You are on page 1of 85

[AA/F8: Tóm tắt kiến thức] Lesson 1: Giới thiệu chung về Dịch vụ đảm bảo (Introduction to Assurance)

I. Mục tiêu

Hợp đồng dịch vụ đảm bảo (định nghĩa, phân loại)

Hợp đồng dịch vụ soát xét BCTC (Review engagement)

Hợp đồng kiểm toán độc lập (External audit engagement)

II. Nội dung

1. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo (Assurance engagement)

Hợp đồng dịch vụ đảm bảo: Là hợp đồng trong đó kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thu thập các bằng chứng
đầy đủ, thích hợp để đưa ra kết luận nhằm nâng cao sự tin tưởng của đối tượng sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo ngoài
bên chịu trách nhiệm về thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (nghĩa là kết quả của quá trình đo lường hoặc đánh giá
đối tượng dịch vụ đảm bảo)..

Có 5 yếu tố trong hợp đồng Hợp đồng dịch vụ đảm bảo

Ba bên tham gia bao gồm:

Người hành nghề (kiểm toán viên) (những người cung cấp dịch vụ)

Người sử dụng thông tin có mục đích rõ ràng

Bên chịu trách nhiệm (trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin)

Nội dung liên quan (Subject matter): Dữ liệu đánh giá được chuẩn bị bởi bên chịu trách nhiệm. Nó có nhiều hình thức,
bao gồm tình hình tài chính (ví dụ: thông tin tài chính trong quá khứ), tình hình phi tài chính (ví dụ: chỉ số hiệu suất), quy
trình vận hành (ví dụ: kiểm soát nội bộ) và hành vi (ví dụ: sự tuân thủ luật và chính sách của công ty)

Tiêu chuẩn phù hợp (Suitable criteria): Nội dung liên quan được đánh giá và đo lường bởi những tiêu chuẩn để đạt được
với ý kiến đã đề ra

Bằng chứng (Evidence): Bằng chứng phải được thu thập một cách đầy đủ và hợp lý để hỗ trợ những mức độ đảm bảo yêu
cầu

Báo cáo đảm bảo (Assurance report): Báo cáo bằng văn bản có ý kiến của kiểm toán viên được cấp cho người sử dụng
thông tin qua hình thức hợp lý (Hợp đồng đảm bảo hợp lý và Hợp đồng đảm bảo bị giới hạn)
2. Hợp đồng dịch vụ soát xét BCTC (Review engagement)

Kiểm toán viên kiểm tra Báo cáo tài chính để đưa ra các kết luận nhằm tăng độ tin cậy của người sử dụng báo cáo về việc
liệu báo cáo tài chính có được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng không. Kết luận của
kiểm toán viên dựa trên sự đảm bảo có giới hạn mà kiểm toán viên thu thập được.

Một doanh nghiệp không bị bắt buộc phải kiểm toán qua từng năm theo luật có thể chọn dịch vụ kiểm tra báo cáo tài
chính thay thế. Dù vậy, trong quá trình kiểm tra kiểm toán viên vẫn cung cấp cho người dùng một số Hợp đồng dịch vụ
đảm bảo nhưng tốn ít chi phí hơn và ít gây gián đoạn hơn so với dịch vụ kiểm toán

3. Hợp đồng dịch vụ kiểm toán độc lập (External audit engagement)

a. Accountability, stewardship và agency

Người có trách nhiệm giải trình (Accountability) là người luôn phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ.
Trong doanh nghiệp, thường là các giám đốc, quản lý sẽ giữ trách nhiệm giải trình về những quyết định của mình với các
cổ đông của công ty

Lý thuyết quản lý (Stewardship) cho rằng người quản lý tức Giám đốc điều hành về cơ bản luôn muốn hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Mối quan hệ này cũng được gọi với cái tên “Fiduciary Relationship”, là sự liên kết giữa ông chủ (cổ đông công
ty) và nhân viên chịu trách nhiệm (giám đốc, tổng giám đốc) với niềm tin rằng những quyết định được giám đốc, tổng
giám đốc đưa ra sẽ dựa vào lợi ích của các cổ đông và công ty hơn là lợi ích của chính bản thân mình.

Lý thuyết đại diện (Agency) là lý thuyết nghiên cứu về các mối quan hệ đại diện và các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ
này. Khi cả chủ sở hữu lẫn người đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích thì sẽ phát sinh trường hợp bên đại diện sẽ không
hành động vì lợi ích tốt nhất cho bên chủ sử hữu. Trên thực tế, mối quan hệ này có ít sự tin tưởng hơn so với Stewardship,
nguyên nhân chủ yếu là do các ông chủ thường không có kết nối thông tin chặt chẽ về những hoạt động của công ty, từ đó
họ mất dần một phần niềm tin với người quản lý họ đã thuê về và cho rằng những quyết định được đưa ra sẽ có lợi ích cho
bản thân nhà quản trị nhiều hơn. Trong trường hợp đó, kiểm toán độc lập được thuê về để xác nhận và đưa ra những ý
kiến khách quan nhất.

b. Kiểm toán theo luật định và Kiểm toán không theo luật định (Statutory and non-statutory audit)

Kiểm toán theo luật định là một đánh giá được yêu cầu về mặt pháp lý về tính chính xác của báo cáo tài chính và hồ sơ tài
chính của công ty hoặc chính phủ. Kiểm toán theo luật định được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao
gồm những công ty trách nhiệm hữu hạn. Các tổ chức khác cũng phải kiểm toán theo luật định có thể là các tổ chức từ
thiện, doanh nghiệp đầu tư và các quỹ thương mại.

Kiểm toán không theo luật định là một quá trình xem xét và xác minh hoạt động kinh doanh của công ty và nó không
được yêu cầu bởi bất kỳ luật hoặc quy chế nào. Kiểm toán không theo luật định được thực hiện bới các tổ chức kiểm toán
độc lập phần lớn là do các đối tượng như chủ doanh nghiệp, cổ đông, bộ phận chính phủ (các công ty có vốn đầu tư nhà
nước) hoặc các bên có lợi ích liên quan muốn thực hiện kiểm toán hơn là do luật pháp quy định

c. Tính trung thực, hợp lý và trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính (Truth, Fairness)

Kiểm toán viên cần cung cấp Hợp đồng dịch vụ đảm bảo cho báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý, tuy nhiên
nó chỉ ở mức độ đảm bảo hợp lý chứ không phải tuyệt đối

Trung thực (Truth) là:

Thông tin được đưa ra có căn cứ và dựa vào sự thật

Tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán và quy định liên quan

Dữ liệu được ghi nhận chính xác từ các nghiệp vụ kế toán lên báo cáo tài chính

Hợp lý (Fairness) là:

Thông tin đưa ra là rõ ràng và khách quan

Phản ánh rõ ràng bản chất của các giao dịch thương mại

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (Expectations gap)

Một vài người dùng thông tin đã có nhận thức sai lầm về sự chính xác của Hợp đồng dịch vụ đảm bảo, rằng ý kiến của
kiểm toán viên là bảo đảm các Báo cáo tài chính “đúng đắn”. Suy nghĩ này và một số hiểu nhầm khác về vai trò của kiểm
toán viên được gọi là Khoảng cách kỳ vọng (Expectations gap).

Hạn chế khi kiểm toán

Trọng yếu (Materiality) là:

Một thông tin trọng yếu là khi thiếu thông tin đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài
chính và khiến những quyết định đưa ra không được chính xác.
Lesson 2: Các quy tắc và quy định trong kiểm toán (Rules and Regulation)

Cách học bài về Các quy tắc và quy định liên quan đến quá trình kiểm toán

I. Mục tiêu

 Sự cần thiết của các quy định chung (Regulation)


 Các chuẩn mực về kiểm toán (Auditing standards)
 Yêu cầu pháp lý đối với kiểm toán viên (Legal requirements for audits and auditors)
 Quy trình bổ nhiệm, bãi nhiệm và từ chức của kiểm toán viên

II. Nội dung

1. Sự cần thiết của các quy định chung (The needs of regulation)

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, những vụ kiểm toán thất bại ngày càng tăng, điều này đã dẫn tới sự ra đời của những
chuẩn mực quốc tế và tại các nước dựa trên ba ý tưởng sau:

 Cân đối những thủ tục kiểm toán, để người dùng có niềm tin với ngành kiểm toán trên toàn thế giới
 Tập trung vào chất lượng cuộc kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ
 Tuân thủ nghiêm ngặt những bộ quy tắc về chuẩn mực kiểm toán viên, giúp KTV nhận thức được mình như một
nhà cung cấp độc lập và khách quan

Để đạt được những điều trên, kiểm toán viên cần tuân theo những quy định sau đây

 Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức


 Các chuẩn mực kiểm toán
 Các quy định cho doanh nghiệp tại từng quốc gia

2. Các chuẩn mực kiểm toán chung (Auditing standards)

a. Các quy định và tiêu chuẩn quốc tế

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) là một tổ chức nghề nghiệp quốc tế
IFAC thúc đẩy các quy định quốc tế về nghề Kế toán bằng cách đảm bảo những yêu cầu nhất định về chứng chỉ kế toán,
các kinh nghiệm cần có trước khi được cấp chứng chỉ và những hướng dẫn cụ thể cho kế toán và các dịch vụ đảm bảo trên
toán thế giới

Ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Audit and Assurance Standards Board - IAASB) là một phần trong
IFAC. Trách nhiệm của nó là thúc đẩy và phát triển các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs).

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs)

ISAs là bộ chuẩn mực gồm 36 Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISAs và Chuẩn mực quốc tế và Kiểm soát chất lượng
ISQC, là các tiêu chuẩn về việc kiểm toán tài chính

b. Các quy định theo từng quốc gia

Từng quốc gia đều có thể

 Có những tiêu chuẩn kiểm toán và tiêu chuẩn đạo đức cho kiểm toán viên riêng
 Tham khảo và triển khai các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISAs, có thể sau khi đã chỉnh sửa sao cho phù hợp
với đặc điểm nhu cầu từng quốc gia

c. Mối quan hệ giữa các quy định của quốc gia và quốc tế

Nếu có sự mâu thuẫn giữa hai bộ quy tắc xảy ra thì quy tắc ở địa phương sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên những thành
viên của IFAC tại nước đó sẽ được khuyến khích sửa đổi quy định địa phương theo chuẩn quốc tế để tránh những lần mâu
thuẫn sau này

3. Các yêu cầu pháp lý cho cuộc kiểm toán và kiểm toán viên

a. Nhu cầu kiểm toán

Phần lớn các nước sẽ quy định các công ty bắt buộc phải kiểm toán theo luật định. Các công ty nhỏ và tư nhân sẽ thương
được miễn vì:

 Chủ doanh nghiệp và nhà quản lý trong những công ty này thường là cùng một người
 Lời khuyên của kế toán sẽ có giá trị nhiều hơn các dịch vụ khác
 Mức độ ảnh hưởng của các sai sót trong các công ty này không quá trọng yếu đối với nền kinh tế
 Các loại phí liên quan đến kiểm toán quá lớn so với những giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp

b. Các tiêu chuẩn cho kiểm toán viên

Để được trở thành kiểm toán viên cần:

 Là một thành viên của các hiệp hội kiểm toán được công nhận (ví dụ: ACCA và được cho phép hành nghề bởi các
tổ chức đó)
 Được Nhà nước ủy quyền hoạt động

Các kiểm toán viên không được phép hành nghề theo luật:

Các nước có quy định không cho phép tham gia vào cuộc kiểm toán đối với những cá nhân trực tiếp quản trị công ty và
những mối quan hệ kinh doanh hay cá nhân với thành viên thực hiện cuộc kiểm toán

Các kiểm toán viên không được phép hành nghề theo Chuẩn mực đạo đức
Kiểm toán viên cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt bộ Chuẩn mực Đạo đức (Code of Ethics). Chuẩn mực này yêu cầu kiểm
toán viên cần cân nhắc tới bất cứ nguy cơ nào gây ảnh hưởng tới họ (độc lập, đe dọa,…)

4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với kiểm toán viên

a. Bổ nhiệm cho kiểm toán viên

b. Miễn nhiệm kiểm toán viên


c. Bãi nhiệm kiểm toán

Trong thực tế, nếu kiểm toán viên và nhà quản lý gặp khó khăn khi hợp tác với nhau trong công việc và không khắc phục
được, kiểm toán viên thường từ chức
5. Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên

a. Quyền lợi của kiểm toán viên

b. Nghĩa vụ của kiểm toán viên

Kiểm toán viên được yêu cầu phải giải trình về Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trước cuộc họp của công ty. Vì thế, kiểm toán viên cần xem xét các yếu tố sau:
Lesson 3: Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance)

I. Mục tiêu

1. Quản trị doanh nghiệp

2. Các yếu tố của quản trị doanh nghiệp

3. Ủy ban kiểm toán

4. Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

5. Giao tiếp với những người chịu trách nhiệm quản trị

II. Nội dung

1. Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình mà một công ty được điều hành và kiểm soát. Mục đích của các nhà quản trị doanh
nghiệp là đảm bảo rằng các công ty hoạt động tốt vì lợi ích của các cổ đông và mở rộng quy mô.

2. Các yếu tố của quản trị doanh nghiệp


3. Ủy ban kiểm toán

Một ủy ban kiểm toán là một ủy ban bao gồm các giám đốc không điều hành có thể xem các vấn đề của công ty theo cách
riêng biệt và độc lập và liên lạc hiệu quả giữa ban giám đốc chính và kiểm toán viên bên ngoài

a. Thành viên của ủy ban kiểm toán

 Một nhóm các giám đốc độc lập, giám đốc không điều hành
 Ủy ban nên có ít nhất 3 thành viên (2 cho các công ty nhỏ hơn)
 Ít nhất một thành viên nên có kinh nghiệm tài chính và có liên quan với trình độ chuyên môn kế toán phù hợp
 Thành viên ủy ban nên độc lập với quản lý vận hành
 Việc bổ nhiệm vào ủy ban kiểm toán nên được thực hiện bởi hội đồng theo đề nghị của ủy ban đề cử
 Sự bổ nhiệm nên kéo dài đến 3 năm, có thể gia hạn thêm không quá hai giai đoạn 3 năm nữa

b. Mục tiêu của ủy ban kiểm toán

 Tăng niềm tin của công chúng vào độ tin cậy và tính khách quan của thông tin tài chính được công bố (bao gồm
cả các báo cáo tạm thời chưa được kiểm tra)
 Hỗ trợ giám đốc (đặc biệt là giám đốc điều hành) trong việc đáp ứng trách nhiệm của họ đối với báo cáo tài chính
 Tăng cường vị thế độc lập của một công ty Kiểm toán viên bên ngoài bằng cách cung cấp thêm một kênh liên lạc

c. Chức năng của ủy ban kiểm toán

 Theo dõi tính toàn diện của báo cáo tài chính
 Đánh giá kiểm soát tài chính nội bộ của công ty
 Theo dõi và xem xét hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ
 Nếu không có chức năng kiểm toán nội bộ, họ nên xem xét hàng năm xem có cần một người hay không và đưa ra
khuyến nghị cho hội đồng quản trị
 Đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc bổ nhiệm và loại bỏ kiểm toán viên bên ngoài và mức thù lao của họ
 Đánh giá và giám sát kiểm toán viên độc lập bên ngoài, tính khách quan và tính hiệu quả của quy trình kiểm toán
 Xây dựng và thực hiện chính sách về sự tham gia của kiểm toán viên độc lập về cung cấp các dịch vụ không thuộc
về kiểm toán
 Xem xét các thỏa thuận về báo cáo bí mật của nhân viên và điều tra các hành vi không phù hợp có thể xảy ra
(Công bố thông tin)

d. Lợi ích của ủy ban kiểm toán

 Cải thiện uy tín của báo cáo tài chính, thông qua đánh giá khách quan về báo cáo tài chính và thảo luận về các vấn
đề quan trọng với kiểm toán viên độc lập
 Gia tăng niềm tin của công chúng vào ý kiến kiểm toán, vì ủy ban kiểm toán sẽ giám sát tính độc lập của kiểm
toán viên độc lập
 Môi trường kiểm soát mạnh mẽ hơn, vì ủy ban kiểm toán giúp tạo ra văn hóa tuân thủ và kiểm soát
 Chức năng kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo cho ủy ban kiểm toán tăng tính độc lập và tăng thêm trọng lượng cho các
khuyến nghị của họ
 Các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm (và tính độc lập) của các thành viên ủy ban kiểm toán có thể là một nguồn
lực vô giá cho một doanh nghiệp
 Có thể dễ dàng hơn và rẻ hơn để sắp xếp tài chính, vì sự hiện diện của ủy ban kiểm toán có thể mang lại nhận thức
về quản trị doanh nghiệp tốt
 Sẽ ít gánh nặng hơn khi đáp ứng các yêu cầu niêm yết nếu một ủy ban kiểm toán (thường là yêu cầu niêm yết) đã
được thành lập

4. Hiệu quả kiểm soát nội bộ

a. Quản trị rủi ro

Rủi ro có thể phát sinh từ nhiều nguồn và có nhiều tính chất khác nhau, ví dụ: hoạt động, tài chính, pháp lý

Quản trị rủi ro có thể liên quan đến:

 Chuyển rủi ro cho một bên khác, ví dụ: bằng cách mua bảo hiểm hoặc thuê ngoài một phần của doanh nghiệp
 Tránh rủi ro bằng cách ngừng hoạt động rủi ro
 Giảm rủi ro bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả
 Chấp nhận rủi ro và chịu chi phí và hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Điều này có thể xảy ra đối với các rủi ro được coi là
thấp về xác suất hoặc tác động đối với công ty

b. Tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro
Kiểm soát nội bộ là điều cần thiết cho quản lý, vì chúng góp phần vào:

 Bảo vệ tài sản của công ty


 Giúp ngăn ngừa và phát hiện gian lận
 Bảo vệ cổ đông

Kiểm soát nội bộ tốt giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Một hệ thống kiểm soát xác định rủi ro cho doanh nghiệp. Nó
cũng giúp đảm bảo độ tin cậy của báo cáo và tuân thủ pháp luật

c. Trách nhiệm của giám đốc đối với rủi ro

 Giám đốc có trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ và giám sát ứng dụng và hiệu quả của họ
 Những rủi ro được xem xét bởi quản lý là rất nhiều. Họ đến từ cả hai nguồn môi trường bên ngoài và nội bộ, hoạt
động.
 Mục đích chính của quản trị rủi ro là bảo vệ doanh nghiệp khỏi những tình huống không lường trước có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty và ngăn chặn việc đạt được các mục tiêu chiến lược.

d. Trách nhiệm của kiểm toán viên về rủi ro

 Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai hệ thống kiểm soát của khách hàng.
 Kiểm toán viên phải đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát để giảm rủi ro do sai sót trọng yếu của báo
cáo tài chính. Họ kết hợp điều này vào đánh giá rủi ro kiểm toán tổng thể, cho phép họ thiết kế các thủ tục
kiểm toán tiếp theo.

5. Giao tiếp với những người chịu trách nhiệm quản trị

a. Định nghĩa

Những người chịu trách nhiệm quản trị (được xác định bởi ISA 260) là:

Người hoặc tổ chức có trách nhiệm giám sát định hướng chiến lược của thực thể và nghĩa vụ liên quan đến trách nhiệm
giải trình của thực thể

Nhà quản trị (được định nghĩa bởi ISA 260) là:

Người có trách nhiệm điều hành thực hiện các hoạt động của tổ chức

b. Các vấn đề được kiểm toán viên truyền đạt tới những người chịu trách nhiệm quản trị

 Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính
 Phạm vi kế hoạch và thời gian kiểm toán
 Những phát hiện quan trọng từ cuộc kiểm toán: những khó khăn gặp phải trong quá trình kiểm toán; vấn đề quan
trọng phát sinh khi kiểm toán
 Tính độc lập của kiểm toán viên

Lesson 4: Đạo đức nghề nghiệp (Professional Ethics)

Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề kiểm toán được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp

I. Mục tiêu

1. Đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc đạo đức của ACCA (Professional ethics and ACCA's Code of Ethics and
Conduct
2. Các nguyên tắc cơ bản (The fundamental principles)
3. Các mối đe dọa và cách phòng tránh đối với kiểm toán viên (Threats and safeguard)
4. Các bước chấp thuận hợp đồng kiểm toán mới (Accepting new engagement steps)

II. Nội dung

1. Đạo đức nghề nghiệp và các quy tắc đạo đức của ACCA
a. Sự cần thiết của các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Trong các bài học trước, chúng ta đã biết đến khái niệm độc lập và mục tiêu của các dịch vụ bảo đảm. Độc lập được hiểu
là quyết định và phán đoán không bị ảnh hưởng trong bất cứ trường hợp hoặc bởi bất cứ mối quan hệ nào. Còn dịch vụ
bảo đảm (asurance engagement) có mục tiêu nhằm tăng sự tin tưởng của người sử dụng thông tin (intended users) với các
thông tin được báo cáo.

Vì thế, người cung cấp dịch vụ bảo đảm (assurance provider) phải luôn duy trì tính độc lập, tuân thủ các chuẩn mực đạo
đức để có thể đưa ra được ý kiến một cách khách quan, đáng tin cậy nhất.

b. Hệ thống các quy tắc đạo đực của ACCA

Hệ thống các quy tắc đạo đức của ACCA bao gồm:

 Các nguyên tắc cơ bản


 Các mối đe dọa đến sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
 Các biện pháp có thể được thực hiện để loại bỏ các mối đe dọa hoặc giảm chúng đến mức chấp nhận được

2. Các nguyên tắc cơ bản


3. Các mối đe dọa và cách phòng tránh đối với kiểm toán viên

a. Nguy cơ tư lợi (Self-interest)


Mối đe dọa  Biện pháp bảo vệ

Sở hữu cổ phần/lợi ích tài chính


 Thanh lý cổ phần ngay lập tức nếu là thành viên của
(Owning shares/ financial interests) nhóm kiểm toán
 Loại bỏ cá nhân đó khỏi nhóm kiểm toán
Nắm giữ lợi ích trong cổ phần hoặc một số hình  Nếu một partner của công ty kiểm toán là người nắm
thức đầu tư khác vào khách hàng. giữ cổ phần/lợi tích tài chính từ khách hàng, cổ
phần phải được thanh lý nếu không phải hủy bỏ
Kiểm toán viên sẽ muốn tối đa hóa lợi nhuận từ hợp đồng
khoản đầu tư, bỏ qua các điều chỉnh kiểm toán mà
có thể ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư của họ.

Phụ thuộc vào phí kiểm toán


Nếu tổng phí mà khách hàng trả lớn hơn 15% tổng phí của
(Fee dependency) công ty kiểm toán nhận được trong hai năm liên tiếp.

Phí kiểm toán cho một khách hàng chiếm quá cao  Trình bày cho ban quản trị của khách hàng
trong tỷ lệ phí kiểm toán của công ty.  Sắp xếp một cuộc soát xét lại chất lượng của hợp
đồng được thực hiện bởi một kiểm toán viên độc
Quá phụ thuộc vào khách hàng kiểm toán có thể lập khác hoặc cơ quan quản lý chuyên nghiệp
khiến kiểm toán viên bỏ qua các điều chỉnh cần
thiết vì lo sợ mất khách hàng

Quà tặng và sự hiếu khách

(Gifts and hospitality)

Chấp nhận hàng hóa, dịch vụ và sự hiếu khách từ  Chỉ chấp nhận những món quà nhỏ, không có giá trị
khách hàng có thể tạo ra nguy cơ tư lợi và nguy cơ lớn và không quan trọng và phải được thông qua
từ sự quen thuộc, vì kiểm toán viên có thể mang sự xét duyệt của partner.
tâm lý mắc nợ khách hàng.  Việc nhận quà tặng phải được ghi lại trong hồ sơ
kiểm toán ngay cả khi từ chối nhận quà.

Lưu ý: Việc mua hàng hóa và dịch vụ từ một khách hàng


kiểm toán thường không đe dọa đến tính độc lập, miễn là giao
dịch diễn ra trong quá trình kinh doanh thông thường và theo
các điều khoản thương mại
 Không chấp nhận các khoản cho vay và bảo lãnh với
Cho vay và bảo lãnh khách hàng mà không trong quá trình kinh doanh
thông thường hoặc không theo các điều khoản
(Loans and guarantees) thương mại.

Phí kiểm toán bị nợ  Không thực hiện thêm bất kỳ công việc nào cho
khách hàng cho đến khi các khoản phí bị nợ được
(Overdue fees) thanh toán.
 Các khoản phí quá hạn có thể chuyển thành các
Khách hàng vẫn còn nợ tiền phí kiểm toán từ năm khoản vay tính lãi với khách hàng.
trước.

Mối quan hệ kinh doanh và mối quan hệ cá


nhân
 Loại bỏ nhân viên có quan hệ kinh doanh với khách
Nếu công ty kiểm toán (hoặc nhân viên) tham gia hàng kiểm toán ra khỏi nhóm kiểm toán
vào các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng,
kiểm toán viên có thể sẽ có lợi ích khi doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả.

Tiềm năng trở thành nhân viên cho khách hàng


 Cần quy định trong các chính sách và thủ tục của
công ty, yêu cầu cá nhân đó phải  thông báo về
(Potential employment with an audit client)
khả năng trở thành nhân viên với khách hàng.
 Loại bỏ cá nhân đó khỏi nhóm kiểm toán
Nếu một thành viên của nhóm kiểm toán có thể trở  Xem xét lại về tất cả các đánh giá quan trọng mà
thành nhân viên của khách hàng, họ có thể không người đó đã đưa ra
muốn làm ảnh hưởng việc làm của họ trong tương
lai.
Các khoản phí điều kiện

(Contingent fees)

Kiểm toán viên sẽ có động cơ để đảm bảo đạt được  Không chấp nhận các khoản phí dựa trên kết quả thực
một kết quả cụ thể nhằm tối đa hóa phí kiểm toán. hiện, phí kiểm toán phải là cố định.

Ví dụ: Khách hàng yêu cầu bỏ qua các điều chỉnh


kiểm toán làm giảm lợi nhuận của khách hàng và
kiểm toán viên sẽ được hưởng theo phần trăm từ
việc này.

Chính sách đền bù và đánh giá


 Loại bỏ thành viên đó khỏi nhóm kiểm toán
(Compensation and evaluation policies)
 Kiểm tra lại công việc được thực hiện bởi nhóm kiểm
toán
Nguy cơ này xảy ra khi có một thành viên của
nhóm cung cấp các dịch vu phi kiểm toán cho
khách hàng

b. Nguy cơ tự kiểm tra (Self-review)

Mối đe dọa Biện pháp bảo vệ


Công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kế toán và ghi chép sổ sách
cho khách hàng là công ty niêm yết, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp,
Dịch vụ kế toán và ghi chép sổ sách
và phải tuân thủ các điều sau:
(Accounting and bookkeeping services)
 Nhóm kiểm toán và nhóm cung cấp dịch vụ kế toán phải được tách
biệt
Công ty kiểm toán cung cấp cho một  Công ty kiểm toán không được ra các quyết định quản lý cho khách
công ty niêm yết dịch vụ kế toán và ghi hàng
chép sổ sách mà công ty đó là khách  Các dữ liệu gốc và các điều chỉnh phải được thực hiện hoặc chấp
hàng. thuận bởi khách hàng.

Công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kiểm soát nội bộ cho khách
hàng là công ty niêm yết, trong đó dịch vụ liên quan đến kiểm soát nội bộ đối
Dịch vụ kiểm soát nội bộ
với BCTC, hệ thống kế toán hoặc các số liệu và thuyết minh trên BCTC.
(Internal audit services)
Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ này cho khách hàng, nhóm kiểm toán
và nhóm cung cấp dịch vụ kiểm soát nội bộ phải được tách biệt.
Dịch vụ thuế Công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kế toán và ghi chép sổ sách
cho khách hàng là công ty niêm yết, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp và
(Taxation services) phải tách biệt 2 nhóm cung cấp dịch vụ thuế và kiểm toán.
Cung cấp dịch vụ tính toán thuế cho
BCTC của khách hàng và tư vấn thuế cho
khách hàng tạo ra nguy cơ tự kiểm tra.
 Không nên định giá các vấn đề trọng yếu đối với báo cáo tài chính
và có mức độ chủ quan đáng kể (significant degree of
Dịch vụ định giá
subjectivity).
 Đối với khách hàng kiểm toán là công ty niêm yết, không nên cung
(Valuation services) cấp dịch vụ định giá hỗ trợ cho việc lập báo cáo tài chính.

Nhân viên của công ty khách hàng làm  Không phân công những cá nhân đó vào nhóm kiểm toán (ít nhất hai
việc cho công ty kiểm toán năm sau khi người đó dừng làm việc cho khách hàng)

(Client staff joins audit firm)  

c. Nguy cơ từ sự quen thuộc (Familiarity)

Mối đe dọa Biện pháp bảo vệ


Khách hàng gắn bó lâu dài với cá nhân trong nhóm kiểm
toán
 Luân chuyển nhân sự cấp cao
(Long-association of senior personel)  Đối tác độc lập / đánh giá kiểm soát chất
lượng
Sử dụng một cá nhân trong nhóm kiểm toán trong một thời gian
lâu dài có thể khiến kiểm toán viên đó trở nên quá tin tưởng, ít
giữ thái độ hoài nghi với khách hàng
Mối quan hệ gia đình và các mối quan hệ cá nhân khác 
 Loại bỏ cá nhân đó khỏi nhóm kiểm toán
(Family and other personel relationships)  Sắp xếp lại nhóm kiểm toán sao cho cá nhân
đó không giải quyết các vấn đề liên quan
Một thành viên của nhóm kiểm toán có mối quan hệ gia đình đến người có mối quan hệ gia đình và mối
hoặc mối quan hệ cá nhân với một người ở công ty khách hàng, quan hệ cá nhân.
mà người đó có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo
tài chính.
Nhân viên kiểm toán rời khỏi công ty để tham gia vào công
ty khách hàng
 Xem xét (và sửa đổi) các thành viên của nhóm
kiểm toán
(Audit staff leaves the firm to join the client)
 Thực hiện đánh giá một cách độc lập về mặt
chất lượng của cuộc kiểm toán
Một nhân viên của công ty kiểm toán trở thành nhân viên của
một khách hàng kiểm toán mà có ảnh hưởng đáng kể đến báo
cáo tài chính

d. Nguy cơ từ sự bào chữa (Advocacy)

Thúc đẩy vị thế của khách hàng hoặc đại diện cho họ theo một cách nào đó có nghĩa là công ty kiểm toán đang “đứng về
phía” về phía khách hàng

Ví dụ:
 Hỗ trợ quá trình phát hành cổ phiếu cho khách hàng
 Thay mặt khách hàng đàm phán về các vấn đề tài chính

Bất kỳ yêu cầu nào từ phía khách hàng cho các dịch vụ như vậy phải được công ty kiểm toán từ chối một cách lịch sự.

e. Nguy cơ bị đe dọa (intimidation)

Trong trường hợp kiểm toán viên bị khách hàng thúc ép, hoặc khách hàng cố tình tạo ra những ảnh hưởng không đáng có
lên kiểm toán viên thì sẽ xuất hiện Nguy cơ bị đe dọa.

Ví dụ: Nguy cơ từ sự tranh chấp giữa kiểm toán viên và khách hàng kiểm toán

Các biện pháp bảo vệ:

 Loại bỏ cá nhân khỏi hợp đồng bảo đảm


 Kiểm tra một cách độc lập về các quan điểm, ý kiến quan trọng được mà cá nhân đó đưa ra.

4. Quy trình chấp nhận hợp đồng kiểm toán mới

Kiểm toán viên nên làm:

Xác định liệu khung tài chính được áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính có được chấp nhận hay không

Có được thỏa thuận của quản lý

- Chuẩn bị báo cáo tài chính theo khung báo cáo tài chính hiện hành

- Kiểm soát nội bộ để trình bày FS không bị sai sót trọng yếu

- Cung cấp cho kiểm toán viên quyền truy cập vào thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán và tiếp cận nhân viên trong đơn
vị để có được bằng chứng kiểm toán

Lesson 5: Kiểm toán nội bộ (Internal audit)

Kiểm toán nội bộ (KTNB) có vai trò rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu KTNB là gì và vai trò, chức năng của KTNB trong doanh nghiệp.

I. Kiểm toán nội bộ (Internal audit)

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

KTNB là hoạt động đánh giá hoặc giám sát được lập ra trong nội bộ doanh nghiệp như là một dịch vụ, có chức năng kiểm
tra, đánh giá và báo cáo cho Ban quản lý về sự thích hợp và tính hiệu lực của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
(KSNB).

Nhiều người hay lầm tưởng KTNB là KSNB bởi bản chất của chúng đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đây là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

 KSNB là công cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý và việc này do ban giám
đốc thực hiện
 KTNB là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này
do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.

 KTNB là một phần của hệ thống KSNB


Chức năng của KTNB:

 Đánh giá, giám sát các chính sách và thủ tục kiểm soát nội bộ
 Hoạt động như kiểm toán viên cho HĐQT, soát xét các báo cáo không được soát xét bởi các kiểm toán viên độc
lập
 Là chuyên gia về các chuẩn mực kiểm toán và kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ thực thi các chuẩn mực mới
 Các kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng tài liệu của kiểm toán nội bộ, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí kiểm
toán.

Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng KTNB không phải là bộ phận bắt buộc phải có của mỗi doanh nghiệp. Để đánh
giá sự cần thiết của KTNB, các doanh nghiệp có thể xem xét một số yếu tố sau:

 So sánh chi phí thành lập bộ phận KTNB với lợi ích kỳ vọng nhận được nếu thành lập
 Sự phức tạp và quy mô của các hoạt động trong doanh nghiệp và hệ thống hỗ trợ các hoạt động đó
 Liệu có áp lực nào từ các cổ đông bên ngoài yêu cầu doanh nghiệp phải thành lập KTNB

2. Phân biệt giữa KTNB và kiểm toán độc lập

Mặc dù nhiều kỹ thuật KTNB và kiểm toán độc lập sử dụng là tương tự nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau
đáng kể. Cụ thể như sau:

Tiêu chí Kiểm toán nội bộ  Kiểm toán độc lập
Gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của doanh Đưa ra ý kiến về độ trung thực, hợp lí của BCTC
Mục tiêu
nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu
Đối tượng báo Các báo cáo này là nội bộ cung cấp cho Hội đồng Các báo cáo này được công khai cho các cổ
cáo  quản trị, ủy ban kiểm toán đông và các bên liên quan 
Đối tượng kiểm
Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp BCTC của doanh nghiệp
tra
Kiểm toán viên nội bộ thường là nhân viên của Kiểm toán viên độc lập là những người độc lập
Mối quan hệ với
doanh nghiệp, hoặc có thể thuê ngoài với cả công ty. Họ được bổ nhiệm bởi các cổ
tổ chức
(outsourcing) đông
 Lập kế hoạch chiến lược dài hạn, không  Thiết lập mức trọng yếu trong quá trình
thiết lập mức trọng yếu lập kế hoạch
 Phương pháp tiếp cận kiểm toán: dựa trên  Phương pháp tiếp cận kiểm toán: dựa
Lập kế hoạch và
các thủ tục cơ bản trên rủi ro
thu thập bằng
 Bằng chứng thu được chủ yếu từ việc  Bằng chứng được thu thập bằng nhiều
chứng
phỏng vấn nhân viên và kiểm tra tài thủ tục để đạt được tính đầy đủ và
liệu thích hợp

II. Phạm vi của bộ phận KTNB

1. Rủi ro kinh doanh (Business risk)

Rủi ro kinh doanh là rủi ro đến từ những điều kiện, sự kiện, hoàn cảnh hoặc hành động quan trọng có thể ảnh hưởng xấu
tới khả năng đạt được các mục tiêu và thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp, hoặc từ đó dẫn tới việc xây dựng các
mục tiêu, chiến lược không phù hợp.

Rủi ro kinh doanh là không thể bị loại bỏ nhưng có thể được quản lý bởi doanh nghiệp thông qua quy trình sau:
2. Vai trò của KTNB

KTNB có 2 vai trò chủ yếu sau:

 Giám sát các chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp để đảm bảo chúng vận hành hiệu quả
 Giám sát các chiến lược đã được thực hiện để đảm bảo chúng tiếp tục được vận hành hiệu quả

Do đó, để đảm bảo tính khách quan, KTNB không tham gia vào quá trình đánh giá rủi ro và thiết kế hệ thống KSNB.

3. Trách nhiệm của KTNB đối với gian lận và sai sót

Gian lận là một dạng của rủi ro kinh doanh nên Ban giám đốc có trách nhiệm để nghăn chặn và phát hiện gian lận. Tuy
nhiên, KTNB có vai trò giám sát trong hoạt động quản trị rủi ro nên KTNB có thể tham gia vào quá trình ngăn
chặn gian lận thông qua việc đánh giá tính đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát và luôn luôn thận trọng khi thực
hiện công việc và báo cáo bất kỳ nghi ngờ nào.

4. Hạn chế của chức năng KTNB

Trong quá trình thực hiện vai tò và chức năng của mình, KTNB có thể đối mặt với một số hạn chế sau:

 KTNB là nhân viên của doanh nghiệp nên tính độc lập và khách quan của các kiểm toán viên nội bộ có thể bị
ảnh hưởng tới do sợ đối với các mối đe dọa mất việc tại doanh nghiệp
 KTNB báo cáo cho Hội đông quản trị và ủy ban kiểm toán nên họ có thể tác động không đúng đắn tới kế
hoạch, phạm vi và vấn đề được báo cáo
 Không yêu cầu bằng cấp chuyên nghiệp với các kiểm toán viên nội bộ nên có thể họ không đủ kiến thức và
trình độ chuyên môn để đáp ứng công việc

III. Phân công công việc KTNB (Internal audit assignments)

KTNB có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau theo sự phân công của doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Kiểm toán hoạt động (Value for money audits)

Kiểm toán hoạt động thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động, quy trình theo tiêu chí 3Es: Economy (tính kinh tế),
Efficiency (tính hiệu quả), và Effectiveness (tính hiệu năng)
Tiêu chí Định nghĩa Nội dung
Đạt được chất lượng và số lượng Ví dụ: Chi phí giảng dạy có thể giảm xuống nếu nhà trường thực
Tính kinh
nguồn lực đầu vào ở mức hợp lý hiện tăng số lượng học sinh trong một lớp lên và vẫn do một giáo
tế
với giá thấp nhất viên chủ nhiệm
Mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch  Đối với tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, hiệu quả được đo
vụ đầu ra với nguồn lực đầu vào bằng chỉ số ROCE
Tính hiệu
(Max output với input không đổi,  Đối với tổ chức phi lợi nhuận: đầu ra thường không có giá
quả
hoặc Min input với cùng chất thị trường nên rất khó để đo lường
lượng và số lượng output)
Ví dụ: Hiệu năng của dịch vụ y tế có thể được xem là cải thiện nếu
Tính hiệu Việc các hoạt động đạt được mục
các bệnh viện thành công hơn trong việc điều trị các bệnh khác
năng tiêu, chiến lược đề ra
nhau hoặc nếu tuổi thọ của dân số tăng lên 

2. Kiểm toán công nghệ thông tin (Information technology audits)

Trong thực tế kinh doanh hiện nay, hệ thống máy tính là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng
lớn, kinh doanh càng nhiều lĩnh vực đòi hỏi hệ thống máy tính càng phức tạp nên cần phải có bộ phận kiểm soát chuyên
với các hệ thống này.

Do đó, kiểm toán công nghệ thông tin là một thử nghiệm kiểm soát đối với hệ thống máy tính.

3. Best value audits

Best value audits là khung hiệu quả được áp dụng đối với chính quyền địa phương do chính phủ đặt ra, yêu cầu công khai
những kế hoạch thực hiện tốt nhất hàng năm và soát xét tất cả những chức năng trong thời gian 5 năm.

Ở đây, KTNB có vai trò sau:

 Đảm bảo chính quyền có sự chuẩn bị để đạt được giá trị tốt nhất (best value)
 Đảm bảo rủi ro và những ảnh hưởng của giá trị tốt nhất được xét tới trong các thử nghiệm kiểm toán bình thường
 Đảm bảo chính quyền duy trì được sự phát triển của giá trị tốt nhất

4. Kiểm toán tài chính (Best value audits)


Vai trò của kiểm toán nội bộ tương tự như vai trò của kiểm toán độc lập. Kiểm toán nội bộ sẽ soát xét những bằng chứng
có thể thu thập được về các thông tin trong BCTC và báo cáo quản trị.

5. Kiểm toán mua sắm (Procurement audits)

Bộ phận kiểm toán này sẽ tập trung vào các hệ thống của các phòng ban mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp
để kiểm tra xem họ có đạt được các mục tiêu đã đặt ra và hoạt động theo quy trình đã ban hành của doanh nghiệp hay
không.

IV. Thuê ngoài bộ phận KTNB (Outsourcing the internal audit department)

1. Thuê ngoài là gì?

Thuê ngoài là việc sử dụng các nhà cung cấp bên ngoài như một nguồn lực để thực hiện công việc của doanh nghiệp, cụ
thể ở đây là thực hiện chức năng KTNB. Nó cũng được coi như bỏ nhà thầu phụ (sub-contracting).

Thuê ngoài đem đến cả lợi ích và bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Lợi ích Bất lợi


 Tính độc lập và khách quan có thể không được
 Không cần tuyển nhân viên vì bên cung cấp dịch
đảm bảo nếu công ty cung cấp cả dịch vụ
vụ đã có nhân viên có chất lượng tốt
KTNB và kiểm toán độc lập
 Bộ phận KTNB có thể được cung cấp ngay lập tức
 Chi phí thuê ngoài KTNB có thể cao, tốn kém
 Các chi phí đi kèm như chi phí tuyển dụng, duy
khiến Ban giám đốc lựa chọn không sử
trì, đào tạo có thể được loại bỏ giúp tiết kiệm
dụng bộ phận này
chi phí
 Nhân viên hiện tại của công ty có thể bị cắt
 Hợp đồng dịch vụ có thể theo quy mô, thời gian
giảm nếu KTNB được thuê ngoài
hợp lí, linh hoạt
 KTNB thuê ngoài có thể thiếu hiểu biết sâu
 Có thể sử dụng trong ngắn hạn, khi doanh nghiệp
sắc về công ty nên đưa ra các đánh giá
có nhu cầu
không chính xác

2. Quản lý bộ phận KTNB thuê ngoài

Do những nhược điểm trên nên khi quyết định thuê ngoài, doanh nghiệp cần xem xét các biện pháp để quản trị bộ phận
thuê ngoài này. Cụ thể:

 Thiết lập các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động về mặt chi phí và những lĩnh vực, mảng trong doanh
nghiệp đã được soát xét và điều tra những chênh lệch
 Đảm bảo duy trì phương pháp kiểm toán thích hợp
 Soát xét các tài liệu, hồ sơ làm việc trên cơ sở chọn mẫu để đảm bảo chúng phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng
dẫn nội bộ
 So sánh kế hoạch KTNB được lập trước với phần công việc được thực hiện
 Nếu có cả kiểm toán độc lập, đảm bảo công ty có sự kiểm soát phù hợp để giữ 2 chức năng này tách biệt, để tính
độc lập và khách quan không bị ảnh hưởng.

V. Báo cáo của KTNB (Internal audit reports)

Do bản chất báo cáo của KTNB là các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp nên chúng sẽ không có mẫu nhất định mà tùy
thuộc vào từng doanh nghiệp. Nó có thể dưới dạng văn bản viết, hoặc trình bày dưới dạng thuyết trình (powerpoint). Tuy
nhiên, các báo cáo này vẫn phải có ít nhất 3 phần sau:

Phần Nội dung


Mục tiêu (Purpose) Nêu lên mục tiêu của cuộc kiểm toán
Phạm vi công Xác định KTNB đã thực hiện công việc của mình ở những hoạt động nào và những hoạt động
việc (Scope) nào không thuộc nội dung cuộc kiểm toán
Bao gồm:

·       Thủ tục kiểm toán đã thực hiện như quan sát (observation), kết luận (conclusion)…
Kết quả công
·       Đưa ra ý kiến kiểm toán (opinion)
việc (Result)
·       Đưa ra các khuyến nghị cho Ban giám đốc (Recommendation)

·       Kèm theo các biện pháp xử lý (Action plan)

VI. Bài tập minh họa

Which of the following statements relating to internal and external audit is correct?

A. Internal auditors are requires to be members of a professional body


B. Internal auditors’ scope of work should be determines by those charged with governance
C. External auditors report to those charged with governance
D. Internal auditors can never be independent of the company

Phân tích đề

Đề bài đang hỏi ý nào nói về KTNB và kiểm toán đọc lập là đúng.

Lời giải: B

A sai vì kiểm toán viên nội bộ không cần yêu cầu bằng cấp chuyên nghiệp

C sai vì kiểm toán viên độc lập báo cáo cho các cổ đông.

D sai vì kiểm toán viên nội bộ có thể độc lập đối với doanh nghiệp, ví dụ kiểm toán nội bộ thuê ngoài. 

Lesson 6: Đánh giá rủi ro (Risk assessment)

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện giúp kiểm toán viên (KTV) xác định các khu vực BCTC dễ có sai sót trọng
yếu và tạo cơ sở để thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp một cách hiệu quả. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm
hiểu về rủi ro kiểm toán, cách xác định rủi ro trọng yếu và biện pháp xử lý các rủi ro trọng yếu.

I. Rủi ro kiểm toán

1. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp, xét đoán nghề nghiệp và các yêu cầu về đạo đức

KTV được yêu cầu thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp, xét đoán nghề nghiệp và tuân thủ các yêu
cầu đạo đức.

a. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp (Professional skepticism)

Hoài nghi nghề nghiệp là thái độ luôn nghi vấn (questioning mind), cảnh giác (alert) đối với những tình huống cụ thể có
thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận, và đánh giá (critical) thận trọng đối với các bằng chứng kiểm
toán.
Điều này đòi hỏi kiểm toán viên luôn nghi ngờ với các vấn đề:

 Các bằng chứng kiểm toán mâu thuẫn với nhau


 Thông tin dẫn đến việc nghi ngờ về độ tin cậy của các tài liệu và kết quả phỏng vấn đã được sử dụng làm bằng
chứng kiểm toán
 Các sự kiện có thể là dấu hiệu của gian lận
 Các tình huống đặt ra yêu cầu phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung ngoài những thủ tục mà chuẩn mực kiểm
toán yêu cầu.

Việc duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro của việc:

 Bỏ qua những tình huống bất thường


 Vội vàng đưa ra kết luận chỉ từ việc quan sát và nhận định ban đầu
 Sử dụng các giả định không phù hợp khi xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán và đánh
giá kết quả các thủ tục đó.

b. Xét đoán nghề nghiệp (Professional judgment)

Xét đoán nghề nghiệp là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về tài chính, kế toán, kiểm toán,
chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp giúp KTV đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc
kiểm toán.

Xét đoán nghề nghiệp là cần thiết trong việc ra quyết định về:

 Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán


 Bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
 Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán
 Đánh giá thủ tục ban giám đốc đã thực hiện trong việc lập và trình bày BCTC
 Đưa ra kết luận từ các bằng chứng kiểm toán thu thập được 

c. Yêu cầu về đạo đức (Ethical requirements)

Như đã trao đổi trong bài 4 về đạo đức nghề nghiệp, KTV được yêu cầu phải tuân thủ 5 nguyên tắc đạo đức cơ bản:

 Chính trực (Integrity)


 Khách quan (Objectivity)
 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng (Professional competence and due care)
 Tính bảo mật (Confidentiality)
 Tư cách nghề nghiệp (Professional bahavior)

2. Rủi ro kiểm toán (Audit risk)

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi BCTC còn có những sai sót trọng yếu.

Rủi ro kiểm toán gồm 2 thành phần là rủi ro có sai sót trọng yếu (Risk of material misstatement) và rủi ro phát
hiện (Detection risk). Mối quan hệ giữa các thành phần như sau:
a. Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk - IR)

IR là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, khi mà các thông tin được kiểm toán có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay
tổng hợp lại, mà không xem xét đến hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB).

IR độc lập bất kể doanh nghiệp có tiến hành kiểm toán hay không. Nguồn gốc của loại rủi ro này thường do nguồn cung
cấp, do thay đổi công nghệ hay hoạt động của đối tượng cạnh tranh, do điều kiện xã hội, tình hình kinh tế có phát triển ổn
định hay không, do điều kiện chính trị và những thay đổi về pháp luật.

b. Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR)

CR là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu mà hệ thống KSNB của doanh nghiệp không thể ngăn chặn hoặc không thể phát
hiện và sửa chữa kịp thời.

Nguồn gốc của loại rủi ro này thường do duy trì các nhân viên chủ chốt quá lâu, kém năng động, do hoạt động kinh doanh
thay đổi về nhiệm vụ chức năng, sự lỏng lẻo trong quá trình quản lí, sử dụng các quỹ và quản lý các các nghiệp vụ kinh tế
phức tạp.

c. Rủi ro phát hiện (Detection risk - DR)

DR là rủi ro mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu.

Nguồn gốc của loại rủi ro này là do KTV không hiểu rõ bản chất của vấn đề, không có phương pháp kiểm toán thích hợp.
Do đó, để giảm rủi ro phát hiện, KTV cần:

 Lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ, phù hợp


 Bố trí nhân sự phù hợp cho nhóm kiểm toán
 Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp
 Giám sát và kiểm tra các công việc đã thực hiện

II. Mức trọng yếu (Materiality)

Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót thông tin hoặc sai phạm có thể gây ảnh hưởng tới quyết định của người sử
dụng BCTC.

Mức trọng yếu được xem xét trên 2 khía cạnh là bản chất và quy mô. Cụ thể:
KTV có thể xây
dựng mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và từng khoản mục riêng. Tuy nhiên, để giảm rủi ro của việc bỏ qua những sai
sót mà khi đánh giá riêng lẻ thì nhỏ hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC, nhưng khi tổng hợp lại vượt quá mức
trọng yếu đối với tổng thể BCTC thì mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality) nhỏ hơn mức trọng yếu đối
với tổng thể BCTC (Materiality for the financial statement).

Mức trọng yếu cũng có thể được điều chỉnh trong quá trình kiểm toán để phù hợp với thực tế kiểm toán.

III. Hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường doanh nghiệp

Để có thể đánh giá được các rủi ro, KTV cần đạt được sự hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường mà doanh nghiệp hoạt
động. KTV cần trả lời được 3 câu hỏi lớn sau:

IV. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu


1. Nhận diện và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Quá trình nhận diện và đánh giá rủi ro được KTV thực hiện qua 4 bước sau:

2. Rủi ro đáng kể (Significant risk)

Trong quá trình đánh giá các sai sót trọng yếu, KTV cũng xác định các rủi ro đáng kể.

Rủi ro đáng kể là những giao dịch phức tạp hoặc bất thường, có thể là dấu hiệu của gian lận hoặc có thể là các rủi ro đặc
biệt khác, đòi hỏi KTV phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán.

Khi đánh giá rủi ro đáng kể, KTV cần xem xét các yếu tố sau:

 Rủi ro có phải do gian lận


 Rủi ro có liên quan tới những thay đổi lớn gần đây trong nền kinh tế, trong lĩnh vực kế toán và các lĩnh vực khác
 Rủi ro đó có gắn liền với các giao dịch quan trọng với các bên liên quan
 Rủi ro đó có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh bình thường của đơn vị,
hoặc có liên quan tới giao dịch có dấu hiệu bất thường

V. Biện pháp xử lý rủi ro trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác
về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra.

Việc xử lý các rủi ro trọng yếu ở cấp cơ sở dẫn liệu được thực hiện qua các thử nghiệm kiểm soát (Test of control) và thử
nghiệm cơ bản (Substantive tests).

Ví dụ:

Rủi ro phát sinh của Hàng tồn kho (HTK). Theo quy định, HTK được ghi nhận ở giá trị thấp hơn giữa giá trị thuần có thể
thực hiện được (NRV) và nguyên giá (cost). Tuy nhiên, trong điều kiện ngành công nghiệp thời trang thay đổi quá nhanh
chóng dẫn đến HTK có nguy cơ bị ghi nhận cao hơn thực tế.

KTV có thể thực hiện thủ tục sau:


 Kiểm tra xem doanh nghiệp có ban hành hướng dẫn về việc xác định HTK chậm luân chuyển không
 Xác định giá trị HTK cuối năm đó được bán sau thời điểm cuối năm để đảm bảo NRV cao hơn nguyên giá.

VI. Gian lận, luật pháp và các quy định 

1. Gian lận (Fraud)

Gian lận là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong doanh
nghiệp hoặc bên thứ ba thực hiện để đạt được một lợi ích bất hợp pháp.

Cần chú ý phân biệt giữa gian lận và sai sót:

 Giống nhau là chúng đều là các sai phạm


 Khác nhau là thái độ của chủ thể thực hiện. Gian lận là cố ý, có chủ ý từ trước (intention), sai sót là vô ý, nhầm
lẫn (mistake).

Gian lận được chia làm 2 loại:

 Gian lận liên quan đến việc lập BCTC (Fraudulent financial reporting): mục đích là đánh lừa người sử dụng
BCTC thông qua việc cố tình áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, cố tình bỏ sót các sự kiện, giao dịch trong
BCTC hoặc giả mạo, thay đổi hồ sơ kế toán.
 Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản (Misappropriation of assets): liên quan đến việc ăn cắp tài sản
doanh nghiệp với số lượng nhỏ và không trọng yếu như sử dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân.

Ban quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm ngăn chặn và phát hiện gian lận. KTV phải nhận thức được khả năng xảy ra sai
sót do gian lận khi thực hiện kiểm toán.

2. Luật pháp và các quy định (Laws and regulations)

Ban quản trị có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị được thực hiện theo pháp luật và các quy định, bao
gồm việc tuân thủ luật và các quy định về các số liệu và thuyết minh được trình bày trên BCTC.

KTV phải có được sự hiểu biết chung về luật và quy định áp dụng cho doanh nghiệp và cách doanh nghiệp tuân thủ điều
đó.

VII. Bài tập áp dụng

Which of the following statements is NOT an explanation of why Identifying and assessing the risks of material
misstatement at the planning stage?

A. The risk assessment will help the audit team gain an understanding of the entity for audit purposes
B. The risk assessment will enable the audit senior to produce an accurate budget for the audit assignment

C. The risk assessment will form the basis of the audit strategy and the detailed audit plan

D. Once the risks have been assessed, audit firm can select audit team members with sufficient skill and experience to
maximise the chance of those risks being addressed

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi đâu KHÔNG PHẢI là lý do của việc nhận diện và đánh giá rủi ro trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán?
A. Đánh giá rủi ro giúp KTV hiểu được doanh nghiệp
B. Đánh giá rủi ro giúp KTV xây dựng được ngân sách chính xác cho công tác kiểm toán
C. Đánh giá rủi ro là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kiểm toán cũng như chi tiết cuộc kiểm toán
D. Đánh giá rủi ro giúp công ty kiểm toán lựa chọn được KTV có đủ trình độ và kỹ năng thực hiện cuộc kiểm toán

Lời giải: B

Việc nhận diện và đánh giá rủi ro không liên quan đến ngân sách kiểm toán mà chỉ nhằm giúp KTV hiểu được doanh
nghiệp để đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp để tối thiểu hóa các sai sót trọng yếu.

Lesson 7: Lập kế hoạch kiểm toán và hồ sơ kiểm toán (Audit planning and documentation)

Không lập kế hoạch chính là sự chuẩn bị cho thất bại. Bất kỳ việc gì muốn thành công chúng ta đều phải lập kế hoạch, và
một cuộc kiểm toán muốn thành công cũng không ngoại lệ. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về lập kế hoạch kiểm
toán và xem xét thêm về các hồ sơ kiểm toán.

I. Lập kế hoạch kiểm toán (Audit planning)

1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước đầu tiên phải thực hiện cho một cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến
các bước tiếp theo trong quá trình kiểm toán.

Việc lập kế hoạch có vai trò như sau:

 Giúp KTV tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán
 Giúp KTV xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời
 Giúp KTV tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả;
 Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp
 Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm
 Hỗ trợ việc điều phối công việc do các KTV đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện

Các bước lập kế hoạch kiểm toán:


2. Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán

Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán để phù hợp
với tình hình thực tế.

a. Chiến lược kiểm toán (Audit strategy)

Chiến lược kiểm toán đặt ra phạm vi, thời gian và hướng kiểm toán, đồng thời giúp hướng dẫn việc lên kế hoạch kiểm
toán cụ thể.

Những điểm cần chú ý khi xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể:

Tiêu chí Nội dung


 Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC
 Các yêu cầu về lập và trình bày BCTC theo quy định của ngành
 Phạm vi kiểm toán dự kiến
 Bản chất lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm của cuộc
 Có bộ phận kiểm toán nội bộ hay không
kiểm toán
 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới các thủ tục kiểm toán
 Việc sử dụng các tổ chức cung cấp dịch vụ
 Mức độ sẵn có của nhân sự và dữ liệu của đơn vị được kiểm toán

 Thời gian lập BCTC


Mục tiêu báo cáo,
 Việc tổ chức các buổi họp với Ban Giám đốc và Ban Quản trị đơn vj được kiểm toán
thời gian kiểm toán
 Thảo luận với Ban Giám đốc và Ban Quản trị đơn vị được kiểm toán
và nội dung trao đổi
 Các thảo luận khác với bên thứ 3
thông tin

Các yếu tố quan  Xác định mức trọng yếu


trọng, các thủ tục sơ  Xác định sơ bộ các phần hành có rủi ro trọng yếu cao
bộ của cuộc kiểm  Xem xét kết quả kiểm toán các năm trước
toán và kiến thức thu  Những phát triển kinh doanh quan trọng ảnh hưởng đến đơn vị kiểm toán
thập được từ các  Những phát triển quan trọng trong ngành
cuộc kiểm toán khác
 Những thay đổi qua trọng trong khuôn khổ lập và trình bày BCTC

Nội dung, thời gian  Bố trí nhóm kiểm toán và phân công công việc kiểm toán cho các thành viên
và phạm vi các  Dự toán ngân sách cho cuộc kiểm toán
nguồn lực

b. Kế hoạch kiểm toán (Audit plan)

Kế hoạch kiểm toán là bản thể hiện chi tiết hơn chiến lược kiểm toán, bao gồm nội dung, thời gian và phạm vi của các
thủ tục kiểm toán được thực hiện bởi các thành viên của nhóm kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích
hợp nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán tới mức thấp có thể chấp nhận được.

Ví dụ:

Trong chiến lược kiểm toán xác định rủi ro cao ở khoản mục Hàng tồn kho. Trong kế hoạch kiểm toán sẽ cần xác định
mức trọng yếu cho riêng khoản mục này, thủ tục kiểm toán cụ thể cần thực hiện cho khoản mục này, khi nào thực hiện và
ai là người thực hiện thủ tục kiểm toán.

3. Kiểm toán giữa niên độ và kiểm toán cuối năm

Kiểm toán giữa niên độ (Interim audit) là cuộc kiểm toán được thực hiện trong năm tài chính, chủ yếu tập trung vào
các thử nghiệm kiểm soát. Mục đích của cuộc kiểm toán này là giúp xác định được những vấn đề đáng kể ở giai đoạn
sớm nhất, thực hiện những thủ tục kiểm toán khó thực hiện được vào cuối năm do hạn chế về thời gian, và làm giảm thời
gian thực hiện kiểm toán cuối kỳ.

Kiểm toán cuối năm (Final audit) là cuộc kiểm toán được thực hiện sau khi kết thúc năm tài chính, chủ yếu tập trung
vào BCTC thông qua việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Một số thủ tục kiểm toán được thực hiện trong cuộc kiểm toán giữa niên độ và kiểm toán cuối năm:

Kiểm toán giữa niên độ Kiểm toán cuối năm


 Đánh giá rủi ro tiềm tàng, tìm hiểu về
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản liên quan tới việc
doanh nghiệp
xác minh các số dư trên BCĐKT và các tài khoản
 Ghi chép về kiểm soát nội bộ trong doanh
trên BCKQKD
nghiệp
 Lấy xác nhận từ bên thứ 3
 Đánh giá việc thiết kế kiểm soát nội bộ
 Thực hiện thủ tục phân tích liên quan đến các số liệu
 Thực hiện các thử kiểm soát đối với kiểm
trên BCTC
soát nội bộ của doanh nghiệp để đảm
 Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC
bảo chúng hoạt động như kỳ vọng
 Khớp số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ sách
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với
 Kiểm tra các điều chỉnh được thực hiện trong quá
các giao dịch hoặc số dư tài khoản để
trình lập BCTC
thu được bằng chứng về việc tài liệu, sổ
 Xem xét khả năng hoạt động liên tục của doanh
sách của doanh nghiệp là cơ sở đáng tin
nghiệp
cậy để lập BCTC
 Thực hiện các kiểm tra để đảm bảo kết luận của cuộc
 Xác định những vấn đề có thể ảnh hưởng
kiểm toán sơ bộ vẫn hợp lí
tới công việc diễn ra vào cuộc kiểm toán
 Thu thập được cam kết trách nhiệm của ban quản trị
cuối năm

II. Hồ sơ kiểm toán (Audit documentation)


1. Vai trò của hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán là những ghi chép về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã thu thập
và kết luận của KTV.

KTV được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ kiểm toán đầy đủ và kịp thời (on a timely basis).

Tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán:

 Có thể báo cáo với partner để đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đầy đủ
 Cung cấp tài liệu chi tiết cho việc tham chiếu trong tương lai
 Hỗ trợ việc lập kế hoạch và kiểm soát các cuộc kiểm toán trong tương lai
 Khuyến khích việc tiếp cận có hệ thống

Ví dụ hồ sơ kiểm toán:

2. Phân loại hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán được chia làm 2 loại:


3. Thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn, bảo mật, sắp xếp khoa học để dễ quản lý, dễ khai thác, sử dụng.

Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

III. Bài tập áp dụng

Which of following is the current audit file?

A. Engagement letters
B. Accounting systems notes
C. Board minutes of continuing relevance
D. Financial statements

Phân tích đề

Đề bài hỏi đâu là một hồ sơ kiểm toán năm.

Lời giải: D
Như nội dung bài học ở phần II.2 trên về hồ sơ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông
tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán một năm tài chính. Do đó, đáp án D - BCTC là đáp án đúng. 

Lesson 8: Giới thiệu về bằng chứng kiểm toán (Introduction to audit evidence)

Kiểm toán viên (KTV) rất khó có thể đưa ra được ý kiến về báo cáo tài chính (BCTC) nếu họ không dựa trên các bằng
chứng kiểm toán. Do đó, bằng chứng kiểm toán có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu về bằng chứng kiểm toán là gì và KTV cần làm gì để thu thập được các bằng chứng kiểm toán.

I. Bằng chứng kiểm toán

1. Bằng chứng kiểm toán là gì?

Bằng chứng kiểm toán là toàn bộ thông tin được sử dụng bởi KTV trong việc đưa ra các kết luận làm cơ sở cho việc hình
thành ý kiến kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán bao gồm thông tin trong các bản ghi kế toán để lập BCTC và các thông tin khác được thu thập bởi
KTV.

Ví dụ: Thư xác nhận từ bên thứ 3

2. Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán

Theo quy định, KTV được yêu cầu phải thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và thích hợp. Như vậy, bằng chứng kiểm toán được xem xét ở 2 khía cạnh: 

Độ tin cậy (Reliability) chịu ảnh hưởng của nguồn gốc, nội dung và hoàn cảnh mà tài liệu, thông tin được thu thập, bao
gồm các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ tài liệu, thông tin. Cụ thể như sau:

Nguồn bằng chứng Độ tin cậy của bằng chứng


Thu thập từ bên Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài thì đáng tin cậy hơn khi thu thập từ ghi
ngoài (external) chép của khách hàng bởi đó là một nguồn độc lập
Thu thập bởi Bằng chứng do KTV thu thập trực tiếp sẽ đáng tin cậy hơn do thu thập gián tiếp hoặc
KTV (auditor) do suy luận
Thu thập từ khách Bằng chứng thu thập từ ghi chép của khách hàng sẽ đáng tin cậy hơn nếu hệ thống
hàng (entity) kiểm soát liên quan đến ghi chép đó hoạt động hiệu quả
Bằng chứng bằng văn Bằng chứng ở dạng văn bản (giấy hoặc điện tử) hoặc thư giải trình sẽ đáng tin cậy hơn
bản (written) bằng chứng dạng lời nói
Bằng chứng bản
Bằng chứng bản gốc sẽ đáng tin cậy hơn bản copy hoặc fax
gốc (Originals)

Chú ý:

 Nếu bằng chứng có độ tin cậy cao thì có thể cần ít bằng chứng hơn. Tuy nhiên, nếu có số lượng lớn bằng chứng
có chất lượng thấp thì cũng không thay đổi được chất lượng của bằng chứng.
 Độ tin cậy của bằng chứng còn phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu, chuyên gia của đơn vị được kiểm toán…
Khi đó, KTV cần xem xét và đánh giá tính khách quan, năng lực và khả năng của chuyên gia để đưa ra kết luận
về độ tin cậy của bằng chứng
 Nếu bằng chứng kiểm toán từ các nguồn khác nhau không nhất quan, KTV phải sử dụng sự hoài nghi nghề nghiệp
và thực hiện các thủ tục thay thế khác.

II. Cơ sở dẫn liệu (Financial statement assertions)

KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các cơ sở dẫn liệu.

Cơ sở dẫn liệu (Assertions) là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình
thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể
xảy ra.

Cơ sở dẫn liệu được chia làm 2 nhóm:

Nhóm cơ sở dẫn liệu Cơ sở dẫn liệu


 Tính hiện hữu (Occurrence): các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận
hoặc thuyết minh đã thực sự xảy ra và liên quan đến đơn vị
 Tính đầy đủ (Completeness): tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận
đã được ghi nhận, tất cả các thuyết minh liên quan cần thuyết minh đã
Cơ sở dẫn liệu về các nhóm được thuyết minh trong BCTC
giao dịch và sự kiện và các  Tính chính xác (Accuracy): số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch
thuyết minh liên và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp, các thuyết
quan (Assertions about classes minh liên quan đều được đánh giá và trình bày hợp lí
of transactions and events and  Đúng kỳ (Cut-off): các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế
related disclosures for the toán
period under audit)  Phân loại (Classification): các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào
đúng tài khoản
   Trình bày (Presentation): các giao dịch và sự kiện được tổng hợp hoặc
phân tách hợp lý và trình bày rõ ràng; các thuyết minh có liên quan đến
nhau, phù hợp và dễ hiểu về mặt nội dung và tuân theo khuôn khổ về
lập và trình bày BCTC.

Cơ sở dẫn liệu về các số dư tài  Tính hiện hữu (Existence): tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
khoản cuối kỳ và các thuyết thực sự tồn tại
minh có liên quan (Assertions  Quyền và nghĩa vụ (Rights and obligations): đơn vị nắm giữ các quyền
about account balances and liên quan đến tài sản và có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả được ghi
related disclosures at the nhận
period end)  Tính đầy đủ (Completeness): tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn
chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủ, tất cả các thuyết
minh liên quan cần thuyết minh đã được thuyết minh trong BCTC
 Tính chính xác, đánh giá và phân bổ (Accuracy, valuation and
allocation): tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện
trên BCTC chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan
đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp, các thuyết minh
liên quan đều được đánh giá và trình bày hợp lí
 Phân loại (Classification): tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
được ghi nhận vào đúng tài khoản
 Trình bày (Presentation): tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
được tổng hợp hoặc phân tách hợp lý và trình bày rõ ràng; các thuyết
minh có liên quan đến nhau, phù hợp và dễ hiểu về mặt nội dung và
tuân theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC.

III. Các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán. Cụ thể:

Thủ tục Nội dung


 Kiểm tra thực tế các tài sản được ghi nhận trong sổ sách để xác nhận sự tồn tại
của tài sản đó (existence), nhưng không xác nhận được quyền và nghĩa
Kiểm tra tài sản hữu
vụ (rights and obligations)
hình (Inspection of tangible
 Việc đối chiếu giữa tài sản được kiểm tra với sổ sách là bằng chứng cho cơ sở
assets)
dẫn liệu đầy đủ (completeness)

Kiểm tra tài liệu (Inspection of Kiểm tra các tài liệu, sổ sách dạng giấy tờ, dạng điện tử hoặc dưới dạng khác ở cả nội
documentation and records) bộ và nguồn bên ngoài giúp cung cấp bằng chứng về sự tồn tại (existence)
Theo dõi một quy trình hoặc thủ tục của khách hàng được thực hiện cung cấp bằng
Quan sát (Observation) chứng kiểm toán về việc thực hiện một quy trình hoặc thủ tục, nhưng chỉ giới hạn ở
thời điểm quan sát. Do đó, thủ tục này ít được sử dụng
Tìm kiếm thông tin từ nhân viên của khác hàng hoặc các nguồn từ bên ngoài. Chất
Phỏng vấn (Enquiry) lượng bằng chứng phụ thuộc và kiến thức và độ chính trực của nguồn thông tin. Do
đó, cần kết hợp với các thủ tục khác
Thu thập bằng chứng dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ 3. Ví dụ: xác
Lấy xác nhận (Comfirmation)
nhận số dư tài khoản ngân hàng
Kiểm tra sự chính xác về mặt số học của các số liệu, thường được thực hiện bằng việc
Tính toán lại (Recalculation)
ứng dụng công nghệ thông tin
KTV thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực
Thực hiện lại (Reperformance)
hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị
Đánh giá, so sánh, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính,
Thủ tục phân tích (Analytical
kiểm tra những biến động và những mối quan hệ bất thường (không nhất quán với
procedures)
những tài liệu, thông tin liên quan khác, hoặc chênh lệch lớn với giá trị dự kiến).

IV. Bài tập áp dụng

Which of the following is NOT an assertion about classes of transactions and events and related disclosures?
A. Existence
B. Cut-off
C. Classification
D. Completeness

Phân tích đề

Đề bài đâu không phải là cơ sở dẫn liệu thuộc nhóm giao dịch và sự kiện và các thuyết minh liên quan?

Lời giải: A

Như đã tìm hiểu ở mục II trên, đáp án A existence (sự hiện hữu) là cơ sở dẫn liệu thuộc nhóm số dư tài khoản cuối kỳ và
các thuyết minh có liên quan. Do đó, đáp án A được chọn.

Lesson 9: Kiểm soát nội bộ (Internal control)

Hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống
này hoạt động thế nào để giúp các doanh nghiệp. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu.

I. Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control systems)

Kiểm soát nội bộ (KSNB) là quy trình được thiết kế, thực hiện và duy trì bởi ban quản trị (BQT) doanh nghiệp (those
charged with governance) nhằm tạo ra sự đảm bảo hợp lí (reasonable assurance) về khả năng đạt được mục tiêu của đơn
vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế của hoạt động và tuân thủ theo quy định và
pháp luật hiện hành.

KSNB trong doanh nghiệp bao gồm 5 thành phần sau:


1. Môi trường kiểm soát (The control environment)

Môi trường kiểm soát bao gồm các chức năng quản trị liên quan đến KSNB và những nhận thức, thái độ và hoạt động của
BQT doanh nghiệp về tầm quan trọng của KSNB trong đơn vị.

Môi trường kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB. Nếu môi trường kiểm soát mạnh, nó
không những đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tổng thể mà còn có thể yếu tố tích cực khi đánh giá rủi ro nếu có
sai sót trọng yếu. Nếu môi trường kiểm soát yếu kém có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động kiểm soát.

Các yếu tố trong môi trường kiểm soát:

Yếu tố Nội dung


Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và
Bao gồm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu lực của việc thiết
các giá trị đạo đức (Communication and
kế, quản lý và giám sát các hoạt động kiểm soát
enforcement of integrity and ethical values)
Sự quan tâm của BQT về tiêu chuẩn năng lực đối với các công việc
Cam kết về năng lực              (Commitment
cụ thể, và những kiến thức, kĩ năng cần có đối với các mức năng lực
to competence)
đó
Bao gồm sự độc lập của BQT, kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng của
Sự tham gia của BQT     (Participation by BQT, mức độ tham gia của BQT đối với các hoạt động và sự hợp lý
those charged with governance) trong hành động của BQT với kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc
lập
Triết lý và phong cách điều hành của Bao gồm cách tiếp cận đối với việc quản lý và chấp nhận rủi ro kinh
BQL (Management’s philosophy and doanh, quan điểm và hành động đối với việc lập và trình bày BCTC
operating style) và thái độ đối với các bộ phận trong doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức                  (Organisational Cách các hoạt động doanh nghiệp được lập kế hoạch, thực hiện và
structure) kiểm soát để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Phân công quyền hạn và trách
Cách phân công quyền hạn và trách nhiệm trong hoạt động của
nhiệm (Assignment of authority and
doanh nghiệp và trình tự báo cáo giữa các cấp
responsibility)
Các chính sách về nhân sự    (Human Bao gồm việc tuyển dụng, định hướng, đào tạo, đánh giá, tư vấn, sự
resource policies and practices) thăng tiến và khắc phục hậu quả

2. Quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp (The entity’s risk assessment process)

Quy trình đánh giá rủi ro bao gồm 4 bước sau:


Kiểm toán viên (KTV) cần tìm hiểu liệu doanh nghiệp đã có quy trình đánh giá rủi ro hay chưa và liệu quy trình này có
tuân thủ theo các bước trên hay không. Trong trường hợp, doanh nghiệp chưa có quy trình trên, KTV nên trao đổi với
BQT về các rủi ro kinh doanh đã được xác định và biện pháp xử lí.

3. Hệ thống thông tin liên quan tới việc lập và trình bày BCTC (The information system relevant to financial
reporting)

Hệ thống này bao gồm các thông tin liên quan hệ thống lập và trình bày BCTC, các thủ tục, bút toán ghi nhận, xử lí và báo
cáo các giao dịch của doanh nghiệp nhằm duy trì trách nhiệm giải trình đối với các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
liên quan.

4. Hoạt động kiểm soát (Control activities)

Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục, nhằm đảm bảo các quyết định của BQL được thực hiện.

Hoạt động kiểm soát gồm 5 loại sau:

Hoạt động kiểm soát Nội dung


Là hoạt động kiểm soát mà theo đó giao dịch được phê duyệt bởi một cá nhân
phù hợp.
Sự ủy quyền      (Authorisation)
Ví dụ, các giao dịch dưới 100 triệu thì trưởng phòng phê duyệt, các giao dịch từ
100 triệu tới dưới 300 triệu thì giám đốc duyệt,…
Soát xét                  Ví dụ, đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ sách, so sánh dữ liệu nội bộ với thông tin
(Performance reviews) từ nguồn bên ngoài,…
Xử lí thông tin          Kiểm soát công nghệ thông tin, đặt mật mã, mật khẩu, đối chiếu số dư tài khoản
(Information processing) ngân hàng, kiểm tra sự chính xác của việc cộng dồn đối với các tài khoản
Kiểm soát hiện vật        Ví dụ, chỉ có một số cá nhân được quyền truy cập vào các tài sản giá trị của công
(Physical controls) ty
Phân công phân Phân tách người thực hiện, người ghi nhận và người kiểm soát. Ví dụ: người làm
nhiệm (Segregation of duties) kế toán không thể đồng thời là thủ quỹ
5. Giám sát các hoạt động kiểm soát (Monitoring of controls)

Giám sát các hoạt động kiểm soát là quy trình đánh giá tính hiệu quả của KSNB qua thời gian, bao gồm tính kịp thời và
đưa ra hành động sửa chữa cần thiết.

Nếu doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ, KTV có thể tìm hiểu về trách nhiệm của bộ phận này, cấu trúc tổ chức và
các hoạt động đã thực hiện.

II. Các kỹ thuật mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong phạm vi môn F8, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 kỹ thuật mô tả KSNB sau:

1. Bảng tường thuật (Narrative notes)

Bảng tường thuật là để mô tả và giải thích về sự vận hành hệ thống KSNB, cùng với đưa ra những nhận xét, đánh giá của
KTV để thể hiện độ hiểu biết về hệ thống.

Ví dụ:

“Kế toán tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các
khoản thu chi quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ
thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại
để tìm ra nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.”

Ưu điểm Nhược điểm

 Đơn giản, dễ thực hiện, dễ hiểu


 Mất nhiều thời gian thực hiện so với việc nói hoặc trình bày
 Có thể áp dụng được cho mọi hệ
bằng lưu đồ, đặc biệt với hệ thống phức tạp
thống do tính linh hoạt
 Khó xác định được những kiểm soát bị thiếu sót
 Dễ dàng cập nhật, sửa đổi khi làm
 Khó cập nhật, sửa đổi nếu thực hiện bằng viết thủ công
trên máy tính

2. Lưu đồ (Flowcharts)

Lưu đồ có nhiều dạng, nhưng thường được minh họa bằng sơ đồ về sự lưu chuyển của thông tin trong hệ thống kế toán.
Các đường thẳng thể hiện trình tự của quá trình, các biểu tượng khác đại diện cho inputs và outputs của quy trình đó.

Ví dụ:
     Ưu điểm Nhược điểm

 Nếu có kinh nghiệm, KTV có thể thực hiện nhanh chóng


 Tốn nhiều thời gian
 Thông tin được trình bày dưới dạng form chuẩn, dễ dàng theo dõi
 Phù hợp với các hệ thống tiêu
và soát xét
chuẩn, khó áp với các giao
 Mô tả hệ thống đầy đủ, lưu chuyển chứng từ được lần theo từ đầu
dịch đặc biệt
đến cuối, nhờ đó, dễ xác định các điểm chưa hoàn thiện hoặc
 Việc chỉnh sửa lớn sẽ khó
chưa rõ ràng
khăn nếu không vẽ lại lưu
 Dễ xác định các chốt kiểm soát quan trọng và những điểm yếu
đồ
trong hệ thống

3. Bảng câu hỏi (Questionnaires)

Bảng câu hỏi là một danh sách các câu hỏi được thiết kế theo mẫu. Có 2 dạng bảng câu hỏi:

 ICQs (Internal Control Questionnaires): được sử dụng để trả lời cho câu hỏi Hệ thống kiểm soát tốt như thế
nào? (How good is the system of controls?) nhằm xác định hoạt động kiểm soát mong muốn đã tồn tại hay
chưa. Câu trả lời được thiết kế cho dạng câu hỏi này là dạng YES/ NO, câu trả lời là NO sẽ chỉ ra rằng hệ
thống kiểm soát nội bộ thiếu sót tại đó.
Ví dụ:
Are purchase invoices checked to goods received notes before being passed for payment?  
 ICEQs (Internal Control Evaluation Questionnaires): được sử dụng để tập trung vào những hoạt động kiểm
soát quan trọng (key controls) nhằm đánh giá liệu có xảy ra sai sót hoặc gian lận tại từng giai đoạn của một
chu trình. Câu trả lời YES/ NO. Tuy nhiên, câu trả lời YES thường sẽ được KTV yêu cầu giải thích nhiều
hơn so với câu trả lời NO.
Ví dụ:
Is there reasonable assurance that all payments are properly authorised?

Ưu điểm  Nhược điểm


 Nếu chuẩn bị kỹ, các kiểm soát đều được xem xét
 Diễn giải chưa rõ ràng, dẫn tới hiểu
 Chuẩn bị nhanh chóng
nhầm, không xác định được kiểm soát
 Dễ sử dụng và kiểm soát
quan trọng
 Các câu hỏi được thiết kế theo mục tiêu hơn là theo các kiểm
 Có thể bao gồm một lượng lớn những
soát cụ thể, ICEQs dễ áp dụng đối với nhiều dạng hệ
kiểm soát không liên quan
thống hơn so với ICQs
 Có thể không bao quát những kiểm soát
 ICEQs giúp KTV xác định được các kiểm soát quan trọng và
bất thường
những điểm yếu của hệ thống

4. Checklists

Checklists có thể sử dụng thay cho bảng hỏi để mô tả và đánh giá KSNB, tuy nhiên checklists sử dụng các mệnh đề và các
ô trống để đánh dấu đúng hoặc sai.

Ví dụ:

III. Biện pháp đánh giá hệ thống KSNB

KTV có thể thực hiện đánh giá hệ thống KSNB thông qua một số biện pháp dưới đây:

1. Xác nhận sự hiểu biết về hệ thống (Confirming understanding)

KTV thực hiện kiểm tra từ đầu đến cuối (walk- through tests), bằng cách chọn 1 giao dịch và lần theo hệ thống để xem xét
liệu tất cả các hoạt động kiểm soát cần thiết có tồn tại và có thực sự hiệu quả với giao dịch đó hay không.

2. Thử nghiệm kiểm soát (Tests of control)


Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế để đánh giá sự vận hành hiệu quả của KSNB trong việc ngăn
chặn, phát hiện và sửa chữa những sai phạm trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Gồm có các thủ tục sau:

Thủ tục Nội dung


Kiểm tra tài liệu                        (Inspection of Nhằm xác minh hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả. Ví dụ:
documents) Xác minh các giao dịch đã được phê duyệt
Hỏi về KSNB                          (Enquiries about internal Ví dụ: Hỏi để biết ai là người thực tế thực hiện hoạt động mà
controls) không phải là người được giao trên giấy tờ
Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát (Reperformance of Ví dụ: Đối chiếu lại tài khoản ngân hàng để đảm bảo doanh
control procedures) nghiệp đang thực hiện đúng
Quan sát để thấy cách các hoạt động kiểm soát đang được thực
Quan sát kiểm soát            (Observation of controls)
hiện và có đúng so với quy trình không

3. Soát xét lại việc đánh giá rủi ro, chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán

Trong quá trình kiểm toán, KTV có thể tìm ra những bằng chứng rằng KSNB không hoạt động hiệu quả như kỳ vọng. Cụ
thể:

 Nếu bằng chứng thu thập được mâu thuẫn với việc đánh giá rủi ro ban đầu, KTV cần thực hiện thêm các thủ tục
khác so với kế hoạch
 Nếu bằng chứng cho thấy KSNB không có hiệu lực xuyên suốt cả năm, KTV cần thực hiện bổ sung các thử
nghiệm cơ bản (substantive tests).

Khi đó, rủi ro, chiến lược và kế hoạch kiểm toán cần được xem xét và điều chỉnh lại.

4. Thiếu hụt của hệ thống KSNB (Deficiencies in internal control)

Hệ thống KSNB tồn tại các thiếu hụt khi:

Thiếu hụt nghiêm trọng trong KSNB: Là một hoặc nhiều thiếu hụt trong KSNB kết hợp lại, mà theo xét đoán chuyên môn
của KTV, là đủ nghiêm trọng để trao đổi với BQT đơn vị.

Các nội dung cần trao đổi:

 Mô tả về khiếm khuyết và giải thích các ảnh hưởng có thể xảy ra


 Cung cấp đủ thông tin để BQT có thể hiểu và đưa ra hướng xử lý
IV. Hệ thống KSNB trong môi trường ứng dụng công nghệ 

1. Hệ thống kiểm soát chung (General controls)

Kiểm soát chung là những chính sách và thủ tục liên quan đến các ứng dụng và hoạt động hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống
thông tin hoạt động liên tục, chính xác.

Hệ thống kiểm soát chung hỗ trợ các chức năng của kiểm soát ứng dụng.

Hệ thống kiểm soát chung bao gồm 6 nội dung sau:

 Phát triển các ứng dụng máy tính


 Ngăn chặn, phát hiện những thay đổi chưa được phê duyệt đối với các chương trình thông qua phân quyền truy
cập, yêu cầu mật khẩu truy cập…
 Các thử nghiệm và tài liệu liên quan tới việc thay đổi các chương trình
 Các kiểm soát để ngăn chặn việc sử dụng các chương trình hoặc files lỗi
 Các kiểm soát để ngăn chặn việc chỉnh sửa chưa được phê duyệt đối với các tệp dữ liệu
 Các kiểm soát để đảm bảo việc vận hành liên tục như back-up dữ liệu, mua bảo hiểm…

2. Hệ thống kiểm soát ứng dụng (Application controls)

Kiểm soát ứng dụng là các quy trình thủ công hoặc tự động, thường hoạt động ở cấp độ quy trình nghiệp vụ cụ thể, giúp
ngăn chặn hoặc phát hiện về mặt bản chất và được thiết kế để đảm bảo tính trung thực của dữ liệu kế toán.

Kiểm soát ứng dụng bao gồm 3 nội dung sau:

 Kiểm soát đầu vào: tính đầy đủ, chính xác và hợp lệ


 Kiểm soát quá trình xử lý: đưa ra cảnh báo khi người dùng thoát nhưng hệ thống chưa xử lý xong
 Kiểm soát thông tin đầu ra qua:
o Master files: các danh mục giúp nhất quán các thông tin sẽ được dùng đi dùng lại trong các giao
dịch và áp dụng trên phạm vi toàn doanh nghiệp
o Standing data: các thông tin được lưu trữ và sử dụng trong thời gian dài do ít thay đổi như tên, địa
chỉ khách hàng

 V. Hạn chế của hệ thống KSNB 

Hệ thống KSNB chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho BQT bởi hệ thống này tồn tại một số hạn chế sau:

 Chi phí bỏ ra có thể không tương xứng với lợi ích đem lại
 Tiềm ẩn sai sót do con người
 Thông đồng, cấu kết giữa các nhân viên
 Khả năng các kiểm soát bị qua mặt hoặc bị khống chế bởi các nhà quản lý
 Các kiểm soát được thiết kế đối với các giao dịch thường xuyên, không phải đối với các giao dịch bất thường nên
có thể không có tác dụng với các giao dịch bất thường

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, hệ thống KSNB cũng có những hạn chế riêng:

 Doanh nghiệp nhỏ thường có ít nhân lực, do đó hạn chế trong việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn. Tuy
nhiên, chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc nên có khả năng giám sát tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn.
 Doanh nghiệp nhỏ nên hệ thống KSNB có cơ cấu đơn giản hơn. Họ có thể loại bỏ các giao dịch khỏi sổ sách.
KTV cần xem xét điều này khi xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.

Lesson 11: Thủ tục kiểm toán và chọn mẫu (Audit procedures and sampling) - Phần 1
Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán mà cụ thể là thử nghiệm cơ bản và KTV thực hiện thủ
tục gì để kiểm toán các ước tính kế toán.

I. Thử nghiệm cơ bản (Substantive procedures)

Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm phát hiện ra sai sót trọng
yếu trong báo cáo tài chính ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (assertion level).

Cần phân biệt giữa thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát: 

 Thử nghiệm kiểm soát (Test of control - TOC):  là thủ tục kiểm toán được thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong việc ngăn ngừa, phát hiện hoặc sửa chữa các sai sót trọng yếu ở
mức độ cơ sở dẫn liệu.
 Do đó, khi thực hiện kiểm toán, thử nghiệm cơ bản là bắt buộc còn TOC chưa chắc chắn vì một đơn vị không
có hệ thống KSNB thì không thể thực hiện được ToC

Cơ sở dẫn liệu (Assertion level): là các khẳng định của Ban Quản trị Công ty về các khoản mục và thông tin trình bày
trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra. Cơ sở dẫn liệu được chia làm 3 nhóm:

 Nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán (Classes of transactions)
 Nhóm số dư các tài khoản tại thời điểm cuối kỳ (Account balances)
 Nhóm về việc trình bày và công bố (Disclosures)

1. Các loại thử nghiệm cơ bản

Có 2 loại thử nghiệm cơ bản:

a. Kiểm tra chi tiết (Test of details – TOD)

TOD là là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị để chứng minh một
thông tin trên BCTC.

TOD được thực hiện để thu thập bằng chứng về các cơ sở dẫn liệu khác nhau trong BCTC. Cụ thể:

Cơ sở dẫn liệu Nhóm cơ sở dẫn liệu Nội dung TOD

Đầy đủ  Nhóm giao dịch và sự kiện  Rà soát các khoản mục vào cuối năm
 Nhóm số dư tài khoản cuối kỳ  Kiểm tra tính đúng kỳ
(Completeness)  Nhóm trình bày và công bố  Rà soát thủ tục phân tích
 Gửi thư xác nhận
 Đối chiếu với tài khoản kiểm soát

 Rà soát hóa đơn đề chứng minh tài sản đó


Quyền và nghĩa  Nhóm số dư tài khoản cuối kỳ
thuộc về Công ty
vụ (Rights and  Nhóm trình bày công bố
 Gửi thư xác nhận với bên thứ 3
obligations)

 Kiểm tra hóa đơn khớp với số tiền


 Tính toán lại
Định giá và phân bổ  Xác nhận chính sách kế toán được áp dụng
 Nhóm số dư tài khoản cuối kỳ
nhất quán và hợp lý
 Nhóm trình bày và công bố
(Valuation and  Rà soát các khoản thanh toán và hóa đơn
allocation) cuối năm
 Tham vấn định giá chuyên môn

 Xác minh tính vật lý


Hiện hữu  Nhóm số dư tài khoản cuối kỳ
 Xác nhận từ bên thứ 3
 Nhóm trình bày và công bố
 Kiểm tra tính đúng kỳ
(Existence)

 Kiểm tra chứng từ liên quan


Phát sinh  Nhóm giao dịch và sự kiện  Xác nhận từ ban Giám đốc về giao dịch đó
 Nhóm trình bày và công bố có liên quan đến doanh nghiệp
(Occurrence)  Kiểm tra những tài sản, HTK được mua

 Tính toán lại


Chính xác  Nhóm giao dịch và sự kiện
 Xác nhận từ bên thứ 3
 Nhóm trình bày và công bố
 Rà soát thủ tục phân tích
(Accuracy)

 Xác nhận sự tuân thủ với luật và chuẩn


Phân loại và dễ
 Nhóm giao dịch và sự kiện mực kế toán
hiểu (Classification
 Nhóm trình bày và công bố  Rà soát thuyết minh để hiểu được sự phân
and
loại
Understandability)

Đúng kỳ  Kiểm tra tính đúng kỳ


 Nhóm giao dịch và sự kiện
 Rà soát thủ tục phân tích
(Cut-off)

b. Thủ tục phân tích cơ bản (Substantive analytical test - SAP)

Thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh phân tích các biến động các thông tin tài chính, các khoản mục trên BCTC, từ đó
xác định và khoanh vùng rủi ro trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhờ đó giảm bớt gánh nặng chọn mẫu trong kiểm tra
chi tiết, làm cho cuộc kiểm toán có hiệu quả hơn.

Tương tự TOD, SAP cũng giúp KTV kiểm tra một loạt các cơ sở dẫn liệu trong BCTC ngoại trừ cơ sở dẫn liệu
Quyền và nghĩa vụ (vì SAP là thủ tục đánh giá biến động số dư, tỷ suất trong khi đó cơ sở dẫn liệu Quyền và Nghĩa vụ
để kiểm tra được thì KTV cần thu thập thêm những chứng từ liên quan để có thể hiểu được bản chất của nghiệp vụ).

Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán, tùy vào tình hình thực tế, KTV sẽ phải quyết định khi nào nên sử dụng loại thử
nghiệm cơ bản nào hoặc sử dụng cả hai loại. Thông thường thì SAP sẽ phù hợp với các giao dịch có số lượng lớn còn
TOD sẽ phù hợp trong việc thu thập thông tin về số dư các tài khoản. 
Ví dụ: Khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu trên BCTC, do tổng thể lớn và rủi ro từ phần hành này cao, nếu
chọn thực hiện TOD thì sẽ phải tiến hành tính toán với số lượng mẫu rất lớn, mất thời gian và không có hiệu quả. Để đảm
bảo rủi ro từ việc kiểm toán khoản mục doanh thu là thấp nhất, KTV có thể sử dụng SAP để ước tính ra mô hình doanh
thu độc lập (nếu khoản mục doanh thu có thể xây dựng được mô hình). Từ đó, các KTV sẽ so sánh các chênh lệch của số
liệu mô hình ước tính và số liệu trên sổ cái tài khoản doanh thu của đơn vị để xác định chênh lệch và xử lý chênh lệch.

2. Hướng thực hiện các thử nghiệm (Direction of testing)

Do bản chất người sử dụng BCTC thường dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn để đánh giá khả năng thanh toán
của doanh nghiệp nên Ban Giám đốc thường có xu hướng ghi tăng có khoản mục bên Nợ và ghi giảm các khoản mục bên
Có. Vì vậy, KTV thường thực hiện các thử nghiệm kiểm toán theo 2 hướng sau:

Khoản mục Ảnh hưởng Cơ sở dẫn liệu Cách kiểm tra Ví dụ


Nếu có 1 TSCĐ được định
khoản trên sổ với giá trị
●  Valuation $10,000, cần đối chiếu với
Bên Nợ (Debit Lựa chọn một bút toán chứng từ thực tế như hóa đơn
items - Các tài Bị ghi thừa ●  Existence trên sổ cái nghiệp vụ và để biết giá trị đích thực của nó
khoản mục tài (overstatement) đối chiếu với chứng từ là đúng $10,000 hay hóa đơn
sản hoặc chi phí) ●  Valuation and liên quan đó không xuất cho công ty tức
allocation là công ty không sở hữu nó
hoặc nó không tồn tại vì có thể
công ty đã bán nó.
Bên có (Credit Lựa chọn các khoản Chọn 1 giấy giao hàng và
items - Các mục từ chứng từ độc lập kiểm tra lại trên sổ xem doanh
Bị ghi thiếu
khoản mục ●  Completeness và kiểm tra ngược lại thu cho khoản mục này đã
(understatement)
doanh thu và nợ trên sổ kế toán xem nó được ghi nhận chưa và có ghi
phải trả) đã được ghi nhận chưa nhận đủ không.

II. Kiểm toán ước tính kế toán (Accounting estimates)

1. Ước tính kế toán là gì?

Ước tính kế toán là một giá trị tiền tệ gần đúng trong trường hợp không có phương pháp để đo lường chính xác. Tuy
nhiên, ước tính kế toán phải là một quá trình xét đoán dự trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đưa
ra ước tính

Nhiều khoản mục trong BCTC không thể xác định được một cách tin cậy bởi đây là những khoản mục không giao dịch
với bên thứ 3 mà sử dụng sự đánh giá chuyên môn của Ban Quản trị. Cụ thể một số các khoản mục như sau:

 Dự phòng phải thu khó đòi


 Dự phòng giảm giá HTK
 Ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng như phương pháp tính khấu hao.
 Ước tính các chi phí đã phát sinh nhưng chưa có hóa đơn chứng từ hỗ trợ

Cần phân biệt rõ ước tính kế toán và chính sách kế toán:

 Ước tính kế toán: Là các xét đoán cho các khoản mục trên BCTC và các xét đoán này cần phải xem xét lại
hàng năm. Nếu có sự thay đổi trong các cơ sở đưa ra xét đoán thì phải thay đổi theo.
 Chính sách kế toán: Là khung áp dụng để lập và trình bày các khoản mục BCTC nên cần phải được áp dụng
một cách nhất quán và sử dụng lâu dài.

2.  Thủ tục kiểm toán ước tính kế toán


Quy trình này được thực hiện theo 3 bước sau:

Các bước thực hiện Chi tiết


● Đánh giá sự phù hợp/nhất quán phương pháp sử dụng

● Đánh giá dữ liệu và tính hợp lý của các giả định được sử dụng
Kiểm tra quy trình ước tính kế
toán
● Kiểm tra tính hiệu quả của việc kiểm soát đối với ước tính

● So sánh với số liệu kỳ trước


● KTV tự lập bảng tính và so sánh với kết quả ước tính kế toán cho khách hàng lập
KTV tự lập một bảng tính độc
lập ● Sử dụng hoài nghi nghề nghiệp để kiểm tra những ước tính và giả định của Ban
quản trị
● Các nghiệp vụ và sự kiện sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày phát
Rà soát lại các sự kiện và
hành báo cáo kiểm toán có thể cung cấp thêm bằng chứng cho thủ tục kiểm toán
nghiệp vụ phát sinh sau ngày
ước tính kế toán. Do vậy, KTV cần rà soát lại để đánh giá tính hợp lý của các ước
kết thúc năm tài chính
tính kế toán

 Lesson 12: Kiểm toán Tài sản cố định (Non-current assets)

Tài sản cố định (TCSĐ) là một trong những các khoản mục trọng yếu mà KTV phải chú ý đến khi kiểm toán bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán khoản mục này.

TSCĐ được chia làm 2 loại sau:

I. Tài sản cổ định hữu hình (Tangible non-current assets)

1. TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) là gì?

TSCĐHH là các tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

TSCĐHH bao gồm 6 loại sau:


2. Kiểm toán TSCĐHH

Do đặc điểm là có hình thái vật chất nên khi kiểm toán, KTV cần thu thập các bằng chứng để chứng minh những cơ sở
dẫn liệu liên quan đến TSCĐHH là đúng. Cụ thể:

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán

 Xác minh quyền sở hữu đất hoặc tòa nhà bằng cách
kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng
nhận đăng ký đất đai,…
 Thu thập chứng thư từ luật sư hoặc ngân hàng nhằm chỉ
rõ tài sản không bị thế chấp hoặc cầm cố
Quyền và nghĩa vụ
Doanh nghiệp có quyền  Kiểm tra giấy đăng ký cho những phương tiện mà
đối với tài sản được mua doanh nghiệp đang giữ và mang tên doanh nghiệp
(Rights and
và các tài sản được ghi  Xác nhận những phương tiện này phục vụ cho hoạt
obligations)
nhận vào thời điểm cuối động SXKD
năm tài chính  Rà soát lại các hợp đồng thuê tài sản để đảm bảo doanh
  nghiệp đã hoàn thành các giao ước trong hợp đồng đó
 Kiểm tra những hóa đơn nhận sau ngày khóa sổ, đơn
đặt hàng và biên bản để làm bằng chứng cho các cam
kết vốn
 Thực hiện kiểm kê TSCĐHH để xác nhận rằng các tài
Hiện hữu
Tài sản không thực sự tồn sản trong sổ đăng ký tài sản đều tồn tại trong thực tế
tại trong doanh nghiệp  Khi kiểm kê, tập trung những tài sản có giá trị lớn và
(Existence)
hoặc đã được bán cho được mua thêm trong năm (sự hiện hữu, tình trạng tài
doanh nghiệp khác sản và có đúng số serial)
 

 Thu thập hoặc chuẩn bị bảng kê tổng hợp về TSCĐ


(giá trị sổ sách, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại) và đối
Tài sản được mua thêm
chiếu với số dư đầu kỳ
Đầy đủ hoặc bị thanh lý trong năm
 So sánh TSCĐ ở sổ cái với sổ đăng ký TSCĐ và tìm
đã được ghi nhận đầy đủ
hiểu về sự chênh lệch (nếu có)
(Completeness) vào sổ sách của doanh
 Chọn mẫu TSCĐ trên thực tế để xác nhận tài sản đó
nghiệp
ghi nhận vào sổ đăng ký TSCĐ
Kiểm toán nguyên giá (cost) TSCĐHH:

 Xác minh định giá đến chứng thư định giá


 Xem xét tính hợp lý của việc định giá thông qua: kinh
nghiệm của người đánh giá, phạm vi công việc, phương
pháp và giả định được sử dụng
 Thực hiện tính toán lại về thặng dư phát sinh khi đánh
giá lại tài sản
 Xác nhận rằng việc đánh giá lại tất cả các tài sản được
 Tài sản đã được
thực hiện hàng năm bằng cách phỏng vấn Ban quản lý
ghi nhận đúng giá
và kiểm tra BCTC trước đó
trị bằng nguyên
 Xem xét các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực để xem
Đánh giá giá trừ đi khấu hao
xét giá trị được bảo hiểm và ngày hết hạn hợp đồng
lũy kế
(Valuation)  Các tài sản được
Kiểm toán khấu hao (depreciation) TSCĐHH:
mua thêm hoặc bị
  thanh lý cũng
được ghi nhận  Rà soát tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các tài sản xem có
chính xác hợp lý
 Rà soát sổ TSCĐ để đảm bảo tất cả các TSCĐ được
tính khấu hao với thời gian sử dụng hữu ích có giới hạn
 Thực hiện tính toán lại để đảm bảo chi phí khấu hao
chính xác
 So sánh tỷ lệ khấu hao của TSCĐ với năm trước và
chính sách khấu hao, tìm hiểu sự chênh lệch (nếu có)
 Đối với tài sản được đánh giá lại, đảm bảo rằng khấu
hao được tính dựa trên giá trị mới  của tài sản bằng
cách tính toán lại trong mẫu của các tài sản đánh giá lại
 Rà soát TSCĐHH trình bày trên BCTC để đảm bảo
Tài sản được ghi vào đúng
Phân loại và dễ hiểu tuân thủ theo IAS16 - Property, Plant and Equipment
tài khoản, các chi phí
 Chọn mẫu với những TSCĐ đã được khấu hao hết,
không đủ điều kiện để
(Classification and kiểm tra rằng không còn ghi nhận thêm chi phí khấu
được vốn hóa đã được
understandability) hao nữa
hạch toán thành chi phí

Các thông tin liên quan


đến nguyên giá, mua mới,
 Kiểm tra lại phần thuyết minh liên quan đến TSCĐHH
Trình bày và  công thanh lý, thời gian khấu
trên BCTC xem đã đầy đủ theo các quy định hiện hành
bố (Presentation and hao và giá trị khấu hao của
hay chưa
disclosure) tài sản đã được thuyết
minh đầy đủ theo đúng các
chuẩn mực hiện hành

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ cho TSCĐHH

Hoạt động kiểm soát nội bộ cho TSCĐHH được thể hiện ở các góc độ sau:

Khía cạnh KSNB Nội dung

 Sổ đăng ký giúp chứng minh rằng TSCĐ đã được xác


định
Sổ đăng ký TSCĐ hữu hình            (Non-current  Thông tin về các TSCĐHH được so sánh giữa sổ cái và
asset register) sổ đăng ký và các chứng từ liên quan giúp cung cấp
bằng chứng TSCĐ đã được ghi nhận đầy đủ

Các hoạt động này có được xây dựng thành quy trình:

 Việc mua mới, thanh lý có được lên kế hoạch và đặt


Thủ tục mua mới và thanh lý (Acquisition and
ngân sách cụ thể
disposal procedures)
 Thủ tục mu mới, thanh lý có được xét duyệt, phê
chuẩn... 
 Khấu hao TSCĐHH có được rà soát hàng năm
Khác  Có quy định về bảo vệ tài sản không

II.  Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current asset)

1. TSCĐ vô hình (TSCĐVH) là gì?

TSCĐVH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong
sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH.

TSCĐVH bao gồm 7 loại sau:

2. Kiểm toán TSCĐVH

Do bản chất của TSCĐVH là không có hình thái vật chất nên cơ sở dẫn liệu chính liên quan đến TSCĐVH được xem xét
là sự hiện hữu và định giá.

Thủ tục kiểm toán cụ thể với một số TSCĐVH cụ thể như sau:

Loại TSCĐVH Thủ tục kiểm toán


 Kiểm tra hợp đồng bán hàng
 Xem xét tài sản được định giá có hợp lý 
Lợi thế thương mại  Tính toán lại goodwill và so sánh với số của doanh nghiệp, xem xét chênh lệch
(nếu có)
(Goodwill)  Trao đổi với BQL xem goodwill có được đánh giá lại hằng năm
 Đảm bảo giá trị goodwill được ghi nhận là hợp lý và không bị impaired

 Xác nhận chi phí R&D đã được vốn hóa là phù hợp với các tiêu chí của IAS38
Chi phí nghiên cứu và bằng cách kiểm tra chi tiết các dự án và thảo luận với BQL
phát triển  Xác nhận tính khả thi của việc vốn hóa bằng cách kiểm tra ngân sách
 Thực hiện tính toán lại hao mòn (amortisation) để đảm bảo chi phí đã được vốn
(Research and hóa thật sự
development costs)  Kiểm tra hóa đơn để kiểm tra chi phí R&D phát sinh 

 Kiểm tra tài sản mua với các chứng từ liên quan đến việc mua
Tài sản khác
 Tham vấn chuyên gia để đảm bảo giá trị TSCĐVH được ghi nhận là hợp lý
 Thực hiện tính toán lại hao mòn và so sánh, giải thích chênh lệch (nếu có) 
(Other intangibles)

III. Bài tập áp dụng


When testing the rights and obligations assertion for a sample of plant and machinery, which ONE of the following
sources of evidence would be most helpful?

A: The client’s asset register

B: Physical verification of the assets

C: Purchase invoice

D: Recalculation of the depreciation charge

Phân tích đề:

Khi kiểm tra cơ sở dẫn liệu Quyền và nghĩa vụ của TSCĐHH, bằng chứng nào hữu hiệu nhất?

Lời giải: C

Bằng cách kiểm tra sổ TSCĐ của khách hàng, KTV kiểm tra được tài sản đã được doanh nghiệp ghi nhận ĐẦY ĐỦ hay
chưa nên đáp án A chưa chính xác

Xác minh lại tính vật lý của tài sản, KTV kiểm tra được tài sản đó vẫn còn tồn tại trong doanh nghiệp mà vẫn chưa bị
thanh lý, đó là cơ sở dẫn liệu HIỆN HỮU nên đáp án B chưa chính xác

Hóa đơn mua vào sẽ thể hiện được tên của người mua (tên của doanh nghiệp) mua đó, thuộc về cơ sở dẫn liệu QUYỀN và
NGHĨA VỤ, nên đáp án C là chính xác

Tính toán lại chi phí khấu hao, KTV kiểm tra được chi phí đã được ghi nhận chính xác hay chưa, liên quan đến cơ sở dẫn
liệu ĐỊNH GIÁ nên đáp án D chưa chính xác.

Lesson 13: Kiểm toán Hàng tồn kho (Inventory)

Hàng tồn kho (HTK) là một trong những khoản mục KTV cũng cần chú ý khi thực hiện kiểm toán. Trong bài này, chúng
sẽ tìm hiểu về mục tiêu kiểm toán HTK, các hình thức kiểm kê HTK và các thủ tục cần thực hiện khi kiểm toán HTK.

I. Kiểm toán HTK

1. HTK là gì?

HTK là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:

 Hàng mua đang đi trên đường


 Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ
 Sản phẩm dở dang
 Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán
 Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

2. Thủ tục kiểm toán HTK

Khi thực kiểm toán HTK, KTV cần thu thập các bằng chứng để chứng minh những cơ sở dẫn liệu liên quan đến HTK là
đúng. Cụ thể như sau:

        Mục tiêu       
Cơ sở dẫn liệu Thủ tục kiểm toán
kiểm toán
HTK không thực
Hiện hữu
sự tồn tại nhưng  Quan sát kiểm kê HTK
vẫn được thể hiện
(Existence)
trên BCTC
 Hoàn thiện checklist để đảm bảo thuyết minh liên quan đến
HTK có tồn tại HTK là đầy đủ
Đầy đủ
nhưng chưa phản  Đối chiếu kết quả kiểm kê với danh sách HTK
ánh đầy đủ lên  Với những HTK đang được giữ bởi bên thứ 3 thì KTV cần kiểm
(Completeness) kê trực tiếp hoặc rà soát thư xác nhận đảm bảo khớp với sổ cái
BCTC

 Thu thập bản sao của danh sách HTK và so sánh số tổng với sổ
cái
 Kiểm tra danh sách HTK để đảm bảo chính xác về mặt toán học
Khi HTK bị hư  Lựa chọn ngẫu nhiên HTK và kiểm tra đến hóa đơn để đảm bảo
hỏng hoặc lỗi thời HTK ghi nhận đúng giá trị
nhưng vẫn phản  Đối với NVL, so sánh giá trị ghi nhận nguyên liệu thô với hóa
ánh toàn bộ giá trị đơn và bảng giá niêm yết
Định giá hoặc HTK được  Xác nhận với BQT về việc tính giá xuất kho (FIFO...)
trình bày sai giá trị  Đối với chi phí nhân công thì cần so sánh với các bảng lương
(Valuation) trên BCTC do tính  Đối chiếu giờ làm việc của nhân công với bảng chấm công
toán sai hoặc ghi  Phỏng vấn BQT để tìm ra những hàng hóa chậm luân chuyển
nhận giá vốn trong hoặc lỗi lời để ghi giảm
khi NRV thấp hơn  Kiểm tra giá bán của thành phẩm được bán ra vào thời điểm
giá vốn cuối năm để xem xét giá trị hàng đó có bị ghi giảm không
 Nếu một lượng lớn HTK vẫn chưa bán được vì  lý do bất
thường nào đó thì thảo luận với BQT để lập ra khoản dự phòng.

 HTK được giữ bởi bên thứ 3 hoặc đã được bán nhưng khách
HTK đã được
hàng yêu cầu doanh nghiệp giữ hộ thì cần phải tách biệt trong
Quyền và nghĩa chuyển giao cho
quá trình kiểm kê HTK
vụ (Rights and bên thứ 3 nhưng
 Xác nhận bất kỳ khoản HTK được giữ bởi bên thứ 3 qua việc
obligations) vẫn được trình bày
kiểm tra lại danh sách HTK
trên BCTC

 Chọn các Biên bản nhận hàng (Good received notes - GRNs) và
HTK đã được bán
Đúng kỳ giao hàng (Good delivery notes - GDNs) phát sinh khi gần kết
những vẫn được
thúc năm tài chính và đầu năm tài chính mới để kiểm tra HTK
trình bày trên
(Cut-off) đó được ghi nhận đúng năm tài chính
BCTC

II. Kiểm kê hàng tồn kho (Inventory count)

Nếu HTK được đánh giá là trọng yếu, KTV phải thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp về sự tồn tại và tình
trạng HTK. Kiểm kê HTK được xem là thủ tục hữu hiệu trong trường hợp này.

Những nhân tố mà KTV cân nhắc để tham gia cuộc kiểm kê HTK:

 Những rủi ro trọng yếu liên quan đến HTK


 Hoạt động kiểm soát nội bộ liên quan đến HTK
 Liệu các thủ tục thích hợp đã được thiết lập và hướng dẫn phù hợp đã được ban hành cho việc kiểm kê
 Thời điểm kiểm kê
 Liệu rằng doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống kê khai thường xuyên
 Địa điểm mà HTK đang được lưu trữ
 Liệu có cần sự hỗ trợ của chuyên gia kiểm toán

1. Các phương pháp kiểm kê HTK

a. Kiểm kê thường xuyên (Periodic inventory count)

Kiểm kê thường xuyên là phương pháp kiểm kê mà ban quản lý doanh nghiệp đã xây dựng chương trình kiểm kê
HTK trong cả năm.

Phương pháp này giúp KTV đánh giá được hoạt động kiểm soát tại đơn vị thông qua xác minh một số điểm sau:

 HTK có được kiểm kê ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt với những hàng hóa có giá trị cao hoặc rủi ro cao
 Có duy trì sổ sách ghi nhận HTK đầy đủ
 Có xây dựng thủ tục phù hợp cho việc kiểm kê HTK và kiểm tra hoạt động kiểm kê
 Khi phát sinh chênh lệch trọng yếu giữa sổ sách và thực tế, BQT có làm rõ và sửa chữa

b. Kiểm kê định kỳ (Perpeptual inventory count)

Đây là phương pháp KTV lựa chọn để thu thập bằng chứng về sự tồn tại, quyền sở hữu và tính đầy đủ của HTK. Theo
đó:

 Kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm (At the year end): Là thời điểm tốt nhất để KTV thu thập bằng chứng vì kết
quả của BCTC được chốt tại ngày này.
 Kiểm kê trước hoặc sau ngày kết thúc năm (Before/After year end), độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào:
o Thời gian từ lúc kết thúc năm tài chính đến lúc thực hiện kiểm kê: Thời gian càng dài, độ tin cậy của bằng
chứng càng giảm
o Độ đầy đủ của việc ghi chép các nghiệp vụ HTK phát sinh trong thời gian từ lúc kiểm kê đến lúc kết thúc
năm tài chính

2. Các giai đoạn của một cuộc kiểm kê

KTV thu thập bằng chứng kiểm toán qua 3 giai đoạn của một cuộc kiểm kê. Cụ thể:

Giai đoạn kiểm kê Thủ tục kiểm toán


 Rà soát lại hồ sơ làm việc về HTK của năm trước
 Thu thập bản sao hướng dẫn kiểm kê và đánh giá tính đầy đủ của thủ tục
Trước kiểm kê
 Thảo luận với Ban Quản trị về sự thay đổi mà có thể ảnh hưởng đến quá trình
kiểm kê
(KTV xem xét toàn bộ  Nhận dạng những hàng hóa chậm luân chuyển hoặc lỗi thời
hướng dẫn kiểm kê nhằm  Sắp xếp nhân sự tham gia kiểm kê
nhận dạng rủi ro trọng  Lựa chọn phương pháp kiểm kê
yếu)  Cân nhắc có cần sự tham gia của chuyên gia

 Quan sát khách hàng thực hiện kiểm kê, đánh giá quá trình thực hiện có theo
đúng và đầy đủ hướng dẫn kiểm kê 
 Chọn mẫu kiểm kê để đảm bảo các thủ tục và kiểm soát nội bộ hoạt động bình
thường
Chứng kiến kiểm kê  Đảm bảo các thủ tục nhận dạng HTK hư hỏng, chậm lưu chuyển, lỗi thời, KTV
thu thập thêm thông tin về sản phẩm dở dang để phục vụ cho mục đích định giá
(KTV xác nhận quá trình một cách thích hợp
kiểm kê có thực hiện theo  Xác nhận rằng HTK được giữ bởi bên thứ 3 phải được tách biệt với HTK ở
đúng hướng dẫn) trong kho của doanh nghiệp
 Kết luận việc kiểm kê đã được thực hiện đúng và đủ độ tin cậy để xác nhận tính
hiện hữu của HTK
 Cân nhắc những điều chỉnh cần thiết cho những thủ tục kiểm toán tiếp theo
Sau khi kiểm kê
 Đồng ý về tính đầy đủ và chính xác từ bản gốc giấy tờ kiểm kê
(Xem xét, làm rõ các vấn  Rà soát những hàng hóa lỗi thời, chậm luân chuyển và giá trị thuần có thể thực
đề tồn tại trong quá trình hiện được
kiểm kê)  Trao đổi với BQT để làm rõ những vấn đề còn tồn đọng từ việc kiểm kê
 Thu thập thư giải trình về tính đầy đủ và chính xác

3. Hàng tồn kho được giữ bởi bên thứ 3

Nếu KTV xác minh được tính trung thực và khách quan của bên thứ 3, KTV gửi thư xác nhận trực tiếp từ bên thứ 3 liên
quan đến số lượng và tình trạng của HTK.

Trong trường hợp, KTV nghi ngờ về tính trung thực và khách quan của bên thứ 3 thì KTV sẽ thực hiện thủ tục thay thế
khác:

 Chứng kiến hoặc sắp xếp KTV khác chứng kiến bên thứ 3 kiểm kê HTK
 Thu thập báo cáo kiểm toán khác về hệ thống kiểm soát nội bộ của bên thứ 3 để đảm bảo rằng HTK được kiểm kê
chính xác và đầy đủ
 Yêu cầu xác nhận từ bên khác nếu KTV nghi ngờ HTK được đem thế chấp

III. Kiểm toán tính đúng kỳ của HTK (cut-off)

1. Tầm quan trọng của tính đúng kỳ

Tính đúng kỳ rất quan trọng để xác định việc ghi nhận HTK vào năm tài chính nào, KTV cần lưu ý một số thời điểm cụ
thể:

 Thời điểm mua và nhận hàng hóa, dịch vụ


 Thời điểm yêu cầu nguyên liệu thô cho sản xuất
 Thời điểm chuyển đổi từ sản phẩm dở dang sang thành phẩm
 Thời điểm bán và giao hàng thành phẩm

2. Thủ tục kiểm toán

Có 2 trường hợp cần xem xét:

 Trường hợp mua hàng hóa (Purchase cut-off): Chỉ ghi nhận là công nợ nếu hóa đơn mua hàng được nhận trước
khi kiểm kê HTK. Nếu các HTK đã nhận được nhưng chưa nhận được hóa đơn mua hàng trước thời điểm kiểm kê
thì cần phải lên danh sách riêng cho những hàng hóa này và thực hiện trích trước
 Trường hợp bán hàng hóa (Sales cut-off): Hóa đơn được xuất ra sau thời điểm kiểm kê không được ghi nhận
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu trước thời điểm kiểm kê, cần kiểm tra:
o GRNs và GDNs có được đánh số không và việc đánh số có liên tiếp hay không
o Những tờ GRNs, GDNs và tờ yêu cầu NVL cần đc ghi chú lại. Những số này cần được sử dụng để kiểm
tra sau khi việc mua và bán hàng được ghi nhận vào năm hiện tại
o Thực hiện tương tự đối với trường hợp HTK được giữ bởi bên thứ 3

IV. Kiểm toán định giá HTK


1. Giá trị HTK

HTK nên được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa nguyên giá (cost) và giá trị thuần có thể thực hiện được (net
realizable value – NRV).

 Cost là toàn bộ các chi phí mua hàng và các chi phí khác phát sinh để đưa HTK về vị trí và tình trạng hiện tại
 NRV là giá bán ước tính trong quá trình kinh doanh thông thường, trừ đi các chi phí cần thiết để bán được HTK

2. Thủ tục kiểm toán

KTV sẽ cân nhắc hình thức kiểm tra mà họ có thể thực hiện để kiểm tra tính hợp lý về cost và NRV:

 Cost: Kiểm tra và đánh giá xem nguyên tắc ghi nhận có nhất quán với các năm trước, xem xét sự thay đổi giá
HTK trong thời gian gần đây, thời gian luân chuyển HTK
 NRV: xem xét NRV có thấp hơn cost không và có lý do có hợp lý không như HTK lỗi thời, hết hạn sử dụng,
chiến dịch giảm giá để bán hàng nhằm tăng danh tiếng

V. Bài tập áp dụng

By attending the inventory count, which of the following is NOT for audit ganing assurance?

A: The quantity of inventory

B: The existence of inventory

C: The rights and obligations over the inventory

D: The effectiveness of the company’s control over the inventory count

Phân tích đề

Khi chứng kiến buổi kiểm kê, KTV không có được những sự đảm bảo nào?

Lời giải: C 

Thông qua chứng kiến kiểm kê, KTV chỉ xác định được số lượng (đáp án A) và tính hiện hữu (đáp án B) của HTK.

Kết hợp giữa hướng dẫn kiểm kê và quan sát quá trình kiểm kê, KTV có thể đánh giá được tính hiệu lực của hoạt động
KSNB (đáp án D).

Nhưng KTV không thể xác định được quyền và nghĩa vụ HTK (đáp án C) do cơ sở dẫn liệu này cần phải tham chiếu đến
hóa đơn chứng từ.

Lesson 14: Kiểm toán các khoản phải thu (Receivables)

Khoản phải thu là khoản mục thường nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người sử dụng BCTC bởi đây là khoản mục
phản ánh hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu về các thủ tục kiểm toán khoản mục này.

I. Thủ tục kiểm toán đối với khoản phải thu


Tương tự như các khoản mục khác, khi thực hiện kiểm toán các khoản phải thu, KTV cũng cần thu thập các bằng chứng
để chứng minh những cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản phải thu là đúng. Cụ thể như sau:

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán
 Đối chiếu số dư sổ chi tiết các tài khoản phải thu và số
dư đầu kỳ, cuối kỳ từ Bảng cân đối thử theo công thức
Cuối kỳ = Đầu kỳ + Phát sinh Nợ - Phát sinh có để
đảm bảo rằng khách hàng đã cộng sổ đúng và ngược
lại đối chiếu Bảng cân đối thử với Sổ chi tiết công nợ
theo từng đối tượng để đảm bảo Listing nhận về là
Đầy đủ Các khoản phải thu đều
đúng và khớp với Bảng cân đối thử
được ghi nhận một cách đầy
 Chọn mẫu chứng từ kiểm tra từ hóa đơn bán hàng xem
(Completeness) đủ
đã được ghi nhận trên số cái bán hàng và khoản phải
thu
 Hoàn thiện danh mục thuyết minh để đảm bảo tất cả
các thuyết minh liên quan đến khoản phải thu đã được
làm đầy đủ

 Thực hiện gửi thư xác nhận khoản phải thu dựa trên
mẫu chọn vào cuối năm
 Theo dõi tất cả số dư mà khách hàng không đồng ý
hoặc những thư xác nhận không được phản hồi

Đối với những trường hợp ngoại lệ và những thư xác nhận
không được phản hồi, thực hiện các thủ tục thay thế:

Hiện hữu  Rà soát khoản tiền nhận được sau ngày khóa sổ bằng
Các khoản phải thu được cách kiểm tra sao kê và chứng từ nhận tiền
ghi nhận phải thực sự tồn tại  Kiểm tra tài khoản và chứng từ của khách hàng về số
(Existence)
dư ứng với những hóa đơn cụ thể và xác nhận về tính
hợp lệ
 Kiểm tra những chứng từ liên quan
 Phỏng vấn Ban Giám đốc về những hóa đơn còn lại
trong năm chưa trả nhưng những hóa đơn sau đó đã
được trả
 Quan sát xem liệu rằng số dư có tăng lên và nếu có thì
thảo luận với Ban Giám đốc để hiểu được lý do

 Rà soát xác nhận của ngân hàng về bất kỳ khoản nợ


Quyền và nghĩa vụ trong khoản phải thu
Doanh nghiệp có quyền sở
 Thực hiện phỏng vấn Ban Giám đốc, rà soát hợp đồng
hữu đối với các khoản phải
(Rights and vay, biên bản họp Hội đồng Quản trị về bất kỳ bằng
thu 
obligation) chứng nào liên quan đến khoản phải thu

Sự chính xác, định Các khoản phải thu được Đánh giá các khoản mục có số dư ngoại tệ:
giá và phân bổ ghi nhận vào đúng tài khoản
và đúng số tiền  Chọn từ Listing ra tất cả những khách hàng có số dư
(Accuracy, cuối kỳ là ngoại tệ, lấy số nguyên tệ và tiến hành đánh
valuation and giá lại theo tỷ giá quy định, so sánh với số của doanh
allocation) nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân sai lệch (nếu có)
 Không phải tiến hành đánh giá lại cho các khoản tạm
ứng từ khách hàng (bên Có 131)

Kiểm tra các khoản dự phòng phải thu khó đòi:

 Xem xét báo cáo tuổi nợ (Aging report)


 Tìm ra những khách hàng có công nợ lâu ngày và tiến
hành tính giá trị dự phòng phải trích lập theo quy định
 So sánh số liệu của KTV vừa tính lại với số liệu đã có
trên sổ của khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân sai lệch,
tiến hành điều chỉnh (nếu cần)

 Với những hóa đơn bán hàng trong khoảng thời gian
cuối năm, kiểm tra ngày trên hóa đơn, so sánh với
ngày giao hàng và ngày ghi nhận trên sổ cái
 Với doanh thu bị trả lại, kiểm tra chứng từ trả lại vào
Tính đúng kỳ thời điểm cuối năm và kiểm tra bên có
Mọi giao dịch được ghi
 Thực hiện thủ tục phân tích với doanh thu bị trả lại, so
nhận vào đúng kỳ
(Cut-off) sánh tỷ lệ doanh thu trả lại với doanh thu
 Xem xét các chứng từ sau ngày hóa đơn như credit
notes và những điều chỉnh đã được ghi nhận đúng kỳ
kế toán

Phân loại Giao dịch liên quan được  Lấy mẫu và kiểm tra các hóa đơn xem doanh thu đã
phân loại một cách chính được ghi nhận vào đúng tài khoản hay chưa
(Classification) xác
 Đối với giao dịch bán hàng được ghi nhận vào sổ cái,
Phát sinh Các giao dịch được ghi
kiểm tra hóa đơn bán hàng với đơn đặt hàng và chứng
nhận thật sự phát sinh và
từ giao hàng
(Occurrence) liên quan đến doanh nghiệp

Trình bày và công  Đọc kỹ những thông tin trên thuyết minh để đảm bảo
Các thông tin được thuyết
bố  rằng thông tin được trình bày một cách chính xác và rõ
minh một cách trung thực
ràng với giá trị hợp lý
và đúng giá trị
(Presentation)

II. Thủ tục xác nhận khoản phải thu

1. Mục đích của thư xác nhận

Thư xác nhận từ bên ngoài (external confirmation) là bằng chứng kiểm toán được thu thập dưới dạng phản hồi trực tiếp từ
bên thứ 3 cho KTV dưới dạng chứng từ giấy hoặc điện tử hoặc phương thức khác.

Đây là một thủ tục kiểm toán bắt buộc phải làm đối với phần hành phải thu. Rủi ro thường gặp nhất đối với phần hành này
là doanh nghiệp thường có xu hướng khai khống giá trị của các khoản phải thu. Do vậy, việc gửi thư xác nhận sẽ đảm
bảo 2 cơ sở dẫn liệu:

 Hiện hữu
 Quyền và nghĩa vụ

Thư xác nhận này được KTV lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm (Current audit file).

2. Uỷ quyền của khách hàng


Thư xác nhận là hành động cơ bản của khách hàng, người duy nhất ủy quyền cho bên thứ 3 tiết lộ thông tin cho KTV.

Nếu khách hàng không cho phép KTV liên hệ với bên thứ 3, KTV cần:

 Trao đổi với Ban Giám đốc về lý do từ chối và tìm kiếm những bằng chứng kiểm toán liên quan đến tính hợp lý
và hợp lệ cho các lý do
 Đánh giá tác động của việc từ chối đối với những rủi ro có sai sót trọng yếu về bản chất, thời gian và các thủ tục
kiểm toán khác. Nếu KTV đánh giá sự từ chối của Ban Giám đốc là không hợp lý hoặc không thu thập được bằng
chứng đáng tin cậy, KTV cần phải trao đổi với Ban Giám đốc và xem xét các tác động đối với ý kiến kiểm toán.

3. Phân loại thư xác nhận

Thư xác nhận được chia làm 2 dạng sau:

Thư xác nhận dạng khẳng định  Thư xác nhận dạng phủ định
Tiêu chí
(Positive confirmation) (Negative confirmation)
Yêu cầu bên thứ 3 xác nhận trực tiếp về việc
Yêu cầu bên thứ 3 trực tiếp xác nhận chỉ khi họ
Cách thức có đồng ý hoặc không đồng ý với các thông
không đồng ý với thông tin được xác nhận
tin được xác nhận
 Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm  Sai sót trọng yếu thấp
soát cao  Khi rủi ro tiềm tàng và rủi rõ kiểm soát thấp
Lý do lựa
 Toàn bộ hoặc một số số dư các khoản hơn
chọn
phải thu cao  Số dư của các khoản phải thu nhỏ

Mức độ tin
Cao hơn Thấp hơn
cậy

4. Lựa chọn mẫu

Khi lựa chọn các khoản phải thu để gửi thư xác nhận, KTV thường chú ý đến các đặc tính sau:

 Khoản phải thu cũ, chưa trả


 Các khoản phải thu đã được xóa sổ trong thời gian kiểm toán
 Các khoản khách hàng có số dư bên có
 Các tài khoản có số dư bằng 0
 Các tài khoản đã được thanh toán trước ngày kiểm toán
 Khoản được thanh toán bởi các khoản tổng hợp

5. Theo dõi thủ tục

Sau khi gửi thư xác nhận một khoảng thời gian hợp lý, nếu bên thứ 3 chưa phản hồi thì KTV có thể gửi thư xác nhận một
lần nữa. Thư xác nhận các trường hợp ngoại lệ cần được điều tra đầy đủ hơn.

 Với thư phản hồi nhưng không đồng ý với số dư trong thư xác nhận, có thể do các lý do sau:
o Có sự tranh chấp giữa khách hàng và bên thứ 3 (các khoản dự phòng)
o Do vấn đề tính đúng kỳ
o Thời điểm ghi nhận tiền về của khách hàng
o Ghi nhận sai tài khoản hoặc ghi nhầm vào tài khoản tiền đang chuyển
o Số dư bị net-off (do vừa là khách hàng nhưng cũng là nhà cung cấp)
 Với thư xác nhận không nhận được phản hồi (non-responses), KTV cần thực hiện các thủ tục thay thế để thu
thập những bằng chứng phù hợp và đáng tin cậy.
6. Tính tin cậy của thư xác nhận

Nếu KTV đánh giá rằng thư phản hồi này chưa đạt được mức độ tin cậy thì KTV sẽ đánh giá tác động của việc này trong
vấn đề đánh giá các rủi ro của sai sót có tính trọng yếu (risk of material misstatement) bao gồm rủi ro về gian lận.

III. Doanh thu

Khi kiểm tra khoản mục phải thu, KTV sẽ kết hợp kiểm tra tài khoản doanh thu. Thông thường, KTV sẽ kiểm tra 2 cơ sở
dẫn liệu là đầy đủ (completeness) và tính đúng kỳ (cut-off). Do vậy, KTV sẽ cân nhắc những trường hợp sau đây:

 So sánh mức doanh thu của các tháng trong năm nay với năm trước
 Nếu thay đổi số lượng bán ra thì doanh thu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
 Nếu thay đổi sản phẩm hoặc giá bán thì doanh thu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
 Mức độ hàng bị trả lại, sales allowance và chiết khấu
 Hiệu quả lao động

IV. Bài tập minh họa

Which one of the following is the reason why the positive method of confirming receivables balances with
customers is generally preferred?

A: It is carried out in the auditor’s name

B: It requires the customer to replying giving or confirming or disagree with the balance

C: It only requires the customer to reply if he disagrees with the balance

D: It requires replies to be sent to the client

Phân tích đề: 

Đâu là lý do mà phương pháp xác nhận khoản phải thu dạng khẳng định thường được ưu tiên hơn?

A. Nó được thực hiện dưới danh nghĩa KTV

B. Nó yêu cầu bên thứ 3 phải đưa ra ý kiến chính xác rằng đồng ý hay không đồng ý với số cần xác nhận

C. Nó chỉ yêu cầu bên thứ 3 xác nhận khi không đồng ý với số cần xác nhận

D. Nó được yêu cầu gửi xác nhận đến khách hàng

Lời giải: B

Như đã trao đổi ở mục II.3 về các dạng thư xác nhận khoản phải thu, theo đó:

 A và D sai vì cả 2 dạng thư xác nhận đều có thể được thực hiện do khách hàng hoặc KTV
 C sai vì đây là thư xác nhận dạng phủ định

Như vậy, đáp án đúng là B.

Lesson 15: Kiểm toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (Cash and Bank)

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng được xếp vào những khoản mục mà KTV cần phải chú ý khi thực hiện kiểm toán
BCTC. Trong bài hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình và thủ tục kiểm toán phần hành này.
I. Thủ tục kiểm toán tiền mặt

Khoản mục tiền mặt sẽ được kiểm tra nếu KTV nghi ngờ là có rủi ro trọng yếu hoặc bất thường. Thông thường rủi ro ở
đây sẽ không phải do sai sót mà thường là do gian lận. 

Ví dụ: Có sự thông đồng giữa kế toán và thủ quỹ để rút tiền công ty.

1. Thủ tục kiểm toán tiền mặt

Trước khi tiến hành thủ tục kiểm toán, KTV sẽ thu thập những bằng chứng sau:

 Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tiền


 Sổ quỹ, biên bản kiểm quỹ
 Các chứng từ thu, chi tiền mặt

Để kiểm toán tiền mặt, KTV cũng cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng nhằm chứng minh các
cơ sở dẫn liệu liên quan đến tiền mặt là đúng. Cụ thể:

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán

Hiện hữu Số dư tiền mặt được ghi  Chứng kiến kiểm kê (Physical observation):
nhận thực sự tồn tại tại thời KTV chứng kiến nhân viên của khách hàng
(Existence) điểm cuối năm tài chính kiểm kê tiền mặt. Sau đó, KTV sẽ thu thập
biên bản kiểm kê, có đầy đủ chữ ký của kế
toán, thủ quỹ và của KTV (người chứng kiến
kiểm kê)
 Đối chiếu số dư tiền mặt (Reconciliation):
KTV lấy số dư tiền mặt đã được ghi nhận trên
sổ kế toán, lọc số dư trên bảng cân đối thử so
sánh với số dư tiền mặt xem có khớp không
Đầy đủ Tiền mặt có tồn tại nhưng
không được ghi nhận trên
(Completeness) sổ

 Kiểm tra những chứng từ liên quan đến số dư


Quyền và nghĩa vụ tiền mặt như chứng từ ngân hàng đối với việc
Doanh nghiệp có quyền hợp
rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt,
pháp với số dư tiền cuối kỳ
(Rights and obligations) chứng từ thu chi tiền mặt
 Thủ tục đánh giá lại (Revaluation): Kiểm tra
Định giá
Tiền được ghi nhận theo số dư ngoại tệ mà khách hàng đã ghi có đúng
đúng giá trị tỷ giá 
(Valuation)

Trình bày và công bố Những thuyết minh liên  Đọc thuyết minh BCTC để xem những thuyết
quan đến tiền mặt đầy đủ và minh liên quan đến khoản mục tiền đã đầy đủ
(Presentation and tuân theo chuẩn mực kế chưa
disclosure) toán và pháp luật

2. Thủ tục kiểm kê tiền mặt

Thủ tục kiểm kê tiền mặt được xem là một trong các thủ tục quan trọng khi kiểm toán khoản mục tiền.

a. Trước khi tiến hành kiểm kê 

KTV cần xây dựng kế hoạch kiểm kê tiền mặt, kế hoạch này sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán năm (current audit file) bao
gồm:

 Xác định thời gian và địa điểm kiểm kê


 Tên của KTV thực hiện kiểm kê
 Tên của nhân viên khách hàng có mặt tại từng địa điểm

Nếu KTV không được đến nơi mà khách hàng cất giữ tiền mặt thì KTV cần phải thu thập thư xác nhận từ phía khách
hàng.

b. Trong khi tiến hành kiểm kê

KTV cần lưu ý một số vấn đề sau:

 Sổ tiền mặt phải được ghi chép bằng bút mực hoặc bằng những hình thức bền khác
 Tất cả số dư tiền phải được kiểm kê vào cùng một thời điểm
 Tất cả chứng khoán có thể chuyển nhượng phải hiện hữu và được kiểm kê vào thời điểm kiểm kê tiền mặt
 KTV không được kiểm kê một mình
 Tất cả tiền mặt và chứng khoán được kiểm kê phải được ghi nhận vào hồ sơ làm việc của KTV và được lưu lại
vào hồ sơ kiểm toán năm

Ngoài ra, KTV cũng cần quan sát đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến tiền mặt.

II. Thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng

1. Thủ tục kiểm toán ngân hàng

KTV cần thực hiện các thủ tục để chứng minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tiền gửi ngân hàng là đúng. Cụ thể:

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán
Hiện hữu Số dư tiền gửi ngân hàng  Thu thập thư xác nhận từ ngân hàng mà Khách
được ghi nhận vào cuối năm hàng mở tài khoản
thực sự tồn tại
(Existence)
 Thực hiện lại đối chiếu sổ kế toán với sao kê ngân
hàng
 Theo dõi các khoản séc chưa được thanh toán từ sao
kê đến sổ tiền mặt trước khi kết thúc năm tài chính
sau đó KTV thu thập những giải thích về những
khoản lớn hoặc bất thường chưa được xử lý trong
thời điểm kiểm toán
 Rà soát biên bản đối chiếu ngân hàng từ kỳ trước
đến kỳ này liệu rằng có khoản công nợ nào đã được
Đầy đủ Số dư tiền và những giao thanh toán vào kỳ trước mà vẫn đem sang kỳ sau
dịch liên quan đã được ghi  Thu thập những giải thích về những khoản mục có
(Completeness) nhận đầy đủ trong sổ tiền mà lại không tương ứng trên sao kê
 Kiểm tra lại những khoản công nợ đã được cấn trừ
trong kỳ
 Kiểm tra các khoản thanh toán chưa được ngân
hàng trừ tiền nhưng trong sổ tiền ghi nhận đã đi tiền
 Kiểm tra lại những khoản mục thanh toán đã được
ghi nhận trong sổ tiền nhưng bị ngân hàng từ chối
thực hiện thanh toán để đảm bảo rằng trong sổ tiền
không còn ghi nhận khoản này nữa

 Lấy sổ kế toán rồi lọc ra những giao dịch giữa 2


ngân hàng vào những ngày cuối năm nay và đầu
Đúng kỳ Các giao dịch tiền gửi ngân
năm sau. Sau đó đối chiếu giao dịch với sao kê
hàng được ghi nhận đúng
ngân hàng để xem chúng có bị ghi nhận nhầm giữa
(Cut-off) kỳ
2 năm hay không

Định giá
 Kiểm tra số dư sổ tiền xem doanh nghiệp có ghi
Tiền gửi ngân hàng được
đúng tỷ giá thực hiện hay không
(Valuation and ghi nhận đúng giá trị
Allocation)
 Xác định xem có tài khoản nào được bảo đảm bằng
tài sản của Công ty hay không bằng cách thảo luận
với Ban Quản trị
Quyền và nghĩa vụ Kiểm tra xem số dư tiền gửi  Xem xét liệu có quyền hợp pháp với khoản thấu chi
ngân hàng có phải của đối với số dư ngân hàng hay không
(Rights and obligation) doanh nghiệp hay không  Xác định xem có tài khoản ngân hàng chịu những
hạn chế nào hay không bằng cách phỏng vấn Ban
Quản trị

Những thuyết minh liên  Đọc thuyết minh BCTC để xem những thuyết minh
Trình bày và công
quan đến tiền gửi ngân hàng liên quan đến khoản mục tiền gửi ngân hàng đã đầy
bố (Presentation and
đầy đủ và tuân theo chuẩn đủ chưa
disclosure)
mực kế toán và pháp luật

2. Thư xác nhận ngân hàng

Thư xác nhận từ phía ngân hàng (Bank confirmation letter) được sử dụng để hỏi ngân hàng về những câu hỏi, thắc mắc
liên quan đến tiền lãi, khoản nợ và khoản bảo đảm.
Có 2 hướng tiếp cận đến thông tin khách hàng từ phía Ngân hàng:

 Listing balance: Ngân hàng xác nhận về tính chính xác và đầy đủ


 Requesting details of balance: Ngân hàng đưa ra những con số của khách hàng và KTV sẽ đối chiếu với sổ kế
toán của khách hàng

a. Chuẩn bị, gửi và nhận lại thư xác nhận từ Ngân hàng

KTV sẽ là người trực tiếp chuẩn bị, gửi và nhận lại thư phản hồi từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, việc gửi thư xác nhận này
phải có được sự ủy quyền của bên khách hàng.

b. Nội dung của thư xác nhận

Hình thức và nội dung của thư xác nhận sẽ phụ thuộc vào mục đích của kiểm toán.

Một khách hàng thường sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng:

 Current account: thường dùng để giao dịch trong HĐSXKD thông thường
 Capital account: dùng để góp vốn hoặc nhận khoản vay
 Các tài khoản khác phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh 

Trong thư xác nhận, KTV sẽ chỉ rõ số tài khoản và đơn vị tiền tệ của tài khoản đó. KTV có thể yêu cầu Ngân hàng xác
nhận thêm:

 Những tài khoản có số dư bằng 0


 Những tài khoản đã đóng 12 tháng trước ngày xác nhận
 Những khoản vay, lãi vay, thấu chi...

Để thu thập được thư xác nhận của Ngân hàng, KTV cần chú ý một số điểm như sau:

 Ngân hàng cần phải có được thư ủy quyền của khách hàng để tiết lộ thông tin cho KTV
 Thư yêu cầu xác nhận của KTV phải dựa trên thư ủy quyền và ngày tương ứng

III. Bài tập áp dụng

Which one of the following procedures which could be undertaken to confirm the valuation of a client’s bank
balance is the most reliable?

A. Inspection of the bank reconciliation

B. Inspection of a bank statement

C. Inspection of the bank letter

D. Inspection of the cash book

Phân tích đề: 

Thủ tục nào sau đây phục vụ cho việc xác nhận giá trị của số dư tài khoản ngân hàng là đáng tin cậy nhất?

Lời giải: C

 Đáp án A - Bank reconcilation là biên bản đối chiếu mà khách hàng tự đối chiếu cuối mỗi tháng
 Đáp án B - Bank statement là sao kê ngân hàng mà khách hàng có thể tự tải từ trên web của ngân hàng hoặc ngân
hàng trực tiếp gửi bản cứng về cho khách hàng
 Đáp án C - Bank letter hay còn gọi là bank confirmation là chứng cứ mà KTV tự tay thu thập và được ngân hàng
gửi trực tiếp về cho KTV không thông qua khách hàng
 Đáp án D - Cash book là sổ sách tiền mà khách hàng tự theo dõi

Lesson 16: Kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn và thu nhập của giám đốc (Liabilities and Capital, Directors’
emoluments)

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục kiểm toán các khoản phải trả, vốn cổ phần, các khoản vốn dự trữ và
khoản lương thưởng của Ban giám đốc.

I. Kiểm toán các khoản phải trả và trích trước

1. Định nghĩa

Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp sẽ
phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả thường được phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Khoản trích trước là các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người
mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận
vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

2. Thủ tục kiểm toán

KTV cần thu thập các bằng chứng để chứng minh những cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản phải trả là đúng. Cụ thể như
sau: :

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán

 Tiến hành đối chiếu sổ chi tiết theo đối tượng và Sổ cái
xem có khớp không. Sau đó, tiếp tục đối chiếu xem số
dư trên Sổ cái và trên Bảng cân đối số phát sinh (Trial
balance) có lệch gì hay không
 Thu thập các chứng từ liên quan:
o Nợ ngắn hạn: thu thập hợp đồng, hóa đơn mua
Đầy đủ
Những giao dịch nợ phải hàng, hợp đồng lao động (đối với tiền lương)
trả được ghi nhận đầy đủ o Nợ dài hạn: thu thập điều khoản các khoản vay:
(Completeness) Tên người/đơn vị cho vay, ngày vay, ngày đáo
hạn, tỷ lệ lãi suất, số dư...
 Từ sổ sách và những chứng từ thực tế, KTV tiến hành
chọn mẫu để kiểm tra tính đầy đủ của khoản mục nợ
phải trả
 Thực hiện gửi thư xác nhận dựa trên mẫu chọn vào cuối
năm, chú ý:

Hiện hữu Các khoản phải trả được o Các giao dịch có số dư cuối kỳ bằng 0 nhưng có
ghi nhận phải thực sự tồn phát sinh trong kỳ lớn
(Existence) tại o Các khoản mục có số dư cuối kỳ lớn
 Theo dõi tất cả số dư mà nhà cung cấp không đồng ý
hoặc những thư xác nhận không được phản hồi

 Thực hiện thủ tục phân tích để so sánh số dư của năm


Quyền và nghĩa vụ hiện tại với năm trước
Doanh nghiệp có nghĩa vụ  Kiểm tra lại hợp đồng xem những khoản nợ phải trả đó
(Rights and đối với các khoản phải trả thực sự là của doanh nghiệp
obligations)  Rà soát thư xác nhận

Đúng kỳ Lấy Sổ cái (General Ledger), chọn các nghiệp vụ trước và sau
Giao dịch được ghi nhận
ngày khóa sổ rồi kiểm tra chi tiết ngày tháng ghi nhận đến
đúng kỳ
(Cut-off) chứng từ kèm theo như Biên bản nhận hàng hóa, hóa đơn... 

Đánh giá các khoản mục có số dư ngoại tệ:

 Lọc ra các khoản phải trả có số dư cuối kỳ là ngoại tệ,


lấy số nguyên tệ và tiến hành đánh giá lại theo tỷ giá
Sự chính xác, định quy định, so sánh với số của doanh nghiệp, tìm hiểu
giá và phân bổ Những khoản nợ, lãi vay, nguyên nhân sai lệch (nếu có)
trả gốc đã được ghi nhận
(Accuracy, valuation với số tiền chính xác Kiểm tra chi phí trích trước:
and allocation)
 Kiểm tra các chi phí thường xuyên phát sinh như chi phí
điện, nước, điện thoại, thuê văn phòng... đã được trích
trước hay chưa

Rà soát danh sách khoản phải trả để tìm ra danh mục mà bên nợ
Phân loại
Giao dịch được ghi nhận có số dư lớn (đáng ra được phân loại vào khoản phải thu hoặc
vào đúng tài khoản đặt cọc) hoặc những khoản nợ dài hạn phải được trình bày tách
(Classification)
biệt
Trình bày và công
bố Các thông tin được thuyết Đọc kỹ những thông tin trên thuyết minh để đảm bảo rằng
minh một cách trung thực chúng được trình bày một cách chính xác và rõ ràng với giá trị
(Presentation and và chính xác hợp lý
disclosure)

II. Kiểm toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng  

1. Kiểm toán khoản dự phòng phải trả (Provisions)

a. Định nghĩa

Dự phòng phải trả là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về thời gian hoặc giá trị.

Một khoản dự phòng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:

 Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp và đó là kết quả từ một sự kiện đã xảy ra trước đó 
Ví dụ: kiện tụng
 Có sự suy giảm về lợi ích kinh tế dẫn đến việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ
 Ước tính được một cách đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ

Nghĩa vụ sự kiện bao gồm 2 loại sau:

b. Thủ tục kiểm toán

Khi kiểm toán các khoản dự phòng phải trả, KTV cần thực hiện các thủ tục sau:

 Thu thập những chứng từ chi tiết về khoản dự phòng đã được trình bày
 Thu thập những phân tích chi tiết về khoản dự phòng (số dư đầu kỳ, biến động trong kỳ và số dư cuối kỳ)
 Xác định mức độ trọng yếu của từng khoản dự phòng có phải là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ
một sự kiện trong quá khứ
 Tính toán lại khoản dự phòng đã được lập, so sánh và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch
 Trong trường hợp không thể ước tính số liệu của khoản dự phòng thì kiểm tra khoản nợ tiềm tàng được trình bày
trên BCTC
 Xem xét bản chất kinh doanh của doanh nghiệp để xem có bất kỳ điều khoản nào khác
Ví dụ: bảo hành
 Cân nhắc tính đầy đủ của việc trình bày khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng có phù hợp với IAS 37 không?
2. Kiểm toán nợ tiềm tàng (Contingencies)

a. Định nghĩa

Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra tuy nhiên không chắc chắn doanh nghiệp phải dùng
các nguồn lực kinh tế của mình để thanh toán nghĩa vụ nợ và giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách
đáng tin cậy.

Nợ tiền tàng không được ghi nhận vì 2 lý do sau:

 Không chắc chắn về việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ


 Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.

b. Thủ tục kiểm toán về nợ tiềm tàng

 Phỏng vấn Ban Giám đốc


 Rà soát biên bản họp Hội đồng Quản trị giữa doanh và văn bản giữa doanh nghiệp và cố vấn pháp luật
 Rà soát tài khoản chi phí hợp pháp
 Sử dụng những thông tin thu thập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm những thông tin từ phòng Pháp

III. Kiểm toán vốn và những vấn đề khác

Khoản mục vốn ở đây được xem xét là vốn cổ phần (share equity capital) và vốn dự trữ (reserves). Thủ tục kiểm toán
như sau:

Khoản mục Thủ tục kiểm toán


 Kiểm tra vốn điều lệ với sổ sách liên quan
Vốn chủ      sở
 Kiểm tra sự thay đổi vốn điều lệ với các nghị quyết tương ứng
hữu

 Kiểm tra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vốn chủ hoặc những sự thay đổi trong năm với
biên bản họp
 Đảm bảo những vấn đề hoặc sự thay đổi trong chính sách và Ban Giám đốc có quyền để
Phát hành   cổ
phát hành cổ phần
phiếu
  Xác nhận rằng tiền hoặc những hình thức khác đã được nhận hoặc treo phải thu bao
gồm những vốn kêu gọi nhưng chưa được góp

 Kiểm tra việc chuyển quyền sở hữu bằng cách rà soát:


o Chứng từ liên quan
o Giấy chuyển tiền
Chuyển quyền
o Chứng chỉ vốn bị hủy
sở hữu
o Biên bản họp của Ban Giám đốc
 Rà soát số dư của tài khoản cổ đông trong danh sách đăng ký thành viên với sổ cái

 Kiểm tra phần cổ tức đã được chi trả với đề xuất cuối năm cho cơ quan có thẩm quyền
và thực hiện tính toán lại, so sánh và tìm nguyên nhân chênh lệch (nếu có)
 Kiểm tra khoản chi trả cổ tức với chứng từ liên quan
 Kiểm tra khoản cổ tức liệu rằng có thực hiện đúng pháp luật hay không bằng cách rà
Cổ tức
soát luật
 Kiểm tra chứng từ thuế để đảm bảo rằng các khoản thuế đã được ghi nhận đúng tài
khoản và đã hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan thuế
 Kiểm tra sự thay đổi về vốn dự trữ
 Đảm bảo những sự thay đổi về vốn dự trữ không trái pháp luật và chính sách của Công
ty
Vốn dự trữ  Đảm bảo rằng Công ty phân biệt giữa các khoản vốn dự trữ phân phối và không phân
phối
 Đọc kỹ thuyết minh đảm bảo trình bày hợp lý về sự thay đổi vốn dự trữ 

IV. Các khoản thu nhập của Giám đốc

Theo quy định, BCTC của doanh nghiệp phải công bố chi tiết về các khoản thu nhập của Ban Giám đốc. Các khoản này
bao gồm:

 Phúc lợi ngắn hạn: tiền lương, tiền công và đóng góp cho an sinh xã hội, nghỉ phép hàng năm, nghỉ ốm có lương,
chia lợi nhuận, tiền thưởng và các lợi ích khác không bằng tiền mặt
 Các phúc lợi sau khi nghỉ việc: lương hưu, trợ cấp hưu trí, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
 Các phúc lợi dài hạn khác: thời gian cống hiến, bồi thường nếu trả chậm
 Các quyền lợi khi chấm hợp đồng lao động
 Lợi ích được hưởng dựa trên cổ phiếu.

Do vậy, KTV cần đảm bảo chắc chắn rằng thu nhập của Giám đốc đã thuyết minh đầy đủ, chính xác và tuân thủ với chuẩn
mực kế toán và pháp luật địa phương.

V. Bài tập áp dụng

Which one of the following are reasons why the auditors might seek direct confirmation of balance due from
supplier?

A: To obtain third party evidence

B: The internal controls relating to purchases are strong

C: Supplier statements are available

Phân tích đề: 

Lý do nào sau đây mà KTV phải thu thập được xác nhận trực tiếp từ nhà cung cấp?

Lời giải: A

Để đảm bảo được tính chính xác về số liệu mà doanh nghiệp trình bày trên BCTC thì KTV thực hiện thủ tục gửi thư xác
nhận đến nhà cung cấp và họ là bên thứ 3, độc lập hoàn toàn trong cuộc kiểm toán.

Lesson 17: Kiểm toán tổ chức phi lợi nhuận (Not-for-profit organization)

Tổ chức phi lợi nhuận là các tổ chức hoạt động không vì mục đích tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Tuy nhiên, chúng
cũng cần được kiểm toán. Trong bài này chúng ta cùng đi tìm hiểu cách thức kiểm toán của các tổ chức này có gì đặc biệt
hoặc khác biệt gì so với các tổ chức thông thường khác.

I. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận

Loại hình tổ chức phi lợi nhuận ra đời nhằm phục vụ nhiều mục đích khác tùy vào bản chất của tổ chức đó. Cụ thể:
II. Lập kế hoạch kiểm toán

Do mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận là khác so với các tổ chức doanh nghiệp thông thường nên trước khi lập kế
hoạch kiểm toán, kiểm toán viên (KTV) cần chú ý tìm hiểu các vấn đề sau:

 Liệu luật pháp có yêu cầu thực hiện kiểm toán tổ chức này?
 Nếu luật pháp không yêu cầu thì mục đích của cuộc kiểm toán là gì?
 Kiểm toán để báo cáo về vấn đề gì, cho ai?
 Dạng báo cáo kiểm toán cần đưa ra là gì?

1. Lập kế hoạch kiểm toán

Khi lập kế hoạch kiểm toán tổ chức phi lợi nhuận, KTV cần chú ý các điểm sau:

 Phạm vi của cuộc kiểm toán


 Các khuyến nghị gần nhất của cơ quan quản lý
 Khả năng chấp nhận của các chính sách kế toán được áp dụng
 Những thay đổi về hoàn cảnh trong lĩnh vực mà tổ chức hoạt động
 Kinh nghiệm trước đây về tính hiệu quả của hệ thống kế toán
 Các khoản mục kiểm toán chính
 Mức độ chi tiết trong BCTC mà KTV được yêu cầu báo cáo

2. Rủi ro kiểm toán

Để xây dựng được các thủ tục kiểm toán phù hợp, KTV cần phải xem xét về các rủi ro kiểm toán liên quan. Cụ thể:

Rủi ro kiểm toán Nội dung


 Tính phức tạp và phạm vi của các quy định đối với tổ chức phi lợi nhuận
 Giá trị đáng kể của tiền quyên góp và nhận tiền mặt
Rủi ro tiềm tàng  Khó khăn của tổ chức trong việc xác lập quyền sở hữu và thời gian của thu nhập
tự nguyện mà không được kiểm soát
(Inherent risk)  Thiếu sự ước tính về thu nhập hoặc mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập
 Sự không chắc chắn về thu nhập trong tương lai

Rủi ro kiểm soát  Khoảng thời gian mà người đại diện (Giám đốc) cam kết đối với công việc của tổ
chức
(Control risk)  Kỹ năng và trình độ của người đại diện
 Hình thức và nội dung của các cuộc họp Ban Giám đốc
 Tính độc lập của những người đại diện
 Sự phân công, phân nhiệm của người đại diện
 Mức độ tham gia hoặc giám sát hoạt động tổ chức của những người đại diện 

Chú ý:

Tiền được xem là khoản mục trọng yếu khi thực hiện kiểm toán các tổ chức phi lợi nhuận. Hoạt động kiểm soát đối với
tiền cũng có nhiều giới hạn, đặc biệt là các khoản tiền được đóng góp qua các kênh không chính thức.

3. Kiểm soát nội bộ

Các tổ chức phi lợi nhuận thường mắc phải những điểm yếu giống như những doanh nghiệp nhỏ về kiểm soát nội bộ
như thiếu sự phân công, phân nhiệm hoặc sử dụng những nhân viên không đủ trình độ chuyên môn.

Ví dụ:

Hoạt động kiểm soát tiền thu được qua hoạt động quyên góp (Cash donations) tại một tổ chức từ thiện:

Nội dung Hoạt động kiểm soát

 Đánh số cho từng hộp để quyên góp


Tiền từ các hộp quyên góp
 Dán niêm phong trên từng hộp quyên góp, đảm bảo việc mở hộp trước
khi ghi nhận đều rõ ràng
(Collecting boxes  Thường xuyên thu thập và ghi chép tiền thu được từ các hộp
and tins)

Quyên góp bằng hiện vật


 Ghi nhận, lưu kho và bán được tách biệt
(Donations in kind)

4. Kiểm toán tổ chức phi lợi nhuận trong dịch vụ công

Những tổ chức phi lợi nhuận trong dịch vụ công được xây dựng bởi nguồn thu thuế của người lao động. Do đó, hệ thống
KSNB được thiết kế để tập trung vào cung cấp dịch vụ tốt nhất nhưng với giá tốt nhất.

Ví dụ trong các bệnh viện công:

 Yêu cầu so sánh giá giữa 2 hoặc nhiều nhà cung cấp trước khi lập đơn đặt hàng. Việc này giúp tiết kiệm tiền và có
được chi phí đầu vào với giá thấp nhất
 Uỷ ban vốn hóa được thành lập để phê duyệt cho những hạng mục chi quan trọng
 Thẻ chấm công được thiết kế để đảm bảo chỉ có thời gian thực tế làm việc mới được trả lương
 Kiểm soát chặt chẽ về việc phê duyệt tăng ca để đảm bảo làm những việc cần thiết

Do vậy, KTV cho các tổ chức phi lợi nhuận cần quan tâm đến những yêu cầu cụ thể và những luật pháp liên quan ảnh
hưởng đến nhiệm vụ kiểm toán và các yêu cầu kiểm toán đặc biệt nào đó. Những yêu cầu này liên quan đến việc tài trợ
của chính phủ được sử dụng đúng mục đích.

Tương tự với các doanh nghiệp nhỏ, KTV cũng cần đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu của BCTC để thu thập bằng
chứng và thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp.

III. Bằng chứng kiểm toán


Khi thiết kế các thủ tục cơ bản, KTV cần chú ý:

 Ghi nhận không đầy đủ về các khoản thu nhập (bao gồm quà tặng, tiền mặt,..)
 Ghi nhận những khoản trợ cấp hoặc chi phí nhiều hơn so với thực tế
 Phân tích sai hoặc sử dụng sai mục đích của quỹ
 Quên hoặc bỏ sót những tài sản được tặng hoặc đầu tư
 Sự tồn tại của quỹ không kiểm soát từ các chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh độc lập

KTV cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng liệu rằng chính sách kế toán đang được áp dụng có phù hợp với hoạt động, mục tiêu
của tổ chức từ thiện và có được áp dụng một cách nhất quán không, liệu rằng BCTC trình bày đầy đủ và hợp lý về kết quả
trong kỳ kế toán.

IV. Báo cáo kiểm toán

Bản chất của báo cáo kiểm toán sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu của pháp luật và của từng tổ chức nhưng vẫn phải phù hợp
với các tiêu chí của một báo cáo kiểm toán thông thường. Cụ thể:

Trong báo cáo kiểm toán, KTV phải làm rõ những vấn đề sau:

 Người nhận báo cáo


 Những vấn đề liên quan
 Phạm vi của hợp đồng kiểm toán
 Trách nhiệm của KTV và Ban quản lý
 Công việc đã thực hiện
 Ý kiến kiểm toán

V. Bài tập áp dụng

Which one of the following statement is incorrect?

A: Not-for-profit organization includes: Housing associations, public schools, public hospitals

B: Not-for-profit organization includes: Housing associations, private schools, private hospitals

C: Not-for-profit organization includes: Public service, charity, union

Phân tích câu hỏi

Đáp án nào sau đây là sai khi nói về tổ chức phi lợi nhuận?

Lời giải: B

Cụm từ "private" là liên quan đến tư nhân, chủ sở hữu các tổ chức này hoạt động vì lợi nhuận. Do đó, Housing
associations, private schools, private hospitals không thể là tổ chức phi lợi nhuận.

Lesson 18: Audit review and finalisation

Audit review and finalisation là một nội dung thuộc giai đoạn kết thúc kiểm toán. Nó bao gồm các thủ tục soát xét cần
được thực hiện trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

I. Sự kiện sau ngày khóa sổ (Subsequent Events)


Sự kiện sau ngày khóa sổ là các sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ khi kết thúc năm tài chính cho tới khi phát
hành báo cáo kiểm toán (BCKT), đồng thời bao gồm các thông tin được phát hiện sau khi BCKT được phát hành. KTV
cần cân nhắc ảnh hưởng của các sự kiện này tới BCTC và ý kiến kiểm toán.

Sự kiện sau ngày khóa sổ được chia thành 2 nhóm chính:

Sự kiện cần điều chỉnh Sự kiện không cần điều chỉnh


Tiêu  chí
( Adjusting events)  ( Non-adjusting events) 
Là sự kiện xảy ra sau khi kết thúc năm tài
Định Là sự kiện cung cấp thêm thông tin về các sự kiện đã phát
chính và không ảnh hưởng tới số liệu trình
nghĩa sinh tại thời điểm lập BCTC.
bày trên BCTC.
Hướng Không cần điều chỉnh BCTC nhưng nếu
Phải điều chỉnh BCTC trước khi phát hành
xử lý trọng yếu thì phải thuyết minh
 Kết quả xử lý một vụ tranh chấp, kiện tụng xác
 Hỏa hoạn, thiên tai hủy hoại nhà
nhận nghĩa vụ của công ty tại thời điểm kết thúc
kho, tài sản và HTK
năm tài chính
 Mua bán, sáp nhập công ty
 HTK được bán sau ngày kết thúc năm tài chính
 Mua bán, thanh lý tài sản có giá trị
cung cấp thêm thông tin về NRV
lớn
Ví dụ  Khách hàng bị phá sản nên không thể thu hồi
 Thay đổi về thuế có ảnh hưởng
điển hình khoản phải thu
quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện
 Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm bị lỗi đã bán trong
hành và thuế hoãn lại
năm
 Tham gia các cam kết, thỏa thuận
 Phát hiện ra các gian lận, sai sót thể hiện rằng số
hoặc các khoản nợ tiềm tàng
liệu trên BCTC là chưa chính xác

Xét về mặt thời gian, trách nhiệm của KTV trong việc xem xét sự kiện sau ngày khóa sổ được thể hiện tại các mốc thời
gian dưới đây:

Cụ thể:

Trách nhiệm     của


Thời gian Thủ tục kiểm toán 
KTV
Từ khi kết thúc KTV cần thực hiện  Phỏng vấn Ban quản lý (BQL) để xác định xem có sự kiện nào
năm tài các thủ tục và thu xảy ra sau kỳ kế toán năm có khả năng ảnh hưởng đến BCTC
chính (Year thập các bằng chứng  Thu thập các biên bản họp, quyết định hay các báo cáo liên
end) tới trước kiểm toán để đảm bảo quan thể hiện sự kiện sau ngày khóa sổ, đồng thời, thu thập
ngày ký rằng tất cả các sự kiện được Thư giải trình đảm bảo rằng các sự kiện sau ngày cần điều
BCKT (Auditor’s cần điều chỉnh hoặc chỉnh hoặc thuyết minh đều đã được phản ánh trên BCTC.
report signed) thuyết minh trên
BCTC tới ngày
BCKT đã được xác
định đầy đủ
Nếu KTV biết được có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ và cần
phải sửa đổi BCKT. Khi đó, KTV sẽ cần thực hiện một số thủ tục
sau:

 Thảo luận với BQL về vấn đề này


 Quyết định xem có cần sửa BCTC
Từ ngày ký  Phỏng vấn xem BQL định xử lý vấn đề trên thế nào
BCKT (Auditor’s
report KTV không có nghĩa Nếu BQL quyết định sửa BCTC:
signed) nhưng vụ phải thực hiện các
trước ngày BCTC thủ tục kiểm toán liên  Mở rộng các thủ tục kiểm toán đến ngày lập BCKT mới
được công quan đến BCTC sau  Phát hành BCKT mới về BCTC sửa đổi với ngày BCKT mới
bố (Financial ngày ký BCKT không được trước ngày phê duyệt BCTC sửa đổi
Statements
approved) Nếu BQL không đồng ý sửa BCTC:

 Thông báo cho BQL để không công bố BCTC và BCKT trước


khi BQL thực hiện các sửa đổi cần thiết
 Nếu BQL vẫn cố tình công bố BCTC và BCKT chưa được sửa
đổi, KTV phải có biện pháp ngăn chặn, có thể tham vấn ý kiến
luật sư.

Tương tự như giai đoạn 2, tuy nhiên cần chú ý thêm:

 Xem xét các bước BQL đã thực hiện để đảm bảo rằng các cá
nhân, tổ chức nhận được BCTC cũ đã được thông báo về sự
Sau khi BCTC
điều chỉnh
được công
Tương tự giai đoạn 2  KTV phải đưa vào BCKT sửa đổi hoặc BCKT mới đoạn Vấn
bố (After
đề nhấn mạnh hoặc Vấn đề khác tham chiếu tới thuyết minh
Financial
  nêu về lí do của sự sửa đổi BCTC và BCKT đã được phát hành
Statements issued
trước đây. 
and approved)
 Nếu cấp quản lý không điều chỉnh BCTC: KTV cần thực hiện
các hành động cần thiết để ngăn ngừa việc sử dụng thông tin
của BCTC và BCKT chưa được sửa đổi.

II. Giả định hoạt động liên tục (Going Concern) 

Theo giả định về hoạt động liên tục, doanh nghiệp được coi là hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai
gần (ít nhất 12 tháng). Khi đó, doanh nghiệp không có ý định giải thể hay thu hẹp một cách đáng kể quy mô hoạt động của
đơn vị.     

Giả định hoạt động liên tục là cơ sở quan trọng để lập và trình bày BCTC, khi giả định này không được thỏa mãn thì
BCTC sẽ được lập trên một cơ sở khác, gọi là "break-up basis" và có thể gây thay đổi toàn bộ BCTC của doanh nghiệp.

Cần chú ý phân biệt Going concern và Break-up basis:

 Going concern: các khoản mục được ghi nhận theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý
 Break-up basis:
o Tài sản được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV)
o Tài sản và nợ dài hạn đều được phân loại lại sang ngắn hạn

1. Các khía cạnh xem xét

Tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp được xem xét dựa trên các khía cạnh sau:

Khía cạnh Yếu tố xem xét


 Nợ phải trả lớn hơn tài sản và nợ phải trả ngắn hạn lớn tài sản ngắn hạn
 Các khoản vay tới ngày đáo hạn mà không có khả năng thanh toán hoặc gia hạn
 Việc giảm hỗ trợ tài chính từ các tổ chức cho vay
 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm
 Các chỉ số tài chính không khả quan
 Hoạt động kinh doanh lỗ đáng kể hoặc việc sụt giảm giá trị nghiêm trọng của tài sản tạo ra
dòng tiền
Tài chính
 Chia cổ tức muộn hoặc ngắt quãng
 Không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn
 Không có khả năng tuân thủ điều khoản vay
 Nhà cung cấp yêu cầu thanh toán luôn và không cho phép thanh toán sau
 Không có khả năng tài trợ cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc các khoản đầu tư cần thiết
khác

 Cấp quản lý có ý định giải thể hoặc giảm hoạt động


 Mất các thành viên quản lý chủ chốt và không có sự thay thế
 Mất thị trường và khách hàng quan trọng hoặc nhà cung cấp chiến lược
Hoạt động  Khó khăn về nhân công
 Thiếu hụt các nguồn cung quan trọng
 Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh rất thành công

 Không tuân thủ các yêu cầu bắt buộc về vốn và các yếu tố khác
 Doanh nghiệp gặp tranh chấp, kiện tụng mà hậu quả có thể vượt quá khả năng của họ
Khác  Các thay đổi về luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi tới doanh nghiệp
 Các yếu tố về thiên tai, bất khả kháng khi xảy ra

2. Thủ tục kiểm toán

Một số thủ tục kiểm toán thường được sử dụng để đánh giá khả năng thỏa mãn giả định hoạt động liên tục của doanh
nghiệp là:

 Xem xét sự phù hợp của việc sử dụng giả định hoạt động liên tục thông qua các thủ tục đánh giá sơ bộ
(preliminary assessment)
 Xem xét các sự kiện phát sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục thông qua:
o Phân tích, đánh giá và dự đoán dòng tiền của doanh nghiệp
o Xem xét, phân tích BCKT bán niên mới nhất
o Xem xét các điều khoản của hợp đồng vay, hợp đồng tín dụng để xem các điều khoản có bị vi phạm hay
không
o Đọc các biên bản họp của doanh nghiệp đề cập tới khó khăn tài chính 
o Thu thập và đánh giá liên quan đến kiện tụng, tranh chấp của doanh nghiệp
o Đánh giá khả năng tiếp cận với các khoản hỗ trợ tài chính bổ sung của doanh nghiệp
o Đánh giá khả năng không thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng
o Tính đầy đủ và phù hợp của việc thanh lý TSCĐ
 Khi đã phát hiện ra sự kiện ảnh hưởng đến Going concern, KVT cần trao đổi với BQL để đánh giá được tình hình
có trọng yếu hay không
 Xem xét ảnh hưởng của phát hiện trên đến ý kiến kiểm toán:

Nội dung Ảnh hưởng đến BCKT


 Ý kiến chấp nhận toàn phần (unmodified report)
Giả định going concern được sử dụng là phù hợp nhưng
 Thuyết minh về sự không chắc chắn trọng yếu
có một sự không chắc chắn trọng yếu được thuyết minh
liên quan đến Going concern
đầy đủ

Giả định going concern được sử dụng là phù hợp nhưng


Ý kiến chấp nhận từng phần (qualified report) hoặc ý
có một sự không chắc chắn trọng yếu không được thuyết
kiến trái ngược (adverse opinion)
minh đầy đủ
Giả định going concern được sử dụng là không phù hợp Ý kiến trái ngược (adverse opinion)
BQL không sẵn lòng mở rộng việc đánh giá Từ chối đưa ra ý kiến (Disclaimer opinion)

III. Thư giải trình (Written Representation)

Thư giải trình là văn bản được soạn bởi cấp quản lý để cung cấp cho KTV đề cập trách nhiệm của Ban lãnh đạo và nhằm
hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác khi cần thiết.

KTV thường yêu cầu được cung cấp thư giải trình về trách nhiệm của BQL trên các phương diện sau:

 BQL đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ trong việc lập và trình bày BCTC theo các điều khoản của hợp đồng
kiểm toán và tuân thủ các yêu cầu về lập và trình bày BCTC theo quy định hiện hành
 BQL đã cung cấp cho KTV toàn bộ thông tin liên quan theo quy định hợp đồng kiểm toán, cũng như toàn bộ
thông tin về các giao dịch được ghi nhận trong BCTC.

Thư giả trình được coi là một dạng bằng chứng kiểm toán nhưng được lấy từ nội bộ doanh nghiệp. Do đó, chúng không
cung cấp được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp về các vấn đề liên quan. 

Trong trường hợp, BQL không sẵn lòng cung cấp thư giải trình theo yêu cầu, KTV cần:

 Trao đổi vấn đề với cấp quản lý


 Đánh giá lại mức độ trung thực của cấp quản lý và đánh giá ảnh hưởng có thể có tới tính đáng tin cậy của bằng
chứng kiểm toán
 Thực hiện các biện pháp thích hợp, bao gồm xem xét ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán.

IV. Soát xét BCTC (Overall review of Financial Statements)

Sau khi các thủ tục kiểm tra chi tiết đã được thực hiện, KTV sẽ lên dự thảo bộ BCTC và tiến hành soát xét BCTC. Việc
soát xét BCTC liên quan đến các kết luận mà KTV đưa ra dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, là cơ sở
hợp lý cho ý kiến kiểm toán.

Việc soát xét này nên được thực hiện bởi KTV có kiến thức và kinh nghiệm. Các yếu tố chủ yếu cần được soát xét bao
gồm:

 Việc tuân thủ các quy định kế toán hiện hành: xem xét việc tuân thủ các quy định bắt buộc và chuẩn mực cần
áp dụng
 Tính hợp lý và nhất quán: KTV cần đánh giá BCTC có nhất quán với sự hiểu biết của KTV về doanh nghiệp và
kết quả của các thủ tục kiểm toán, và xem xét việc trình bày hợp lý
 Về cách thức hạch toán: Đánh giá tính phù hợp của các chính sách kế toán mới được áp dụng, các vấn đề được
trình bày trên BCTC có thống nhất với nhau hay không, BCTC đã thể hiện góc nhìn trung thực, hợp lý chưa.
 Xử lý sai sót: Xem xét ảnh hưởng của các sai sót không điều chỉnh và sai sót trong trình bày.
Lesson 19: Báo cáo kiểm toán (Reports)

Báo cáo kiểm toán được xem như là một phương tiện để kiểm toán viên (KTV) thể hiện ý kiến của họ về độ trung thực và
hợp lý của Báo cáo tài chính (BCTC). Báo cáo kiểm toán không chỉ phụ vụ lợi ích cho riêng cho các cổ đông mà còn cho
rất nhiều các đối tượng khác như nhà cung cấp, nhà đầu tư... Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này
để biết được nội dung cơ bản của một BCKT và các loại ý kiến kiểm toán.

I. Báo cáo kiểm toán (BCKT)

BCKT là văn bản trình bày phạm vi cuộc kiểm toán, xác định trách nhiệm, cơ sở của cuộc kiểm toán và ý kiến của KTV.
BCKT là sản phẩm bắt buộc, trực tiếp và công khai của kiểm toán. BCKT phải đính kèm BCTC đã được kiểm toán.

1. Các thành phần của BCKT

BCKT bao gồm các thành phần cơ bản sau:

Thành phần  Giải thích


BCKT phải có tiêu đề để chỉ rõ ra rằng đây là báo cáo của kiểm toán độc lập, để phân
Tiêu đề
biệt BCKT với những báo cáo khác của KTV
Người nhận Người nhận là cổ đông hoặc Ban Quản trị (BQT)
Phần này sẽ xác định được doanh nghiệp nào được kiểm toán và chỉ ra rằng BCTC đã
Mở đầu
được kiểm toán, chỉ ra được từng khoản mục của BCTC được điểm toán
 BQT chịu trách nhiệm lập ra BCTC tuân thủ với khung áp dụng BCTC
 BQT chịu trách nhiệm về hệ thống KSNB cần thiết để có thể lập ra BCTC không
Trách nhiệm của Ban có sai sót trọng yếu liên quan đến sai sót hoặc gian lận
Quản trị đối với BCTC  Đảm bảo rằng việc trình bày BCTC trung thực và hợp lý, phù hợp với khung
chuẩn mực 

 Phần này chỉ ra trách nhiệm của KTV trong việc đưa ra ý kiến về BCTC dựa
trên kết quả của cuộc kiểm toán.
Trách nhiệm của KTV  Phần này cũng chỉ ra rằng KTV thực hiện kiểm toán tuân thủ theo chuẩn mực
kiểm toán Quốc tế và yêu cầu về đạo đức.

Đây là phần ghi ý kết luận của KTV và công ty kiểm toán của KTV dựa trên kết quả của
Ý kiến kiểm toán
cuộc kiểm toán
Nếu KTV được yêu cầu báo cáo các vấn đề khác theo luật thì cần thêm một đoạn dưới
Trách nhiệm về báo cáo
đoạn ý kiến của KTV là đoạn “Report on other legal and regulatory requirements” – Báo
khác
cáo theo yêu cầu về pháp lý và quy định khác”
BCKT phải bao gồm chữ ký của KTV, nó có thể là chữ ký của KTV hoặc Công ty kiểm
Chữ ký của KTV
toán hoặc cả 2
Ngày của BCKT không được sớm hơn ngày thu thập đủ bằng chứng thích hợp vì ý kiến
Ngày của BCKT
về BCTC của KTV dựa trên việc thu thập bằng chứng
Địa chỉ của KTV Cần phải đưa địa chỉ của của đơn vị kiểm toán vào trong BCKT

2. Các loại ý kiến kiểm toán

Để đưa ra được ý kiến kiểm toán phù hợp, KTV cần xem xét các yếu tố sau:

 Có thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp không
 Sai sót chưa được sửa chữa và điều chỉnh có trọng yếu không

Do đó, có các loại ý kiến kiểm toán sau:   

Cụ thể:

a. Ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến không phải điều chỉnh 

Đây là ý kiến được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn
khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

b. Ý kiến phải điều chỉnh 

Loại ý kiến này được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC có sai sót trọng yếu hoặc có thể có sai sót trọng yếu trong
trường hợp KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Bao gồm 3 loại sau:

Loại ý kiến  Nội dung


Ý kiến này được đưa ra khi:

 Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp thu thập được, KTV kết
Ý kiến chấp nhận từng luận là các sai sót riêng lẻ hay tổng hợp, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan
phần tỏa đối với BCTC, hoặc:
 KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý
(Qualified opinion) kiến kiểm toán nhưng KTV có thể kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của
các sai sót chưa được phát hiện có thể trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với
BCTC

Ý kiến được đưa ra sau khi đã thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp nhưng theo ý
kiến của KTV:

Ý kiến trái ngược  BCTC chưa phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc
 BCTC chưa tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hoặc
(Adverse opinion)  Các thông tin chưa được thuyết minh đầy đủ hoặc thuyết minh chưa chính xác.

Trong cả 3 trường hợp trên, ý kiến trái ngược được đưa ra khi KTV và công ty kiểm toán
kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Ý kiến từ chối Đây là loại ý kiến được đưa ra khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV sẽ kết luận rằng những ảnh hưởng có thể
(Disclaimer opinion) có của các sai sót chưa được phát hiện có thể trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Đối với những ý kiến phải điều chỉnh, trong báo cáo kiểm toán, KTV cần phải đưa ra “cơ sở của ý kiến chấp nhận từng
phần/ý kiến trái ngược/ý kiến từ chối” (basis for qualified opinion/adverse opinion/disclaimer opinion) trước khi đưa ra ý
kiến kiểm toán phù hợp.

Nếu KTV dự định đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, KTV cần phải thảo luận với Ban giám đốc về những tình huống dẫn
đến việc KTV đưa ra ý kiến đó và những từ ngữ trong báo cáo kiểm toán. Và việc này nhằm giúp KTV thông báo cho Ban
giám đốc, nếu Ban giám đốc không đồng ý thì cần phải đưa thêm thông tin và lời giải thích về những vấn đề mà KTV đưa
ra.

Ví dụ về trường hợp KTV đưa ra tình huống trái ngược:

Doanh nghiệp xây dựng một tòa nhà trong năm dùng để bán. Do đó, tòa nhà này nên được ghi nhận là hàng tồn kho. Tuy
nhiên, doanh nghiệp lại ghi nhận là tài sản cố định và thực hiện trích khấu hao. Mặt khác, giá trị tòa nhà này chiếm tới
90% tổng tài sản. Đây là sai sót trọng yếu, nếu doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, KTV sẽ đưa ra ý kiến trái
ngược.

Chú ý:

Để dễ ghi nhớ khi làm bài, ta có bảng tổng kết sau về các ý kiến kiểm toán.

Trọng yếu và lan


Trọng yếu nhưng không lan
Tiêu chí tỏa (Material and
tỏa (Material but not pervasive)
pervasive)
BCTC có sai sót trọng yếu Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến trái ngược
KTV không thể thu thập được đầy đủ
những bằng chứng thích hợp cho cuộc Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến từ chối
kiểm toán

3. Vấn đề cần nhấn mạnh và vấn đề khác trong BCKT

a. Vấn đề cần nhấn mạnh (Emphasis of matter paragraph)

Nếu KTV nhận thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng về một vấn đề nào đó đã được trình bày trong BCTC mà
theo xét đoán của họ vấn đề đó đặc biệt quan trọng thì cần trình bày thêm đoạn vấn đề cần nhấn mạnh. Khi đó, KTV cần
phải chú ý các điểm sau:

 Được trình bày ngay sau đoạn ý kiến của KTV trong BCKT
 Sử dụng tiêu đề “Vấn đề cần nhấn mạnh”
 Thể hiện sự tham chiếu rõ ràng đến vấn đề cần nhấn mạnh và đến các vấn đề được thuyết minh liên quan trong
BCTC
 Thể hiện rõ là ý kiến của KTV không bị thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề cần nhấn mạnh

b. Vấn đề khác

Nếu KTV nhận thấy cần phải trao đổi về vấn đề khác ngoài các vấn đề được trình bày trong BCTC mà theo xét đoán của
họ vấn đề đó thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV thì cần trình bày thêm
đoạn vấn đề khác. Khi đó, KTV cần phải chú ý các điểm sau:
 Được trình bày ngay sau đoạn ý kiến của KTV và đoạn vấn đề cần nhấn mạnh trong BCKT
 Sử dụng tiêu đề “Vấn đề cần khác”

Chú ý: 

Nếu KTV dự kiến trình bày “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “vấn đề khác” trong BCKT thì vẫn cần phải trao đổi Ban giám
đốc.

4. Những thông tin khác

KTV cần phải rà soát các thông tin khác để xác định được những điểm không nhất quán trọng yếu (material
inconsistencies) và thông tin sai lệch trọng yếu (material misstatement of fact).

Trường hợp Điểm không nhất quán trọng yếu Thông tin bị sai lệch
Nếu việc sửa đổi BCTC là cần thiết
KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần  
nhưng Ban giám đốc không đồng ý
KTV cần trao đổi với BQT (trừ trường hợp Ban
Giám đốc là BQT) và thực hiện 1 trong 3 phương
án sau: KTV sẽ thông báo với
Nếu việc sửa đổi thông tin khác là BQT (trừ trường hợp Ban
cần thiết nhưng Ban giám đốc không  Trình bày những điểm không nhất quán Giám đốc là BQT và tiến
đồng ý trọng yếu ở đoạn “Vấn đề khác” hành thêm các biện pháp
 Không phát hành BCKT phù hợp
 Rút khỏi cuộc kiểm toán

II. Báo cáo cho BQT

Báo cáo cho BQT (Reports to Management) có thể được gửi bởi kiểm toán độc lập sau khi kiểm toán giữa niên
độ (interim audit) và kiểm toán cuối năm (final audit) kết thúc. KTV chỉ ra những điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội
bộ, những tác động của chúng lên doanh nghiệp và đưa ra những khuyến nghị để giảm thiểu tác động đó.

Khi đưa ra báo cáo này, KTV cần chú ý các điểm sau:

 Ngôn từ được sử dụng trong báo cáo này không được mâu thuẫn với ý kiến kiểm toán trong BCKT
 KTV chỉ rõ hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ chỉ được thực hiện trong phạm vi cần thiết để xác định thủ tục
kiểm toán cho BCKT chứ không phục vụ cho mục đích quản trị hay đưa ra mức đảm bảo về hệ thống này.
 Báo cáo này sẽ nêu rõ là KTV chỉ thảo luận về những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ mà họ phát hiện ra trong
khi thực hiện kiểm toán và những điểm yếu khác mà có thể tồn tại.
 Báo cáo này được cung cấp nhằm phục vụ cho mục đích quản trị.

III. Bài tập minh họa

'In our opinion, the financial statement do not a give true and fair view of the state of the company’s affairs as at 31 Dec
20X4 and its profit for the year then ended'.

Which ONE of the following describe the type of opinion and assurance provided by the above?

A: Unqualified opinion, negative assurance

B: Unqualified opinion, positive assurance

C: Qualified opinion, negative assurance


D: Qualified opinion, positive assurance

Phân tích đề

Ý kiến dưới đây mô tả loại ý kiến kiểm toán nào và mức độ đảm bảo là gì?

''Theo quan điểm của chúng tôi, BCTC không đưa ra một cái nhìn trung thực và hợp lý về tình hình của doanh nghiệp tại
thời điểm 31/12/20X4 và lợi nhuận cho năm 20X4".

Trả lời: D

Đầu tiên ta có thể nhìn thấy rằng ý kiến của KTV là “do not give a true and fair view”, tức là qualified opinion (chấp nhận
từng phần) tuy nhiên nó vẫn thuộc mức độ bảo đảm dạng khẳng định.

You might also like