You are on page 1of 4

Trường Đại học Văn Hiến

KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

HỌC PHẦN

KINH TẾ VĨ MÔ

BÀI TẬP Ở NHÀ


BÀI SỐ: HW 4

GIẢNG VIÊN: TS. HỒ CAO VIỆT

NHÓM: 6

THÀNH VIÊN (Họ tên & MSSV) :

1. Nguyễn Ngọc Mai : 221A050583


2. Trần Thị Mỹ Duyên : 221A030257
3. Nguyễn Thái Sơn : 221A031246
4. Hồ Hoàng Lộc : 221A050571
5. Nguyễn Phi Long : 221A050608
6. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt : 221A050062

SÀI GÒN, Tháng 06/2023

NỘI DUNG PHẦN TRẢ LỜI


CÂU 1: Nêu tình hình tự động hóa và số hóa trong nền công nghiệp Việt
Nam? Giải thích quy mô tự động hóa ở Việt Nam? Những ngành nghề nào
đang áp dụng tự động hóa và mức độ tự động hóa như thế nào? Phân tích
những triển vọng và nguy cơ trong số hóa và tự động hóa ở Việt Nam giai
đoạn 2017-2019 (PCI2019)?

- Các doanh nghiệp dân doanh đã thực hiện tự động hóa khoảng 10% trong 3
năm qua, và có kế hoạch tăng tỷ lệ tự động hóa lên khoảng 25% công việc
trong tương lai gần. Với các doanh nghiệp FDI, tỷ lệ tự động hóa chỉ nhỉnh hơn
các doanh nghiệp dân doanh một chút: Tỷ lệ công việc tự động hóa là 10,6% ở
hiện tại và 28% trong tương lai. Việc tự động hóa nhằm giảm chi phí tuyễn
dụng và đào tạo lao động mới, giúp doanh nghiệp gia nhập tốt hơn vào chuỗi
cung toàn cầu và giảm thiểu nguy cơ đình công.
Với các doanh nghiệp dân doanh, chỉ có 12.6% doanh nghiệp cho biết đã tăng
số lao động do áp dụng tự động hóa, trong khi 35% doanh nghiệp dự kiến giữ
nguyên số lao động như hiện tại và 27% doanh nghiệp có kế hoạch giám quy
mô lao động. Trong nhóm dự kiến giảm lao động, hơn một nửa (15%) dự định
giữ nguyên số lượng công việc nhưng giảm số lao động. Các doanh nghiệp FDI
thì ngược lại, có tới 17,8% bày tỏ dự định tăng số lao động. Rõ ràng đây là điều
đáng mừng. Và trong số 23% doanh nghiệp FDI có dự định giảm lao động, có
một tỷ lệ đáng kể (6,5%) doanh nghiệp FDI dự kiến sử dụng ít lao động hơn
nhưng để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn, trái ngược với xu hướng ở các
doanh nghiệp dân doanh.
Tác động của tự động hóa sẽ có 2 mặt vấn đề: Giảm nhu cầu tuyển dụng lao
động thuộc các công việc đòi hỏi chuyên môn thấp và gia tăng nhu cầu đối với
tuyển dụng nhân sự có trình độ, chuyên môn cao.
- Quy mô tự động hóa ở Việt Nam: Tự động hóa là ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết
bị.Quá trình tự động sẽ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau giúp máy
móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người,
thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.
Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng
kiểm soát chất lượng… Các hệ thống điều khiển thường dùng để vận hành quá
trình sản xuất bao gồm servo, PLC, mạch điện tử, G code… Các hệ điều khiển
này có thể bao gồm việc điều khiển từ đơn giản đến các thuật toán phức tạp,
điều khiển những máy móc đơn giản cho đến những hệ thống công nghiệp lớn.
- Những ngành nghề đang áp dụng tự động hóa và mức độ tự động hóa :
+Chế biến thực phẩm
+ Sản xuất oto
+ Thương mại điện tử
+ Thời trang
- Theo Hội Tự động hóa Việt Nam, trong 7 cấp độ của tự động hóa, phần lớn
các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ở mức độ tự động hóa 3-4-5, tức là tự
động hóa một phần.
-Trong giai đoạn 2017-2019, việc số hóa và tự động hoá đang mang lại nhiều
triển vọng tiềm năng cho Việt Nam. Dưới đây là một số triển vọng và nguy cơ
liên quan đến số hóa và tự động hoá trong giai đoạn này:
1. Triển vọng:
+Tăng cường năng lực cạnh tranh.
+ Tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
+ Môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, có thể thu hút công ty công nghệ
và dịch vụ tài chính đầu tư vào lĩnh vực số hóa và tự động hóa.
+ Chính sách và quy định hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, số hóa và tự
động hóa đã được đưa ra và thúc đẩy sự phát triển của các ngành này.
2. Nguy cơ:
+ Thiếu nguồn nhân lực chất lượng và đào tạo chuyên sâu.
+ Hạ tầng kỹ thuật số chưa hoàn thiện.
+ Thiếu pháp lý và chính sách hỗ trợ

CÂU 2: Động cơ nào thúc đẩy doanh nghiệp tự động hóa?Nêu các yếu tố
chính tác động đến tự động hóa của doanh nghiệp? Doanh nghiệp nào
tham gia tự động hóa ở Việt Nam?

- Động cơ chính khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh tự động hóa là nhằm giảm
chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động mới, đồng thời gia nhập tốt hơn vào
chuỗi cung toàn cầu. Riêng với doanh nghiệp FDI, một động cơ quan trọng
khác là đối phó với nguy cơ đình công.
- Các yếu tố chính tác động đến tự động hóa của doanh nghiệp:
+ Số lao động
+ Số năm hoạt động
+ Công ty đa quốc gia
+ Khách hàng chính là DN FDI
+ Xuất khẩu gián tiếp
+ Biến đổi khí hậu
+ Chi phí đào tạo/Tổng chi phí
+ Số cuộc đình công trung bình theo tỉnh-ngành

- Doanh nghiệp tham gia tự động hóa: Vinfast, Vinamilk, Ba Huân

CÂU 3: Theo PCI 2022: Chỉ số xanh là gì? Đo lường chỉ số xanh bằng
các chỉ tiêu nào?

- Chỉ số Xanh cấp tỉnh được xây dựng nhằm cung cấp thông tin đầu vào phục
vụ cho công tác hoạch định chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và tính bền vững của doanh nghiệp
4 chỉ số
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
Thúc đẩy thực hành xanh
Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu
Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường

ST Họ tên sinh viên MSSV NỘI DUNG THỰC % đóng góp Ghi chú
HIỆN
T
1 Nguyễn Ngọc Mai 221A050583 Câu 3 100%
2 Nguyễn Phi Long 221A050608 Câu 1 ý 4 100% Tổng
hợp
3 Trần Thị Mỹ Duyên 221A030257 Câu 2 ý 2,3 100%
4 Nguyễn Thị Mỹ 221A050062 Câu 1 ý 2,3 100%
Nguyệt
5 Nguyễn Thái Sơn 221A031246 Câu 1 ý 1 100%
6 Hồ Hoàng Lộc 221A050571 Câu 2 ý 1 100%
ĐÓNG GÓP CÁC THÀNH VIÊN

You might also like