You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC


-------***-------

BÀI TẬP NHÓM 03


MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ
Lớp học phần: Kinh tế đầu tư(223) _09

Đề bài: Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu
tư. Phân tích 2 dự án quan trọng quốc gia mà bạn biết và cho biết
ảnh hưởng của 2 dự án này đối với sự phát triển KT-XH

Thành viên: Ngô Hà Duyên - 11221696


Lưu Diệu Hằng - 11222083
Trần Thái Hòa - 11222430
Lê Phương Thảo Nguyên - 11224805
Lê Phương Nhi - 11224918
Nguyễn Mai Trang - 11226415
Nguyễn Thị Huyền Trang - 11226444
Phạm Kiều Trinh - 11226579

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................
NỘI DUNG......................................................................................................................................................
I. Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất và quy mô......................................................................
1. Đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia................................................................................
2. Đầu tư theo các dự án nhóm A.........................................................................................................
3. Đầu tư theo các dự án nhóm B..........................................................................................................
4. Đầu tư theo các dự án nhóm C..........................................................................................................
5. Phân loại hoạt động đầu tư theo dự án nhóm A, B, C......................................................................
II. Phân tích dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô..............................................................................
1. Giới thiệu về dự án Đường Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô:..................................................................
2. Tổ chức dự án...................................................................................................................................
3. Ngân sách và chi phí.........................................................................................................................
4. Kế hoạch dự án.................................................................................................................................
5. Quản lý chất lượng dự án..................................................................................................................
6. Khó khăn...........................................................................................................................................
7. Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.................................
III. Phân tích dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành................................................................
1. Giới thiệu về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành:...........................................................
2. Tổ chức dự án...................................................................................................................................
3. Ngân sách và chi phí.........................................................................................................................
4. Kế hoạch dự án.................................................................................................................................
5. Quản lý chất lượng dự án..................................................................................................................
6. Khó khăn...........................................................................................................................................
7. Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.................................
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................

1
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư phát triển là một lĩnh vực quan trọng mà mỗi quốc gia đều cần phải nghiên cứu, là một
bài toán nan giải trong nhiều năm của không chỉ Việt Nam mà cả những nước khác trên thế giới.
Đầu tư phát triển có tác động không nhỏ tới sự tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế của một
đất nước.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua quá trình phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ, dự án
trọng điểm quốc gia đã trở thành một yếu tố thiết yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của đất nước. Những dự án này thường được xác định là các mục tiêu ưu tiên quan trọng, đòi hỏi
sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt là sau chiến tranh,Việt Nam dần
dần gây dựng lại từng chút một, điện – đường – trường – trạm được dựng lên nhờ các chính sách
quan trọng, dự án lớn được chỉ đạo thông qua. Việt Nam ngày càng đẩy mạnh đầu tư phát triển,
nổi bật như các dự án quan trọng quốc gia: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Đường bộ
cao tốc Bắc - Nam phía Tây; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Đường sắt tốc độ cao Bắc –
Nam; … liên tục được thông qua, triển khai thực hiện.

Đầu tư phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng góp phần làm phát triển kinh tế, xã hội đời
sống nhân dân. Chính vì lý do đó, dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết tìm tòi của mỗi cá
nhân cũng như quá trình trao đổi làm việc của cả nhóm, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân loại
hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư. Đặc biệt, nghiên cứu sâu hơn và phân tích hai dự
án quan trọng quốc gia và ảnh hưởng của hai dự án này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
VN để từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và bền vững
của quá trình phát triển quốc gia.

2
NỘI DUNG

I. Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất và quy mô

Trên cơ sở quy định theo Luật Đầu tư 2020 Đầu tư xây dựng được hiểu là việc nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của
Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra đầu tư xây dựng còn được định nghĩa là hoạt động các nhà đầu tư sử dụng các nguồn
lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các mục đích về kinh tế xã hội.
Để thuận tiện cho việc quản lý đã có sự phân chia đầu tư xây dựng thành các nhóm dựa trên tính
chất và số vốn được đầu tư.

Phân loại theo tính chất và quy mô :


- Đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia
- Đầu tư theo các dự án nhóm A
- Đầu tư theo các dự án nhóm B
- Đầu tư theo các dự án nhóm C
Có các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư. Trong đó dự án quan trọng quốc gia do
Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định.

1. Đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia


Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với
nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
- Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50
ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ
1.000 ha trở lên;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với
quy mô từ 500 ha trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng
khác;
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

3
2. Đầu tư theo các dự án nhóm A
- Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án
thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật; Dự án sản xuất chất độc hại,
chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông,
bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp
điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai
thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông;
Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật
điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí;
Bưu chính, viễn thông;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa,
giáo dục; Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng;
Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ; Một số dự án thuộc
lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Ví dụ : Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình- Ba Sao- Bái Đính .


Nghị quyết số 29 của HĐND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng
tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính. Theo Hội đồng nhân dân thành phố, dự án thuộc
nhóm A - xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt hệ thống tổ chức giao thông với tổng mức
đầu tư dự kiến hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, thời gian thực hiện từ 2023 đến
2025.

3. Đầu tư theo các dự án nhóm B


- Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng : Giao thông, bao gồm
cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai
thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến
khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng : Giao thông; Thủy lợi;
Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện;Sản xuất
thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính,
viễn thông;
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng: Sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới; Công nghiệp
- Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng: Y tế, văn hóa, giáo dục;
Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch,
thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà
Ví dụ: Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Hồng, hữu Đà, huyện Ba Vì.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-
UBND phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Hồng, hữu Đà,

4
huyện Ba Vì. Dự án được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014, do Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 180 tỷ đồng.

4. Đầu tư theo các dự án nhóm C


- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất,
phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng
khu nhà ở.
- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng: Giao thông; Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý
rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin,
điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông;
- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản; Khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp
- Dự án tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học,
công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây
dựng dân dụng
Ví dụ: Dự án Cải tạo, thoát nước sông Pheo tại quận Bắc Từ Liêm.
UBND TP Hà Nội phê duyệt lần đầu tại Quyết định số 5668/QĐ-UBND. Dự án Cải tạo, thoát
nước sông Pheo có tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Việc triển khai dự án nhằm bảo đảm tiêu
thoát nước trong khu dân cư và hỗ trợ công tác tưới tiêu, phòng chống úng ngập cho khoảng
4.600ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc quận Bắc Từ Liêm và một phần của huyện Đan
Phượng.

5. Phân loại hoạt động đầu tư theo dự án nhóm A, B, C


Các dự án đầu tư nhóm A, B, C sẽ được phân biệt với nhau thông qua mức độ quan trọng và quy
mô của dự án, kèm với đó là một số tiêu chí khác được quy định cụ thể tại các điều luật khác của
Luật Đầu tư. Các tiêu chí này sẽ được thể hiện qua hai nội dung chính của từng dự án đầu tư, đó
là tổng mức đầu tư và lĩnh vực đầu tư của dự án đầu tư.
BẢNG PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM A,B,C
Nhóm Lĩnh vực đầu tư Dự án đầu tư Dự án đầu tư Dự án đầu tư
nhóm A nhóm B nhóm C

1
Dự án thuộc lĩnh vực quốc Chỉ có dự án
phòng, an ninh có mức độ nhóm A( Trừ
tuyệt mật. dự án quan
Dự án sản xuất chất độc hại, trọng quốc gia)
chất nổ.
Dự án hạ tầng khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao

2 Giao thông, bao gồm cầu,


cảng biển, cảng sông, sân

5
bay, đường sắt, đường quốc
lộ
Công nghiệp điện Khai thác Từ 2300 tỷ Từ 120 tỷ đồng Dưới 120 tỷ
dầu khí đồng trở lên đến dưới 2300 đồng
Hóa chất, phân bón, xi măng tỷ đồng
Chế tạo máy, luyện kim
Khai thác, chế biến khoáng
sản;
Xây dựng khu nhà ở

3 Giao thông; Thủy lợi


Cấp thoát nước, xử lý rác
thải và công trình hạ tầng kỹ
thuật khác
Kỹ thuật điện; Từ 1500 tỷ Từ 80 tỷ đồng Dưới 80 tỷ
Sản xuất thiết bị thông tin, đồng trở lên đến dưới 1500 đồng
điện tử tỷ đồng
Hóa dược;
Sản xuất vật liệu
Công trình cơ khí, trừ dự án
chế tạo máy, luyện kim
Bưu chính, viễn thông

4 Sản xuất nông nghiệp, lâm Từ 1000 tỷ Từ 60 tỷ đồng Dưới 60 tỷ


nghiệp, nuôi trồng thủy sản đồng trở lên đến dưới 1000 đồng
Vườn quốc gia, khu bảo tồn tỷ đồng
thiên nhiên
Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới
Công nghiệp

5 Y tế, văn hóa, giáo dục


Nghiên cứu khoa học, công
nghệ thông tin, phát thanh,
truyền hình Trên 800 tỷ Từ 45 tỷ đồng Dưới 45 tỷ
Kho tàng Du lịch, thể dục đồng đến dưới 800 đồng
thể thao tỷ đồng
Xây dựng dân dụng, trừ xây
dựng khu nhà ở
Dự án thuộc lĩnh vực quốc
phòng, an ninh

6
II. Phân tích dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô
1. Giới thiệu về dự án Đường Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô:
Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án Vành đai 4) là dự án
trọng điểm của quốc gia, là công trình, sản phẩm cụ thể hóa quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị khóa
XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045.

Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, kết nối với cao tốc Hà Nội -
Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm
2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027.

2. Tổ chức dự án
2.1. Mục tiêu của dự án
Ngày 16-6-2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 56/2022/QH15, “Về chủ trương đầu tư Dự
án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội”. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu:
“Đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng
điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa
phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo
không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm
năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung
tâm của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 hiện đang quá tải về mật độ giao
thông.

2.2. Quy mô dự án
Thời gian thực hiện:
- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt dự án thành phần: trước 31/01/2023
- Khởi công: trước 30/06/2023
- Cơ bản hoàn thành: vào năm 2026
- Đưa vào khai thác: năm 2027
Địa điểm thực hiện:
Tuyến có điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Tân
Dân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội; điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ
Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Đoạn tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long có chiều dài khoảng 9,7 km (đi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh) với điểm đầu tại Km30+900 kết nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long hiện
hữu thuộc địa phận phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; điểm cuối khoảng
Km40+600 thuộc phường Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

7
Dự án đi qua 07 quận, huyện tại TP. Hà Nội gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng,
Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông. Tỉnh Hưng Yên gồm 04 huyện: Văn
Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm. Tỉnh Bắc Ninh gồm 04 huyện, thị xã, thành phố: Thị xã
Thuận Thành, huyện Gia Bình, thị xã Quế Võ và TP. Bắc Ninh.
Chủ thể liên quan tới dự án
- Hội đồng Thẩm định dự án:
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên hội đồng khác.
- Nhà thầu:
Dự án thành phần 2.1 có đến 20 gói thầu, trong đó có 4 gói thầu xây lắp:
+ Gói thầu xây lắp số 08: Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - CTCP
Thịnh Vượng TVT - CTCP Đầu tư và Xây dựng Thái Yên.
+ Gói thầu xây lắp số 09: Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.
+ Gói thầu số 10: Liên danh Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Tập
đoàn CASPI - Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - CTCP Quản lý
và Xây dựng đường bộ Khánh Hòa.
+ Gói thầu xây lắp số 11: Liên danh CTCP Tập đoàn Cienco4 (Mã: C4G) - CTCP
Thương mại và Xây dựng Hoàng Long - CTCP Sông Hồng.

3. Ngân sách và chi phí


Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-
2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn
22.470 tỷ đồng (trong đó ngân sách của Hà Nội là hơn 19.470 tỷ đồng); nguồn ngân sách nhà
nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách
trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn
29.440 tỷ đồng.

4. Kế hoạch dự án
Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô được chia thành 7 dự án thành phần:
- Dự án thành phần 1.1 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận TP Hà
Nội) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 4.010
tỷ đồng, ngân sách địa phương 9.360 tỷ đồng).
- Dự án thành phần 1.2 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh
Hưng Yên) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.740 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Dự án thành phần 1.3 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Bắc
Ninh) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.480 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 2.110
tỷ đồng, ngân sách địa phương 370 tỷ đồng).
- Dự án thành phần 2.1 chiều dài khoảng 58,2 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu
tư khoảng 5.388 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).
- Dự án thành phần 2.2 chiều dài khoảng 19,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu
tự khoảng 1.505 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).
- Dự án thành phần 2.3 chiều dài khoảng 35,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu
tư khoảng 2.794 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).
8
- Dự án thành phần 3 (đầu tư xây dựng đường cao tốc), UBND TP Hà Nội là cơ quan có
thẩm quyền triển khai theo phương thức PPP; chiều dài khoảng 112,8 km, quy mô theo
quy hoạch 6 làn xe, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng
56.536 tỷ đồng, vốn Nhà nước khoảng 27.089 tỷ đồng.
Thực trạng:
Tính đến hết tháng 9/2023, trong 4 dự án thành phần xây dựng, chỉ có dự án thành phần 2.1
(TP. Hà Nội làm cơ quan chủ quản) đáp ứng tiến độ; các dự án thành phần 2.2 , dự án thành
phần 2.3 và dự án thành phần 3 đang triển khai chậm so với yêu cầu và còn gặp một số khó
khăn.

5. Quản lý chất lượng dự án


Ông Phạm Khắc Thưởng, Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề xuất cần nghiên cứu,
cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tỉnh; bổ sung kế hoạch sử dụng đất; rà soát, điều chỉnh các quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng, khai thác quỹ
đất tại khu vực các nút giao. Tập trung ưu tiên những dự án đường địa phương phục vụ sản xuất,
kinh doanh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, các dự án động lực, có tính lan tỏa cao, tạo nguồn
thu lâu dài cho địa phương, tạo công ăn việc làm và sinh kế cho người dân địa phương. Hạn chế
tối đa việc giao các vị trí thuận lợi để phát triển bất động sản nhà ở; khắc phục triệt để tình trạng
phát triển manh mún, không đồng bộ.

6. Khó khăn
6.1. Giải phóng mặt bằng
Diện tích giải phóng mặt bằng tại các địa phương đã thực hiện khoảng 86,5%, tuy nhiên chủ yếu
thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Đối với phạm vi đất ở, đất tín ngưỡng, đất hộ gia đình, tổ
chức…chưa được hoàn thành để bàn giao; công tác xây dựng các khu tái định cư vẫn chưa hoàn
thành. Điển hình tại Dự án thành phần 2.1, các nhà thầu đang tổ chức 32 mũi thi công nhưng còn
tình trạng “xôi đỗ”, không liên tục do vướng đất thổ cư chưa giải phóng.
6.2. Nhà đầu tư
Dự án thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc) - dự án thành phần quan trọng nhất được triển
khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Vì vốn nhà đầu tư tham gia rất lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm nên hiện nay dự án thành phần 3 vẫn chưa chính thức được công bố nhà đầu tư. Theo
báo cáo của Chính phủ, hiện tại, công tác thiết kế kỹ thuật của dự án thành phần 3 chưa được
triển khai do chưa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, quá trình triển khai phát sinh
một số vướng mắc cần được tháo gỡ nên kéo dài thời gian chuẩn bị dự án.

7. Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam
7.1. Ảnh hưởng tích cực
- Về kinh tế:
Đường Vành đai 4 tạo ra tính chất liên kết vùng Thủ đô, kết nối sự phát triển của Hà Nội
với các điểm trong vùng. Đường Vành đai 4 có thể coi là “ Vành đai kết nối mọi vành
đai”, tạo tiền đề quan trọng cho việc mở rộng không gian phát triển, cũng như sự phát
triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Dự án Vành đai 4 khi đưa vào sử dụng sẽ như xương sống kết nối 7 tuyến đường cao tốc:
Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai; Hòa Lạc- Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Cầu
Giẽ - Ninh Bình; Đại lộ Thăng Long; Nội Bài - Bắc Ninh. Từ đó, tạo không gian cho 5
9
đô thị vệ tinh phát triển, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn từ nông nghiệp sang công
nghiệp đồng nghĩa với việc thu hút phát triển khu công nghiệp...
- Về giao thông:
Vành đai 4 dự kiến sẽ là tuyến xương sống chính của mạng lưới giao thông vùng Thủ Đô.
Vành đai 4 xây dựng lên góp phần làm giảm áp lực giao thông hiện đang đổ dồn lên
Vành đai 3-tuyến đường vốn chỉ là vành đai thuộc đô thị trung tâm. Không dừng lại ở đó,
đường Vành đai mới này nếu được quy hoạch bài bản, chính xác sẽ giúp hút dân cư khỏi
nội đô, giãn cách mật độ dân số, từ đó có thể giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông
nghiêm trọng hiện nay.

Đáng chú ý, sân bay Nội Bài - cửa ngõ hàng không quốc tế của cả Vùng Thủ đô sẽ được
kết nối trực tiếp đến các tỉnh, thành lân cận, giảm thiểu chi phí logistics cho doanh nghiệp
vận tải, giảm áp lực giao thông cho các cửa ngõ Hà Nội, góp phần cải thiện năng lực cạnh
tranh không chỉ của TP Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong Vùng Thủ
đô và cả nước nói chung.
- Về chính trị, đối ngoại:
Bên cạnh mang đến ảnh hưởng tích cực về kinh tế, góp phần giúp GDP tăng trưởng,
tuyến đường Vành đai 4 cũng được hi vọng mang một ý nghĩa chính trị, đối ngoại sâu
sắc. Khi du khách tới Việt Nam, thứ gây ấn tượng với họ sẽ là một hạ tầng giao thông
hiện đại, an toàn, nó phản ánh sự phát triển của một đất nước.
- Về văn hóa:
Cùng với sự liên kết giao thông của Hà Nội với các vùng lân cận, đường vành đai 4 Hà
Nội còn mở ra một vùng không gian mới với rất nhiều hứa hẹn về một vùng văn hóa có
nhiều chiều kích khác nhau, tăng tính hấp dẫn, đa dạng cho văn hóa Thủ đô. Khi các đô
thị vùng giáp ranh hình thành, cùng với trường học, bệnh viện, những công trình văn hóa
mới được hình thành, kéo theo nhiều giá trị văn hóa mới được thiết lập như nét ứng xử
của con người, ẩm thực, biểu tượng văn hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề…
7.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế:
Việc xây dựng một tuyến đường vành đai mới có thể tạo ra sự thay đổi trong giá nhà và
giá trị bất động sản xung quanh khu vực. Nó gây ra sự tăng giá ở những khu vực gần
tuyến đường mới và giảm giá ở những khu vực gần tuyến đường cũ.
Tuyến đường vành đai 4 có thể làm thay đổi cấu trúc giao thông và mạng lưới đường, ảnh
hưởng đến lưu lượng khách hàng đến các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ trong khu vực.
Các doanh nghiệp có thể phải chịu thiệt hại do giảm lượng khách hàng hoặc việc thay đổi
tuyến đường giao thông.
- Về xã hội:
Công cuộc giải phóng mặt bằng để xây dựng Vành đai 4 ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân. Việc thay đổi nơi ở gây khó khăn cho người dân trong việc tạo sinh
kế, chuyển đổi việc làm hay tái định cư.
Quá trình xây dựng và sử dụng tuyến đường Vành đai 4 có thể gây ra một loạt tác động
tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, tăng cường tiêu thụ năng
lượng và khí thải nhà kính,... Tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
dân, đặc biệt là những hộ dân sống gần khu vực thi công.

10
Một số đề xuất khuyến nghị: Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, các đơn
vị, chủ thể quản lý dự án cần lên kế hoạch và quản lý chặt chẽ việc thi công, đảm bảo tuân thủ
các tiêu chuẩn môi trường cũng như tối ưu hóa quá trình thi công để giảm ảnh hưởng đến cộng
đồng. Đồng thời, cần thiết lập chính sách hỗ trợ và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng bởi
việc xây dựng tuyến đường vành đai, bao gồm cung cấp hỗ trợ tài chính, nhà ở và cơ hội việc
làm mới.
III. Phân tích dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
1. Giới thiệu về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành:
Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng
năm 2005 và phê duyệt Quy hoạch tổng thể năm 2011; Năm 2015, Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Sự lựa chọn Cảng
hàng không quốc tế Long Thành đã được chính thức đề cập từ năm 1997 như một Cảng bổ sung
cho Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Định hướng này được phát triển xuyên suốt, thống
nhất trong việc quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không - sân bay của Việt Nam.

Về đường bay, chỉ trong vòng 2 giờ đến 2,5 giờ bay có thể tiếp cận hầu hết các đô thị lớn trong
khu vực Đông Nam Á và nằm trên tuyến hàng không sôi động nhất thế giới kết nối châu Á Thái
Bình Dương với các châu lục khác. Có thể nói đây là vị trí chiến lược trên bản đồ hàng không
quốc tế.

2. Tổ chức dự án
2.1. Mục tiêu của dự án:
Định hướng sân bay Long Thành sẽ là một cảng trung chuyển hàng không có cấp độ 4F – cấp độ
cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế và là thủ phủ hàng không
của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay
trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế.

Mục tiêu của dự án được xác lập là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới
trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực, với quy mô, công
suất sau khi hoàn thành toàn bộ 3 giai đoạn là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng
hóa/năm.
2.2. Quy mô dự án

Thời gian thực hiện

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) được khởi công xây dựng
vào tháng 12 năm 2020. Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019-2025, 2025 - 2035,
2035-2050.

Địa điểm thực hiện

Tại Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Với diện tích đất của Dự án là 5.000 héc-ta, trong đó,
diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng hàng không là 2.750 héc-ta; diện tích đất cho quốc
phòng là 1.050 héc-ta; diện tích đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các
công trình thương mại khác là 1.200 héc-ta.

Các chủ thể liên quan tới dự án:


11
- Hội đồng Thẩm định dự án: Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long
Thành sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo 13 bộ,
ngành liên quan, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và UBND tỉnh Đồng
Nai.
- Chủ đầu tư dự án: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). ACV là một
doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 2000, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
ACV hiện đang quản lý và khai thác 22 cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, bao
gồm cả Sân bay Tân Sơn Nhất.
- Nhà thầu: Gói thầu này được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu Vietur, bao gồm:
+ Tập đoàn công nghiệp và Thương mại xây dựng IC ISTAS (Thổ Nhĩ Kỳ)
+ Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 (Nhà thầu Việt Nam)
+ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Việt Nam (Nhà thầu Việt
Nam)

3. Ngân sách và chi phí


Tổng vốn đầu tư khái toán để xây dựng sân bay Long Thành là 16,06 tỷ đô la, tương đương với
336.630 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn đó là:

- Vốn ngân sách nhà nước


- Vốn ODA, vốn doanh nghiệp
- Hình thức PPP (đối tác công tư)
- Vốn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của ngành hàng không
- Một số loại vốn khác

Trong đó, theo báo cáo Quốc hội năm 2023, mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 4.6 tỷ đô, tương
đương với 109.111 tỷ đồng. Mức đầu tư cho giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chưa được công bố chính
thức, tuy nhiên tổng mức đầu tư cho 2 giai đoạn này dự kiến sẽ cao hơn giai giai đoạn

4. Kế hoạch dự án
Sân bay Long Thành nằm trong quy hoạch phát triển và lập dự án đầu tư từ năm 1997. Theo kế
hoạch, quá trình xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1:
+ Khởi công: 5/2021 - Dự kiến khai thác sử dụng: 2025
+ Mục tiêu: Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác đường băng 1 (4.000m x 75m),
nhà ga hành khách (công suất 25 triệu khách/năm), một đài kiểm soát không lưu cao
khoảng 123 m, và các công trình liên quan khác.
- Giai đoạn 2:
+ Dự kiến khởi công: 2025 - Dự kiến hoàn thành: 2035
+ Mục tiêu: Xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, 1 nhà ga hàng
hóa và các hạng mục phụ trợ khác. Dự kiến hoàn thành vào năm 2030, công suất đạt
50 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Giai đoạn 3:
+ Dự kiến khởi công: 2035 - Dự kiến hoàn thành: 2050

12
+ Mục tiêu: Xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, 1 nhà ga hàng
hóa và các hạng mục phụ trợ khác. Dự kiến hoàn thành vào năm 2050, công suất đạt
100 triệu hành khách/năm và 10 triệu tấn hàng hóa/năm. ACV – Tổng công ty Cảng
hàng không Việt Nam được giao thẩm quyền là người quyết định đầu tư đối với Dự
án thành phần 3 (dự án thành phần quan trọng nhất). Mục tiêu trở thành sân bay lớn
nhất Việt Nam trong tương lai.

Thực trạng:

Sau hơn 2 năm thi công, siêu dự án sân bay Long Thành rơi vào tình trạng chậm tiến độ. Đến
31/8/2023, gói thầu 5.10 thi công nhà ga hành khách thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế
Long Thành (sân bay Long Thành) sẽ khởi công xây dựng dưới sự chứng kiến của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính. Gói thầu 4.6 - "thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình
đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay" - cũng được khởi động chung thời điểm.

5. Quản lý chất lượng dự án

Về Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1:

- Đối với Dự án thành phần 1, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải làm việc với
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bố trí hợp lý
trụ sở các cơ quan kiểm dịch y tế, động/thực vật.
- Đối với Dự án thành phần 2, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẩn trương triển khai
dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên
quan trong quá trình thực hiện. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan
xác định quy hoạch chi tiết khu đất hỗn hợp 22 Trần Quốc Hoàn, phường 4, quận Tân
Bình bảo đảm phù hợp với hiện trạng pháp lý sử dụng đất và cấp phép xây dựng Dự án
trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam,
không làm ảnh hưởng đến việc vận hành, khai thác Dự án Cảng hàng không quốc tế Long
Thành.
- Đối với Dự án thành phần 3, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm
toàn diện trong việc triển khai; đánh giá lại năng lực quản lý, điều tiết kết nối thi công
trên công trường; quản lý sâu sát quá trình triển khai các gói thầu, gắn trách nhiệm của
các nhà thầu; kịp thời phát hiện để có biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời các sai sót,
xung đột. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nghiên cứu áp dụng các quy chuẩn,
tiêu chuẩn, công cụ quản lý; quản lý theo mô hình BIM trên toàn bộ dự án.
- Đối với Dự án thành phần 4, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam
tăng cường năng lực cán bộ để lựa chọn được nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực (tài
chính, kỹ thuật), uy tín trong việc thực hiện cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho Cảng hàng
không, bảo đảm nâng cao tính cạnh tranh của ngành hàng không Việt Nam. Thực hiện
nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 78/TB-VPCP ngày 16
tháng 3 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp kiểm tra,
hướng dẫn việc triển khai thực hiện. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm trong việc tham mưu,
triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4.

13
6. Khó khăn
6.1. Giải phóng mặt bằng
Vì đây là dự án có quy mô lớn, phạm vi giải phóng mặt bằng rộng, 18 tổ chức và 5.283 hộ gia
đình cá nhân bị ảnh hưởng; trong khi đó, công tác bồi thường, hỗ trợ rất phức tạp. Nếu không tập
trung quyết liệt sẽ khó đạt được mục tiêu bàn giao mặt bằng để khởi công dự án vào đầu năm
2021.

Bên cạnh đó, thời điểm triển khai thực hiện Dự án chưa có bản đồ thu hồi đất theo hiện trạng
thực tế, nên bản đồ thu hồi đất phải thực hiện song song với công tác kiểm đếm tài sản trên đất,
do đó, chưa cập nhật biến động đất đai, vừa hoàn chỉnh bản đồ thu hồi đất và chỉnh lý công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây chưa chính xác…

6.2. Tái định cư cho hộ dân

Ngoài ra, vì cơ quan chức năng Đồng Nai đã không thể chi trả được tiền bồi thường cho người
dân theo đúng kế hoạch; không thực hiện được việc tổ chức bốc thăm nhận đất tái định cư cho
các hộ dân; nhà thầu xây dựng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đang trong quá trình hoàn
thiện thì bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu; việc xây nhà của nhiều hộ dân đã nhận đất cũng bị
gián đoạn nên đã có hàng ngàn hộ đồng ý giao đất trong quy hoạch và ra tạm cư ở nhà trọ, chờ
giao đất tái định cư. Đó là chưa nói, sự chịu đựng, hy sinh để thay đổi khi về khu tái định cư Lộc
An - Bình Sơn, trường học chưa kịp làm. con cái nhiều hộ dân phải đi xa “mua con chữ”. Nhiều
hộ dân được đền bù mảnh đất cả trăm mét vuông, nhưng lại không có tiền làm sổ đỏ và xây nhà,
đã chấp nhận bán rẻ để mua mảnh đất nhỏ, giá thấp hơn để xây tạm căn nhà.

7. Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam
7.1. Ảnh hưởng tích cực
- Về giao thông

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển giao thông vận tải hàng không của đất nước, là dự án hạ
tầng có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, với định hướng phát triển là cảng hàng
không trung chuyển của khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dự án này thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, phát triển kinh
tế-xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nâng
cao chất lượng và mở rộng hệ thống giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu quan hệ kinh tế
quốc tế: Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một trong 3 khâu
đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.

- Về kinh tế - xã hội

Thực tiễn đã chứng minh, giao thông vận tải nói chung và sân bay, bến cảng nói riêng
mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng. Giao thông
phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển đến đó, nhiều khu đô thị, khu công
nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả. Sau khi hoàn
14
thành, dự án sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm vận chuyển lớn trong khu
vực và trên thế giới, mở ra không gian phát triển mới với "hệ sinh thái kinh tế hàng
không", tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia.

- Về bất động sản

Nói về tác động đến bất động sản, có thể nhìn thấy bài học trong quá khứ của sân bay
Quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), sân bay Quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) và sân bay Quốc
tế Phú Quốc (Kiên Giang) đã ảnh hưởng đến giá bất động sản tại nơi mình tọa lạc như thế
nào. Nhờ vào sự đầu tư hạ tầng đồng bộ, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các
khu công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các đô thị phục vụ dân cư xung
quanh, phát triển du lịch,… Tất cả các yếu tố trên sẽ kéo theo nhu cầu về sở hữu đất đai,
tài sản xung quanh mạng lưới sân bay, giúp giá trị bất động sản tăng nhanh và tăng cao.

7.2. Ảnh hưởng tiêu cực


- Về môi trường, sức khỏe

Trong quá trình thi công, bụi từ công trường sân bay Long Thành (huyện Long Thành,
Đồng Nai) ảnh hưởng đời sống hàng nghìn hộ dân nhiều tháng liên tiếp. Theo kết quả
quan trắc không khí định kỳ từ tháng 4 - 10/2022, tại khu vực xây dựng sân bay Long
Thành, phát hiện ô nhiễm bụi vượt quy chuẩn từ 1,02-18,32 lần. Lượng bụi khổng lồ từ
công trường gây ảnh hưởng đời sống của người dân trong bán kính hơn 10km. Cụ thể,
bụi ô nhiễm nhiều tháng qua khiến nhiều người mắc bệnh đường hô hấp; bụi mù mịt cũng
đang bao trùm một đoạn dài trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua
địa phận xã Bình Sơn, khiến cho việc lưu thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Đề xuất khuyến nghị: Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. các đơn vị, chủ
thể quản lý dự án có thể lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cổng ra vào và các khu vực
trọng điểm để theo dõi tần suất, lịch trình và vị trí tưới nước của các phương tiện. Sử dụng hệ
thống GPS để theo dõi vị trí và tốc độ của các xe vận chuyển trong công trường. Yêu cầu nhà
thầu thi công tuân thủ nghiêm túc quy định về tưới nước, phun nước thường xuyên, liên tục và
đầy đủ tại các khu vực thi công. Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về tưới nước,
phun nước và kiểm soát tốc độ. Hoàn thiện các biện pháp chống bụi: Áp dụng giải pháp chống
bụi bằng phun polime tại các khu vực thi công có nguy cơ phát sinh bụi cao. Tăng cường công
tác vệ sinh, thu gom rác thải tại các khu vực thi công. Trao đổi, phối hợp với các cơ quan chức
năng địa phương để tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp chống bụi tại dự
án. Thu thập ý kiến phản hồi của người dân và kịp thời điều chỉnh các biện pháp chống bụi cho
phù hợp.

15
KẾT LUẬN
Trong quá trình phân tích, nghiên cứu về hoạt động đầu tư và ảnh hưởng của 2 dự án trọng điểm
quốc gia: Dự án đường Vành đai 3 và dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tới sự phát
triển KT-XH Việt Nam. Hai dự án trên đều có vốn đầu tư vô cũng lớn, hàng chục đến trăm nghìn
tỷ đồng và là dự án quan trọng quốc gia có mục tiêu rất lớn.

Dự án đường Vành đai 4 đã tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối các khu vực trong nước góp
phần giảm ùn tắc, tăng nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng; rút ngắn thời gian và giảm chi
phí vận chuyển hàng hóa. Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và thu hút đầu tư
vào các khu vực ven đô. Ngoài ra, dự án cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch,
đẩy mạnh ngành công nghiệp dịch vụ và tăng cường sự kết nối giữa các khu vực kinh tế trong
nước.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một dự án quan trọng nhằm nâng cao năng lực vận
chuyển hàng không của Việt Nam. Với quy mô lớn và cơ sở hạ tầng hiện đại, cảng hàng không
này sẽ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và du lịch của đất nước. Nó sẽ tạo ra cơ hội mới cho
các doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng cường quan hệ kinh tế quốc
tế.Bên cạnh đó, dự án còn có tác động tích cực đến phát triển khu vực xung quanh, tạo ra việc
làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Đồng thời, giảm gánh nặng
cho Nhà nước, khuyến khích sự sáng tạo của khu vực tư nhân... Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp
phần xóa đói, giảm nghèo, tăng cường kết nối vùng và đô thị. Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả
các giai đoạn, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành
khách/năm. Đây không chỉ là sân bay lớn nhất Việt Nam mà hướng tới trở thành một trong
những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Sân bay này kỳ vọng đưa Việt
Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế. Một cảng hàng không có quy
mô lớn như Long Thành, ngoài việc “chắp cánh” cho sự phát triển của ngành hàng không còn
đem lại những lợi ích tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả quốc gia.

Để có thể đạt được đầy đủ những mục tiêu đã đề ra thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời, cần xem xét các biện pháp hỗ trợ
và đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Chính phủ cần đảm bảo rằng
những dự án này được triển khai một cách minh bạch, công bằng và tuân thủ các quy định pháp
luật, đồng thời đảm bảo rằng người dân và các bên liên quan được hưởng lợi từ sự phát triển của
các dự án này. Thực hiện tốt công tác quản lý dự án sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện
thành công dự án, dự án phát huy được mục tiêu, hiệu quả đầu tư.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình kinh tế đầu tư: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Luật đầu tư năm 2020 số 61/2020/QH14( https://chinhphu.vn/)

Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Hồng, hữu Đà, huyện Ba Vì(Báo Điện tử chính phủ)

Hà Nội lên kế hoạch triển khai 3 dự án giao thông tổng vốn 5.300 tỷ đồng( Báo Lao động)

Hà Nội: Kéo dài 10 năm, dự án cải tạo sông Pheo bao giờ về đích?( Báo Kinh tế đô thị)

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội: Tiến độ đến nay thế nào? (Báo thanh tra)

Anh Bảo Bình - Dương Anh. (2022, August 22). Thông tin chi tiết dự án đường vành đai 4 -
Vùng thủ đô Hà Nội.( Báo Lao Động).

Tổng quan dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Hà Nội( Chính sách pháp luật mới)

Sau bảy tháng khởi công, tiến độ Dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô hiện ra sao?( Vietnam+)

Huy động hơn 29.500 tỷ vốn tư nhân làm đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội( Báo Tuổi trẻ)

Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô tăng tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ đồng(Báo điện tử chính phủ)

Tổng công ty hàng không Việt Nam: https://vietnamairport.vn/

Website Cơ quan thanh tra chính phủ và ngành thanh tra: https://thanhtra.gov.vn/

Quyết định 1777/QĐ-TTg 2020 của thủ tướng chính phủ: Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng
không quốc tế Long Thành: https://chinhphu.vn/

Nghị quyết số: 94/2015/QH13 của thủ tướng chính phủ: Về chủ trương đầu tư dự án cảng hàng
không quốc tế Long Thành: https://thuvienphapluat.vn/

Khởi công ‘trái tim’ của sân bay Long Thành và lời hứa của Chính phủ( Báo Điện tử Chính phủ)

Quốc hội thông qua chủ trương xây sân bay Long Thành(Báo Lạng Sơn)

Tiến độ dự án sân bay Long Thành hiện ra sao?(Báo Tiền Phong)

17
Họ và tên Mã SV Mức độ đóng góp

Ngô Hà Duyên 11221696

Lưu Diệu Hằng 11222083

Trần Thái Hòa 11222430

Lê Phương Thảo Nguyên 11224805

Lê Phương Nhi 11224918

Nguyễn Mai Trang 11226415

Nguyễn Thị Huyền Trang 11226444

Phạm Kiều Trinh 11226579

18

You might also like