You are on page 1of 20

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM

CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM


CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Mã số: KC.01/11-15
2. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới. Mã số: KC.02/11-15
3. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa. Mã số: KC.03/11-15
4. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Mã số: KC.04/11-15
5. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng. Mã số: KC.05/11-15
6. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực1. Mã số:
KC.06/11-15
7. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch. Mã số: KC.07/11-15
8. Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng
hợp lý tài nguyên. Mã số: KC.08/11-15
9. Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển. Mã số:
KC.09/11-15
10. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng” Mã số: KC.10/11-15
11. Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020”. Mã số:
KX.01/11-15
12. Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”. Mã
số: KX.02/11-15
13. Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mã
số: KX.03/11-15
14. Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Mã số: KX.06/11-15

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM
CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông” Mã số: KC.01/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3053/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Xây dựng các giải pháp tạo nền tảng cho ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền
thông đáp ứng nhu cầu cấp bách trong một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng quan
trọng: giao thông, truyền hình số, kinh tế biển, chính phủ điện tử và một số lĩnh vực quan trọng khác.
2. Làm chủ, tạo ra một số công nghệ, chế tạo một số sản phẩm đáp ứng yêu cầu cấp bách
cho ứng dụng, xây dựng hạ tầng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, trong
đó có một số sản phẩm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
3. Tạo được các công nghệ có tính ứng dụng và hiệu quả cao, các nhóm nghiên cứu trẻ có
năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ tiềm
năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu các giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam cho xây dựng hệ thống giao
thông thông minh, truyền hình kỹ thuật số và một số ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
quan trọng có quy mô triển khai trên cả nước.
2. Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông mới, có trình
độ tiên tiến trong khu vực về: an toàn và an ninh thông tin ở mức độ cao; nhận dạng chữ viết, hình

1
Các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh về tài nguyên, nguồn lực để phát triển; các sản phẩm đó có sản lượng,
giá trị xuất khẩu lớn, hoặc có tiềm năng xuất khẩu lớn hoặc có số lương, sản lượng, giá trị lớn trong tiêu dùng,
sản xuất trong nước.
ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ, đặc biệt là tìm kiếm và xử lý tiếng Việt; tính toán phân
tán và tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây; giao thông thông minh, hệ thống định vị toàn cầu
cùng với hệ thông tin địa lý, nhận dạng tần số vô tuyến, Web thế hệ mới.
3. Nghiên cứu làm chủ, tạo ra một số công nghệ, thiết kế và chế tạo một số sản phẩm, dịch vụ
chủ yếu cho việc xây dựng mạng thế hệ sau, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh cùng các
thiết bị đầu cuối.
4. Nghiên cứu làm chủ công nghệ, thiết kế và chế tạo sản phẩm tạo nền tảng cho công
nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là vi mạch điện tử, hệ điều hành cho thiết bị
chuyên dụng và thiết bị di động.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình
1. Giải pháp và quy chuẩn quốc gia cho xây dựng hệ thống giao thông thông minh, truyền
hình số, một số ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông quan trọng có quy mô triển khai trên cả
nước.
2. Phần mềm, thiết bị và hệ thống: đảm bảo an ninh, an toàn mạng và thông tin ở mức độ
cao; nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ, đặc biệt là tìm kiếm và
xử lý tiếng Việt; máy tính hiệu năng cao và máy tính mạng cho giải quyết các bài toán lớn xử lý thông
tin y-sinh, biến đổi khí hậu, tính toán đám mây cho cộng đồng và doanh nghiệp; giao thông thông
minh, hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống thông tin địa lý cho quản lý phương tiện, nhận dạng tần
số vô tuyến, Web thế hệ mới.
3. Thiết kế, phần mềm, thiết bị, hệ thống và thiết bị đầu cuối: mạng di động thế hệ 4G và thế
hệ tiếp theo, mạng truyền hình số mặt đất, mạng truyền hình số vệ tinh.
4. Thiết kế và chế tạo các bộ vi xử lý, mạch tích hợp. Hệ điều hành cho thiết bị chuyên dụng
và thiết bị di động.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% đề tài có kết quả được công bố trên các Tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia
hoặc quốc tế;
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
Các công nghệ và sản phẩm, dịch vụ công nghệ được tạo ra có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng,
chất lượng có thể cạnh tranh được với các công nghệ và sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các nước
trong khu vực;
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
Có ít nhất 15% nhiệm vụ có giải pháp được công nhận bản quyền, sáng chế hoặc giải pháp
hữu ích; 20% các nhiệm vụ có các giải pháp đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ;
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- Hình thành được trên 20 nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh
đảm bảo cho việc nghiên cứu thành công và hiệu quả các hướng nghiên cứu trọng tâm giai đoạn tiếp
theo của Chương trình.
- 100% đề tài tham gia đào tạo sau đại học, trong đó có 50% số đề tài tham gia đào tạo tiến
sĩ.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ và chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ khi
kết thúc chương trình:
- 50% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả là các công nghệ ứng dụng trong các ngành kinh tế -
kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo;
- 30% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh (kết thúc giai đoạn sản xuất thử nghiệm);
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất - đời sống
hoặc được thương mại hoá.
- 5 đến 7 doanh nghiệp khoa học công nghệ được hình thành trên cơ sở kết quả, sản phẩm
khoa học của các nhiệm vụ thuộc Chương trình./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới”
Mã số: KC.02/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3054/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I . Mục tiêu
1. Tiếp thu và nắm vững được công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất một số loại thép
hợp kim, thép chịu nhiệt, hợp kim kim loại màu phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt ngành cơ khí chế
tạo và công nghiệp quốc phòng.
2. Phát triển và tạo được công nghệ sản xuất, chế tạo vật liệu nano, vật liệu đất hiếm, vật liệu
cao su chuyên dụng, polyme và composite đặc biệt, vật liệu y sinh, vật liệu điện tử tiên tiến phục vụ
các ngành kinh tế - kỹ thuật.
3. Tạo được một số công nghệ có triển vọng ứng dụng cao và một số nhóm nghiên cứu trẻ có
năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công
nghệ tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu, tiếp nhận và làm chủ công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất một số chủng
loại thép hợp kim, thép chịu nhiệt, hợp kim kim loại màu, một số ferô và thép sử dụng cho ngành cơ
khí chế tạo, xây dựng, giao thông và phục vụ công nghiệp quốc phòng.
2. Nghiên cứu, ứng dụng, công nghệ chế tạo vật liệu nano (nanoclay, nano ô xít, nano sinh
học,…), vật liệu polyme - compozit đặc biệt (compozit cao cấp, vật liệu chức năng đặc biệt, thân thiện
môi trường) phục vụ cho một số lĩnh vực công nghiệp và bảo vệ môi trường, vật liệu nhẹ dùng trong
xây dựng…
3. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuẩt, chế tạo các loại vật liệu y-sinh.
4. Nghiên cứu công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu huỳnh quang, vật liệu tích trữ và biến
đổi năng lượng, ôxit và kim loại đất hiếm có độ tinh khiết cao, vật liệu điện tử và quang tử.
III. Dự kiến sản phẩm
1. Các quy trình công nghệ sản xuất các loại vật liệu mới như thép hợp kim, thép chịu nhiệt,
hợp kim kim loại màu, vật liệu nano, polymer-compozit đặc biệt, vật liệu y sinh, vật liệu điện tử tiên
tiến.
2. Các dây chuyền công nghệ, hệ thống trang thiết bị máy móc quy mô phòng thí nghiệm, quy
mô pilot, quy mô công nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.
Các công nghệ và thiết bị qui mô phòng thí nghiệm đảm bảo tính mới tính tiên tiến và tính
ứng dụng cao (sản phẩm của các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ tiềm năng).
3. Các loại vật liệu mới có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại, gồm:
- Thép hợp kim phục vụ ngành đóng tàu (chế tạo động cơ, chân vịt tàu thuỷ);
- Thép hợp kim cường độ cao dùng trong các công trình xây dựng, giao thông (cầu, đường,
nhà cao tầng);
- Thép hợp kim bền hóa chất, thép chịu nhiệt, kim loại màu sử dụng trong quốc phòng (vũ khí,
trang bị) và phục vụ cho công nghiệp (hóa chất, dầu khí, chế tạo máy…);
- Polyme-compozit tiên tiến, sơn và lớp phủ bảo vệ lâu bền, sản phẩm cao su kỹ thuật,
polyme chức năng, vật liệu thân thiện môi trường;
- Một số chủng loại vật liệu huỳnh quang, vật liệu tích trữ và biến đổi năng lượng (pin mặt trời
hiệu suất cao, điôt phát sáng…), ôxit và kim loại đất hiếm (Nd2O3, CeO2, LnO2…) có độ tinh khiết cao,
vật liệu điện tử và quang tử;
IV. Chỉ tiêu đánh giá
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% đề tài có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia
hoặc quốc tế, trong đó có 20% số đề tài có công bố quốc tế.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
- Các công nghệ, dây chuyền thiết bị và vật liệu được tạo ra có tính năng kỹ thuật, chất lượng
có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực hoặc quốc tế;
- 20% sản phẩm nghiên cứu đủ điều kiện trở thành sản phẩm thương mại.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
- Có 50% các nhiệm vụ có các giải pháp đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, trong đó có ít nhất 10% nhiệm vụ có giải pháp được công nhận độc quyền sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích;
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- 100% đề tài tham gia đào tạo sau đại học, trong đó có 50% đề tài tham gia đào tạo tiến sĩ;
- Xây dựng được 7-10 nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh, đảm
bảo cho việc triển khai nghiên cứu thành công và hiệu quả các hướng nghiên cứu trọng tâm của
Chương trình ở giai đoạn tiếp theo.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi kết thúc
chương trình:
- 50% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả là công nghệ dạng tiềm năng có tính ứng dụng cao
đảm bảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện ở giai đoạn tiếp theo sẽ thành công và mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội;
- 30% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng trong các ngành KT-KT ở giai đoạn
tiếp theo;
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh, có kết quả thương mại hóa;
- 3-5 doanh nghiệp KHCN được hình thành trên cơ sở kết quả, sản phẩm khoa học của các
đề tài, dự án thuộc Chương trình./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa”
Mã số: KC.03/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3055/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Làm chủ công nghệ, thiết kế, chế tạo và đưa ra thị trường sản phẩm cơ khí đủ sức cạnh
tranh với khu vực và thế giới: một số sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm; sản
phẩm cơ khí có tỷ trọng giá trị lớn trong thiết bị toàn bộ của các dây chuyền sản xuất; sản phẩm cơ
khí chủ yếu trong đóng tàu, xây dựng; sản phẩm cơ điện tử.
2. Làm chủ công nghệ, thiết kế và chế tạo thiết bị, hệ thống tự động hóa thay thế nhập ngoại:
thiết bị, hệ thống tự động hóa chủ yếu trong một số dây chuyền sản xuất; thiết bị y tế kỹ thuật số có
nhu cầu cấp bách cho tuyến huyện và tuyến tỉnh.
3. Tạo được các công nghệ có tính ứng dụng và hiệu quả cao, các nhóm nghiên cứu trẻ có
năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ
tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ khí chủ yếu: Thiết bị có tỷ trọng giá
trị lớn trong thiết bị toàn bộ của dây chuyền sản xuất dầu khí, giấy, hóa chất, phân bón, thủy điện,
thủy công; động cơ Diezel tàu thủy, động cơ Diezel cho nông nghiệp, động cơ xăng; các chi tiết chính
của ô tô; thiết bị trên tàu và thiết bị nâng hạ cho đóng tàu, tàu chuyên dụng phục vụ an ninh quốc
phòng và dầu khí; máy và trạm biến áp điện từ 220 KV trở lên; đúc rèn phôi thép hợp kim cao; các
loại khuôn mẫu có độ chính xác và độ bền cao.
2. Nghiên cứu công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử: Máy công cụ điều khiển số
CNC và các dao cụ; một số loại rô bốt; ô tô điện; các chi tiết chính cho chế tạo rô bốt và máy CNC.
3. Nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị và hệ thống tự động hóa chủ yếu trong: Dầu khí;
sản xuất và truyền tải điện, tiết kiệm năng lượng; sản xuất thực phẩm, dược phẩm, chế tạo máy, nông
nghiệp, đóng tàu, giao thông, khai thác mỏ, an ninh quốc phòng; thiết bị y tế kỹ thuật số có nhu cầu
cấp bách cho tuyến huyện và tuyến tỉnh; phần mềm nền và chip chuyên dụng trong hệ thống tự động.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình
1. Một số sản phẩm cơ khí chủ yếu:
- Thiết bị có giá thành trên 50% trong thiết bị toàn bộ của dây chuyền sản xuất dầu khí (dàn
khoan, vận chuyển đường ống), giấy, hóa chất, phân bón, thủy điện, thủy công.
- Động cơ Diezel thấp tốc từ 1000 đến 4000 mã lực, động cơ Diesel cho máy nông nghiệp,
động cơ xăng.
- Các chi tiết chính của ô tô: hộp số, động cơ, cầu sau, cầu trước.
- Thiết bị trên boong tàu, thiết bị nâng hạ, cầu trục trọng tải lớn sử dụng trong đóng tàu và
cảng biển; tàu phục vụ an ninh quốc phòng; tàu thăm dò, khai thác dầu khí.
- Máy biến áp và các thiết bị cho trạm biến áp từ 220 KV trở lên.
- Đúc rèn phôi thép hợp kim cao trọng lượng 1,5 tấn trở lên phục vụ cho làm khuôn kim loại
và chế tạo các chi tiết trong ngành chế tạo máy.
- Các loại khuôn mẫu có độ chính xác và độ bền cao.
2. Một số sản phẩm cơ điện tử:
Máy công cụ điều khiển số CNC và các dao cụ; rô bốt công nghiệp, rô bốt chuyên dụng; ô tô
điện; động cơ AC servo chuyên dụng, hệ truyền động servo nhiều trục; hộp giảm tốc có độ chính xác
cao cho rô bốt và máy CNC.
3. Thiết bị và hệ thống tự động hóa chủ yếu trong:
Khai thác và lọc dầu; sản xuất và truyền tải điện, tiết kiệm năng lượng; dây chuyền sản xuất
thực phẩm, dược phẩm, chế tạo máy, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đóng tàu, giao
thông, an toàn trong khai thác mỏ, an ninh quốc phòng; bộ bảo vệ rơ le kỹ thuật số cho hệ thống điện;
thiết bị biến đổi điện tử công suất; máy X-quang, máy siêu âm màu, máy điện não, máy xét nghiệm tự
động, thiết bị nha khoa độ chính xác cao; phần mềm nền, chip chuyên dụng cho các cơ cấu đo lường,
chấp hành và bộ điều khiển.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% đề tài có kết quả được công bố trên các Tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia
hoặc quốc tế.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
Các công nghệ và thiết bị được tạo ra có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng có thể
cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
Có ít nhất 15% nhiệm vụ có giải pháp được công nhận bản quyền, sáng chế giải pháp hữu
ích; 20% các nhiệm vụ có giải pháp đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- Hình thành được trên 20 nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh
đảm bảo cho việc nghiên cứu thành công và hiệu quả các hướng nghiên cứu trọng tâm giai đoạn tiếp
theo của Chương trình.
- 100% đề tài tham gia đào tạo sau đại học, trong đó có 50% số đề tài tham gia đào tạo tiến
sĩ.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ và chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp KHCN khi kết thúc
chương trình:
- 50% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả là các công nghệ ứng dụng trong các ngành KT-KT ở
giai đoạn tiếp theo.
- 30% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh (kết thúc giai đoạn sản xuất thử nghiệm).
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đời sống hoặc
được thương mại hoá.
- 5 đến 7 doanh nghiệp KHCN được hình thành trên cơ sở kết quả, sản phẩm khoa học của
các nhiệm vụ thuộc chương trình.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học”
Mã số: KC.04/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3056/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Phát triển được các công nghệ nền của công nghệ sinh học (ưu tiên công nghệ gen, enzym
- protein) trong nghiên cứu phát triển công nghệ và ứng dụng đối với các lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp,
công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.
2. Tạo được quy trình công nghệ, vật liệu, sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại phục vụ cho
y tế, nông nghiệp, công nghiệp và an ninh quốc phòng.
3. Tạo được một số công nghệ có triển vọng ứng dụng cao và một số nhóm nghiên cứu trẻ có
năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công
nghệ tiềm năng.
II. Những nội dung chính
1. Nghiên cứu hệ gen và công nghệ chuyển gen:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển gen, công nghệ bất hoạt gen trong cải biến giống
vi sinh vật, cây trồng và vật nuôi;
- Xây dựng hệ thống chỉ thị phân tử phục vụ nông nghiệp và y tế;
- Chẩn đoán và điều trị bệnh bằng kỹ thuật gen;
- Nghiên cứu giải trình tự gen: giải mã một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao (lúa, cà phê).
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất protein và vắc-xin tái tổ hợp:
- Nghiên cứu tạo các protein tái tổ hợp dùng trong chẩn đoán, điều trị bệnh và phục vụ công
tác chọn giống vật nuôi, cây trồng.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo vắc-xin thế hệ mới (tái tổ hợp) phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm và bệnh mới phát sinh trên động vật và ở người.
3. Nghiên cứu phát triển công nghệ vi sinh theo định hướng công nghiệp sinh học:
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất enzym, thuốc sâu, bệnh
sinh học, vắc-xin, bảo quản chế biến;
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất các màng sinh học dùng trong y học, sản xuất và đời sống.
4. Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào:
- Công nghệ tiên tiến nhân nhanh giống cây trồng qui mô công nghiệp và nhân sinh khối cây
dược liệu quý phục vụ công nghiệp dược.
- Công nghệ nhân dòng tế bào phục vụ tạo chế phẩm sinh học.
III. Dự kiến kết quả
1. Sản phẩm qui trình công nghệ:
- Quy trình công nghệ, phần mềm phân tích chức năng gen cây trồng: năng suất, tính kháng
bệnh...;
- Quy trình công nghệ tạo protein và vắc-xin tái tổ hợp;
- Quy trình công nghệ tạo các chủng vi sinh vật tái tổ hợp mang gen chuyển;
- Quy trình và hệ thống công nghệ tiến tiến nhân nhanh giống cây trồng chất lượng cao và
sạch bệnh, quy trình công nghệ nhân sinh khối các cây dược liệu quý.
2. Sản phẩm ứng dụng:
- Sản phẩm về công nghệ gen: Có tối thiểu 3 dòng cây trồng chuyển gen có triển vọng làm vật
liệu cho công tác giống (lúa, ngô, cam...); tối thiểu 02 bộ kít chẩn đoán gen, 02 bộ kít dạng que nhúng
(quick stick);
- Marker phân tử: ít nhất 02 bộ marker phân tử phục vụ nông nghiệp, y tế;
- Sản phẩm về công nghệ protein: Có tối thiểu 3 protein, 3 hoạt chất sinh học được ứng dụng
trong chẩn đoán, điều trị bệnh ở người, vật nuôi, cây trồng;
- Sản phẩm công nghệ vi sinh vật, định hướng phát triển công nghiệp sinh học: có ít nhất 02
vắc-xin thế hệ mới cho người, động vật; 02 enzyme tái tổ hợp cho công nghiệp và 03 loại thuốc bảo
vệ thực vật sinh học được dùng rộng rãi phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn;
- Sản phẩm về công nghệ tế bào: có ít nhất 02 hệ thống tiến tiến về nhân nhanh giống cây
trồng chất lượng cao, sạch bệnh, 02 hệ thống bioreactor nhân sinh khối cây dược liệu.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
- 100% các nhiệm vụ có bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong đó có 25% số
đề tài có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế;
- Có ít nhất 1 hội thảo khoa học quốc tế, 03 hội thảo khoa học có tính liên ngành, các hội thảo
có xuất bản kỷ yếu.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
Các sản phẩm công nghệ tiếp cận nhu cầu thực tiễn và khả năng cạnh tranh cao tiến tới thay
thế các sản phẩm cùng loại trong khu vực và thương mại hoá được.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
60% nhiệm vụ có công nghệ được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Trong đó 15% nhiệm vụ có công nghệ được công nhận sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- 100% đề tài, 40% dự án SXTN tham gia đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ;
- Xây dựng được ít nhất 7-10 nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh, đảm bảo
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi kết thúc
chương trình:
- 50% các nhiệm vụ có công nghệ/sản phẩm có thể tiếp tục phát triển, trong đó 1/2 nhiệm vụ
có công nghệ được tiếp tục phát triển và ứng dụng trong các chương trình công nghệ sinh học
chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp, môi trường, chế biến...;
- 30% các nhiệm vụ có công nghệ/sản phẩm được sản xuất thử nghiệm qui mô pilot;
- 20% các nhiệm vụ có sản phẩm được thương mại hóa, trong đó có 1/2 nhiệm vụ phát triển
theo hướng công nghiệp sinh học;
- 2-3 doanh nghiệp KHCN được hình thành trên cơ sở kết quả, sản phẩm khoa học của các
đề tài, dự án thuộc Chương trình./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng”
Mã số: KC.05/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3084/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Nâng cao năng lực nghiên cứu và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
làm cơ sở cho việc lựa chọn, xây dựng, quản lý, khai thác vận hành và đảm bảo an toàn, an ninh cho
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
2. Hình thành được cơ sở khoa học phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ
pháp quy hạt nhân trong nước và quốc tế bảo đảm cơ sở cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử.
3. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ sử dụng năng lượng bức xạ và kỹ thuật hạt nhân
phục vụ hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên, môi trường và bảo
đảm an ninh quốc phòng.
4. Nắm vững và phát triển được một số công nghệ tiên tiến tạo và sử dụng nguồn năng lượng
mới, năng lượng tái tạo.
5. Triển khai ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử
dụng trong các khâu sản xuất, lưu trữ, truyền tải và tiêu thụ năng lượng.
6. Tạo ra được một số công nghệ qui mô phòng thí nghiệm, công nghệ có khả năng ứng dụng
cao và một số nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu tiếp thu các kỹ thuật, công nghệ phục vụ lựa chọn địa điểm, lập dự án đầu tư, thi
công xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân và quản lý dự án điện hạt nhân.
2. Nghiên cứu công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ và các hệ thống thiết bị có liên quan
của đảo hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu lò phản ứng, xử lý và quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu
hạt nhân đã qua sử dụng, công nghệ sản xuất uran kỹ thuật từ quặng Việt Nam, công nghệ chế tạo viên
gốm UO2.
3. Nghiên cứu phát triển kỹ thuật bảo đảm an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức
xạ, quan trắc phóng xạ môi trường, đánh giá tác động môi trường phóng xạ của cơ sở hạt nhân, kỹ thuật
xử lý các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân, kiểm tra chất lượng công trình và thiết bị nhà máy điện hạt
nhân.
4. Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
phục vụ phát triển ngành năng lượng nguyên tử nói chung và phát triển điện hạt nhân nói riêng; Nghiên
cứu cơ sở pháp lý và nội luật hoá các điều ước quốc tế liên quan bảo đảm cơ sở cho phát triển điện hạt
nhân ở Việt Nam.
5. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bức xạ và kỹ thuật hạt nhân phục vụ các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, môi trường, y tế, an ninh và quốc phòng; Nghiên cứu sản xuất các đồng vị và dược
chất phóng xạ mới, chế tạo được một số thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
6. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo như: thuỷ điện, mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển và các dạng năng lượng khác.
7. Nghiên cứu công nghệ, các giải pháp kỹ thuật và thiết kế, chế tạo các thiết bị nhằm nâng cao
hiệu quả trong các khâu sản xuất, lưu trữ truyền tải và tiêu thụ năng lượng.
III. Dự kiến sản phẩm
1. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ
đáp ứng dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam (lựa chọn địa điểm, công nghệ, xây dựng, vận hành
và bảo đảm an toàn...).
2. Cơ sở khoa học phục vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thụât đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành năng lượng nguyên tử.
3. Quy trình công nghệ sản xuất uran kỹ thuật từ quặng Việt Nam; Công nghệ chế tạo viên gốm
UO2, công nghệ chế tạo một số loại vật liệu lò phản ứng, công nghệ quản lý chất thải phóng xạ và nhiên
liệu đã qua sử dụng của điện hạt nhân và đề xuất chính sách quốc gia liên quan.
4. Các quy trình kỹ thuật thẩm định, phân tích an toàn cho dự án điện hạt nhân; Các kỹ thuật đo
liều bức xạ, đo phóng xạ môi trường, kỹ thuật chuẩn đo lường bức xạ; Cơ sở dữ liệu phông phóng xạ môi
trường; Các kỹ thuật nghiên cứu phát tán phóng xạ trong môi trường không khí, nước và đất từ cơ sở hạt
nhân; Các kỹ thuật xử lý nhiễm bẩn phóng xạ do các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân; Các kịch bản ứng
phó sự cố phù hợp.
5. Các quy trình công nghệ liên quan đến điều tra, khảo sát, xây dựng và lắp đặt nhà máy điện hạt
nhân.
6. Các quy trình công nghệ, thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ
chẩn đoán và điều trị bệnh; tạo giống cây trồng, tối ưu quy trình canh tác, xử lý sâu bệnh hại cây trồng, vật
nuôi, bảo quản lương thực, thực phẩm; tối ưu quá trình sản xuất trong công nghiệp, chế tạo vật liệu mới;
quản lý an toàn trong các ngành giao thông, xây dựng; quản lý nguồn tài nguyên nước và khai thác
khoáng sản; bảo đảm an ninh quốc phòng.
7. Quy trình công nghệ và thiết bị tạo nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo từ thuỷ điện,
mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển và các dạng năng lượng khác.
8. Công nghệ và thiết bị sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng như: thiết bị điều khiển
motor hiệu suất cao theo nguyên lý biến tần, các loại máy biến áp, máy cắt, thiết bị đo đếm, động cơ,
thuỷ điện tích năng, acquy, thiết bị kỹ thuật điện, các thiết bị sản xuất, tiêu thụ điện...
9. Các giải pháp kỹ thuật tiên tiến điều tiết, vận hành hệ thống điện luới.
IV. Chỉ tiêu đánh giá
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
- Có 100% đề tài/dự án có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ có uy
tín quốc gia;
- Có ít nhất 10 % đề tài có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ quốc
tế.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
Các công nghệ và thiết bị được ứng dụng vào sản xuất có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất
lượng có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Các công nghệ và thiết bị qui mô phòng thí nghiệm đảm bảo tính mới tính tiên tiến và tính ứng
dụng cao.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
- Có 80% nhiệm vụ đăng ký, 50% các nhiệm vụ có các giải pháp đã được chấp nhận đơn
yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Có ít nhất 15% nhiệm vụ có giải pháp được công nhận độc quyền sáng chế hoặc giải pháp
hữu ích.
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- Có 100% đề tài đào tạo được hoặc đang đào tạo ít nhất 1 tiến sĩ và 1 thạc sĩ (hoặc nhiều cử
nhân /kỹ sư);
- Có 70 % số dự án đào tạo được ít nhất 1 thạc sĩ (hoặc nhiều cử nhân/kỹ sư);
- Xây dựng được 4-5 nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ khoa học
và công nghệ.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 50% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả là các công nghệ ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ
thuật ở giai đoạn tiếp theo;
- 30% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh (kết thúc giai đoạn sản xuất thử nghiệm);
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất - đời sống hoặc
được thương mại hoá./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực2”
Mã số: KC.06/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3057/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Làm chủ được các công nghệ then chốt và giải pháp kinh tế - kỹ thuật tiên tiến để nâng cao
hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu
sản xuất, tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
2. Áp dụng được các công nghệ và giải pháp kinh tế - kỹ thuật vào sản xuất quy mô lớn các
sản phẩm hàng hóa có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao nhằm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu
hoặc thay thế một số mặt hàng nhập khẩu.
II. Nội dung
1. Lĩnh vực nông nghiệp:
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến trong sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực: công nghệ sản xuất giống (tạo giống, nhân giống), kỹ thuật sản xuất (nuôi
trồng, canh tác, khai thác hải sản xa bờ, tạo sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm của các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực) có thể áp dụng trên quy mô lớn để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây dược liệu và sản
phẩm có nguồn gốc từ cây dược liệu chủ lực của Việt Nam.
2. Lĩnh vực công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng:
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp
ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế
tạo, sản xuất lắp ráp ôtô, dệt may - da giày và sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.
- Nghiên cứu chuyển giao ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong giao thông,
xây dựng cơ sở hạ tầng.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình
1. Nhóm sản phẩm công nghệ
- Các quy trình công nghệ được chuẩn hoá đồng bộ, tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực đạt năng suất, chất lượng cao hơn hẳn so với công nghệ đang phổ biến trong
sản xuất.

2
Các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh về tài nguyên, nguồn lực để phát triển; các sản phẩm đó có sản lượng,
giá trị xuất khẩu lớn, hoặc có tiềm năng xuất khẩu lớn hoặc có số lương, sản lượng, giá trị lớn trong tiêu dùng,
sản xuất trong nước.
- Các mô hình ứng dụng công nghệ qui mô pilot trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và
dược liệu chủ lực đạt tiêu chuẩn, cho hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và
môi trường.
- Các công nghệ tiên tiến, đồng bộ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn và
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (đóng tàu, ôtô, thiết bị toàn bộ, máy CNC, nguyên phụ liệu cho ngành
dệt may - da giầy, hoá chất cơ bản, khuôn mẫu, nhựa kỹ thuật...).
- Các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông, xây dựng (công nghệ thiết kế, thi công
xây dựng nhà cao tầng, cầu, đường, thiết bị thi công giao thông, xây dựng ...).
2. Nhóm sản phẩm ứng dụng:
- Con giống, cây giống, các sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia
hoặc quốc tế; mô hình ứng dụng đưa vào sản xuất thương mại, sản xuất qui mô lớn thuộc các đối
tượng:
+ Cây trồng: lúa siêu năng suất, lúa chất lượng cao, sắn, cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu
tương, bông); cây có múi không hạt; thanh long, chè, cà phê, cao su chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
xuất khẩu;
+ Vật nuôi: gia súc, gia cầm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất ở quy mô
công nghiệp;
+ Thuỷ hải sản: tôm sú, tôm hùm, cá tra, cá ngừ đại dương, cá tầm, cá chình, cá song, cá
chim, hàu biển;
+ Sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp;
+ Nấm ăn, nấm dược liệu;
+ Dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu chủ lực: Sâm Ngọc Linh, Trinh nữ Hoàng
cung, Thông đỏ, Hồi.
- Các dây chuyền pilot trong các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn và
sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (cơ khí ôtô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, nguyên phụ liệu cho dệt
may - da giày, sản phẩm nhựa kỹ thuật, khuôn mẫu, vật liệu xây dựng…).
- Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu đạt các tiêu chuẩn chất
lượng khu vực và thế giới (các sản phẩm cơ khí trọng điểm như: tàu thuỷ, máy công cụ, thiết bị nâng
hạ, thiết bị phục vụ khai thác, chế biến than, bôxit, thiết bị nâng hạ, thiết bị thi công công trình giao
thông, xây dựng ...).
IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học: 100% nhiệm vụ khoa học công nghệ có kết quả được công
bố trên các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành có uy tín trong nước trong đó có tối thiểu 10%
nhiệm vụ khoa học công nghệ có công bố ở các tạp chí có uy tín ở nước ngoài.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ: 80% công nghệ được tạo ra đạt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật
tương đương với công nghệ hiện có của các nước trong khu vực, trong đó 30% công nghệ mới
chuyển giao cho doanh nghiệp, người sản xuất. Các sản phẩm của công nghệ có tính năng kỹ thuật,
kiểu dáng, chất lượng và giá cả có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước
trong khu vực.
3. Chỉ tiêu sở hữu trí tuệ: 70% nhiệm vụ khoa học công nghệ có công nghệ được chấp nhận
đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong số đó 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ có công nghệ
được cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
4. Chỉ tiêu về đào tạo: 80% số nhiệm vụ khoa học công nghệ có tham gia đào tạo tiến sĩ, thạc
sỹ.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 40% các nhiệm vụ có công nghệ/sản phẩm được tiếp tục phát triển và ứng dụng vào thực
tiễn của giai đoạn tiếp theo;
- 40% các nhiệm vụ có công nghệ/sản phẩm được sản xuất thử nghiệm qui mô pilot;
- 20% các nhiệm vụ có sản phẩm được thương mại hóa, trong đó 1/2 công nghệ sẵn sàng
cho áp dụng vào sản xuất trên quy mô lớn./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch ”
Mã số: KC.07/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3058/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Ứng dụng và phát triển thành công một số công nghệ bảo quản tiên tiến và giải pháp phù
hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch một số sản phẩm nông-lâm-thủy sản và dược liệu chính của
Việt Nam.
2. Đa dạng hóa các mặt hàng nông-lâm-thủy sản có giá trị gia tăng, chất lượng cao phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu.
3. Tạo ra được một số công nghệ qui mô phòng thí nghiệm có triển vọng ứng dụng cao và
một số nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học công nghệ tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến và giải pháp phù hợp nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch sản phẩm nông-lâm-thủy sản và dược liệu hiện đang có tỷ lệ hao hụt cao.
2. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến và phù hợp (kết hợp với kinh nghiệm
truyền thống) để chế biến và đa dạng hóa các mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản.
3. Sản xuất được một số đặc sản truyền thống với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình
1. Công nghệ bảo quản và giải pháp phù hợp được ứng dụng có hiệu quả để giảm tổn thất
sau thu hoạch các đối tượng nông-lâm-thủy sản và dược liệu như:
- Nông sản: lúa, ngô, sắn, cà phê;
- Lâm sản ngoài gỗ: thảo quả, mây, tre, gỗ rừng trồng;
- Thủy sản: hải sản đánh bắt xa bờ (tôm, mực, cá biển);
- Dược liệu: thảo quả, hoài sơn, đảng sâm, sinh địa ....
2. Công nghệ chế biến phù hợp nhằm đa dạng hóa các mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản nhằm
nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như:
- Nông sản: Chế biến tinh, chế biến sâu, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp thành các
sản phẩm có giá trị kinh tế;
- Lâm sản: Chế biến và sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao từ gỗ rừng trồng và lâm
sản ngoài gỗ;
- Thủy sản: chế biến các sản phẩm hải sản (tôm, mực, cá biển) và thuỷ sản nuôi biển (cá
biển, hàu, nghêu, trai ngọc, vẹm, bào ngư,...);
- Gia súc, gia cầm: thịt gà, heo, đà điểu
3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng đặc sản truyền thống ở quy mô công nghiệp
4. Một số mặt hàng có chất lượng và giá trị gia tăng cao của Việt Nam.
5. Các công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm thuỷ sản qui mô phòng thí nghiệm đảm bảo
tính mới, tính tiên tiến và tính ứng dụng cao (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng).
IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
1. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ
- 70% Công nghệ và sản phẩm do các đề tài tạo ra có trình độ và chất lượng tương đương
với công nghệ và sản phẩm của các nước tiên tiến trong khu vực;
- 90% Công nghệ và sản phẩm do các Dự án SXTN tạo ra có trình độ và chất lượng tương
đương với công nghệ và sản phẩm của các nước tiên tiến trong khu vực.
2. Chỉ tiêu sở hữu trí tuệ
- 100% Đề tài, Dự án thuộc chương trình phải đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, hoặc đơn
yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp.
- Có ít nhất 10% số nhiệm vụ có giải pháp được công nhận sáng chế hoặc giải pháp hữu ích,
30% số nhiệm vụ đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp.
3. Chỉ tiêu về đào tạo
- 70% số đề tài đào tạo được hoặc đang tham gia đào tạo ít nhất 1 thạc sĩ.
- Tạo ra được 5-7 nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ khoa học và
công nghệ.
4. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 40% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh
doanh;
- 40% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả được ứng dụng trong sản xuất ở giai đoạn tiếp theo;
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả tiếp tục phát triển ở giai đoạn nghiên cứu tiếp theo./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên”
Mã số: KC.08/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3059/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Áp dụng, phát triển và hoàn thiện được các công nghệ dự báo tiên tiến để nâng cao năng
lực dự báo, cảnh báo sớm và quản lý rủi ro một số dạng thiên tai nguy hiểm như bão (hạn dự báo từ
4 đến 7 ngày), lũ lụt miền Trung (hạn dự báo từ 3 đến 4 ngày), khô hạn (hạn dự báo từ 3 đến 6
tháng), sạt-trượt lở đất (hạn dự báo từ 2 đến 5 ngày); phát triển và hoàn thiện được các công nghệ
mới trong xây dựng các giải pháp, công trình phòng chống thiên tai.
2. Ứng dụng có hiệu quả và tạo ra được công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam
để xử lý ô nhiễm môi trường, kết hợp với xử lý và tận dụng nguồn thải (nguồn thải của chăn nuôi quy
mô vừa và nhỏ; rác thải sinh hoạt đô thị loại nhỏ, nguồn thải nông nghiệp, nông thôn, làng nghề...).
3. Xác lập cơ sở khoa học cho việc nhận dạng đầy đủ và đánh giá đúng vị thế của các dạng
tài nguyên thiên nhiên quan trọng; nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội.
4. Tạo được các công nghệ, các giải pháp khoa học có tính khả thi và có tính ứng dụng cao;
các nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở kết quả các nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học công nghệ tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu áp dụng, hoàn thiện và đánh giá khả năng sử dụng công nghệ dự báo một số
dạng thiên tai nguy hiểm thường xảy ra ở Việt Nam với các hạn dự báo phù hợp cảnh báo sớm với độ
chính xác cao (tập trung cho các đối tượng: bão, lũ lụt, lũ quét miền Trung; hạn hán khu vực Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên)
2. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đánh giá rủi ro và chu trình quản lý rủi ro thiên tai
(tập trung cho khu vực miền núi phía Bắc, nơi có các bậc thang thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình; khu vực
miền Trung, nơi có nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ).
3. Nghiên cứu công nghệ mới, kỹ thuật mới áp dụng cho các công trình phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai để nâng cao hiệu quả, độ bền và phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam
(tập trung vào các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ sông, bờ biển; công nghệ mới gia cố đê; giải pháp
khoa học công nghệ giảm thiểu các tác động bất lợi tới dân sinh, kinh tế, xã hội do ảnh hưởng của
việc vận hành các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn tới chế độ dòng chảy - lòng dẫn vùng hạ du)
4. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô
nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng nguồn thải (tập trung cho các đối tượng : chất thải các trang
trại chăn nuôi; rác thải sinh hoạt đô thị loại nhỏ, nguồn thải nông nghiệp nông thôn, làng nghề…).
5. Nghiên cứu việc phát triển thuỷ điện với vấn đề sử dụng nguồn nước và phát triển tài
nguyên sinh vật (rừng) để bảo vệ duy trì ổn định nguồn nước, môi trường nước, đồng thời đảm bảo
an toàn cho hạ du trong mùa mưa, lũ, đặc biệt ở các lưu vực sông quan trọng (tập trung vào lưu vực
sông Đồng Nai, các lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên)
6. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nhận dạng đầy đủ và đánh giá đúng vị thế của các
dạng tài nguyên thiên nhiên quan trọng (tài nguyên địa chất bao gồm khoáng sản, nước ngầm và
nước mặt, và di sản địa chất; tài nguyên sinh vật).
III. Dự kiến sản phẩm
1. Báo cáo tổng kết, các báo cáo chuyên đề, sách chuyên khảo, các công trình KH&CN công
bố, tài liệu tập huấn.
2. Công nghệ, phương pháp, mô hình tính toán và phần mềm ứng dụng trong dự báo, cảnh
báo thiên tai:
- Công nghệ dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ, vị trí, thời gian đổ bộ của bão được kiểm định
và chuyển giao.
- Công nghệ dự báo nhiệt độ và lượng mưa cho Việt Nam thời hạn từ 1 đến 3 tháng và các
giải pháp khả thi phòng chống khô hạn, lũ lụt.
- Công nghệ tích hợp khí tượng thuỷ văn mới để dự báo lũ Trung bộ trước 3 ngày mà hiện
nay chưa có ở Việt Nam có thể phục vụ được thực tế, giải quyết được bài toán dự báo lũ ở Trung bộ
trước 3 ngày góp phần chỉ đạo có hiệu quả phòng chống thiên tai.
- Chu trình quản lý rủi ro thiên tai (khu vực miền núi phía Bắc, nơi có các bậc thang thuỷ điện
Sơn La, Hoà Bình; khu vực miền Trung, nơi có nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ).
- Giải pháp công nghệ mới, kỹ thuật mới áp dụng cho các công trình phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai để nâng cao hiệu quả, độ bền và phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam.
3. Giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý khai thác và bảo vệ vùng cửa sông, ven biển:
- Giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ, chống bồi xói bờ sông, bờ biển.
- Giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ và phát triển kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái vùng
cửa sông ven biển.
4. Các qui trình công nghệ xử lý môi trường:
- Giải pháp khoa học và công nghệ giải quyết đồng bộ ô nhiễm môi trường phát sinh từ chất
thải rắn, lỏng, khí của chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ bằng hệ thống công nghệ phù hợp (cho phép giải
quyết triệt để vấn đề ô nhiễm của các trại chăn nuôi quy mô lớn mà từ trước đến nay ở nước ta
thường bị bỏ qua hoặc đối phó bằng các biện pháp đơn lẻ và không có hiệu quả).
- Hệ thống quản lý, công nghệ hoàn thiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt của đô thị loại nhỏ
(nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm quĩ đất dành cho các bãi chôn lấp, ô nhiễm không khí và ô
nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt phát sinh từ các bãi rác nhỏ lẻ đang trở nên ngày càng trầm
trọng và phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước).
5. Các cơ chế chính sách, giải pháp quản lý tổng hợp, quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6. Atlat, cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thiên tai, môi trường và tài nguyên.
7. Kết quả đào tạo, nâng cao năng lực KH&CN trong lĩnh vực thiên tai, môi trường và tài
nguyên.
IV. Chỉ tiêu đánh giá
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% đề tài /dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của
quốc gia hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít nhất 20%.
2. Chỉ tiêu về ứng dụng vào thực tiễn:
60% các kiến nghị, giải pháp, mô hình đề xuất được các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ,
ngành, UBND các tỉnh) chấp thuận cho phép triển khai.
3. Chỉ tiêu sở hữu trí tuệ:
Có ít nhất là 15% số đề tài/dự án có kết quả được cấp bằng hoặc chấp nhận đơn yêu cầu bảo
hộ sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích hoặc sáng chế).
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- 80% số đề tài, dự án đào tạo được hoặc góp phần đào tạo ít nhất là 01 tiến sỹ và 01 thạc sỹ.
- Hình thành được trên 10 nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh góp
phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn lực nghiên cứu, triển khai thành công và hiệu quả các nội
dung nghiên cứu trọng tâm của Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 60% đề tài/dự án có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho việc quy hoạch sử dụng
hợp lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh
thổ.
- 20% đề tài/dự án có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong việc phòng tránh thiên tai và bảo
vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- 20% đề tài/dự án có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”
Mã số: KC.09/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật về biển và khung thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, vùng ven biển và hải đảo,
bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của Việt Nam.
2. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc khai thác hợp lý tài nguyên biển và hải đảo; quy
hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
3. Ứng dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát,
điều tra tài nguyên, môi trường biển; phòng tránh thiên tai trên biển, đảo. Chú trọng triển khai KHCN
biển liên quan đến vùng nước sâu và xa bờ nhằm khẳng định chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc
phòng trên vùng biển và hải đảo Việt Nam.
4. Tạo một bước chuyển biến mới về công nghệ nghiên cứu biển và nâng cao tiềm lực khoa
học công nghệ biển thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu một số vấn đề quan
trọng của Biển Đông.
II. Các nội dung nghiên cứu chính
1. Xây dựng các luận cứ khoa học, thực tiễn phục vụ cho việc hoạch định và hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về biển và khung thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, vùng
ven biển và hải đảo Việt Nam.
2. Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật cho công tác
phân vùng chức năng và quy hoạch không gian biển phục vụ việc xây dựng kế hoạch khai thác và sử
dụng hợp lý bền vững các vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam.
3. Nghiên cứu các trường địa vật lý, cấu trúc địa chất, địa chất công trình, cơ chế địa động
lực hình thành và phát triển thềm lục địa Viêt Nam; quy luật hình thành các loại hình khoáng sản quan
trọng liên quan (dầu khí, khoáng sản rắn và khí hydrate) phục vụ xác định chính xác ranh giới ngoài
của thềm lục địa nước ta, mở rộng công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản đặc biệt là ở
vùng biển nước sâu.
4. Nghiên cứu các trường khí tượng thủy văn, các trường âm, trường thuỷ động lực biển Việt
Nam phục vụ yêu cầu khảo sát ngầm dưới nước, hàng hải và quốc phòng, an ninh dưới đáy biển.
5. Triển khai ứng dụng quy trình công nghệ dự báo ngư trường và kiểm chứng nâng cao hiệu
quả dự báo phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
6. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thiêt kế, xây dựng các công trình trên
biển, ven biển, trên các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ (quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các công
trình DK).
7. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu một số vấn đề quan trọng của Biển Đông: tương tác
sông - biển cửa sông Hồng, sông Cửu Long; cấu trúc địa chất và hoạt động kiến tạo của biển Đông;
đánh giá về tài nguyên, môi trường biển (chú trọng đến các đối tác chính là Liên bang Nga, CHLB
Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản).
III. Dự kiến sản phẩm
1. Bộ cơ sở dữ liệu theo các nội dung liên quan và tài liệu gốc:
- Tập bản đồ về cấu trúc địa chất được xây dựng trên cơ sở các tài liệu thực địa mới nhất,
phân tích, đối sánh và tổng hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây, thể hiện rõ về bối cảnh kiến
tạo-địa động lực Biển Đông Việt Nam trong kiến tạo khu vực Đông Nam Á và thế giới.
- Tập bản đồ phân vùng chức năng biển đảo Việt Nam làm cơ sở khoa học phục vụ nâng cao
năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền, tài nguyên và môi trường vùng biển đảo Việt Nam,
đặc biệt vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
2. Các đề xuất về thể chế, chính sách, giải pháp theo các nội dung liên quan:
- Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ chủ quyền, đàm phán thực hiện luật khai thác chung giữa
các quốc gia có biển tranh chấp.
- Cơ sở khoa học, thực tiễn và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an
ninh quốc phòng hệ thống các huyện đảo Trung Bộ và Nam Bộ (phần biển Đông) của Việt Nam.
- Các giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ
thuật, các công trình tại các đảo san hô xa bờ, khu vực DKI phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc
phòng.
- Các mô hình dự báo theo các nội dung liên quan.
3. Các báo cáo khoa học, báo cáo tổng hợp, sách chuyên khảo; các bài báo khoa học:
- Hệ thống các cơ sở dữ liệu hải dương học, nghề cá hoàn chỉnh cho phép đánh giá và dự báo
ngư trường theo công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản xa bờ.
- Bộ dữ liệu được quản lý và khai thác bằng công nghệ GIS về phân vùng địa lý tự nhiên và
kinh tế - xã hội biển đảo Việt Nam và lân cận, bao gồm: các tài liệu đã được thu thập; các kết quả tính
toán nghiên cứu; các bản đồ phân vùng chuyên đề; bản đồ phân vùng quy hoạch tổng hợp.
- Sách chuyên khảo, các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí trong nước và nước ngoài nhằm
hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên truyền về biển và hải đảo Việt Nam.
4. Kết quả đào tạo nâng cao trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
IV. Chỉ tiêu đánh giá
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% đề tài có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia
hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít nhất 20%.
2. Chỉ tiêu về khả năng ứng dụng:
Các sản phẩm đều có tính mới, đạt trình độ quốc gia, có thể được áp dụng trong nghiên cứu,
sản xuất.
3. Chỉ tiêu đào tạo:
100% đề tài có tham gia đào tạo thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
4. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
Có ít nhất từ 2-3 sản phẩm được cấp văn bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 40% đề tài có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch khai thác,
sử dụng (quy hoạch không gian) biển, vùng ven biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, đảo,
vùng ven biển.
- 40% đề tài có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong giám sát, điều tra tài nguyên, môi
trường biển; phòng tránh thiên tai trên biển, đảo.
- 20% đề tài có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng”
Mã số: KC.10/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3061/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Làm chủ được một số kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị
bệnh, tật ở người.
2. Ứng dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có chất lượng
cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, thay thế nhập
khẩu và có khả năng xuất khẩu.
3. Có được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng và một số nhóm
nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở thực hiện và kết quả của các nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và công nghệ tiềm năng.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất một số vắc xin và sinh phẩm y tế.
2. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị:
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để chẩn đoán sớm một số bệnh, tật;
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật ghép tạng;
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật ít xâm lấn trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật;
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật.
3. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất một số thuốc hóa dược
đảm bảo chất lượng tương đương với thuốc nhập khẩu cùng loại có chất lượng cao.
4. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc từ dược liệu đạt
tiêu chuẩn các nước tiên tiến.
5. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất một số thuốc phóng xạ
đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến.
III. Dự kiến sản phẩm
1. Các quy trình công nghệ sản xuất và sản xuất được một số vắc xin và sinh phẩm y tế đạt
tiêu chuẩn các nước tiên tiến;
2. Các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người:
- Kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán sớm ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền;
- Chỉ định và quy trình kỹ thuật ghép các tạng, ghép đa tạng;
- Chỉ định và quy trình kỹ thuật can thiệp nội mạch, phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh của
cơ quan tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tim mạch;
- Chỉ định và quy trình ứng dụng kỹ thuật y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị các bệnh
ung thư, tim mạch.
3. Các quy trình công nghệ sản xuất và sản xuất được một số thuốc hóa dược có chất lượng
tương đương với các thuốc nhập khẩu cùng loại có chất lượng cao.
4. Các quy trình công nghệ sản xuất và sản xuất được một số thuốc từ dược liệu đạt tiêu
chuẩn các nước tiên tiến có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
IV. Chỉ tiêu đánh giá
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
- 10 % đề tài có bài báo công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới;
- 50% đề tài có kết quả được báo cáo tại các hội thảo tầm quốc gia, quốc tế;
- 100% đề tài có bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
- 30% công nghệ và sản phẩm do các đề tài tạo ra có trình độ và chất lượng tương đương với
công nghệ và sản phẩm của các nước tiên tiến trên thế giới;
- 70% công nghệ và sản phẩm do các đề tài tạo ra có trình độ và chất lượng tương đương với
công nghệ và sản phẩm của các nước tiên tiến trong khu vực.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
90% công nghệ được đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó 30% công nghệ được
cấp văn bằng bảo hộ
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- 100% đề tài có tham gia đào tạo Thạc sĩ và/hoặc Tiến sĩ;
- Xây dựng được 7-10 nhóm nghiên cứu trẻ thực hiện thành công và hiệu quả các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ mang tính đột phá thuộc lĩnh vực y-dược học.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 50% nhiệm vụ có kết quả là các công nghệ được ứng dụng trong giai đoạn tiếp theo;
- 30% nhiệm vụ có kết quả được ngành y tế chấp nhận ứng dụng trong dự phòng, chẩn đoán
và điều trị bệnh, tật;
- 20% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế hoặc được thương mại
hóa./.
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020”.
Mã số: KX.01/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3085/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Dự báo các cục diện và xu hướng phát triển trong khu vực và thế giới; khả năng tác động
của chúng đến sự phát triển của Việt Nam và đề xuất các giải pháp ứng phó;
2. Làm rõ các vấn đề về phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội – văn hóa – môi trường theo yêu
cầu phát triển bền vững trong điều kiện cụ thể của Việt Nam;
3. Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ tăng tốc
phát triển kinh tế Việt Nam, bắt kịp các nước trong khu vực và quốc tế;
4. Giải pháp thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam, để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
II. Nội dung
1. Phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam; Nhận diện bối cảnh trong nước, quốc tế và dự
báo phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020:
- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2010, phân tích những khó
khăn và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới;
- Xu hướng phát triển của khu vực và thế giới, dự báo những biến động tài chính toàn cầu,
tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế Việt Nam và các giải pháp ứng phó;
- Cục diện kinh tế thế giới và các chính sách điều chỉnh kinh tế sau các biến động khủng
hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản phù hợp giai đoạn tới (các vấn đề về lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, các vấn đề về thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở nhìn từ góc độ kinh
tế, chính trị và xã hội):
- Tính đồng bộ của hệ thống thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam;
- Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới; các vấn đề về sở hữu
và bình đẳng trong cơ chế kinh tế thị trường giữa các thành phần kinh tế;
- Phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao trong chiến
lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam;
- Vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước và quản lý doanh nghiệp nhà nước trong
nền kinh tế thị trường.
3. Nghiên cứu những vấn đề về chất lượng tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nền kinh tế Việt Nam:
- Mô hình và chính sách phát triển kinh tế thị trường và các loại thị trường; các vấn đề phát
triển kinh tế của các vùng trong giai đoạn phát triển mới;
- Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng
theo chiều sâu và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với xu hướng phát triển mới của
kinh tế tri thức và sự phát triển của khoa học và công nghệ;
- Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong khu vực và trên thế giới về mô hình tăng
trưởng xanh và mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những yếu tố thích hợp và sự điều chỉnh các
mô hình đó để áp dụng cho Việt Nam trong bối cảnh mới;
- Mô hình và chính sách phát triển các loại thị trường;
- Các vấn đề để giải thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình„;
- Bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh tài chính (tự do hóa tài chính và giảm thiểu rủi ro), sự mất
giá của đồng tiền;
- Đô thị hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn và những biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Nghiên cứu những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế:
- Tác động của các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, ...) đến phát triển kinh tế Việt
Nam;
- Tác động của tiến trình hội nhập (đa phương, khu vực) đối với doanh nghiệp, các ngành
kinh tế và nền kinh tế Việt Nam;
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài;
- Cải cách cơ chế, chính sách đáp ứng với những đòi hỏi của tiến trình hội nhập.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình:
1. Các đánh giá định tính và định lượng về thực trạng nền kinh tế Việt Nam; Dự báo về những
biến động kinh tế quốc tế và dự báo tác động của bối cảnh trong nước, ngoài nước đến nền kinh tế
nước ta.
2. Luận cứ khoa học và tổng kết thực tiễn về mô hình, chính sách phát triển kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn tới.
3. Các đề xuất về ý tưởng và quan điểm cơ bản để định hướng, mô hình phát triển kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xa hơn. Các luận cứ cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn sau năm 2020.
4. Các luận cứ để xây dựng cơ chế và chính sách phát triển đồng bộ kinh tế thị trường, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhằm phát triển
nhanh, bền vững đất nước đến năm 2020.
5. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học của Chương trình và các đề tài thuộc Chương trình:
- Đáp ứng được yêu cầu theo các tiêu chí cụ thể để xác định, đánh giá;
- Tổng kết được các kết quả nghiên cứu đã có;
- Đề xuất được những nhận thức mới;
- Dự báo được các khả năng phát triển và biến đổi của những vấn đề nghiên cứu đặt ra;
- Có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cụ thể.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá chương trình:
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100 % đề tài có kết quả được xuất bản thành sách và được công bố trên các tạp chí khoa học
và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít
nhất 20%;
2. Chỉ tiêu về đào tạo:
70% đề tài đào tạo được hoặc đang đào tạo ít nhất 1 tiến sỹ và 1 thạc sỹ.
3. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 30% số đề tài nghiên cứu có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- 20% số đề tài có kết quả góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn
chỉnh cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương;
- 50% số đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và
thực tiễn, đóng góp cho việc phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”. Mã số:
KX.02/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3086 /QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ)

I. Mục tiêu
1. Cung cấp cơ sở khoa học để hình thành nền tảng lý luận và thực tiễn của mô hình xã hội
Việt Nam;
2. Dự báo xu hướng và triển vọng phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội;
3. Làm rõ bản chất và đặc trưng của mô hình xã hội Việt Nam; phương hướng, biện pháp xây
dựng và quản lý xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
4. Luận cứ mô hình xã hội hướng tới của Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội với phát triển kinh
tế trong phát triển bền vững và tác động của biến đổi khí hậu; mối quan hệ giữa phát triển xã hội,
quản lý phát triển xã hội với dân chủ, công bằng, bình đẳng xã hội.
2. Nghiên cứu các vấn đề mới và nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng xã hội và phân
tầng xã hội; những tác động xã hội của nó đối với phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020:
- Thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội và di động xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế;
- Vấn đề lợi ích nhóm trong xã hội và quản lý các nhóm lợi ích ở nước ta;
- Vấn đề cơ hội tham dự và bình đẳng trong cơ hội tham dự của các nhóm xã hội trong quản
lý xã hội;
- Vấn đề giới và gia đình bền vững ở Việt Nam đến năm 2020;
- Vấn đề đồng thuận xã hội và xung đột xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội;
- Vấn đề xây dựng cộng đồng xã họi hòa hợp có kỷ cương, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Nhận dạng sự biến đổi của hệ giá trị xã hội và sự hình thành hệ giá trị xã hội mới; các biểu
hiện của sự lệch chuẩn xã hội và các giải pháp khắc phục; vấn đề tham nhũng, tội phạm và tệ nạn xã
hội trong quản lý phát triển xã hội.
4. Nghiên cứu và đề xuất chính sách và công cụ quản lý phát triển xã hội của mô hình xã hội
đến năm 2020:
- Vấn đề phân cấp, phân quyền quản lý xã hội, quản lý đô thị trong phát triển bền vững và tác
động của biến đổi khí hậu;
- Vấn đề cơ cấu dân số và chính sách về dân số, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân
trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Vấn đề hòa nhập xã hội của nhóm xã hội bị thiệt thòi (dân tộc, biển đảo, người tàn tật, người
cao tuổi, người gặp khó khăn do thiên tai, bệnh xã hội, ...);
- Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ở mọi vùng miền, giải pháp nhằm
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm công bằng xã hội;
- Vai trò của các tổ chức phi nhà nước (các quỹ phát triển xã hội, các NGO, ...) trong phát
triển xã hội (tư vấn, phản biện xã hội, ...) và tham gia quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Chính sách
đối với các tổ chức xã hội.
5. Làm rõ tác động của hội nhập quốc tế trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội:
- Kinh nghiệm của các nước về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Các mô hình xã hội đặc trưng trên thế giới, ảnh hưởng tới Việt Nam trong quá trình hội
nhập, các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
- Những giá trị nhân loại tác động tới phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Việt Nam
trong hội nhập.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình:
1. Hệ thống lý luận, quan điểm cơ bản và luận cứ khoa học về phát triển xã hội bền vững và
quản lý phát triển xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng.
2. Kết quả đánh giá về thực trạng phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam.
3. Những kết quả dự báo xu thế, đề xuất về khung chính sách và các giải pháp đột phá về
phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đến năm 2020.
4. Những luận cứ khoa học và đề xuất về mô hình, chính sách, cơ chế và chế tài quản lý phát
triển xã hội bền vững trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
5. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học của Chương trình và các đề tài thuộc Chương trình:
- Đáp ứng được yêu cầu theo các tiêu chí cụ thể để xác định, đánh giá;
- Tổng kết được các kết quả nghiên cứu đã có;
- Đề xuất được những nhận thức mới;
- Dự báo được các khả năng phát triển và biến đổi của những vấn đề nghiên cứu đặt ra;
- Có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cụ thể.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá chương trình:
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100 % đề tài có kết quả được xuất bản thành sách và được công bố trên các tạp chí khoa học
và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít
nhất 20%;
2. Chỉ tiêu về đào tạo:
70% đề tài đào tạo được hoặc đang đào tạo ít nhất 1 tiến sỹ và 1 hoặc nhiều thạc sỹ, cử
nhân.
3. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 30% số đề tài nghiên cứu có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- 20% số đề tài có kết quả góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn
chỉnh cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương;
- 50% số đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và
thực tiễn, đóng góp cho việc phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn./.

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”
Mã số: KX.03/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3087/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ)
I. Mục tiêu
1. Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về quan hệ giữa văn hóa và phát triển; Sự
biến đổi văn hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại; Quyền con người vì mục tiêu phát triển
con người và văn hóa;
2. Định hướng xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa lãnh đạo, các giá trị văn hóa trong các hoạt
động xã hội của con người ở cộng đồng, trước sự phát triển xã hội và hội nhập quốc tế; Định hướng
xây dựng đạo đức, lối sống, tác phong của con người trong các hoạt động xã hội cơ bản vì mục tiêu
phát triển đất nước;
3. Đánh giá thực trạng con người, nguồn nhân lực theo ngành, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu
nguồn nhân lực cho từng ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020;
4. Cung cấp cơ sở khoa học cho xây dựng các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu và chiến
lược phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực.
II. Nội dung
1. Đánh giá thực trạng văn hóa, con người và nguồn nhân lực Việt Nam.
2. Nghiên cứu sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội công
nghiệp và nền kinh tế tri thức.
3. Nghiên cứu, xây dựng hành vi chuẩn mực của cá nhân và nhóm xã hội trong mối quan hệ
với phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu quyền con người và các điều kiện thực thi quyền con người
vì mục tiêu phát triển.
4. Nghiên cứu khả năng thích ứng văn hóa của các tầng lớp dân cư nước ta hiện nay với cơ
chế thị trường, với sự hội nhập quốc tế. Nghiên cứu vai trò và sự tham gia của người dân trong hoạt
động quản lý và phát triển văn hóa.
5. Nghiên cứu tác động của hội nhập và tiếp biến văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nhân cách con người mới giai đoạn 2011 - 2020.
6. Nghiên cứu các vấn đề mới về quan điểm, nhu cầu, hệ tiêu chuẩn của nguồn nhân lực chất
lượng cao, phương hướng, giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
7. Nghiên cứu các tác động xã hội đối với phát triển con người giai đoạn 2015-2020.
III. Dự kiến các sản phẩm của chương trình:
1. Các đề xuất hệ quan điểm, chính sách và lộ trình xây dựng văn hóa và trí tuệ con người
Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và phát triển văn hóa Việt Nam trong phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế.
2. Kết quả dự báo, mô hình, giải pháp tổ chức, thực hiện chính sách phát triển con người,
nguồn nhân lực và phát triển văn hóa được áp dụng ở một số ngành, địa phương.
3. Các kết quả nghiên cứu được công bố, phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại
chúng; các công trình nghiên cứu được xuất bản; các kết quả về đào tạo cán bộ khoa học và công
nghệ.
5. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học của Chương trình và các đề tài thuộc Chương trình:
- Đáp ứng được yêu cầu theo các tiêu chí cụ thể để xác định, đánh giá;
- Tổng kết được các kết quả nghiên cứu đã có;
- Đề xuất được những nhận thức mới;
- Dự báo được các khả năng phát triển và biến đổi của những vấn đề nghiên cứu đặt ra;
- Có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cụ thể.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá chương trình:
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100 % đề tài có kết quả được xuất bản thành sách và được công bố trên các tạp chí khoa học
và công nghệ chuyên ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít
nhất 20%;
2. Chỉ tiêu về đào tạo:
70% đề tài đào tạo được hoặc đang đào tạo ít nhất 1 tiến sỹ và 1 thạc sỹ.
3. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 30% số đề tài nghiên cứu có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- 20% số đề tài có kết quả góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn
chỉnh cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương;
- 50% số đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và
thực tiễn, đóng góp cho việc phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn./.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”
Mã số: KX.06/11-15
I. Mục tiêu:
1. Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để đẩy mạnh hoạt động hội nhập quốc tế về
phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
nâng cao vị thế khoa học và công nghệ của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Nâng cao năng lực chủ động hội nhập bình đẳng của cộng đồng khoa học và công nghệ Việt
Nam với cộng đồng khoa học công nghệ quốc tế, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
3. Dự báo tình hình phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới để xây dựng các chính sách
nhằm thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt
Nam.

II. Nội dung chương trình


1. Nghiên cứu và xác định các nhiệm vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ để phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ đó xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt
động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.
- Nghiên cứu để lựa chọn được phương án tối ưu từ kinh nghiệm của các quốc gia trong khu
vực và thế giới trong xây dựng các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ để
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng các tiêu chí để xác định và đánh giá các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ để giải quyết các vấn đề có tính bức thiết đặt ra, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích và đánh giá các xu thế thế giới đối với hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc tế có tiềm năng phục vụ cho hoạt động
hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam (tổ chức và các nhà khoa học và
công nghệ trên thế giới, các nhóm nghiên cứu mạnh, các chuyên gia người Việt làm trong các
tổ chức khoa học và công nghệ, các tập đoàn, doanh nghiệp ở nước ngoài).
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc
tế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Cập nhật, điều hành và đánh giá cơ sở dữ liệu.
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng mô hình hợp tác liên kết giữa các tổ chức khoa học và
công nghệ, phòng thí nghiệm của Việt Nam với nước ngoài.
- Xác định thế mạnh của các đối tác tiềm năng của nước ngoài để hình thành các cơ sở khoa
học và công nghệ, phòng thí nghiệm, nghiên cứu chung tại Việt Nam.
- Đánh giá năng lực các cơ sở khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm, nghiên cứu của Việt
Nam theo chuẩn mực quốc tế.
- Thí điểm hình thành một số cơ sở khoa học, phòng thí nghiệm liên kết.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao vị thế của Việt Nam trong hoạt động khoa học công
nghệ của quốc tế.
- Cơ sở cơ chế và chính sách cho việc tổ chức các sự kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa
quốc tế tại Việt Nam.
- Thí điểm tổ chức và chủ trì một số sự kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc tế tại Việt
Nam.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để liên kết, tìm kiếm và tổ chức các sự
kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc tế.
5. Nghiên cứu cơ chế, chính sách đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về khoa học
và công nghệ.
6. Nghiên cứu cơ chế, chính sách, mô hình thúc đẩy tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công
nghệ của nước ngoài vào Việt Nam.

III. Dự kiến các sản phẩm của Chương trình


1. Các luận cứ khoa học và thực tiễn về:
- Các tiêu chí để xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua hợp tác quốc tế góp
phần giải quyết các vấn đề có tính bức thiết đặt ra tại Việt Nam.
- Mô hình hội nhập của Việt Nam thông qua tổ chức các sự kiện khoa học và công nghệ có ý
nghĩa quốc tế.
- Cơ chế và chính sách phát triển đồng bộ các cơ sở khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm
liên kết quốc tế.
- Cơ chế và chính sách để nâng cao năng lực của cộng đồng khoa học và công nghệ tham gia
vào các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam.
2. Một số (3-5) sự kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc tế được thí điểm tổ chức.
3. Một số (3-5) cơ sở khoa học và công nghệ/phòng thí nghiệm liên kết quốc tế được thí điểm
vận hành; một số nhóm nghiên cứu mạnh của Việt Nam (5-7) liên kết được với các nhóm
nghiên cứu tương ứng của quốc tế để giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ của Việt
Nam.
4. Cở sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc tế.

IV. Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình


1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học
- 100% đề tài có kết quả được trình bày dưới hình thức chuyên đề, chuyên khảo, bài báo trong
nước và quốc tế.
- Có đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định cơ chế, chính
sách hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Nhà nước.
- Góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn chỉnh có chế quản lý, chính
sách hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ở các bộ, ngành, địa phương.
- Kết quả của đề tài cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức về vai trò và hiệu
quả của hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
2. Chỉ tiêu về đào tạo
- 100 lượt người được đào tạo nâng cao trình độ về hội nhập quốc tế.
- 05 người được đào tạo sau đại học.

You might also like