You are on page 1of 14

LUYỆN ĐỀ - PHẦN TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU – BUỔI 2

Câu 41: Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đồ thị hàm số y = x3 + ( m + 2 ) x 2 + ( m 2 − m − 3) x − m 2
cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt?

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
x 3 + ( m + 2 ) x 2 + ( m 2 − m − 3) x − m 2 = 0

 ( x − 1)  x 2 + ( m + 3) x + m 2  = 0

 x =1
 2
 x + (m + 3) x + m = 0(*)
2

Đồ thị hàm số cắt Ox tại 3 điểm phân biệt  Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 1.


 = (m + 3) − 4m = −3m + 6m + 9  0
2 2 2

− m + 2m + 3  0
2

  2  −1  m  3

1 + m + 3 + m 2
 0 
 m + m + 4  0
 m  0;1; 2( m  )

Có 3 giá trị nguyên của m thỏa mãn.


Câu 42: Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thoả mãn z.z = 1 là

A. một đường thẳng. B. một đường tròn. C. một elip. D. một điểm.
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Đặt z = x + yi ; x, y  . Khi đó z = x − yi .

Vì z.z = 1  ( x + yi )( x − yi ) = 1  x 2 + y 2 = 1 .

Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z cần tìm là đường tròn đơn vị.

Câu 43: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A với BC = 2a , BAC = 120 , biết
SA ⊥ ( ABC ) và mặt (SBC) hợp với đáy một góc 45 . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 a3
A. . B. a 3 2 . C. . D. .
2 9 3
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Gọi I là trung điểm BC .

+ Do ABC cân tại A nên BC ⊥ AI

+ Mặt khác do SA ⊥ ( ABC)  BC ⊥ SA

Suy ra BC ⊥ SI .

Do đó góc giữa (SBC) và đáy chính là góc SIA = 45 .

IB a
Xét AIB vuông tại I có IB = a , IAB = 60 , suy ra IA = = .
tan 60 3

a a
SAI vuông tại A có IA = , SIA = 45 nên SAI vuông cân tại A , do đó SA = IA = .
3 3

1 1 1 a3
Thể tích của khối chóp S . ABC là V = SABC .SA = . BC. AI .SA = .
3 3 2 9

 x = 6 − 4t
Câu 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho điểm A (1;1;1) và đường thẳng ( d ) :  y = −2 − t . Tìm tọa
 z = −1 + 2t

độ hình chiếu A của A trên ( d ) .
A. A(2;3;1) . B. A(−2;3;1) . C. A(2; − 3;1) . D. A(2; − 3; −1) .

Chọn đáp án C
Giải chi tiết

Ta có A ( d ) nên gọi A ( 6 − 4t ; − 2 − t ; − 1 + 2t ) ; AA = ( 5 − 4t ; − 3 − t ; − 2 + 2t ) ;

đường thẳng ( d ) có vectơ chỉ phương u = ( −4; − 1;2 ) .

AA ⊥ ( d )  AA.u = 0  ( 5 − 4t ) . ( −4 ) + ( −3 − t ) . ( −1) + ( −2 + 2t ) .2 = 0  t = 1 .

 A ( 2; − 3;1) .

Vậy A ( 2; − 3;1) .
Câu 45: Tính diện tích S của hình phẳng ( H ) giới hạn bởi các đường cong y = − x3 + 12 x và y = − x2 .
937 343 793 397
A. S = B. S = C. S = D. S =
12 12 4 4
Chọn đáp án A
Giải chi tiết
Xét phương trình hoành độ giao điểm 2 đường cong:

x = 0
− x3 + 12 x = − x 2  x( x 2 − x − 12) = 0   x = −3 .
 x = 4

4 0 4
=> Diện tích cần tìm là: S = 
−3
x3 − x 2 − 12 x dx = 
−3
x3 − x 2 − 12 x dx +  x 3 − x 2 − 12 x dx
0

0 4
0 4
 x 4 x3   x 4 x3 
=  ( x − x − 12 x ) dx +  ( x − x − 12 x ) dx =  − − 6 x 2  +  − − 6 x 2 
3 2 3 2

−3 0  4 3  −3  4 3 0

−99 −160 937


= + = .
4 3 12

Câu 46: Từ một tập gồm 10 câu hỏi, trong đó có 4 câu lí thuyết và 6 câu bài tập, người ta tạo thành các đề thi.
Biết rằng một đề thi phải gồm 3 câu hỏi trong đó có ít nhất một câu lí thuyết và 1 câu bài tập. Hỏi có thể tạo
được bao nhiêu đề khác nhau.
A. 100 B. 36 C. 96 D. 60

Chọn đáp án C
Giải chi tiết

Trường hợp 1: 2 câu lí thuyết, 1 câu bài tập. Suy ra số đề tạo ra là C42 .C61 = 36

Trường hợp 2: 1 câu lí thuyết, 2 câu bài tập. Suy ra số đề tạo ra là C41 .C62 = 60

Vậy có thể tạo được số đề khác nhau là: 36 + 60 = 96

Câu 47: Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách.
Tính xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là toán.
3 37 10 2
A. B. C. D.
4 42 21 7

Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Trên giá có tất cả: 4 + 3 + 2 = 9 bao gồm cả 3 môn: toán, lý và hóa
Lấy 3 quyển sách từ 9 quyển sách, số cách lấy ra là C93 = 84  n (  ) = 84

Gọi A là biến cố: “3 quyển lấy ra có ít nhất 1 quyển toán”.

( )
Suy ra A : “3 quyển lấy ra không có quyển toán nào”  n A = C53 = 10 .

Vậy xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển sách toán là:

( )
P ( A) = 1 − P A = 1 −
10 37
=
84 42
.

1 1
Câu 48: Cho các số thực a , b thỏa mãn a  b  1 và + = 2020 . Giá trị của biểu thức
log b a log a b
1 1
P= − bằng
log ab b log ab a
A. 2014 . B. 2016 . C. 2018 . D. 2020 .

Chọn đáp án B
Giải chi tiết

Do a  b  1 nên loga b  0 , logb a  0 và logb a  loga b .

1 1
Ta có: + = 2020
log b a log a b

 log b a + log a b = 2020

 logb2 a + log 2a b + 2 = 2020

 logb2 a + log 2a b = 2018 (*)

Khi đó, P = logb ab − loga ab = logb a + logb b − loga a − loga b = logb a − loga b

Suy ra: P 2 = ( log b a − log a b ) = log b2 a + log a2 b − 2 = 2018 − 2 = 2016  P = 2016


2

Câu 49: Trên bảng ghi một dãy số tự nhiên liên tiếp. Đúng 52% trong chúng là số chẵn. Hỏi có bao nhiêu số
lẻ được ghi trên bảng?
A. 12 số B. 13 số C. 14 số D. 15 số
Chọn đáp án A
Giải chi tiết
Từ giả thiết bài toán ta có 52% trong dãy các số được ghi là số chẵn nên ta có số chẵn nhiều hơn số lẻ.
Như vậy dãy số được ghi bắt đầu là số chẵn và kết thúc cũng là số chẵn.

Gọi số các số chẵn được ghi là x số ( x  1, x  *


) thì số các số lẻ được ghi là x −1 số.
Khi đó ta có phương trình:

x 52 x 52
=  =  48 x = 52 x − 52  4 x = 52  x = 13 ( tm ) .
x − 1 100 − 52 x − 1 48
Như vậy có 13 − 1 = 12 số lẻ được ghi trên bảng.

Câu 50: Minh và hai thợ phụ của anh mỗi người sơn với một năng suất không đổi, nhưng khác nhau. Họ luôn
bắt đầu lúc 8 giờ sáng và cả ba sử dụng một lượng thời gian như nhau để ăn trưa. Ngày thứ nhất cả ba cùng
làm việc và hoàn thành 50% ngôi nhà, kết thúc công việc lúc 4 giờ chiều. Ngày thứ hai, khi Minh vắng mặt,
hai thợ phụ chỉ sơn được 24% ngôi nhà và kết thúc công việc lúc 2 giờ 12 phút chiều. Ngày thứ ba, Minh làm
việc một mình đến 7 giờ 12 phút tối và hoàn thành công việc sơn ngôi nhà. Hỏi mỗi ngày họ đã nghỉ ăn trưa
bao nhiêu phút?
A. 45 phút B. 48 phút C. 50 phút D. 52 phút
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Gọi năng suất của Minh là x (công việc/giờ), năng suất của hai thợ phụ là y (công việc/giờ) và thời gian họ
nghỉ ăn trưa là z (giờ), ( x, y , z  0 ) .

Thời gian cả ba người cùng làm việc ngày thứ nhất là: 16 − 8 − z = 8 − z (giờ).

50
Ngày thứ nhất, cả ba người làm được 50% ngôi nhà nên ta có phương trình: ( 8 − z )( x + y ) = (1)
100

71
Đổi 2 giờ 12 phút chiều =14 giờ 12 phút = giờ.
5

96
7 giờ 12 phút chiều =19 giờ 12 phút = giờ.
5

71 31
Thời gian hai thợ phụ làm việc ngày thứ hai là: − 8 − z = − z giờ.
5 5

 31  24
Ngày thứ hai, hai thợ phụ làm được 24% ngôi nhà nên ta có phương trình:  − z  . y = ( 2)
 5  100

96 56
Thời gian hai Minh làm việc ngày thứ ba là: − 8 − z = − z giờ.
5 5
Ngày thứ ba, Minh làm được 100% − 50% − 24% = 26% ngôi nhà nên ta có phương trình:
 56  26
 − z  .x = ( 3)
 5  100

Lấy (1) − ( 2 ) − ( 3) ta được:

(8 − z )( x + y ) − 
31   56 
− z y − − zx = 0
 5   5 
31 56
 8 ( x + y ) − zx − zy − y + zy − x + zx = 0
5 5

16 9 y 16
 x − y = 0  16 x = 9 y  =
5 5 x 9

 31  24  31 
 − z y  − z  16 12
Lớp (2) chia cho (3) ta được:  5  = 100 
5 . =
 56  26  56  9 13
 − z  x 100  − z
 5   5 

31
−z
27  56   31 
 5 =  27  − z  = 52  − z 
56
− z 52  5   5 
5

1512 1612 4
 − 27 z = − 52 z  25 z = 20  z = ( tm ) .
5 5 5

4
Vậy ba người nghỉ ăn trưa giờ = 48 phút.
5
Câu 51: Tại Tiger Cup 98 có bốn đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Inđônêxia.
Trước khi thi đấu vòng bán kết, ba bạn Dung, Quang, Trung dự đoán như sau:
Dung: Singapore nhì, còn Thái Lan ba.
Quang: Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.
Trung: Singapore nhất và Inđônêxia nhì.
Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy?
A. Singapore nhì, Việt Nam nhất, Thái Lan ba, Indonexia thứ tư
B. Singapore nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan thứ tư, Indonexia ba
C. Singapore nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan ba, Indonexia thứ tư
D. Singapore thứ tư, Việt Nam ba, Thái Lan nhì, Indonexia nhất
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Ta xét dự đoán của bạn Dung
+ Nếu Singgapore nhì thì Singapore nhất là sai do đó Inđônêxia nhì là đúng(mâu thuẫn)
+ Như vậy Thái lan thứ ba là đúng suy ra Việt Nam nhì Singapore nhất và Inđônêxia thứ tư
Câu 52: Ba bạn An, Minh, Tuấn ngồi theo hàng dọc: Tuấn trên cùng và An dưới cùng. Tuấn và Minh không
được nhìn lại phía sau. Lấy ra 2 mũ trắng, 3 mũ đen và đội lên đầu mỗi người một mũ, 2 mũ còn lại đem cất
đi (2 mũ này ba bạn không nhìn thấy). Khi được hỏi màu mũ trên đầu mình, An nói không biết, Minh cũng
xin chịu. Dựa vào biểu hiện của An và Minh liệu Tuấn có thể xác định được màu mũ trên đầu mình hay không?
A. Trắng B. Đen
C. Không xác định được D. Có thể đội mũ trắng, cũng có thể đội mũ đen.
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Dựa vào những biểu hiện của An và Minh, Tuấn có thể xác định được màu mũ trên đầu mình bằng suy đoán
như sau:
- Trong 5 mũ mang ra có 2 mũ trắng. An ngồi dưới cùng mà không biết mình đội mũ gì, vậy mũ của Minh và
Tuấn không cùng là màu trắng (nhiều nhất là một mũ trắng).
- Nếu Tuấn đội mũ trắng thì từ câu trả lời của An, Minh sẽ biết ngay là mình đội mũ đen. Đằng này Minh
cũng không biết. Từ đó Tuấn xác định được mũ trên đầu mình là màu đen.
Câu 53: Tuổi của Trung sẽ nhiều gấp đôi tuổi của Tùng khi mà tuổi của Nghĩa sẽ bằng tuổi của Trung bây
giờ. Đáp án nào dưới đây là đúng?
A. Trung ít tuổi hơn Tùng.
B. Trung nhiều tuổi nhất, Nghĩa và Tùng bằng tuổi nhau.
C. Trung nhiều tuổi nhất, Tùng ít tuổi nhất.
D. Trung là người ít tuổi nhất.
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Gọi X là số tuổi của Trung hơn Nghĩa..
Theo điều kiện bài toán ra ta có:
Tuổi Trung + X = 2(tuổi Tùng + X)
Suy ra, tuổi Trung = 2 (tuổi Tùng) + X
Mặt khác: Tuổi Trung = Tuổi Nghĩa + X
Từ đó suy ra: Trung là người nhiều tuổi nhất, Tùng là người ít tuổi nhất.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 54 đến 56:
Có một chai, một vại to, một cốc, một chén và một vại thấp được xếp thành dãy theo thứ tự đó (Hình 1).
Đựng các thứ nước khác nhau là: nước chè, cà phê, ca cao, sữa và bia. Nếu đem chiếc chén đặt vào giữa vật
đựng chè và vật đựng sữa thì vật đựng chè và vật đựng ca cao sẽ cạnh nhau, vật đựng chè sẽ thay đổi thứ tự
và vật đựng cà phê ở giữa.
Câu 54: Chén đựng loại nước nào?
A. Chè B. Cà phê C. Ca cao D. Sữa
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Chiếc chén được chuyển vào giữa 2 vật đựng chè và đựng sữa, vậy vật đựng chè và vật đựng sữa chỉ có thể là
chai và vại to hoặc vại to và cốc.
Ta xét 2 khả năng đó:
TH1: Chén được chuyển vào giữa chai và vại to: Ta thấy ngay vại to chỉ có thể đựng chè hoặc sữa. Nhưng thứ
tự vại to trở nên ở giữa, nên nó đựng cà phê. Vậy khả năng này không thoả mãn. Suy ra chỉ là khả năng kia.
TH2: Chén được chuyển vào giữa vại to và cốc; vị trí của chén trở thành giữa. Vậy chén đựng cà phê.
Câu 55: Chè được đựng trong vật dùng nào?
A. Vại to B. Chai C. Cốc D. Vại nhỏ
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Theo câu 54 ta có: Chén đựng cà phê và ở chính giữa.
Khi đó, vật đựng chè là vại to hoặc cốc, và thứ tự của nó thay đổi sau khi chuyển chén, vậy vật đựng chè chỉ
có thể là cốc.
Câu 56: Theo thứ tự chai, vại lớn, vại nhỏ đựng những loại nước nào?
A. Sữa, bia, ca cao B. Bia, ca cao, sữa C. Ca cao, bia, sữa D. Bia, sữa, ca cao
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Theo câu 54 và 55 ta có: Chén đựng cà phê và cốc đựng nước chè
=> Vại lớn phải đựng sữa, và vại nhỏ đựng ca cao.
Còn lại chai đựng bia như bảng sau:
Chai Vại lớn Chén Cốc Vại nhỏ

Bia Sữa Cà phê Chè Ca cao

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:
Có 7 người: F, G, H, I, N, O và P được xếp ngồi vào một hàng dọc gồm 7 ghế, đánh số 1 đến 7 từ trên xuống
dưới, mỗi người 1 ghế. Các điều kiện sau được thỏa mãn:
- F phải ngồi ngay sau O
- G không được ngồi ngay trước N, cũng không được ngồi ngay sau N.
- Có đúng 2 ghế giữa H và P.
- Có ít nhất 1 ghế giữa I và P.
- N phải ngồi ghế số 3
Câu 57: Thứ tự ngồi nào sau đây (từ ghế số 1 đến số 7) là hợp lệ?
A. F, I, N, P, G, O, H B. G, P, N, I, H, O, F C. I, G, N, P, O, F, H D. I, H, N, P, O, F, G
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Vì F phải ngồi ngay sau O nên loại đáp án A.
Vì G không được ngồi ngay trước N, cũng không được ngồi ngay sau N nên loại đáp án C.
Vì có đúng 2 ghế giữa H và P nên loại đáp án D.
Câu 58: Nếu F ngồi ghế số 6 và H ngồi ghế số 7, người nào sau đây phải ngồi ghế số 2?
A. G B. I C. N D. O
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Nếu F ngồi ghế số 6 và H ngồi ghế số 7, và theo giả thiết ta có N phải ngồi ghế số 3.
Ta có bảng sau:

Vì giữa H và P có đúng 2 ghế nên P ngồi ghế số 4.


Vì giữa I và P có 1 ghế nên I ngồi ghế số 2 hoặc 6. Mà F đã ngồi ghế số 6 nên I ngồi ghế số 2.
Câu 59: Giả thiết 7 người được xếp theo thứ tự từ 1 đến 7 là G, I, N, H, O, F, P. Cặp nào sau đây có thể hoán
đổi vị trí (mà vẫn hợp lệ)
A. F, G B. G, H C. G, I D. H, P
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Ta có bảng sau:

Nếu đổi chỗ F và G ta có:

=> Vi phạm điều kiện F phải ngồi ngay sau O => Đáp án A sai.
Nếu đổi chỗ G và H ta có:

=> Vi phạm điều kiện G không được ngồi ngay trước N, cũng không được ngồi ngay sau N => Đáp án B sai.
Nếu đổi chỗ G và I ta có:

=> Vi phạm điều kiện G không được ngồi ngay trước N, cũng không được ngồi ngay sau N => Đáp án C sai.
Nếu đổi chỗ H và P ta có:

=> Thỏa mãn tất cả các điều kiện


Câu 60: Nếu O ngồi ghế số 1 và H ngồi ghế số 7, khi đó số ghế giữa F và I phải là:
A. 5 B. 1 C. 2 D. 3 hoặc 4
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Nếu O ngồi ghế số 1 và H ngồi ghế số 7, ta có bảng sau:

Vì F phải ngồi ngay sau O nên F ngồi ghế số 2.


Vì có đúng 2 ghế giữa H và P nên P phải ngồi ghế số 4.
Vì có ít nhất 1 ghế giữa I và P nên I phải ngồi ghế số 6 => G ngồi ghế số 5 (thỏa mãn G không được ngồi ngay
trước N, cũng không được ngồi ngay sau N).
Khi đó ta có:

Vậy giữa F và I là ghế số 3 hoặc 4.


Dựa vào các thông tin trong bảng sau để hoàn thành các câu hỏi từ 61 đến 63:
Ngày 23/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố nước này đã quyết định nâng mức cảnh báo nguy
hiểm của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) lên mức cao nhất.

Câu 61: Tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2020 tại Hàn Quốc có bao nhiêu ca nhiễm CoVid-19?
A. 433 ca nhiễm B. 500 ca nhiễm C. 209 ca nhiễm D. > 600 ca nhiễm
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2020, số ca nhiễm CoVid-19 tại Hàn Quốc là trên 600 ca nhiễm.
Câu 62: Tính đến hết ngày 23 tháng 2, số ca tử vong do nhiễm virus CoVid-19 tại Hàn Quốc là:
A. 4 B. 10 C. 5 D. 2
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Tính đến ngày 23/2/2020, số ca tử vong do nhiễm Vius CoVid-19 tại Hàn Quốc là: 5 ca.
Câu 63: Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 2 năm 2020, có thêm bao nhiêu trường hợp nhiễm CoVid-19?
A. 443 trường hợp B. 433 trường hợp C. 209 trường hợp D. 224 trường hợp
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Từ ngày 21/2/2020 đến ngày 22/2/2020 tại Hàn Quốc có thêm số trường hợp nhiễm CoVid-19 là:

433 − 209 = 224 (trường hợp).


Quan sát biểu đồ dưới đây để hoàn thành các câu hỏi 64, 65 và 66:
Số lượng huy chương Olympic của học sinh Việt Nam (2016 - 2019)

(Nguồn: baonhandan.com)
Câu 64: Tổng số huy chương Olympic của học sinh Việt Nam qua các năm 2016 - 2019 là:
A. 38 huy chương B. 120 huy chương C. 140 huy chương D. 160 huy chương
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Năm 2016: 34 huy chương
Năm 2017: 31 huy chương
Năm 2018: 38 huy chương
Năm 2019: 37 huy chương
Tổng số huy chương Olympic của học sinh Việt Nam qua các năm 2016 - 2019 là:

34 + 31 + 38 + 37 = 140 (huy chương).


Câu 65: Trung bình số huy chương Olympic mỗi năm mà học sinh đạt được là:
A. 35 B. 36 C. 37 D. 38
Chọn đáp án A
Giải chi tiết

Tổng số huy chương qua các năm là: 34 + 31 + 38 + 37 = 140 (huy chương)

Trung bình số huy chương Olympic mỗi năm là: 140 : 4 = 35 (huy chương)

Câu 66: Năm 2019, số huy chương vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến số thập phân thứ
nhất)
A. 25,2% B. 24,0% C. 26,1% D. 24,3%
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Số huy chương vàng năm 2019 là: 9 huy chương.
Tổng số huy chương năm 2019 là: 37 huy chương.

Tỉ lệ phần trăm số huy chương vàng là: 9 : 37 100%  24,3%

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70

Số giờ làm việc trung bình đối với Số giờ làm việc trung bình đối với
Đất nước người lao động toàn thời gian người lao động bán thời gian
Nữ Nam Nữ Nam
Hy Lạp 39,9 42,5 29,3 30
Hà Lan 38 38 29,2 28,3
Anh 37 37,5 28 29
Nga 39,2 40,4 34 32
Câu 67: Đối với người lao động nữ làm việc toàn thời gian, số giờ làm việc trung bình ở Hà Lan chiếm
bao nhiêu phần trăm tổng số giờ làm việc trung bình của nữ làm việc toàn thời gian ở cả 4 quốc gia?
A. 25,9% B. 31% C. 24,7% D. 27,9%
Chọn đáp án C
Giải chi tiết
Số giờ làm việc trung bình của nữ lao động làm việc toàn thời gian chiếm số phần trăm so với tổng
số giờ làm việc trung bình của nữ lao động làm việc toàn thời gian của cả 4 quốc gia là :
38 : ( 39,9 + 38 + 37 + 39, 2 ) .100% = 24, 66%  24, 7%

Câu 68: Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp
nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là
bao nhiêu phần trăm?
A. 4% B. 7,2% C. 6,1% D. 3%
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn
số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là số giờ là :
(39,9 + 42,5 + 29,3 + 30) – (37 + 37,5 + 28 + 29) =10, 2

Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn
số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là số phần
trăm là :
10, 2 : ( 39,9 + 42,5 + 29,3 + 30 ) .100% = 7, 2%

Câu 69: Ở quốc gia nào, số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ cao hơn những quốc gia còn lại?
A. Hy Lạp B. Hà Lan C. Anh D. Nga
Chọn đáp án D
Giải chi tiết
Hy Lạp: 39,9 + 29,3 = 69,2 ( giờ)
Hà Lan: 38 + 29,2 = 67,2 ( giờ )
Anh: 37 + 28 = 65 ( giờ )
Nga: 39,2 + 34 = 73,2 ( giờ )
Vậy nước Nga có số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ cao nhất trong 4 quốc gia.
Câu 70: Số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ (toàn thời gian và bán thời gian) ít hơn số giờ làm
việc trung bình của người lao động nam (toàn thời gian và bán thời gian) là bao nhiêu phần trăm?
A. 4% B. 1,1% C. 5 D. 4
Chọn đáp án B
Giải chi tiết
Tổng thời gian lao động trung bình của nam (toàn thời gian và bán thời gian) hơn tổng thời gian lao
động trung bình của nữ (toàn thời gian và bán thời gian) là :
( 42,5 + 38 + 37,5 + 40, 4 + 30 + 28,3 + 29 + 32 ) − ( 39,9 + 38 + 37 + 39, 2 + 29,3 + 29, 2 + 28 + 34 ) = 3,1
Tổng thời gian lao động trung bình của nam (toàn thời gian và bán thời gian) hơn tổng thời gian lao
động trung bình của nữ (toàn thời gian và bán thời gian) số phần trăm là:
3,1: ( 42,5 + 38 + 37,5 + 40, 4 + 30 + 28,3 + 29 + 32 ) .100% = 1,1%

You might also like