You are on page 1of 3

CC4.

1 1/3
CÔNG TY

Tên khách hàng:

Ngày kết thúc kỳ kế toán:

Nội dung: TÌM HIỂU VỀ KIỂM TOÁN VIÊN ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

A. YÊU CẦU CỦA CMKiT

Nhóm kiểm toán tập đoàn chỉ tìm hiểu về KTV đơn vị thành viên khi có dự định yêu cầu KTV đơn vị thành viên thực hiện
công việc (kiểm toán hoặc soát xét) đối với thông tin tài chính hoặc BCTC của đơn vị thành viên cho cuộc kiểm toán tập
đoàn. Ví dụ, sẽ không cần phải tìm hiểu về các KTV đơn vị thành viên mà nhóm kiểm toán tập đoàn dự định chỉ thực hiện
các thủ tục phân tích ở cấp độ tập đoàn.

B. NỘI DUNG CHÍNH


1. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ THÔNG TIN VỀ KIỂM TOÁN VIÊN ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

.........................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................
2. CHUẨN MỰC VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TOÁN TẬP ĐOÀN

Tham
MÔ TẢ Có Không chiếu giấy
làm việc

i. KTV đơn vị thành viên có chia sẻ các chính sách và thủ tục chung, như:
 Các yêu cầu chung về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp (ví dụ,
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán).
 Các yêu cầu chung liên quan đến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (ví
dụ, quy định của pháp luật về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố).
 Các phương pháp kiểm toán chung (ví dụ, CMKiT Việt Nam).
 Các thủ tục và KSCL chung (ví dụ, chuẩn mực Việt Nam về KSCL số 1
(VSQC1), CMKiT số 200, ...)
 Các thủ tục và giám sát chung (ví dụ, VSQC1, CMKiT số 200, ...).

ii. KTV đơn vị thành viên có phải có cùng khu vực pháp lý giám sát và KSCL
giống như KTV tập đoàn hay không? Nếu không, trình bày rõ khu vực pháp
lý mà KTV đơn vị thành viên đang hoạt động và thủ tục được thực hiện để
có được sự hiểu biết về các chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề
nghiệp liên quan đến cuộc kiểm toán tập đoàn.

iii. Đánh giá liệu các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp đối với KTV đơn vị
thành viên ở nước ngoài có tuân thủ các yêu cầu của KTV tập đoàn hay
không. Nếu không, hãy mô tả các thủ tục bổ sung cần thực hiện để đánh
giá tính độc lập của KTV đơn vị thành viên.

iv. KTV tập đoàn có biết về bất kỳ hành vi vi phạm chuẩn mực và các quy định
về đạo đức nghề nghiệp của KTV đơn vị thành viên không? Nếu có, nêu
cách KTV tập đoàn đáp ứng rằng KTV đơn vị thành viên vẫn đủ điều kiện
để thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc BCTC của
đơn vị thành viên?

Kiểm toán năm đầu tiên


v. KTV tập đoàn đã nhận được xác nhận từ KTV đơn vị thành viên về việc xác
nhận sự hiểu biết và tuân thủ của KTV đơn vị thành viên đối với chuẩn mực
và các quy định về đạo đức nghề nghiệp (bao gồm tính độc lập) liên quan
đến cuộc kiểm toán tập đoàn hay chưa?

vi. KTV tập đoàn đã đến gặp KTV đơn vị thành viên để thảo luận về các vấn
đề liên quan đến các chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp
hay chưa?

Kiểm toán những năm tiếp theo


vii. Xác nhận với KTV đơn vị thành viên nếu các vấn đề liên quan đến chuẩn

Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn
(Ban hành theo Quyết định số 629-2023/QĐ-VACPA ngày 15/11/2023 của Chủ tịch VACPA)
CC4.1 2/3
mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp đã thay đổi so với năm trước.

Xem xét các câu hỏi sau và khi thích hợp, KTV xác định xem những câu hỏi này có đại diện cho những rủi ro cụ thể hay
không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

(a) KTV đơn vị thành viên có phải là thành viên hay không phải là thành viên của công ty mạng lưới?

(b) KTV đơn vị thành viên có hoạt động trong môi trường pháp lý có giám sát tích cực các KTV hay không?

(c) Trước đây, KTV đơn vị thành viên có vi phạm chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp do cơ quan
quản lý có liên quan ban hành hay không?

(d) Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp đối với KTV tại nơi KTV đơn vị thành viên hoạt động có
khác đáng kể so với Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành hay không?

(e) Từ kinh nghiệm hoặc hiểu biết về KTV của đơn vị thành viên, KTV đơn vị thành viên có thực hiện đủ biện pháp
bảo vệ cần thiết để giảm thiểu nguy cơ đe dọa về tính độc lập phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ không phải là
dịch vụ đảm bảo cho khách hàng kiểm toán hay không?

(f) Liệu KTV đơn vị thành viên có hiểu biết hạn chế về môi trường pháp lý mà KTV đơn vị thành viên hoạt động hay
không?

(g) Nhóm kiểm toán tập đoàn có biết về bất kỳ thông tin công khai tiêu cực nào hoặc có bất kỳ mối lo ngại nào liên
quan đến tính chính trực hoặc hành vi của KTV đơn vị thành viên hay không?

3. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA KTV ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Tham
MÔ TẢ Có Không chiếu giấy
làm việc

i. KTV đơn vị thành viên có hiểu biết đầy đủ về CMKiT và các chuẩn mực
khác áp dụng cho kiểm toán tập đoàn để hoàn thành trách nhiệm của
KTV đơn vị thành viên trong cuộc kiểm toán tập đoàn hay không?

ii. KTV đơn vị thành viên có kiến thức cụ thể về ngành đặc thù liên quan
đến công việc (kiểm toán hoặc soát xét) đối với thông tin tài chính hoặc
BCTC của đơn vị thành viên hay không?

iii. KTV đơn vị thành viên có hiểu biết đầy đủ về khuôn khổ về lập và trình
bày BCTC áp dụng để thực hiện trách nhiệm của KTV đơn vị thành viên
trong cuộc kiểm toán tập đoàn hay không?

Xem xét các câu hỏi sau và khi thích hợp, hãy xác định xem những câu hỏi này có đại diện cho những rủi ro cụ thể hay
không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

(a) Kinh nghiệm trước đây của KTV đơn vị thành viên tại các khách hàng trong ngành tương tự.

Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn
(Ban hành theo Quyết định số 629-2023/QĐ-VACPA ngày 15/11/2023 của Chủ tịch VACPA)
CC4.1 3/3
(b) Liệu khách hàng kiểm toán có hoạt động trong một ngành phức tạp hoặc đòi hỏi kiến thức cụ thể về ngành đặc
thù hay không?

(c) Việc được công nhận [về kinh nghiệm và hiểu biết] của KTV đơn vị thành viên đối với khuôn khổ về lập và trình
bày BCTC liên quan và được xác nhận bằng văn bản, ví dụ, được công nhận về hiểu biết và kinh nghiệm đối với
IFRS, ...

(d) Trình độ chuyên môn của KTV đơn vị thành viên.

(e) Mức độ đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài liên quan đến khuôn khổ về lập và trình bày BCTC, CMKiT và các vấn đề
liên quan đến ngành nghề mà KTV đơn vị thành viên nhận được.

(f) Liệu KTV đơn vị thành viên có vượt qua cuộc giám sát chất lượng kiểm toán gần đây nhất bởi chương trình
giám sát KSCL của DNKiT/công ty mạng lưới/cơ quan quản lý hay không?
(g) Thu thập hiểu biết về uy tín nghề nghiệp của KTV đơn vị thành viên thông qua các báo cáo đánh giá chất lượng
dịch vụ kiểm toán của các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp.

4. TÓM TẮT CÁC RỦI RO CỤ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƠN VỊ PHÁT SINH TỪ VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN ĐÂY
VÀO CC8

Ban đầu (Lập kế hoạch)

Người lập: Người soát xét 1:

Ngày: Ngày:

Người soát xét 2:

Ngày:

Cập nhật cuối cùng

Người lập: Người soát xét 1:

Ngày: Ngày:

Người soát xét 2:

Ngày:

Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn
(Ban hành theo Quyết định số 629-2023/QĐ-VACPA ngày 15/11/2023 của Chủ tịch VACPA)

You might also like