You are on page 1of 4

BÀI TẬP BUỔI 1

1) Anh/chị biết gì về môn Ngữ văn ở trường PT? Nêu những nét chính về vị trí và
đặc điểm của môn học này.

2) Nêu các hiểu của anh/chị về chương trình giáo dục phổ thông?

Thực hiện Luật Giáo dục và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm
2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây viết tắt là Nghị quyết số
88/2014/QH13), có thể hiểu: CT GDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch
GDPT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và
năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với
các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (gọi chung là
môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT.

CT tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT GDPT, trong
đó quy định những vấn đề chung của GDPT, bao gồm: Quan điểm xây dựng CT,
mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CTGD của từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo
dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung
giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng
cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của
từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được CT.

CT môn học là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác
định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu CT GDPT; mục tiêu và yêu
cầu cần đạt của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt
lõi (bắt buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế
hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
môn học.
3) Kể tên một số chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn trong và ngoài
nước mà anh/chị biết. Nêu nội dung chính của các CT này.

4) Phân biệt chương trình và sách giáo khoa.

Chỉ có một chương trình

GS Thuyết cho biết: "Việc thực hiện một chương trình với một số sách giáo khoa
(SGK) đã được đưa ra bàn nhiều ở Quốc hội khóa XIII để cuối cùng thống nhất
đưa vào nghị quyết 88.

Việc để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK là nhằm phá thế độc quyền,
nâng chất lượng SGK, đa dạng hóa nguồn SGK - tài liệu tham khảo cho giáo viên,
học sinh trong dạy và học, đồng thời tăng cơ hội chọn lựa bộ sách hoặc một số
cuốn sách phù hợp với vùng miền, địa phương".

Thế nhưng đã có không ít người, trong đó cả các trí thức, những người có tiếng nói
ảnh hưởng đến xã hội cũng không hiểu đúng khái niệm "chương trình" và "SGK".

Theo nghị quyết 88 của Quốc hội, hiện Bộ GD-ĐT đã xây dựng một chương trình
duy nhất áp dụng trên toàn quốc. Chương trình này mang tính pháp lệnh để giáo
viên, học sinh căn cứ vào đó dạy và học, các cơ sở đào tạo căn cứ để kiểm tra,
đánh giá chất lượng giáo dục và ra đề thi trong các kỳ thi cấp quốc gia.

Chương trình chỉ có một, nhưng SGK có thể có nhiều bộ, nhiều sách trong cùng
một môn do các tổ chức, cá nhân biên soạn, được phát hành, sử dụng sau khi qua
thẩm định của hội đồng thẩm định quốc gia.

Những tổ chức, cá nhân biên soạn SGK phải tuân thủ tiêu chí do Bộ GD-ĐT ban
hành và bám sát chương trình giáo dục tổng thể, chương trình môn học đã được bộ
trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Như vậy, chương trình không phải là SGK. SGK chỉ là tài liệu, là chất liệu để thực
hiện chương trình. Do đó, không có chuyện mỗi địa phương sẽ dạy một chương
trình.

Ngay trong hội thảo của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật, PGS.TS Bùi Thị An,
đại biểu Quốc hội khóa XIII, khi phát biểu cũng nhầm SGK với tài liệu giáo dục
của địa phương, nhầm giữa quy định "viết SGK" và quy định "chọn SGK" nên
phản đối việc để các trường, địa phương tự do viết sách.

Về điều này, GS Thuyết giải thích các tổ chức, cá nhân có điều kiện có thể viết
SGK, nhưng sách có được dùng hay không còn phải được thẩm định. Các cơ sở
giáo dục, cụ thể là giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh được quyền lựa
chọn bộ sách, cuốn sách đã qua thẩm định để sử dụng. Chứ không phải ai viết sách
cũng được tự ý đưa vào nhà trường.

Cũng chưa hiểu tường minh về việc thực hiện "một chương trình, nhiều bộ SGK",
tại hội thảo trên, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long - thành viên Liên hiệp các hội Khoa
học kỹ thuật VN - cho rằng: "Bộ GD-ĐT cần biên soạn một bộ SGK mang tính
chính thống. Các trường phổ thông công lập sử dụng duy nhất bộ sách này. Ngoài
ra các tổ chức, cá nhân có thể biên soạn các bộ sách khác sử dụng trong các trường
ngoài công lập".

Ông Long bày tỏ quan điểm: "Phụ huynh học sinh bỏ tiền cho con học ngoài công
lập thì không được thắc mắc, còn các trường công lập phải sử dụng bộ SGK chính
thống" (?!).

SGK chỉ là chất liệu

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - giám đốc dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông,
khẳng định: "Việc kiểm tra, đánh giá nói chung và thi THPT quốc gia nói riêng
đều ra đề thi dựa vào chương trình, chứ không theo nội dung SGK. SGK chỉ là chất
liệu để học sinh sử dụng đáp ứng yêu cầu đề thi nằm trong chương trình chung".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng lo ngại phát sinh việc
chọn sách không khách quan vì một "nhóm lợi ích nào đó" hay việc cạnh tranh
không lành mạnh giữa các đơn vị phát hành, tổ chức, cá nhân viết sách là có cơ sở.

"Trong góp ý sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục tôi cho rằng cần đảm bảo quyền của
giáo viên được tham gia chọn sách, không để việc chọn lựa sách rơi vào một số cá
nhân hay một tập thể chung chung là "nhà trường".

Tinh thần của nghị quyết 88 của Quốc hội cũng là giao cho tập thể. Ở đây có thể
hiểu là giáo viên trong một tổ bộ môn cùng bàn bạc, chọn lựa đề xuất lên ban giám
hiệu, chứ không thể giao quyền cho hiệu trưởng hay lãnh đạo sở GD-ĐT".
Ông Thuyết cũng cho rằng ngoài quy định thẩm quyền chọn sách để đảm bảo
khách quan, cần có chế tài nghiêm, phê phán, loại bỏ những hành vi trục lợi từ việc
chọn sách. Chứ không nên vì lo ngại mà quay về tình trạng độc quyền phát hành
SGK, với một bộ sách duy nhất như trước.

Chương trình ngữ văn 2018 là chương trình mở, phục vụ cho chủ trương một
chương trình nhiều sách giáo khoa, vì thế chỉ nêu lên mục tiêu, các yêu cầu cần đạt
và một số nội dung cốt lõi của mỗi lớp, mỗi cấp. Còn việc dạy thế nào, bắt đầu từ
đâu, sắp xếp ra sao, ngữ liệu thế nào?… hoàn toàn do các bộ sách. Có nghĩa là
trong thực tế 5 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 sẽ có cách triển khai rất khác
nhau, nhưng tất cả đều phải hướng đến mục tiêu và đáp ứng được các yêu cầu cần
đạt mà chương trình đã nêu lên. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của tiếng Việt lớp 1 từ
xưa tới nay đều có điểm thống nhất là: học hết lớp 1, học sinh biết đọc, biết viết.
Phải biết đọc, biết viết thì mới có thể học các môn học khác. Muốn biết đọc, biết
viết tiếng Việt thì phải dạy tất cả các chữ cái và các vần và cách ghép vần trong
tiếng Việt. Vì thế chương trình bao giờ cũng dành nhiều thời lượng cho việc học
đọc, học viết này. Sau mục tiêu biết đọc, biết viết mới đến giúp học sinh làm quen
với những hiểu biết sơ giản về thế giới xung quanh mình thông qua các bài đọc. Có
thể nói yêu cầu trên là chung cho tất cả các chương trình học tiếng mẹ đẻ của mọi
quốc gia. Nhưng biên soạn sách giáo khoa và tổ chức dạy học thế nào để đạt được
mục tiêu yêu cầu ấy là rất khác nhau.

You might also like