You are on page 1of 11

CHƯƠNG 8

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT

1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG


Trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng điều đó tùy thuộc vào quan điểm, lãnh
vực hoạt động của người quan sát. Sau đây là một số khái niệm điển hình về chất lượng

Theo Deming; một trong những chuyên gia tiên phong hàng đầu của Mỹ về chất lượng, định nghĩa
chất lượng như sau: Chất lượng là “mức độ dự đoán trước về tính đồng nhất (đồng dạng) và có thể
tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”

Theo tổ chức kiểm tra chất lượng châu Au “ Chất lượng là mức độ phù hợp với yêu cầu người tiêu
dùng”

Theo Giáo Sư P. B. Crosby “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”

Theo J. M. Juran; một trong những chuyên gia chất lượng nổi tiếng của Mỹ “ Chất lượng bao gồm
những đặc điểm của sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của khách hàng và tạo rasự thỏa mãn đối với
khách hàng”

Khái niệm “sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khách hàng” là khái niệm trừu tượng, để hiểu rõ hơn
khái niệm về công tác quản lý chất lượng cần phải cụ thể hóa những đặc điểm nào của sản phẩm sẽ
làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Giáo Sư David Garvin đã cụ thể hóa “thỏa mãn nhu cầu
khách hàng” thàn 8 yếu tố như sau

- Tính năng chính (Performance): đây là chức năng cơ bản của sản phẩm.

- Tính năng đặc biệt (Features): bổ sung cho chức năng cơ bản và làm cho khách hàng cảm
thấy thỏa mãn, thuận tiện với các chức năng được tăng cường. Tính năng này thường được
thể hiện phần dịch vụ gia tăng của sản phẩm.

- Độ tin cậy (Reliability): xác suất thực hiện thành công một chức năng qui định trong một
khoảng thời gian xác định và dưới những điều kiện xác định. Độ tin cậy của sản phẩm thường
được đo bằng thời gian trung bình xuất hiện hư hỏng đầu tiên hay thời gian trung bình giữa
những lần hư hỏng. Tuy nhiên, những cách đo này đòi hỏi sản phẩm phải được sử dụng trong
một khoảng thời gian xác định và nó không phù hợp trong những trường hợp mà sản phẩm và
dịch vụ được sử dụng /tiêu dùng ngay.

- Độ phù hợp (Conformance): mức độ mà đặc tính vận hành, thiết kế của sản phẩm phù hợp
với các yêu cầu kỹ thuật đề ra.

- Độ bền (Durability): thời gian sử dụng sản phẩm cho đến khi nó hư hỏng và được thay thế
bằng sản phẩm khác, hay nói cách khác độ bền của sản phẩm chính là tuổi thọ của sản phẩm.

- Độ tiện lợi (Serviceability): khả năng, thái độ lịch sự và mức độ nhanh chóng trong việc sửa
chữa. Chi phí sửa chữa không chỉ là tiền phải trả khi sửa chữa. Nó bao gồm tất cả những khía

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 1
cạnh về những mất mát và phiền phức do thời gian chết của thiết bị, thái độ của đội ngũ dịch
vụ, và số lần sửa chữa không thành công cho một sự cố.

- Tính thẩm mỹ (Aesthetics): Hình dáng sản phẩm trông như thế nào có tính hấp dẫn và nghệ
thuật không? Cảm giác, âm thanh, mùi hoặc vị của sản phẩm ra sao. Đây là một đặc tính
mang tính chủ quan cao vì nó phụ thuộc vào quan điểm nhận thức riêng biệt của từng cá
nhân.

- Nhận thức (Perceived Quality): khi khách hàng không có đầy đủ thông tin về công ty họ có
khuynh hướng chọn lựa sản phẩm nào co danh tiếng hơn

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng nhưng một cách tổng quát, chất lượng sản phẩm là
tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó làm thỏa mãn hoặc vượt trên sự mong đợi của khách
hàng với giá cả hợp lý.

3.2 CHỨC NĂNG CỦA CHẤT LƯỢNG

Chức năng của chất lượng bao gồm các hoạt động được thực hiện để bảo đảm sản phẩm được tạo ra
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chức năng của chất lượng bao gồm: lập kế hoạch chất lượng,
kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng

3.2.1 Kế hoạch chất lượng

Lập kế hoạch chất lượng bắt đầu bằng việc xây dựng các mục tiêu chất lượng cần đạt được của sản
phẩm. Thông qua việc lập kế hoạch chất lượng công ty biết phải làm gì để phân phối nguồn lực,
phương tiện và phương pháp sản xuất nào để đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chất
lượng giúp doanh nghiệp sẽ phát huy các ưu điểm của chất lượng và khắc phục các khuyết điểm về
chất lượng.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng cần thực hiện theo từng bước như sau

- Xác định rõ ai là khách hàng, bao gồm cả khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài doanh
nghiệp

- Xác định nhu cầu khách hàng

- Nêu các ý tưởng về sản phẩm

- Xây dựng các đặc tính sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Chuyển đổi các yêu cầu của khách hàng thành các đặc tính của sản phẩm được thể hiện trong
khấu thiết kế

- Xây dựng quy trình sản xuất ra sản phẩm

- Chuyển hóa quy trình sản xuất cho bộ phận sản xuất

3.2.2 Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thông qua các thông số kỹ thuật và
các dụng cụ đo lường để bảo đảm sản phẩm được tạo ra có chất lượng đúng với mục tiêu chất lượng
đề ra ban đầu. Mục đích của việc kiểm soát chất lượng là

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 2
- Xác định giá trị thật của hiệu quả hoạt động

- So sánh giữa kết quả thực tế và mục tiêu đề ra

Dựa trên kết quả thu thập được về sự khác biệt giữa mục tiêu chất lượng và kết quả đạt được, người
quản lý chất lượng xác định được các nguyên nhân làm cho hoạt động chất lượng chưa đạt được mục
tiêu đề ra. Từ đó hiệu chỉnh lại kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu
đề ra.

Trong quá trình kiểm soát chất lượng cần thực hiện qua các bước như sau

- Lựa chọn đối tượng đánh giá

- Lựa chọn đơn vị đo lường

- Thiết lập hệ thống đo lường

- Dự tính kết quả và trạng thái công tác thực tế

- Tiến hành so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra

- Tìm phương pháp xóa bỏ chênh lệch

3.2.3 Cải tiến chất lượng

Ngày nay các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến cải tiến chất lượng sản phẩm thì doanh
nghiệp đó có nguy cơ mất thị trường. Nguyên tắc cải tiến sản phẩm là sản phẩm sau có chất lượng tốt
hơn sản phẩm trước và các đặc tính sản phẩm làm ra ngày càng gần với yêu cầu của người tiêu dùng.
Để cải tiến chất lượng sản phẩm chúng ta có thể thực hiện một trong các phương pháp sau đây

- Thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại hơn

- Thay đổi các đặc tính của sản phẩm

- Sử dụng các công cụ cải tiến sản phẩm như các biểu đồ kiểm soát chất lượng, hệ thống quản lý
chất lượng ISO, hệ thống TQM…

- Tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua các dịch vụ hậu mãi

Quá trình thực hiện cải tiến thông qua các bước sau

- Xác định đối tượng hoặc vấn đề riêng biệt của cả tiến chất lượng

- Xây dựng kế hoạch đối với dự án cải tiến

- Tổ chức công tác chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề

- Xây dựng phương án giải quyết

- Đánh giá kết quả

- Duy trì kết quả thực hiện

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 3
- Tiếp tục chu kỳ cải tiến mới

3.3 CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Các nhà nghiên cứu quản trị chất lượng đã xây dựng nhiều mô hình chất lượng khác nhau tương
thích cho các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau để phù hợp với quy mô và mục tiêu quản lý
chất lượng khác nhau.

Một số hệ thống chất lượng phổ biến hiện nay bao gồm

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000

- Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn “Giải thưởng chất lượng”

- Hệ thống quản lý chất lượng HACCP

- Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000: 2000

3.3.1 Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Thuật ngữ TQM để cập đến nổ lực của công ty để đạt chất lượng cao, đó là phương pháp quản lý của
một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa vào sự tham gia của mỗi thành viên. Việc triển khai
thực hiện TQM trong tổ chức phải bảo đảm xuyên suốt từ ban lãnh đạo đến từng thành viên trong tổ
chức và nó cũng gắn liền với sự tham gia của khách hàng và nhà cung cấp. Trong đó khách hàng là
điểm trung tâm và việc thỏa mãn các yêu cầu khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất trong việc duy trì và phát triển hệ thống.

Mục tiêu thực hiện TQM là cải tiến liên tục để tạo ra sản phẩm mới tốt hơn nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Quy trình cải tiến liên tục dường như không có điểm dừng vì khách hàng
luôn yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao hơn và đối thủ cạnh tranh không ngừng cải thiện chất
lượng sản phẩm. Để thực hiện thành công TQM doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên lý cơ bản
trong quá trình thực hiện như sau

 Luôn luôn tập trung vào khách hàng

- Khách hàng yêu cầu gì? Mong muốn gì?

- Khi hiểu được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng?

 Tập trung vào quá trình

- Cần chú ý từng bươc của các quá trình để tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng nhất

- Tập trung việc cải tiến, thiết kế các quy trình mới hiệu quả hơn, nâng cao năng suất và tiết kiệm
chi phí trong sản xuất.

 Toàn bộ tham gia

- Cần sự cam kết thực hiện nghiêm túc, quyết liệt từ ban lãnh đạo. Việc triển khai thực hiện TQM

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 4
phải xuất phát từ lãnh đạo cấp cao nhất của công ty

- Lãnh đạo cần trao quyền cho cán bộ nhân viên cấp dưới trong việc giải quyết các vấn đề trong đó
có việc cải tiến liên tục các quy trình sản xuất.

- Xây dựng các mối quan hệ bền vững lâu dài với các nhà cung cấp chiến lược để bảo đảm các nhà
cung cấp sẽ cung cấp hàng hóa với chất lượng cạo

- Công ty cần duy trì phong trào thi đua cải tiến liên tục, hàng quý hàng năm có bình bầu đánh giá
động viên khen thưởng thích đáng.

3.3.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn “Giải thưởng chất lượng”

Để thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, một số quốc gia đặt ra “Giải
thưởng chất lượng” để khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng và coi đó là động
lực thúc đẩy đối với nên kinh tế. Chính các “giải thưởng chất lượng” khuyến khích các doanh
nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

- Tại Nhật Bản có giải thưởng Chất lượng Deming

- Tại Mỹ có giải thưởng chất lượng Malcom Baldrige

- Giải thưởng kinh doanh giỏi tại Canada, giải thưởng chất lượng quốc gia Newzealand

3.3.3 Hệ thống quản lý chất lượng HACCP

HACCP là hệ thống phân tích mối nguy hại và xác định điểm kiểm soát tới hạn. Đây là sự tiếp cận
khoa học và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát các mối nguy hại trong chế tạo
gia công, sản xuất chuẩn bị và sử dụng thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Hệ
thống này giúp cho doanh nghiệp nhận biết những nguy hại nào có thể xảy ra và đặt ra các biện pháp
phòng ngừa kiểm soát những mối nguy hại.

Doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP sẽ được cấp giấy chứng nha65nva2
có những lợi ích thiết thực như sau

- Tạo niềm tin khách hàng thông qua giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP

- Bảo đảm phù hợp với các yêu cầu về pháp luật đối với vệ sinh an toàn thực phẩm

- Tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường, dễ dàng tiếp cận các khách hàng lớn từ các
nước đã phát triển

- Tiết kiệm lớn chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nhờ giảm thiểu xử lý sản phẩm hỏng

- Giảm thời gian công sức khách hàng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Công cụ để lãnh đạo quản lý hiệu quả

3.3.4 Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 5
ISO 14000 là tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề quản lý môi trường, đó là hệ thống tác động mọi phương
diện quản lý của công ty đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường

Hệ thống này có cấu trúc tương tự hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, nếu như hệ
thống ISO 9000 được xây dựng để giải quyết vấn đề quản lý chất lượng thì hệ thống ISO 14000 xây
dựng để đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn ISO giúp các doanh nghiệp quản lý
môi trường có hệ thống và cải thiện tác động đối với môi trường.

Doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 sẽ có các lợi ích sau

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

- Tạo ra sự tín nhiệm đối với sản phẩm

- Chứng minh sự tuân thủ đối với luật pháp

- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài

- Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan

3.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9000

“ISO” là chữ viết tắt của “International Organization for Standardization”. Tổ chức này được thành
lập năm 1946 với sự tham gia của gần 100 nước nhằm soạn thảo các tiêu chuẩn chung về sản xuất
kinh doanh, dịch vụ. Tiêu chuẩn ISO 9000 do ban kỹ thuật TC 176 ba hành lần đầu năm 1987 được
bổ sung hiệu chỉnh 2 lần vào các năm 1994 và 2000

Hiện nay có trên 140 nước tham gia tổ chức này và Việt nam tham gia vào hệ thống ISO năm 1987

Hệ tiêu chuẩn ISO cung cấp những thông tin cần thiết cho việc xây dựng hệ thống chất lượng hữu
hiệu trong tổ chức. Mặt khác, nó nêu lên những yêu cầu về hệ thống chất lượng mà khách hàng hoặc
một bên thứ ba thay mặt khách hàng có thể dùng làm căn cứ để đánh giá hệ thống chất lượng của bên
cung ứng.

ISO 9000 bao gồm những tiêu chuẩn riêng biệt cho hệ thống quản lý và không liên quan đến các đặc
trưng kỹ thuật của sản phẩm, nó được sử dụng để xây dựng hệ thống vận hành quản lý. Mục đích
cuối cùng của ISO 9000 là tạo ra sản phẩm có chất lượng thông qua hoạt động hữu hiệu của hệ thống
quản lý.

Hệ thống tiêu chuẩn

ISO 9001: Đảm bảo chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và
cung cấp dịch vụ.

ISO 9002: Đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và cung cấp dịch vụ.

ISO 9003: Đảm bảo chất lượng trong bước kiểm tra sau cùng.

Mô hình hướng dẫn

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 6
ISO 9000: Hướng dẫn việc chọn lựa và sử dụng các tiêu chuẩn về quản lý chất
lượng, các yếu tố của hệ thống chất lượng và việc đảm bảo chất
lượng.

ISO 9004: Hướng dẫn về quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất
lượng.

Hệ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm 5 tiêu chuẩn được đánh số từ 9000 đến 9004. Nếu chúng ta mô tả hệ
thống này vào quy trình tổng thể của doanh nghiệp sản xuất, hệ số sẽ được sắp xếp theo thứ tự, từ
thiết kế và phát triển sản phẩm, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, cài đặt và dịch vụ. Trong khi hệ số
ISO 9000 và 9004 được thiết lập là mô hình hướng dẫn, thì ISO 9001, 9002 và 9003 là những tiêu
chuẩn được xác định rõ ràng.

Hệ tiêu chuẩn ISO có tính tổng quát rất cao áp dụng được cho tất cả các loại hình kinh doanh từ sản
xuất cho đến dịch vụ từ quy mô nhỏ cho đến quy mô lớn. Đây là công cụ giúp cho các nhà quản lý có
thể quản lý công việc một cách có hiệu quả. Triết lý để thực hiện ISO “viết ra các việc đang làm và
làm đúng theo các việc đã viết” và “phải thực hiện đúng ngay từ đầu”, các triết lý vừa nêu rất đơn
giản tuy nhiên khi thực hiện cần có sự quyết tâm cao của toàn bộ nhân viên trong tổ chức để thực
hiện “đúng ngay từ đầu”. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay giữa các doanh nghiệp thì
việc áp dụng “thực chất” hệ thống quản lý chất lượng ISO là một trong công cụ nâng cao vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.

Có yếu tố cơ bản được nêu trong hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 9000

1. Mục tiêu tổ chức

Khuyến nghị các công ty chú ý kiểm soát các nhân tố kỹ thuật hành chính và con người liên quan
đến chất lượng sản phẩm, với mục đích ngăn ngừa loại trừ các khiếm khuyết về chất lượng. Một hệ
thống quản lý chất lượng hiệu quả là hệ thống vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa bảo đảm lợi ích
của công ty đồng thời chú ý nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Trách nhiệm quản lý

Cấp quản lý có trách nhiệm xác định và lập tài liệu giải trình sách lược chất lượng của tổ chức

- Xác định trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 7
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể

- Xác định rỏ ràng cơ cấu tổ chức

- Xác định các vấn đề chất lượng và đề xuất các giải pháp dự phòng

- Cung cấp các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu chất lượng

- Xác định nhu cầu đào tạo

- Xác định các nhân tố liên quan đến sản phẩm quy trình hay dịch vụ

- Kiểm soát thường xuyên thích đáng các hoạt động liên quan đến chất lượng

- Chú trọng các biện pháp phòng ngừa sự cố

- Soạn thảo các quy trình thật rỏ ràng và đơn giản

3. Hệ thống chất lượng

- Quản lý cấu hình

- Tài liệu giải trình hệ thống chất lượng

- Kế hoạch chất lượng

- Hồ sơ chất lượng

- Kiểm định hệ thống chất lượng

- Kiểm tra và đánh giá hệ thống chất lượng

- Cải tiến chất lượng

- Nghiên cứu tài chính

4. Theo dõi hợp đồng

Tập trung các hợp đồng và đơn hàng, kiểm tra xem các yêu cầu có hợp lý không, chấp nhận các kết
quả thương lượng hay không.

5. Kiểm soát việc thiết kế

- Xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu

- Thử nghiệm và đo lường sản phẩm

- Kiểm tra thiết kế

- Đánh giá và công nhận thiết kế

- Kiểm tra thiết kế lần cuối và cho ra đời sản phẩm

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 8
- Kiểm tra khả năng tiêu thụ của thị trường

- Đánh giá lại thiết kế

- Quản lý cấu hình trong thiết kế

6. Kiểm soát tài liệu

- Kiểm soát các tài liệu và chứng từ gốc

- Kiểm soát việc phân phối các tài liệu

- Kiểm soát những thay đổi của tài liệu, chứng từ

7. Mua nguyên vật liệu

- Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, bản vẽ, tài liệu mua hàng

- Lựa chọn các nhà cung cấp thích hợp

- Thỏa thuận về việc bảo đảm chất lượng

- Điều kiện giải quyết tranh chấp

- Thủ tục liên quan đến việ giám định, lập kế hoạch và kiểm soát

- Lưu trữ các hồ chất lượng liên quan đến việc mua hàng

8. Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp

Bất kỳ một sản phẩm nào do khách hàng cung cấp đều phải được bảo quản tốt, trách mất mát và
hư hỏng

9. Xác định và theo dõi sản phẩm

Các sản phẩm phải được xác định và theo dõi theo theo các ký hiệu lô hàng, đợt hàng trong suốt
những công đoạn của quá trình sản xuất, phân phối và cài đặt.

10. Kiểm soát quá trình

- Kiểm soát vật liệu

- Kiểm soát và bảo dưỡng thiết bị

- Quản lý việc kiểm soát quy trình

- Lập tài liệu

- Kiểm soát sự thay đổi của quy trình

- Kiểm soát những sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu

11. Thử nghiệm và kiểm tra

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 9
- Nguyên vật liệu nhập vào phải được thử nghiệm hay kiểm tra trước khi sử dụng.

- Việc thử nghiệm và kiểm tra trong quà trình cần phải được thực hiện

- Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm hoàn chỉnh truớc khi đưa ra thị trường.

- Lưu trữ kết quả kiểm tra và thử nghiệm.

12. Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm

- Những thiết bị thường dùng để đo kiểm nên được kiểm soát và bảo dưỡng.

- Phải hiểu rõ độ chính xác và sai số của thiết bị.

- Khi dùng hệ thống kiểm tra bằng phần cứng hay phần mền thì nên kiểm tra lại hệ thống trước và
sau khi sử dụng.

13. Tình trạng kiểm tra và thử nghiệm

- Kết quả kiểm tra và thử nghiệm phải được lưu trữ theo từng hạng mục nối tiếp theo khâu sản
xuất.

- Những ghi chú về sản phẩm nên được kèm theo sản phẩm hoàn chỉnh.

14. Kiểm soát những sản phẩm không đạt yêu cầu

- Xác định các sản phẩm không đạt yêu cầu

- Phân loại

- Kiểm tra lại

- Sắp đặt

- Xử lý

- Phòng tránh

15. Các hành động sửa chữa và ngăn ngừa

a. Xác định nguyên nhân của những tình trạng chưa tốt

b. Những vấn đề đặc biệt và nguyên nhân của chúng cần được sửa chữa, hiệu chỉnh.

c. Đánh giá hiệu quả của việc sửa chữa.

16. Lắp ráp, lưu trữ, đóng gói, và phân phối

a. Phát triển và duy trì các quá trình lắp ráp, lưu trữ, đóng gói và phân phối

b. Kiểm soát việc lắp ráp sẽ ngăn chặn được những hư hỏng và thiệt hại.

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 10
c. Cung cấp hệ thống lưu trữ an toàn. Sản phẩm trong kho thường xuyên được kiểm tra những hư
hỏng phát sinh.

d. Kiểm soát quá trình đóng gói, bảo quản, và đánh dấu sản phẩm.

e. Chất lượng của thành phẩm sau khi được thử nghiệm và kiểm tra nên được duy trì. Điều này có
lẽ bao gồm cả quá trình phân phối sản phẩm.

17. Kiểm soát hồ sơ chất lượng

Hồ sơ chất lượng nên được xác định cụ thể, tập trung, sắp xếp, lưu trữ, duy trì và tránh hư hỏng, mất
mát.

18. Thanh tra chất lượng nội bộ

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thanh tra nội bộ

- Kết quả của việc thanh tra nên được báo cáo lên các cấp quản lý

- Bất kỳ sự thiếu hụt nào mà được phát hiện đều phải được sửa chữa.

19. Đào tạo

- Quá trình đào tạo cần được xác định rõ.

- Quá trình đào tạo cần được cung cấp.

- Cần đưa vào các nhiệm vụ những cá nhân đủ khả năng.

- Hồ sơ ghi chép về việc huấn luyện, đào tạo cần được lưu giữ.

20. Cung cấp dịch vụ

- Những dịch vụ cần được thực hiện theo đúng quá trình đã được ghi chép.

- Những dịch vụ cung cấp cần phù hợp với nhu cầu.

21. Các kỹ thuật thống kê

- Xác định các kỹ thuật thống kê

- Các kỹ thuật thống kê thường được sử dụng để kiểm tra khả năng có thể chấp nhận được về năng
suất của quá trình và đặc tính sản phẩm.

Chöông 6: Quaûn trò caùc yeáu toá baûo ñaûm saûn xuaát 11

You might also like