You are on page 1of 4

Phân tích mô hình quản trị rủi ro của Doanh nghiệp

(VinGroup)
1. Cơ sở lý thuyết: (Ngọc Trâm)
+ Rủi ro là gì?
+ Cụ thể, loại rủi ro mà DN đang đối mặt là gì? (Rủi ro thuần túy/tuân thủ/kiểm
soát/đầu cơ hay Rủi ro tài chính/Rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh/Rủi ro danh
tiếng, ….)
+ Mô hình rủi ro mà DN đang sử dụng

2. Giới thiệu DN: (Ngọc Trâm)


+ Tên Doanh Nghiệp
+ Lĩnh vực hoạt động/ Hoạt động kinh doanh và sản phẩm chính
+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của DN
+ Cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lí DN, đặc biệt là Cơ cấu các Bộ phận Quản trị Rủi
Ro (QTRR) trong DN
+ Chính sách Quản trị Rủi Ro hiện tại của DN (nếu có).

3. Phân tích
3.1. Identify Risk/ Nhận dạng rủi ro: (Huyền)
+ Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN và hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN (Cơ hội/Thách Thức, Nguy cơ/Hiểm họa/Nguy hiểm)
+ Các yếu tố bên trong DN và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Điểm
mạnh/Điểm yếu của DN.
+ Tôn chỉ hoạt động và sứ mạng của DN, Mục tiêu và các chiến lược của DN.
+ Những yếu tố cản trở đến việc thực hiện sứ mạng, các mục tiêu và các chiến
lược của DN. Từ đó, nhận dạng được rủi ro.
Ở bước này, bên cạnh việc phân tích các yếu tố cản trở việc thực hiện mục tiêu
DN, có thể phân tích thêm việc tham chiếu các tài liệu Quản trị rủi ro trong quá
khứ của DN để nhìn nhận rủi ro hiện tại và những rủi ro trong tương lai (nếu
được).
+ Xác định đó là loại rủi ro nào (Rủi ro thuần túy/tuân thủ/kiểm soát/đầu cơ
hay Rủi ro tài chính/Rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh/Rủi ro danh tiếng,
….)
+ Vai trò của các bên trong quá trình Nhận dạng rủi ro (Đơn vị nào phát hiện
rủi ro, thông tin rủi ro được truyền tải đến các bên như thế nào) (Risk structure)
3.2. Measure Risk/ Đo lường rủi ro: (Bảo Ngọc)
(Đánh giá, phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các Rủi ro)
+ Công cụ, kĩ thuật đo lường rủi ro đã được sử dụng (Bảng câu hỏi, các phần
mềm đo lường nội bộ hoặc bên ngoài, phân tích rủi ro, …)
+ Mức độ ảnh hưởng của Rủi ro đến DN và hoạt động sản xuất của DN (ảnh
hưởng về Danh tiếng, ảnh hưởng về tài chính, …)
+ Khả năng xảy ra rủi ro đó (liên quan đến cả tần suất xảy ra – Hiếm xảy ra, có
thể xảy ra thường xuyên, luôn xảy ra, ….)
+ Phản hồi rủi ro – Đánh giá rủi ro (theo mức độ tác hại và khả năng xảy ra rủi
ro, DN đã chọn lựa cách thức phản hồi rủi ro phù hợp – Loại bỏ/Giảm thiểu/
Chia sẻ - chuyển giao / Chấp nhận
+ Mức độ ưu tiên xử lí rủi ro (Rủi ro nào cần tập trung nguồn lực xử lí nhất, rủi
ro nào nên xử lí càng sớm càng tốt, …)
+ Vai trò của các bên trong việc Đo lường, đánh giá rủi ro (Đơn vị nào thực
hiện việc đo lường rủi ro, thông tin được chuyển tải đến các bên như thế nào)
(Risk structure)
3.3. Manage Risk / Biện pháp kiểm soát rủi ro: (Anh Thư)
+ Theo mức độ ưu tiên của các loại rủi ro đã xác định được, DN đã có những
biện pháp xử rủi ro như thế nào.
+ Các biện pháp xử lí rủi ro đã hiệu quả như thế nào đến việc giảm thiểu mức
độ tác hại và khả năng xảy ra rủi ro trong DN
+ Các hoạt động kiểm soát và xử lí rủi ro có phù hợp với Chiến lược và hoạt
động kinh doanh của DN không? (ERM principle) và phù hợp với bối cảnh
hiện tại của môi trường bên ngoài hay không?
+ Vai trò, nhiệm vụ của các bên trong việc xử lí rủi ro và thông tin rủi ro được
quản trị như thế nào (Ai là người chịu trách nhiệm chính trong xử lí rủi ro đó,
các bên còn lại có vai trò gì, thông tin nào được sử dụng trong quá trình xử lí
rủi ro và đường đi thông tin như thế nào) (Risk structure).
+ Hiệu quả tài chính của các biện pháp kiểm soát rủi ro đã thực hiện. (ERM
principle)
+ Các biện pháp xử lí rủi ro này có được cập nhật trong Chính sách quản trị rủi
ro của DN hay không?
+ Thông tin về rủi ro được DN quản lí như thế nào (trên mạng nội bộ, họp định
kì, …) (Risk communication)
+ DN có thực hiện đào tạo nhân viên về hoạt động kiểm soát rủi ro không?
(Risk training)
3.4. Monitor Risk/ Giám sát rủi ro (Mỹ Trân)
+ Với từng rủi ro, hoạt động giám sát hiệu quả quản trị rủi ro được thực hiện
như thế nào.
+ Các công cụ giám sát rủi ro được DN áp dụng (kiểm soát từ các nhóm nội bộ
DN, thuê audit bên ngoài, sử dụng mạng nội bộ, phần mềm giám sát)
+ Tần suất sử dụng các biện pháp giám sát rủi ro (mức độ thường xuyên, định
kì theo tháng/quý/năm hay theo từng quy trình rủi ro)
+ Giám sát việc đo lường hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động các biện pháp
giám sát rủi ro.
+ Vai trò và trách nhiệm các bên trong việc giám sát rủi ro (Cấp quản lí nào có
vai trò chính đối với hoạt động này, thông tin đến các bên như thế nào – Risk
structure)
3.5. Report Risk/ Báo cáo rủi ro (Hạnh Dung)
+ Báo cáo về rủi ro được thực hiện khi nào (sau mỗi quy trình xử lí rủi ro? Sau
mỗi kì giám sát rủi ro?)
+ Vai trò của các bên trong hoạt động lập và kiểm soát các báo cáo rủi ro (Ai là
người yêu cầu thông tin báo cáo, ai có nhiệm vụ làm báo cáo, quy trình thông
tin và báo cáo như thế nào)
+ Những loại báo cáo rủi ro được thiết lập đối với các rủi ro cụ thể (báo cáo đo
lường mức độ rủi ro, báo cáo hoạt động kiểm soát rủi ro, …)
+ Những tài liệu nào được sử dụng trong quá trình thiết lập báo cáo và thông
tin báo cáo được lưu trữ ở những tài liệu nào (ERM documentation) và thông
tin về báo cáo rủi ro có được cập nhật ở Chính sách Rủi Ro của DN hay
không?
+ Tài liệu nào được sử dụng để đào tạo nhân viên về Rủi ro sau khi hoàn tất
quy trình quản lí rủi ro.
+ DN có xây dựng báo cáo tồn dư rủi ro không (residual report)?
Notes: Nếu xác định được mô hình Quản trị Rủi Ro mà DN đang thực hiện (IRM, COSO,
…) thì phân tích theo từng bước của mô hình đó.
4. Đánh giá thực trạng hoạt động/hiệu quả mô hình quản trị rủi ro của DN.
(Hạnh Dung)
+ Thành công/ Hiệu quả
+ Hạn chế/ Những điểm cần cải thiện.

- Mỗi phần yêu cầu có sơ đồ/hình ảnh minh hoạ/ dẫn chứng, tự chuẩn bị phần thuyết trình
cho nội dung của mình
- DEADLINE NỘI DUNG: TRƯỚC 22H00 18/10 (THỨ TƯ) (Trễ deadline tối đa 2
tiếng, sau 0h sẽ ghi nhận không có đóng góp và lợi tên khỏi danh sách nhóm)
- DEADLINE POWERPOINT: TRƯỚC 22H00 19/10 (THỨ NĂM)
- 20/10 GỬI NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH CHO CÔ
- SAU KHI XONG PP MỌI NGƯỜI CÓ 3 NGÀY ĐỂ CHUẨN BỊ TỐT PHẦN
THUYẾT TRÌNH CỦA MÌNH

* Ví dụ tham khảo
Khi các bạn tìm các bài tiểu luận/phân tích mẫu của Mô hình/Quy trình quản trị rủi ro thì
các bạn sẽ thấy có rất nhiều Cách thức Phân tích: Phân tích theo từng bước của mô hình
quản trị rủi ro rồi áp dụng vào từng loại rủi ro (như nội dung outline trên) /hoặc phân tích
từng quy trình quản trị rủi ro trong từng loại rủi ro cụ thể hay trong từng hoạt động kinh
doanh cụ thể của DN – quản lí rủi ro theo chiều ngang & quản lí rủi ro theo chiều dọc
như ví dụ Phân tích quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của Vinamilk.
tiểu luận quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của vinamilk - TMM Co ltd - Studocu

You might also like