You are on page 1of 1

HÌNH HỌC

ÔN TẬP HÌNH HỌC THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9


Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và AC = 2AB. Các đường
thẳng tiếp xúc với đường tròn (O) tại A,C cắt nhau tại P . Chứng minh: BP đi
qua điểm chính giữa cung BAC.

Bài 2. Cho tam giác ABC và điểm D trên cạnh BC. Các đường tròn (ABD),(ACD)
lần lượt cắt AC,AB tại E,F. Gọi I là tâm đường tròn (AEF)

a. Chứng minh: ID vuông góc BC.

b. Gọi H là giao điểm của ID và EF và K là điểm thỏa mãn ∠HBK=∠HCK=90°.


Các đường tròn (IBK),(ICK) lần lượt cắt IC,IB tại M,N. Chứng minh: Tâm J của
đường tròn (IMN) thuộc trung trực BC.

Bài 3. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi J là tâm bàng
tiếp góc A của tam giác ABC, G là tiếp điểm của (J) và BC. Dựng đường kính DS
của (I). Chứng minh: A,G,S thẳng hàng.

Bài 4. Cho tam giác ABC. Gọi (O) là đường tròn đường kính BC. Từ A kẻ hai
tiếp tuyến AD,AE tới (O) (D,E là tiếp điểm). Dựng đường cao AF của tam giác
ABC. Gọi H là giao điểm của AF và DE. Chứng minh: H là trực tâm tam giác ABC.

Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn . Trên BC lấy hai điểm M,N sao cho AM và AN
đối xứng nhau qua đường phân giác trong ∠BAC. Chứng minh: (AMN) tiếp xúc
với (ABC).

Bài 6. Cho tam giác ABC nhọn có đường cao AH và trực tâm K. Đường thẳng
BK cắt đường tròn đường kính AC tại D,E ( BD  BE ). Đường thẳng CK cắt
đường tròn đường kính AB tại F,G ( CF  CG ). Đường tròn ngoại tiếp tam giác
DHF cắt BC tại điểm P ( P khác H ).

a. Chứng minh: KG.KF = KD.KE


b. Chứng minh: G,H,P,E cùng thuộc một đường tròn.

Bài 7. Cho tam giác ABC nhọn có AB = 3a, AC = 7a, BC = 5a. Gọi M là trung điểm
của BC. Tính giá trị AM, diện tích tam giác ABC theo a.

You might also like