ 01
5. Thùng đựng và thiết bị tháo lắp cơ bản Bộ 01
6. Xoay độ quay Bộ 01
7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng tiếng Anh, Bộ 01
tiếng Việt

8. Chứng nhận xuất xứ và chất lượng CO, Bộ 01


CQ

Bảng 3.5: Thông số kĩ thuật của máy phay đứng vạn năng
34

Hình 3.6: Máy phay ngang vạn năng


❖ Thông số kỹ thuật:
- Kích thước bàn: 1270 x 300
- Kích thước rãnh T: 16 x 3 x 80
❖ Hành trình:
- Hành trình (X,Y,Z) bằng tay: 930 x 400 x 450
- Hành trình (X,Y,Z) tự động: 920 x 380 x 450
❖ Tốc độ:
- Tốc độ hành trình dọc (6 cấp): 18-320 mm/min
- Bước tiến dọc nhanh: 1040 mm/min
- Bước tiến ngang: 50-2200 mm/min
- Bước tiến thẳng đứng: 360 mm/min
35

❖ Trục đứng:
- Côn trục chính: N.S.T 40
- Tốc độ trục chính: 45-1100 rpm
- Số cấp tốc độ trục chính: 9 cấp
❖ Trục ngang:
- Côn đầu trục chính ngang: N.S.T 40
- Số cấp: 9
- Tốc độ: 60-1440 rpm
- Khoảng cách từ tâm trục tới thân cần: 175 mm
- Khoảng cách từ tâm trục tới bàn: 0-450 mm
❖ Động cơ:
- Trục ngang: 5 HP
- Tiến dọc: 3/4 HP
- Tiến ngang: 1/2 HP
- Lên xuống: 1/2 HP
- Bơm làm mát: 1/8 HP
- Kích thước máy (LxWxH): 2150 x 1750 x 1975
- Trọng lượng: 2700 KG
❖ Phụ kiện tiêu chuẩn:
- Khay và thiết bị làm mát
- Hộp tốc độ
- Động cơ nâng bàn
- Bàn xoay
- Bơm dầu bôi trơn tự động
- Hộp bộ dụng cụ
- Phụ kiện đầu đứng
- Dịch chuyển trục Y bằng vít me
36

3.1.6. Máy khoan cần, Taro

Hình 3.7: Máy khoan cần

Khả năng làm việc


Khả năng khoan Ø40mm
Khả năng taro M30
Động cơ
Công suất động cơ 1.5kW
Trục chính
Kiểu trục chính MT4
Hành Trình trục chính (đầu khoan) 240mm
Hành trình ngang đầu khoan 700mm
Tốc độ
Tốc độ 75~1220v/p
37

Số Cấp Tốc Độ 6 cấp


Tốc độ ăn phôi tự động 0.1 - 0.25mm/r
Bàn làm việc
Kích thước bàn làm việc 400x400x350mm
Kích thước trọng lƣợng
Đường kính trụ Ø200mm
Khoảng cách từ trục chính đến chân đế 120-860mm
Khoảng cách lớn nhất từ tâm trục chính đến trụ 1020mm
Khoảng cách nhỏ nhất từ tâm trục chính đến trụ 320mm
Kích thước chân đế 1370x700x160mm
Kích thước máy 1600x720x1885mm
Kích thước đóng kiện 1750x770x2100mm
Trọng Lượng 1160/1250kg
Bảng 3.6: Thông số kĩ thuật của máy khoan Cần

Hình 3.8: Máy Taro


38

Khả năng làm việc


Khả năng taro nhỏ nhất M3
Khả năng taro lớn nhất M12
Bán kính làm việc 1800mm
Góc ta rô Đứng - Ngang
Động cơ
Kiểu động cơ Khí nén
Áp xuất khí nén yêu cầu 0.4-0.8Mpa
Trục chính
Kiểu trục chính GT12 (TC312)
Tốc độ
Tốc độ 0-400rpm
Cơ cấu thay đổi tốc độ Lực bóp cò
Kích thước trọng lượng
Kích thước đóng kiện 1020x520x340mm
Trọng Lượng 25/34.5kg
Bảng 3.7: Thông số kĩ thuật của máy taro
3.2. Xích tốc độ, tiến dao trên máy.
❖ Bước 1: Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết
- Đọc hiểu bản vẽ chi tiết: Hình dáng, độ chính xác, độ bóng và vật liệu.
- Chọn phôi, chọn máy và cách gá lắp.
- Chọn tiến trình công nghệ hợp lý.Chọn dao và xác định chế độ cắt gọt cho
từng bước công nghệ. Lập phiếu nguyên công.
❖ Bước 2: Thiết kế quỹ đạo cắt
- Lập quỹ đạo chuyển động của dao thật chi tiết, hợp lý và chính xác.
- Tính toán tọa độ của các điểm chuyển tiếp trên quỹ đạo chuyển động
của dao.
39

❖ Bước 3: Lập chương trình điều khiển NC


3.3. Một số đồ gá chuyên dùng trên máy.
- Đối với các chi tiết có các tiết diện phẳng gá đặt trên ê tô.
- Các chi tiết có tiết diện lớn, độ dày mỏng, dạng tấm thì thường sử dụng đồ gá
hút chân không.
- Đối với các chi tiết có tiết diện phức tạp, không thể sử dụng đồ gá vạn năng
thì cần chế tạo phù hợp. Ví dụ: Phay rãnh, khoan lỗ trên chi tiết dạng trục.

Hình 3.9: Bàn hút chân không

Công suất tiêu thụ (W) 550W ~800W


Điện áp (V) 220V
Tần số (Hz) 50Hz
Trọng lượng sản phẩm (Kg) 70Kg
Kích thước sản phẩm (cm) 80 x 125 (cm)
Bảng điều khiển Công tắt bật/tắt
Đèn báo hiệu Có đèn báo hiệu
Kiểu lắp đặt Nối với bàn ủi và nồi hơi
Chất liệu sản phẩm Thân bằng kim loại cách điện
Bảng 3.8: Thông số kĩ thuật của bàn hút chân không
40

3.4. Kích thước và khả năng gá đặt của chi tiết trên máy.
- Trước khi gia công phải được tiến hành gá đặt chi tiết. Quá trình gá đặt chi tiết
khi gia công phải bao gồm 2 quá trình:
+ Định vị: là xác định cho chi tiết có một vị trí tương quan chính xác trong
hành trình công nghệ.
+ Kẹp chặt: là quá trình cố định vị trí của chi tiết đã đước định vị để chống lại
tác dụng của ngoài lực (chủ yếu là lực cắt) trong quá trình gia công để vị trí
của chi tiết ổn định trong suốt quá trình gia công. Thường cố định vị trí của chi
tiết bằng cách kẹp chặt nên quá trình này được gọi là quá trình kẹp chặt.
 Ưu điểm của phương pháp trên:
+ Có thể đạt độ chính xác một cách chủ động.
+ Có thể loại trừ được ảnh hưởng do dao mòn đến độ chính xác gia công.
+ Có thể tận dụng được một số phôi kém chính xác.
+ Không cần đồ gá phức tạp.
+ Gá đặt chi tiết chắc chắn, ổn định, không xê dịch.
41

CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT


CỦA CÔNG TY
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty
❖ Thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam
- Mã số thuế: 0200438947
- Địa chỉ: Lô L, khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng Km 13, huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Số điện thoại liên hệ: 0986540612
- Email: nguyentiensy@haui.edu.vn
❖ Các tổ sản xuất
- Tổ mài: Mài thủ công và mài tự động
- Tổ nguội: Tiện vạn năng, phay vạn năng, vát mép
- Tổ gia công xung,cắt dây
- Tổ CNC: phay CNC
- Tổ thiết kế
❖ Đặc thù của công ty
Chuyên gia công cơ khí chính xác, mặt hàng chủ lực là khuôn đúc và chi tiết đồ
gá. Các sản phẩm chủ yếu là dạng đơn chiếc có hình dạng phức tạp.
Tổng số nhân viên của các tổ sản xuất vào khoảng 60 người làm việc 1 ca hành
chính trên ngày.
Vì là công ty chuyên về cơ khí nên số nhân viên Nam chiếm phần lớn công ty
đến 90%.
Mức lương bình quân của công nhân trong công ty giao động từ 7 triệu đồng đến
13 triệu đồng.
❖ Cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị
Công ty có mặt bằng rộng khoảng 350m2.
Các máy móc đang sử dụng trong công ty là:
• 10 máy phay CNC
42

• Máy mài
• 1 máy tiện vạn năng
• 2 máy phay đứng
• 1 máy phay ngang
• 2 máy xung điện
• 2 máy cắt dây
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật trong các phân xưởng
❖ Phòng kinh doanh:
- Tìm và tạo thị trường, ký kết các hợp đồng gia công, chế tạo các sản phẩm.
- Tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt các yêu cầu của khách hàng.
- Trao đổi và soạn thảo hợp đồng, xem xét các hoạt động do khách hàng yêu
cầu để trình lên Giám đốc xem xét và ký kết.
- Theo dõi tiến độ làm việc phù hợp với hợp đồng.
- Lập các bản vẽ chi tiết cho các tổ sản xuất theo yêu cầu hợp đồng.
- Giải quyết và trình lãnh đạo giải quyết khi có sự cố xảy ra trong quá trình
thực hiện hợp đồng.
❖ Phòng kế toán:
- Trên cơ sở kế hoạch đã được xác định trong phạm vi cho phép tùy theo tính
chất công việc mà huy động nguồn vốn thích hợp, bảo đảm cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện với hiệu quả kinh tế cao.
- Lập dự thảo về tài chính và thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn kịp thời, đúng chế độ các khoản thanh toán.
- Phải trả ngân sách nhà nước, thanh toán các khoản cần thiết với khách hàng
và với nhân viên và thu hồi vốn với các khách hàng còn thiếu nợ nếu có.
- Trích lập và sử dụng các quỹ theo đúng chính sách chế độ và mục đích.
- Thường xuyên kiểm tra tài chính đối với họat động kinh doanh.
❖ Phòng kỹ thuật:
43

- Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc các công tác về kỹ thuật để các đơn
vị triển khai sản xuất.
- Lập dự trù các vật tư cần thiết.
- Tính toán và thiết kế bản vẽ, lập quy trình công nghệ và phương án tiến
hành cho các đơn vị thực hiện.
- Thường xuyên kiểm soát quá trình sản xuất và máy móc trang thiết bị nếu có
sai phạm gì thì kịp thời khắc phục.
- Lập kế hoạch sửa chữa và bảo trì các thiết bị máy móc.
- Thường xuyên kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo chất lượng khi giao cho
khách hàng để có uy tín trong sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới.
❖ Phòng sản xuất:
- Nhà kho: có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các thiết bị phụ tùng cơ khí để
đáp ứng yêu cầu khi sản xuất. Đảm bảo đầy đủ các dụng cụ để cho các tổ cơ
khí sản xuất đúng tiến độ.
- Các tổ cơ khí:
+ Tổ tiện
+ Tổ phay,bào
+ Tổ gò, hàn
+ Tổ mài, nhiệt luyện
+ Tổ CNC
Tất cả các tổ cơ khí này trực tiếp tiến hành gia công các sản phẩm theo quy
trình công nghệ đã được phòng kỹ thuật lập bản vẽ. Căn cứ vào bản vẽ đã được lập
sẵn gia công các sản phẩm theo yêu cầu của bản vẽ.
4.3. Sơ đồ tổ chức của công ty
44

Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy của công ty

Hình 4.2: Sơ đồ phòng sản xuất


4.4. Cách bố trí các phân xưởng trong nhà máy và cách bố trí các máy trong
mỗi phân xưởng
45
46

Hình 4.3: Sơ đồ nhà xưởng tầng 1


47

Hình 4.4: Sơ đồ nhà xưởng tầng 2


48

KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam,
chúng em đã được làm quen như một cán bộ kĩ thuật thật sự cũng như việc quản lý
nhân công trong nhà máy giúp chúng em vững vàng hơn khi ra trường.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng em cọ xát với thực tiễn sản xuất và
tiếp xúc với các máy móc thiết bị hiện đại. Nhờ sự chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ của đội
ngũ công nhân nên chúng em đã nắm bắt được những kinh nghiệm trong sản xuất khi
gia công những chi tiết phức tạp.
Khi thực tập tại công ty chúng em đã cố gắng phát huy, vận dũng những kiến
thức đã học vào thực tiễn và thấy rằng giữa thực tiễn và lý thuyết là một khoảng
cách, muốn rút ngắn khoảng cách đó tất cả sinh viên nói chung và bản thân em nói
riêng phải biết vận dụng liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam
chúng em đã cố gắng tìm tòi tài liệu tham khảo cũng như học hỏi kinh nghiệm từ thực
tế của nhân viên trong công ty. Song với trình độ và kiến thức trong nghề nghiệp,
kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, cộng với thời gian có hạn nên báo cáo của
chúng em không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được sự chỉ dẫn và giúp đỡ
của các thầy cô trong khoa cơ khí.
Sinh viên
Vũ Thành Long
49

TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu bắt buộc:
[1]. Phiếu giới thiệu thực tập tốt nghiệp - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
[2]. Đề cương hướng dẫn thực tập tốt nghiệp - Bộ môn Công nghệ biên soạn.
*Tài liệu tham khảo:
[1]. Trần Đức Quý, Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Mai,
Thiết kế đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, NXB KHKT, 2015.
[2]. Phí Trọng Hảo, Thiết kế xưởng, NXB GD, 2003.
[3]. GS.Trần Văn Địch, Tự động hoá quá trình sản xuất, NXB KHKT, 2006.

You might also like