You are on page 1of 15

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực


Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ


I. Tri thức ngữ văn

Bài Tri thức cần nhớ Nội dung

AI
Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ
Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát.
Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết
hợp giữa tự sự và trữ tình.
Truyện thơ Nôm
M Truyện thơ Nôm vừa phản ánh cuộc sống qua một
cốt truyện với hệ thống nhân vật, sự kiện vừa bộc
lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của
tác giả.
C
Bài 6
Thường khuyết tác giả; thường lấy đề tài, cốt
Truyện thơ Nôm bình dân truyện từ truyện dân gian cổ tích; ngôn ngữ nôm
O

na, mộc mạc.

Phần lớn có tên tác giả; thường lấy đề tài, cốt


truyện từ những tác phẩm cổ của Trung Quốc
H

Truyện thơ Nôm bác học nhưng được người viết sáng tạo lại một cách độc
đáo. Tuy nhiên cũng có tác phẩm do tác giả sáng
tạo, hư cấu.

Là tiểu loại thuộc loại hình kí; thường tập trung

Bài 7 Tùy bút thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp
giữa tự sự và trữ tình.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Ở tùy bút, chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề


để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về
con người và cuộc sống.
Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ
tình, giàu nhạc điệu, giàu sức gợi).

Là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết
hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên,

AI
khắc họa nhân vật.
Tản văn
Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính
của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ
tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
M Yếu tố tự sự trong tùy bút và tản
Là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép,
thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết
liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình
C
văn
cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề
cập trong tác phẩm.
O

Là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của
Yếu tố trữ tình trong tùy bút và
cái “tôi” tác giả trong tùy bút hay của người kể
tản văn
chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.
H

là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó,


nhà văn dựa vào những con người và sự việc có
Truyện kí thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu
chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản
ánh bằng ngôn ngữ văn học.

Sự kết hợp hư cấu và phi hư cấu Truyện kí chú trọng tính xác thực về con người và

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

sự kiện,.. đồng thời sử dụng hư cấu với các chi


tiết, tâm lí, nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng
tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân
thực, khách quan vừa sinh động theo cách nhìn
độc đáo của tác giả.

Nghệ thuật Truyện Kiều

AI
* Thể loại: Truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh cả tự sự và trữ tình.
* Cốt truyện:
- Tiếp thu từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc).

M
- Ba phần: Gặp gỡ - thử thách - đoàn tụ.
- Điểm khác biệt của Truyện Kiều so với truyện thơ Nôm: kết thúc tác phẩm về hình thức là có
hậu (người tốt được đền bù, kẻ xấu bị trừng phạt) song thực chất là bi kịch.
* Nội tâm nhân vật: thể hiện qua các mặt: lời người kể chuyện, bút pháp tả cảnh ngụ tình và đặc
C
biệt là lời độc thoại nội tâm.
* Người kể chuyện: điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện
chuyển thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết
O

hợp kể với biểu đạt tình cảm.


* Nghệ thuật miêu tả:
- Thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động, có khi là phương
H

tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.
- Nhân vật chính diện được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật
phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực.
* Ngôn ngữ: có cả ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ
bác học kết tinh từ sách vở. Ngôn ngữ vừa bình dị, vừa mang vẻ đẹp cổ điển.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

II. Hệ thống văn bản

Văn bản Nội dung Nghệ thuật

Trao duyên (Trích - Đoạn trích “Trao duyên” xoay - Thể thơ lục bát của dân tộc rất
Truyện Kiều - quanh cảnh Thúy Kiều cậy nhờ em giàu nhạc tính cùng với cách ngắt
Nguyễn Du) gái là Thúy Vân, để Thúy Vân tiếp nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo
tục mối duyên dang dở giữa Kiều nên nhịp điệu của tâm trạng, của
và Kim Trọng. những nỗi đau đớn trong suy nghĩ

AI
- Nhân cách cao đẹp của Kiều còn của Kiều khi trao duyên.
thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc - Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ,
cá nhân, quên đi bản thân mình, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các
quên đi mối tình đẹp đẽ của mình thành ngữ đã xây dựng thành công
M với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé,
phúc và sự bình yên cho gia đình. đau khổ của Kiều qua những lời độc
Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, thoại nội tâm khéo léo.
C
Kiều buộc lòng phải chọn chữ
“hiếu” vì nàng không thể giương
mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới
chết được.
O

Độc Tiểu Thanh Bài thơ có sự vận động, phát triển - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí
Kí (Đọc truyện về trong mạch cảm xúc từ việc đọc kết hợp với giọng điệu buồn
H

nàng Tiểu Thanh - truyện "xót xa, thương tiếc cho thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến
Nguyễn Du) nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc cho bài thơ không chỉ là sự đồng
mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri cảm với số phận của nàng Tiểu
âm với số phận những người tài Thanh nói riêng, những con người
hoa, tài tử và thương cho số phận tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung
của chính bản thân mình. mà đó còn là lời tâm sự của chính
Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Sử dụng tài tình phép đối và khả


năng thống nhất những hình ảnh đối
lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Chí khí anh hùng Đoạn trích thể hiện chí khí anh - Sử dụng bút pháp ước lệ tượng
(Trích Truyện hùng Từ Hải, muốn lập đại công để trưng - bút pháp đặc trưng của văn
Kiều - Nguyễn khẳng định bản thân và mang đến học trung đại, với hình ảnh “bốn
Du) cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. bể”, chim bằng...lấy cái bao la, rộng

AI
lớn của vũ trụ để hình dung về khao
khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ
Hải
- Cách đối thoại trực tiếp bộc lộ tính
M cách tự tin, đầy bản lĩnh, ý chí của
một trang nam tử, một đại hảo hán
xưa nay hiếm gặp của Từ Hải
C
Mộng đắc thái Bài thơ viết về khung cảnh hái sen, - Thể thơ ngũ ngôn giúp tác giả thể
liên (Nguyễn Du) con người và công việc hái sen. Từ hiện được hết tâm tư vào tác phẩm
bông hoa sen, tác giả nêu lên những - Ngôn ngữ thơ hay và giản dị
O

triết lí về cuộc sống con người. nhưng ấn tượng

Ai đã đặt tên cho Văn bản gợi hình ảnh của dòng - Sông Hương được tái hiện bằng
dòng sông? sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy một vốn hiểu biết phong phú về văn
H

(Hoàng Phủ Ngọc chất thơ khi ở thượng nguồn đến hóa, lịch sử, địa lý và văn chương
Tường) khi về với thành phố Huế. Qua đó, của tác giả.
người đọc cũng có thể cảm nhận - Những cảm xúc sâu lắng cùng văn
được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và
sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của
Tường dành cho dòng sông quê văn bản.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

hương, cho xứ Huế thân yêu và


cũng là cho đất nước.

“Và tôi vẫn muốn - Khắc họa một bức tranh chiến - Các sự kiện, tâm lí nhân vật trong
mẹ…” (Svetlana tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có văn bản có tính xác thực
Alexievich) những đứa trẻ như nhân tôi hồn - Chi tiết, hình ảnh tạo nên tính hiện
nhiên, ngây thơ nhưng mang những thực cho bức tranh cuộc sống
tình cảm thiêng liêng và tình cảm

AI
đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó
giúp con người biết trân trọng cuộc
sống hòa bình và càng yêu thương
gia đình hơn.
M - Văn bản cho thấy sự khốc liệt của
chiến tranh: Chiến tranh đã khiến
những gia đình phải xa cách, sinh ly
C
tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá
nhân loại.

Cà Mau quê xứ Tác phẩm là những trải nghiệm của - Thể loại: tản văn.
O

(Trích Uống cà tác giả trên đất mũi Cà Mau và - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ
phê trên đường những tình cảm của ông dành cho tình tạo nên bức tranh độc đáo và
của Vũ - Trần nơi đây. Qua ngòi bút của tác giả, cảm động về Cà Mau.
H

Tuấn) chúng ta thấy hiện lên trước mắt - Sử dụng ngôn ngữ và biện pháp tu
một bức tranh đặc sắc về vùng đất từ một cách sáng tạo, làm cho văn
Cà Mau giản dị đơn sơ mà con bản trở nên sống động và gần gũi
người thì chất phác thật thà. với độc giả.

Cây diêm cuối + Cây diêm cuối cùng khắc họa - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ
cùng (Trích hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc tình trong tác phẩm trần thuật tạo ra
Chuyện trò - Cao chiến đấu ở đỉnh núi Hy Mã Lạp cách kể chuyện tự nhiên, chân thực.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Huy Thuần) Sơn, câu chuyện cảm động cây - Cùng hình ảnh trong truyện mang
diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, cốt
thù sau đó và những suy nghĩ về truyện đơn giản nhưng có ý nghĩa
tình cảm con người trong cuộc nhân văn sâu sắc.
sống.

III. Tiếng Việt

AI
1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
a. Khái niệm: (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết
(người nó) lặp lặp cấu trúc của một cụm từ, một câu.
Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách

M
ngôn ngữ văn chương.
b. Tác dụng: nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.
2. Biện pháp tu từ đối
a. Khái niệm: là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nó) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu
C
có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối
xứng trong câu hoặc trong văn bản.
Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (thơ, phú), văn biền ngẫu (câu đối,
O

chiếu, cáo, hịch, …) mà còn được dùng trong cà văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại.
b. Tác dụng: gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định.
c. Phân loại: Trường đối (bình đối) và tiểu đối.
H

IV. Viết
1. Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
a. Yêu cầu
- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung).
- Giới thiệu khái quát về tác giả.
- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 7 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Nêu thông tin cơ bản về giá tị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.
- Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
b. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Thân bài:
+ Giới thiệu ngắn gọn về quê quán,gia đình, con người và sự nghiệp văn chương của tác giả.

AI
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.
+ Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
- Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của
đất nước và thế giới.
2. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
M
a. Yêu cầu
- Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc
hình dung bước đầu về hiện tượng.
C
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối
với đời sống, nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu
cực.
O

- Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh hiện tượng hoặc tác dụng của các giải pháp được đề xuất.
- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm
hoặc nghị luận.
b. Dàn ý
H

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của hiện tượng trong thực tế
đời sống xã hội.
- Thân bài:
+ Thuyết minh về thực chất của hiện tượng xã hội.
+ Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.
+ Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người, có sử
dụng các cứ liệu cụ thể.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 8 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

+ Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc ủng hộ hay bày tỏ sự phản đối hiện tượng đó.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau.
"Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…
[…] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ
mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để

AI
tiếp tục được sống.
[…] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn
10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét
nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình
để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh
M
lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ
phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất
khỏe là gì…”
C
Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì
người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ.
Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như
O

chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần
thân thể của mình.
Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới
thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một
H

thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!"
(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
2. Xác định nguồn dẫn của đoạn trích trên.
3. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên. Căn cứ vào đâu để xác định lời dẫn trực tiếp.
4. Từ “bình thường” được đặt trong ngoặc kép có ý nghĩa gì?

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 9 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

5. Nhận xét về thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên là gì? Từ vấn đề đặt ra
trong đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì?
Bài 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng.
a. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan
góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc
đó phải được độc lập!” (Hồ Chí Minh)
b. “Con nhớ anh con, người anh du kích

AI
Con nhớ em con, thằng em liên lạc.” (Chế Lan Viên)
c. “Vân xem trang trọng khác vời.
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”. (Nguyễn Du)
M
d. “Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.” (Ca dao)
Bài 3. Xác định và phân tích các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
C
của các câu sau đây.
a. “Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận.” (Trần
Tuấn)
O

b. “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,


Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.” (Hồ Xuân Hương)
c. “Tôi yêu thành phố náo động. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí
mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”(Nguyễn Thị Thu Huệ)
H

d. “Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông.” (Trần Đăng Khoa)
Bài 4. Xác định cặp từ/cụm từ thể hiện biện pháp tu từ đối hiệu quả nghệ thuật của chúng
trong các câu sau:
a. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 10 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước.”
(Hồ Chí Minh)
b. Một mình nương ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:
“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

AI
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít cho người dở dang.”
(Nguyễn Du)
c. “Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật
của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch:
M
từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không
xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy
nghĩ.”
C
(Trần Quốc Vượng)
d. “Hội nhập là việc sống kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển.
Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới.”
O

e. “Người về chiếc bóng năm canh,


Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
H

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Bài 5: Biện pháp tu từ lặp trong các câu sau có tác dụng gì?
a. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,
hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng
súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra
sức chống thực dân Pháp cứu nước.”
(Hồ Chí Minh)

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 11 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

b.
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

AI
(Tố Hữu)

Hướng dẫn
Bài 1.
1. Phương thức biểu đạt: tự sự.
M
2. Nguồn trích dẫn: Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018
3. Lời dẫn trực tiếp: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang
rất khỏe là gì…”
C
- Căn cứ: đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
4. Từ “bình thường” đặt trong dấu ngoặc kép mang ý nghĩa đặc biệt.
5. Nhận xét của tác giả : Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và
O

trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một
cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!
- Bài học : Dù người ta không cùng máu mủ với chúng ta nhưng đừng e ngại sự giúp đỡ. Hãy
giúp đỡ những người gặp khó khăn để cuộc sống và tâm hồn ta tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
H

Bài 2.
a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc. Cấu trúc “một dân tộc …” được lặp lại hai lần để khẳng định tinh
thần quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc và “phải được độc lập” để thể hiện ý chỉ kiến
cường không chịu khuất phục để giành độc lập, loại bỏ kẻ xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước ta.
b. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc. Cấu trúc “con nhớ … con” được lặp lại góp phần thể hiện nỗi nhớ
da diết về Tây Bắc của chủ thể trữ tình. Nỗi nhớ ấy như dài ra bất tận.
c. Biện pháp tu từ đối: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa >< ngọc, cười ><

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 12 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

thốt, mây >< tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da nhấn mạnh, gợi tả vẻ đẹp của Thúy
Vân, tạo sự hài hòa về mặt âm thanh.
d. Biện pháp tu từ đối: lở >< bồi, đục >< trong diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của
một khúc sông.
Bài 3.
a. Mở rộng khả năng kết hợp từ: "đọt phù sa" ở đây nghĩa là “ngọn”, “đọt phù sa”. Đây là cụm
danh từ chỉ phạm trù sự vật trong thiên nhiên. Cụm từ này giúp câu văn mang đặc điểm ký sự mà

AI
tác giả đã có cuộc hành trình về đất Mũi Cà Mau. Cụm từ “đọt phù sa” là cách nói hình tượng
dùng để chỉ những đợt phù sa vẫn còn lắng đọng. Tác giả sử dụng từ không chỉ làm tăng giá trị
biểu đạt của câu văn mà nó còn thể hiện một nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
b. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tat, thể
hiện: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất ⇒ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám; Mấy hòn đá đâm
M
toạc chân mây ⇒ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
c. Hiện tượng tách biệt, tách bộ phận vị ngữ “Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với
làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.” thành 1 câu
C
độc lập.
d. Tạo ra những kết hợp từ bất bình thường nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới. Động từ
khiêng thường kết hợp với một từ chỉ sự vật có hình dạng, khối lượng có thể cầm nắm. Nắng là
O

từ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể nhìn thấy nhưng không thể cầm được. Như vậy, trong câu này
“Nắng” được hình dung như một vật thể có hình dạng, khối lượng, có thể khiêng được.
Bài 4.
a. Biện pháp tu từ đối được thể hiện qua các cụm từ cùng loại và cùng nghĩa với nhau: mạnh mẽ
H

- to lớn, sự nguy hiểm – khó khăn, lũ bán nước – lũ cướp nước.


Tác dụng: cho thấy sức mạnh của tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo
nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù.
b. Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:
+ Áo – tóc, dầm – se, giọt lệ – mái sầu
+ Ta – người, khăng khít – dở dang

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 13 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Tác dụng: Tăng nhạc điệu, đối xứng cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật
trữ tình.
c. Biện pháp tu từ đối được thể hiện qua các cụm từ cùng loại: từng trải - nhẹ nhàng, kiên định -
duyên dáng, hào hoa - thanh thoát, sang trọng - không xa hoa, cởi mở - không lố bịch, nhố
nhăng.
Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp, nếp sống đầy văn hóa thanh lịch của người Hà Nội đã được hun
đúc lại qua hàng ngàn năm.

AI
d. Biện pháp tu từ đối được thể hiện qua các cụm từ đối nhau: sông kết vào với biển - sông tan
biến vào trong biển, gắn kết với thế giới - tan biến vào thế giới.
Tác dụng: nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn
hội nhập.
e. - Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:
M
+ Người về - kẻ đi, chiếc bóng – một mình
+ Nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường
- Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tăng tính đối xứng, hài hoà; nhấn mạnh vào sự tương phản để truyền
C
tải được nhiều nội dung.
Bài 5:
a. Đoạn văn trên sử dụng phép lặp cấu trúc: “bất kì …”, “ai có…” tạo nên âm hưởng hào hùng
O

cùng lời khẳng định, kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
b. Đoạn thơ được sử dụng 2 biện pháp tu từ là lặp cấu trúc và liệt kê.
Trong đó, biện pháp tu từ lặp cấu trúc “nhớ sao …” nhằm thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó, gợi
H

nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả nói riêng và những người chiến sĩ nói chung với người
dân và vùng đất Việt Bắc.

Nguồn : Hocmai

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 14 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

AI
M
C
O
H

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 15 -

You might also like