You are on page 1of 3

BÀI 3.

HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP


Câu 1: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:
 Sự lĩnh hội nền văn hoá xã hội.
Câu 2: Hoạt động thần kinh cấp thấp được thực hiện ở:
 Tủy sống và các phần dưới vỏ não.
Câu 3: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:
 Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
Câu 4: Không phải là cơ sở sinh lí thần kinh của hiện tượng tâm lí cấp cao của người?
 Các phản xạ không điều kiện.
Câu 5: Hiện tượng chứng tỏ tâm lí tác động đến sinh lí?
 Thẹn làm đỏ mặt.
 Giận đến run người.
 Lo lắng đến mất ngủ.
Câu 6: Hiện tượng cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí?
 Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.
Câu 7: Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:
 Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.
Câu 8: Phản xạ có điều kiện là:
 Phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình luyện tập để thích ứng với
môi trường luôn thay đổi.
Câu 9: Các ý dưới đây KHÔNG phải là quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
 Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con
người có thể phản ứng lại được.
Các ý dưới đây là quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao
 Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan toả sang các điểm
khác.
 Cường độ kích thích càng mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm nào đó trong hệ thần
kinh càng mạnh.
 Hưng phấn tại một điểm này sẽ gây ức chế tại một điểm khác và ngược lại.
Câu 10: Các ý KHÔNG phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
 Phản ứng tất yếu của cơ thể đáp lại những kích thích của môi trường.
Các ý là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
 Phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện
sống.
 Quá trình diễn biến của phản xạ là quá trình hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa
các điểm trên vỏ não.
 Phản xạ được hình thành với kích thích bất kì và báo hiệu gián tiếp sự tác động của một kích thích
khác.
Câu 11: Giao tiếp là:
 Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.
 Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.
 Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 12: Các ý KHÔNG phải là đặc điểm của hoạt động?
 Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động trên đồ vật cụ thể.
Các ý là đặc điểm của hoạt động?
 Hoạt động bao giờ cũng được tiến hành bởi một chủ thể nhất định. Chủ thể có thể là một
người hoặc nhiều người.
 Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ thể.
 Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nào đó để làm biến đổi nó hoặc tiếp nhận nó.
Câu 13: Yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý của con người?
 Hoạt động và giao tiếp.
Câu 14: Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát
triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:
 Hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.
Câu 15: Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí của cá
nhân, điều quan trọng nhất là:
 Tổ chức cho cá nhân tiến hành các hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù
hợp.
Câu 16: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân
cách con người là:
 Hoạt động và giao tiếp.
Câu 17: Trong tâm lí học, hoạt động là:
 Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế
giới, cả về phía con người.
Câu 18: Đối tượng của hoạt động:
 Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.
Câu 19: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp?
 Cô giáo giảng bài.
Câu 20: Đặc điểm của hoạt động?
 Tính chủ thể, tính đối tượng và tính mục đích
Câu 21: Động cơ của hoạt động là:
 Mục đích của hoạt động.
Câu 22: Giao tiếp có chức năng:
 Thông tin, cảm xúc, nhận thức, điều chỉnh hành vi.
Câu 23. “Hùng tặng cho Nhi một bó hoa, Nhi mỉm cười với ánh mắt trìu mến”.
Tình huống trên là loại giao tiếp nào?
 Giao tiếp phi ngôn ngữ
Câu 24. Quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhằm thỏa mãn
nhu cầu của chủ thể hoặc khách thể và thực hiện các chức năng: chức năng thông tin, chức
năng cảm xúc, chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau, chức năng điều chỉnh hành vi, chức
năng phối hợp hoạt động đó là…
 Giao tiếp
Câu 25. Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng như: tiếng nói, chữ viết, biểu tượng…về sự vật
hiện tượng trong hiện thực khách quan phản ánh vào não người là…
 Hệ thống tín hiệu thứ II
Câu 26. Làm nhiệm vụ điều hòa và phối hợp hoạt động các phần của cơ thể, đảm bảo đời sống
sinh vật diễn ra bình thường, do thế hệ trước truyền lại, ít khi thay đổi hoặc không thay đổi, có
cơ sở là phản xạ không điều kiện là:
 Hoạt động của hệ thần kinh cấp thấp
Câu 27. Chức năng nào của giao tiếp được thể hiện trong tình huống: Sau buổi tiếp xúc với các
thầy cô giáo trong khoa, mỗi sinh viên mới nhập học đều tự nhủ sẽ quyết tâm tự giác, tích cực
học tập và tu dưỡng?
 Chức năng nhận thức
Câu 28. “Trong học tập, tôi xác định nhiệm vụ của tôi là phải chiếm lĩnh được các tri thức
khoa học, các kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp do các thầy cô giáo truyền thụ để trở thành một
nhà quản trị nhân sự tài năng”, câu nói trên thể hiện:
 Tính mục đích của hoạt động
Câu 29. Mai gọi điện thoại cho Ngọc thông báo mình sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh chơi và
thăm bạn trong tuần sau. Ngọc tìm các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố và gửi
email cho bạn để Mai chọn địa điểm tham quan. Mai và Ngọc đang thực hiện việc giao tiếp
theo hình thức?
 Bằng ngôn ngữ
Câu 30. Cô giáo giảng bài sau đó giao bài tập, các nhóm trưởng phân công các thành viên
trong nhóm để làm bài tập nhóm. Trong hoạt động của nhóm trưởng, việc giao tiếp có chức
năng gì?
 Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động

You might also like