You are on page 1of 11

-

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Môn: Kỹ năng thuyết trình - Nhóm 31

Đề 3: Công nghệ và ảnh hưởng của nó tới mối quan hệ của


con người. Sự kết nối hay sự cô lập ?

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thảo


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Mạnh
Mã sinh viên: B21DCCN513
Lớp: D21CQCN09-B

1
Lời nói đầu
Ngoài kiến thức ra thì kỹ năng mềm là kiến thức vô cùng quan trọng với tất cả
mọi người, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay, việc kết nối, trao
đổi trình bày giữa các cá nhân, tổ chức là điều tất yếu. Vì vậy, với bộ môn Kỹ năng
thuyết trình mà nhà trường dạy là rất cần thiết.
Qua môn học này, sự tự tin, phong cách thuyết trình của em đã được trao dồi rất
nhiều. Cô đã truyền dạy kiến thức của bộ môn đến cho chúng em rất nhiệt tình, đưa
ra những lời góp ý quý báu và sâu sắc sau những buổi thuyết trình của mỗi sinh
viên. Nhờ đó mà bản thân em đã vượt qua sự rụt rè để có thể tự tin đứng trước đám
đông để thuyết trình một cách đầy đủ.
Bài tiểu luận dù đã được hoàn thành một cách kỹ lưỡng nhất song không tránh
khỏi những thiếu sót, em xin ghi nhận mọi góp ý đánh giá từ cô.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Hoàng Mạnh

2
Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................... 2


Phần 1: Mở đầu……………..…............................................................................... 4
1. Lời chào ..............................................................................................................4
2. Mục đích bài thuyết trình................................................................................... 4
PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG CHÍNH....................................................................... 5
1. Giới thiệu .......................................................................................................…5
2. Công nghệ mang đến những lợi ích cho cuộc sống............................................5
3. Công nghệ khiến con người cô đơn ...................................................................7
PHẦN 3: PHẦN KẾT ...........................................................................................10
1. Thông điệp của bản thân em ............................................................................10
2. Lời chào………................................................................................................10

3
Phần 1: Mở đầu

1, Lời chào:
Xin chào thầy cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của mình. Em
xin tự giới thiệu, em tên là Nguyễn Hoàng Mạnh, mã sinh viên là
B21DCCN513. Chủ đề tiểu luận của em là “ công nghệ và ảnh hưởng của
nó tới mối quan hệ của con người: Sự kết nối hay sự cô lập ? ”

2, Mục đích bài thuyết trình:


Con người ngày nay đang sống trong thời đại của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (4.0). Sự ra đời của nhiều thành tựu công nghệ, internet
đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống, kiến
mọi việc trở nên đơn giản và tiện lợi. Nó giúp ta kết nối, trò chuyện hay
nắm bắt tin tức một cách nhanh chóng và dễ dàng, mọi lúc mọi nơi.

Tuy vậy, cái gì cũng có mặt trái của nó, đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi
đáng để suy ngẫm. Liệu rằng công nghệ có đang làm chúng ta trở nên
“lười hơn”, xa cách nhau hơn. Chúng ta đã từng có tuổi thơ mà không có
nó, mỗi buổi chiều, buổi tối không hẹn mà gặp trên các cánh đồng, sân
làng, rất vui vẻ mà không có bất kỳ chiếc điện thoại nào. Chúng ta hãy
cùng suy ngẫm và bàn luận về chủ đề này.

4
PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1, Giới thiệu

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công
nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây
lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua

Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống
vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên
kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho
phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp,
sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh
nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho
phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và
thúc đẩy tăng trưởng.

Nghe có vẻ rất là bao quát về khái niệm, nhưng khái quát, nhìn tổng thể
là nói về sự phát triển bùng nổ của công nghệ, công nghệ đã ở trong mọi
lĩnh vực cuộc sống của chúng ta.

2.Công nghệ mang đến những lợi ích cho cuộc sống

Một điều không cần phải bàn cãi là công nghệ đã làm cho cuộc sống
của chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong suốt hai thập kỷ qua, kể từ khi nó
bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Công nghệ kết nối con
người trên toàn cầu, tạo ra sự thoải mái tiện lợi trong ngôi nhà của bạn hay
lớn hơn là hỗ trợ điều hành một doanh nghiệp chính thức không có không

5
gian vật lý, công nghệ đã tác động tích cực đến cuộc sống của chúng ta
theo một số cách

Nhiều tin tức trên thế giới hiện nay dường như “chảy tuồn tuột” trên xa lộ
thông tin với các dạng hình tùy người quan tâm, ưa thích, lựa chọn. Tùy
thuộc vào lĩnh vực cá nhân quan tâm, mỗi người có thể xem từ tin thời sự
nóng hổi từ các vùng miền trên thế giới mỗi ngày đến những bài hát,
phong cách, scandal của nghệ sĩ toàn cầu… Chọn xem những câu chuyện
đầy cảm động, mẫu quảng cáo hay đến cả “thánh” chửi, độc, lạ, khủng
khiếp… nhan nhản với đủ thức “câu” like. Cảm động từ hành động với ý
nghĩa cao đẹp đến bực tức, nổi khùng với nhiều cảnh chướng tai gai mắt.
Một hoàn cảnh cần giúp đỡ qua cộng đồng mạng nhanh chóng “kéo” mọi
người ở xa gần lại để chung tay với nhau làm việc thiện nguyện.

Thời công nghệ, dù người ở xa nhưng không xa mặt. Nhớ cái thời, để
được nghe âm thanh hay nói chuyện của người xa quê thì phải thân thiện,
bồi dưỡng anh bưu tá, chị nhân viên bưu điện khi có cuộc hẹn điện thoại
báo trước… Khi đó, hai người nói chuyện qua điện thoại vừa vui, vừa tranh
thủ nói nhanh, nói gấp đến trào nước mắt vì thích thú nhưng cũng lo cước
phí.

Thời mạng xã hội không dây, qua mạng này mạng nọ, từ vô tư đến xả
láng mà “tám” chuyện cá nhân, chuyện trên trời, dưới đất đến “thoải mái
con gà mái”. Có “mất chi của bọ”, đó là chưa kể “chat” qua video mà nhìn,
bình, nhận xét, tham vấn đủ thứ loại trang phục, đồ trang sức, mỹ phẩm…
Sướng đến thế là cùng!

// —--------- Trò chuyện với khản giả vài phút trước khi chuyển ý —---------//

Công nghệ không chỉ đã và đang mang đến những thứ tuyệt vời, biến
những điều trước kia tưởng chỉ là khoa học viễn tưởng, nhưng nay đã trở

6
thành hiện thực. Song, nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc lạm dụng
quá nhiều các tiện ích và thiết bị công nghệ một thời gian dài có thể mang
đến những kết quả hoàn toàn trái ngược với lợi ích của chúng.

///—-----------------------------------------------------------------------------------------------—--------------//

3.Công nghệ khiến con người cô đơn

Người dùng tiêu tốn thời gian, năng lượng cho các mối quan hệ ảo và
luôn cảm thấy bất an khi không có mặt trong những bữa tiệc online.

Trong ngày sinh nhật của một người có biệt danh Meow, khoảng 200 bạn
bè trên Facebook đã nhắn tin, viết thông điệp chúc mừng. Anh cũng nhận
được hàng tá lời khen về bức ảnh "tự sướng" đăng lên Instagram. Mọi thứ
khiến anh có vẻ bận rộn nhưng có một nỗi đau không được nhắc tới. Đó là
nỗi cô đơn. Liệu các bạn đã từng trải qua cảm giác ấy ?

Nghe có vẻ mâu thuẫn đúng không các bạn . Nhưng các kết nối ảo lại
có khuynh hướng khuếch đại sự cô đơn. "Công nghệ và Internet mang đến
cho con người kiến thức và kết nối tốt hơn nhưng việc dành nhiều thời
gian, năng lượng cho vô số 'kết nối ảo' có thể khiến các mối quan hệ ngoài
đời thực ít được quan tâm", tiến sĩ tâm lý học Elias Aboujaoude thuộc Đại
học Stanford, nhận xét về sự giao thoa giữa tâm lý và công nghệ.

Nỗi cô đơn luôn hiện diện trong mỗi người, tồn tại rất lâu trước khi con
người có thể đếm được số tài khoản đang theo dõi mình hoặc lượt "like"
trên mạng xã hội. Tuy nhiên, công nghệ không thể gánh hết trách nhiệm về
sự cô đơn. Tính khí, sức khoẻ tinh thần, các sự kiện, chuyến đi xuyên quốc
gia, thay đổi công việc, ly dị và sự mất mát đóng vai trò không hề nhỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, con người còn cô đơn hơn vì
phần lớn thời gian họ dành cho các mối tương tác ảo trên Internet. Khả

7
năng vô tận của các tương tác trên Internet cũng làm giảm sức chịu đựng
sự đơn độc, làm tăng kỳ vọng về số lượng, tốc độ và tần suất kết nối của
người dùng mạng xã hội.

"Nếu muốn thành công, chúng ta cần mạng lưới liên lạc khổng lồ", Susan
Matt, Giáo sư chuyên ngành lịch sử tại Đại học Weber State ở Mỹ, nói.
Những kỳ vọng này khiến trải nghiệm ở một mình trở nên khó khăn hơn.
Thế hệ cũ khó mà hình dung rằng mỗi người hiện có trung bình 339 bạn
trên Facebook.

Nghiên cứu của Matt cũng chỉ ra, con người trước kỷ nguyên mạng xã
hội không phải đối mặt với những bức ảnh, bài đăng về một kỳ nghỉ trong
mơ nào đó mà họ vô tình thấy trên Instagram. Họ không cảm thấy đố kỵ,
chán nản khi so sánh với "phiên bản hào nhoáng" của người khác.

"Mạng xã hội với lượng tin tức khổng lồ có thể làm con người thấy lo
lắng. Họ sợ bị bỏ lại. Khi thấy bức ảnh bạn bè đang trong một buổi tiệc, họ
bắt đầu cảm thấy mình bị bỏ rơi và không còn được kết nối với cộng
đồng", Matt chia sẻ.

Covid-19 chứng minh công nghệ có thể kết nối mọi người theo nhiều
cách đặc biệt. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Công nghệ gây mất tập
trung, mạng xã hội chiếm hầu hết thời gian, tinh thần và làm mọi người
quên đi sự thiếu hụt các mối quan hệ ngoài đời thực. Điều này sau đó lại
dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn chán, tàn phá tinh thần của người dùng
thế hệ Internet.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo về mối liên kết giữa hội chứng cô
đơn với các bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí và hệ thống miễn dịch
yếu. Những yếu tố này dự báo một kết quả bi quan về cái chết sớm.

8
Nhiều người cho rằng, cảm xúc con người bị chi phối bởi công nghệ như
những lượt like trên Facebook, Instagram, Twitter nhưng không phải. Từ
khi nhiếp ảnh phát triển, ảnh chân dung vượt ra khỏi lãnh địa của giới nhà
giàu thì nhu cầu thể hiện bản thân của mọi người đã bắt đầu. Tiếp đến là
công nghệ giúp lấp đầy sự im lặng bằng một nút vặn khi radio ra đời vào
những năm 1920. Còn bây giờ là kỷ nguyên của YouTube, Netflix... khi mỗi
người đều có thể giữ khư khư chiếc smartphone trên tay với kho ứng dụng
khổng lồ mà không cần quan tâm đến sự hiển diện của những người xung
quanh.

Em tin nhiều bạn cũng chứng kiến nhiều cảnh - mà bây giờ thấy khá phổ
biến, không chỉ bạn bè mà cả gia đình, những người yêu nhau hẹn hò gặp
mặt rồi sau đó, mỗi người “cúi mặt” vào điện thoại của mình. Sự tương tác
giữa con người ở xa có vẻ thích thú hơn nhìn mặt nhau khi gần, và ai đó ừ
hử cho qua chuyện để theo dõi trên trang mạng của mình ai theo dõi, ai
comment, ai like… Ở một số bữa cơm đâu đó, có nhiều người để điện
thoại ở bên, vừa ăn, vừa bấm bấm, vuốt vuốt mà không chú ý những
người cùng bàn đã là “chuyện thường ngày ở huyện”.

Bà em nhiều lần buồn đườm đượm tâm sự với tôi trong một buổi tối giỗ
nọ , xưa nhà có việc gì, con cháu về tíu ta tíu tít, hỏi han. Giờ, con có, cháu
có bước đến nhà, chào hỏi cho có lệ rồi mỗi đứa kiếm cái góc riêng “ôm”
điện thoại, lớn thì lướt Facebook, nhỏ thì chơi game… Cứ thế, khi cả nhà
bắt đầu ăn uống, nhiều đứa cháu chả thèm mở miệng thưa mời lấy chút lễ
nghĩa mà chỉ lo chụp hình “cúng thần Facebook” rồi nói câu cực kỳ ngắn
gọn, “rồi ạ, mọi người ăn đi ạ” như đồng trang phải lứa tất cả. Bạn bè đến
nhà chơi, khi ngồi vào ghế, gọn lỏn với câu đầu tiên: “Pass wi-fi sao mày?”
trong khi cha mẹ bạn bè đón tiếp, chưa hỏi được câu theo phép ứng xử.

Công nghệ góp phần không nhỏ vào việc tạo ra các thiết bị, ứng dụng và
dịch vụ mà người dùng không thể thoát ra. Họ thậm chí không có nhu cầu
9
phòng thủ với chúng. Đó là lỗi của cả con người chứ không riêng công
nghệ. Các công ty xây dựng nền tảng, thiết bị với mục đích lôi kéo thêm
càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, người dùng vẫn có quyền lựa chọn
đặt smartphone xuống hoặc không.

PHẦN 3: PHẦN KẾT

1. Đối với bản thân em:

Em thích một xã hội như các thế hệ trước hơn, mọi người giao lưu, gần
gũi vs nhau một cách thực tế, được trò chuyện bày tỏ quan điểm, suy nghĩ
một cách tự nhiên, khi mạng xã hội ra đời nó thực sự là một con dao 2
lưỡi, sự tương tác giữa người vs người trở lên dễ dàng hơn, tiếp cận
nhiều thông tin cũng như bày tỏ ý kiến rất đơn giản nhưng thực tế nó ko
còn thực chất và con người ngày càng xa rời hiện thực. Tương tác thực tế
ngày càng ít đi khiến con người ko còn niềm vui thực sự, chỉ là 1 thế giới
toàn sự giả dối về hành động và cảm xúc. Niềm vui của người này lại tạo
ra sự ganh đua về cảm xúc vs ng khác, vô hình chung mọi so sánh về
niềm vui và cảm xúc chỉ khiến lỗi cô đơn trong mỗi ng gia tăng, khi con
người không có niềm vui thực sự kéo theo những căn bệnh trầm cảm,
stress, tiểu đường, tim mạch v.v..

2. Lời chào

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em chủ đề này. Tuy mỗi người
sẽ có những ý kiến, nhận định khác nhau nhưng hy vọng mỗi người sẽ có
thể rút ra những bài học của mình. Từ đó khiến công nghệ và cuộc sống
trở nên hòa nhập chứ không hòa tan. Cảm ơn mọi người và thầy cô đã
lắng nghe bài thuyết trình của em. Em xin cảm ơn.

10
11

You might also like