You are on page 1of 7

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

Bài tập thảo luận: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VÀ MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU
HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH
1 Lê Thị Kiều Giang 22132033 100%
2 Đặng Thị Mỹ Hạnh 22132036 100%
3 Phan Tại Hoàng Long 22132072 100%
4 Lê Phát Minh Huy 22132048 100%
5 Thái Thị Thanh Tiền 23132118 100%
6 Lục Văn Khải 22132054 100%
7 Nguyễn Tuấn Anh 22132010 100%
8 Nguyễn Ngọc Thạch 22132115 100%
9 Vũ Duy Hưng 22132033 100%

Đánh giá:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Lê Thị Kiều Giang SĐT: 0983 367 817

Nhận xét của giáo viên


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Điểm số
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VÀ MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ
1. Việc làm và thu nhập
a. Quan điểm
Tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa tác động đến việc làm và thu nhập là một vấn đề
phức tạp và đa chiều. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, cả tích cực và tiêu cực:
Quan điểm tích cực về tác động của toàn cầu hóa đến việc làm và thu nhập cho rằng
toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cụ thể,
toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, sản xuất kinh doanh, từ
đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành công nghiệp,
dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi trình độ kỹ năng cao. Ngoài ra, toàn cầu hóa
giúp nâng cao năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập cho người lao động. Điều này là do các
doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau trên thị trường toàn cầu, buộc họ phải cải tiến sản
xuất, nâng cao năng suất lao động. Cuối cùng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị
trường toàn cầu cũng góp phần đẩy mức lương của người lao động lên cao hơn. Điều này là
do các doanh nghiệp phải thu hút và giữ chân nhân tài để cạnh tranh, buộc họ phải trả lương
cao hơn.
Quan điểm tiêu cực về tác động của toàn cầu hóa đến việc làm và thu nhập cho rằng
toàn cầu hóa gây mất việc làm và gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Cụ thể, toàn cầu hóa
dẫn đến sự dịch chuyển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển có chi phí lao động thấp. Điều này khiến cho một bộ phận lao động ở
các nước phát triển bị mất việc làm, đặc biệt là những người lao động có trình độ thấp, không
có kỹ năng. Ngoài ra, toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa người lao
động có trình độ cao và người lao động có trình độ thấp. Điều này là do các doanh nghiệp ưu
tiên tuyển dụng và trả lương cao hơn cho những người lao động có trình độ kỹ năng cao, đáp
ứng.
b. Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế ở khía cạnh việc làm và thu nhập
Mất việc làm: Toàn cầu hóa có thể khiến người lao động bị giảm mức lương hoặc thậm
chí mất việc ở các quốc gia phát triển khi doanh nghiệp ở quốc gia đó chuyển sản xuất sang
nơi có chi phí lao động thấp hơn. Ví dụ như một số công ty phương Tây vận chuyển sản xuất
ra nước ngoài đến các nước như Trung Quốc và Malaysia, nơi các quy định lỏng lẻo khiến
việc phải làm việc nhiều hơn với mức lương thấp hơn. Thêm vào đó, do quá trình toàn cầu
hóa, các nước phát triển rất khó khăn để cạnh tranh với các nước đang phát triển có lợi thế
cạnh tranh tốt hơn như tiền lương, phúc lợi cho người lao động, chi phí môi trường thấp... Tỷ

1
lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc gia nhập WTO là một
ví dụ điển hình.
Thu nhập bất bình đẳng: Toàn cầu hóa kinh tế đặt các nước đang phát triển vào một
cuộc cạnh tranh không cân sức, nước nào vượt qua được thì sẽ tiến nhanh, nước nào ứng phó
thất bại thì sẽ bị mất mát lớn, thậm chí thụt lùi, cũng giống như một số người trở nên giàu có
hơn trong khi một số khác mất đi thu nhập, làm tăng khoảng cách giữa nhóm người giàu và
nghèo. Trong từng nước cũng có tầng lớp dân cư được hưởng lợi từ toàn cầu hóa có tầng lớp
bị thua thiệt hay thất nghiệp, phá sản vì toàn cầu hóa. Bằng chứng cho thấy tác động đáng kể
đến chỉ số Gini của thị trường và thu nhập ròng (Marina M. Tavares & Valentin Lang, 2018).
2. Các chính sách lao động và vấn đề môi trường
a. Quan điểm
Quan điểm tích cực về tác động của toàn cầu hóa đối với kinh tế ở khía cạnh chính sách
lao động và vấn đề môi trường: Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hội nhập kinh tế, tài chính và
thương mại giữa các quốc gia, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, thương mại và phát triển.
Toàn cầu hóa tăng cường sự cạnh tranh và đổi mới, khuyến khích các quốc gia nâng cao năng
lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc tế. Toàn cầu
hóa góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển con
người cho hàng tỷ người trên thế giới. Trong quá trình toàn cầu hoá, môi trường vừa đóng vai
trò là “nhân tố” vừa là “đối tượng” bị ảnh hưởng. Môi trường là nguồn cấp dưỡng nguyên liệu
quan trọng cho sự phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại hàng
hoá và dịch vụ, “khơi dậy” cho quá trình quốc tế hóa thương mại. Tuy nhiên, toàn cầu hoá
càng lan rộng, thương mại quốc tế càng phát triển, môi trường càng đối mặt với nguy cơ bị
hủy hoại. Chính vì vậy toàn cầu hóa tạo ra sự đồng thuận và cam kết về các mục tiêu và chính
sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quan điểm tiêu cực về tác động của toàn cầu hóa đối với kinh tế ở khía cạnh chính sách
lao động và vấn đề môi trường: Toàn cầu hóa gây ra sự mất cân bằng, bất bình đẳng và bất ổn
trong kinh tế thế giới, khiến các nước đang phát triển bị bỏ lại phía sau và phụ thuộc vào các
nước phát triển. Toàn cầu hóa làm suy yếu vai trò của nhà nước, giảm thiểu khả năng can
thiệp và điều tiết của chính sách kinh tế, khiến các nước đang phát triển phải tuân theo các
quy định và tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế đặt ra. Toàn cầu hóa làm tăng mức độ ô nhiễm
và suy thoái môi trường, khiến các nước đang phát triển phải chịu đựng những hậu quả
nghiêm trọng về sức khỏe, an ninh và phát triển bền vững. Toàn cầu hóa làm mai một, xói
mòn bản sắc và giá trị văn hóa truyền thống của các nước đang phát triển, khiến chúng bị thụ
động và đồng hóa với văn hóa phương Tây.

2
b. Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế ở khía cạnh chính sách việc làm và vấn
đề môi trường
Vấn đề môi trường : Toàn cầu hóa tăng cường việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở
tốc độ nhanh, như Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12 2001, khi sản lượng khai thác
than tăng mạnh sau một năm. Điều tương tự xảy ra ở Ấn Độ, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn. Tuy
nhiên, toàn cầu hóa cũng gây tăng lượng khí thải CO2, đe dọa môi trường sống với nguy cơ
gia tăng biến đổi khí hậu nếu không giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài ra, nó khiến tác động của các quyết định chính sách lãnh đạo quốc gia trở nên
không dự đoán được, có thể tạo ra tác động toàn cầu không mong muốn thông qua hoạt động
sản xuất và khai thác tài nguyên ở các quốc gia khác.
Chính sách việc làm: Toàn cầu hóa có thể dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế
và nhu cầu lao động, từ đó tác động đến chính sách việc làm của các quốc gia. Cụ thể, toàn
cầu hóa có thể dẫn đến:
Mất việc làm ở các ngành sản xuất truyền thống: Khi các doanh nghiệp chuyển sang sản
xuất ở các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn, họ có thể cắt giảm nhân công ở các quốc gia
có chi phí lao động cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng mất việc làm ở các ngành sản xuất
truyền thống, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Tạo ra việc làm ở các ngành mới: Toàn cầu hóa cũng tạo ra nhu cầu về lao động trong
các ngành mới như dịch vụ, công nghệ thông tin,... Tuy nhiên, nhu cầu về lao động trong các
ngành mới thường đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, từ đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu
hụt lao động ở một số quốc gia.
Tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Toàn cầu hóa có thể dẫn đến tăng thu
nhập cho các doanh nghiệp và người lao động có kỹ năng cao, nhưng cũng có thể dẫn đến
giảm thu nhập cho các doanh nghiệp và người lao động có kỹ năng thấp. Điều này có thể làm
gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
3. Chủ quyền quốc gia
a. Quan điểm
Tích cực: Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận nguồn lực, thị trường, công
nghệ mới. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, hợp tác trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn
hóa đến khoa học kỹ thuật.Từ đó, giúp nâng cao hiểu biết thắt chặt tình hữu nghị của các quốc
gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia và cải thiện đời sống của nhân dân. Bên
cạnh đó, toàn cầu hóa thúc đẩy các quốc gia hội nhập quốc tế, các tổ chức thế giới ra đời như
Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), Tổ chức Y tế Thế giới( WHO), Ngân hàng thế giới

3
(WB),...
Tiêu cực: Toàn cầu hóa gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. là cơ hội lớn
cho các thế lực thù địch, các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động khủng bố, chiến
tranh mạng trên các hệ thống an ninh mạng. Toàn cầu hóa làm xóa nhòa dần các giá trị văn
hóa, đạo đức, giá trị văn hóa, làm mờ giá trị chuẩn mực của đời sống ở mỗi quốc gia, gây suy
yếu giá trị tinh thần, giá trị nội sinh của mỗi quốc gia.
b. Mặt trái của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế ở khía cạnh chủ quyền quốc gia
Toàn cầu hoá là một nội dung trọng tâm, quan trọng và xuyên suốt trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế ở các quốc gia dùng để mô tả các thay đổi về xã hội, chính trị và kinh tế. Quá
trình này đã và đang mở ra nhiều cơ hội, tuy nhiên tồn tại song song đó vẫn có những thách
thức đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các quốc gia giảm chất lượng cuộc sống. Những quốc gia
có nguồn lực và công nghệ phát triển có thể hưởng lợi nhiều hơn trong khi các quốc gia nghèo
có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và phát triển. Từ đó dẫn đến gia tăng khoảng cách
giữa các quốc gia giàu và nghèo.
Thứ hai, toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu
hạn ngày càng nhanh hơn dẫn đến nguồn tài nguyên khan hiếm và làm tăng khí thải carbon
dioxide (CO2) trên thế giới. Lượng khí thải này gây hiệu ứng nhà kính và làm biến đổi khí
hậu tiếp tục gia tăng mối nguy hiểm đe dọa đến môi trường sống của con người.
Thứ ba, các hiệp định thương mại quốc tế và tổ chức quốc tế có thể đặt ra những ràng
buộc và quy định mà quốc gia phải tuân thủ. Điều này có thể dẫn đến việc quốc gia đó mất
một số phần chủ quyền quốc gia trong quyết định kinh tế và chính trị. Từ đó gây nguy cơ mất
chủ quyền quốc gia.
Ngoài ra một số quốc gia sẽ trở nên phụ thuộc vào thị trường quốc tế và những yếu tố
bên ngoài. Sự biến động trong kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra những rủi ro và thách thức lớn cho
những quốc gia này.
4. Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia
a. Quan điểm
Ở thời điểm hiện tại, tình trạng chênh lệch giàu nghèo đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng và mở rộng đến quy mô quốc gia. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia như
Mỹ, Na Uy, Nga, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Nhật Bản, Iceland, Singapore ngày một phát triển vượt
bậc và đạt được rất nhiều những bước đột phá về nhiều mặt đặc biệt là kinh tế. Những đất
nước này sỡ hữu GDP cao ngất ngưỡng và có một chênh lệch vô cùng to lớn so với những
quốc gia vẫn còn đang trong giai đoạn đang phát triển. Cùng với mức khác biệt to lớn về thu

4
nhập bình quân đầu người, các đất nước đã phát triển vốn đã rất mạnh về nguồn lực tài chính,
còn có thể tận dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn rất nhiều so với các quốc gia đang phát triển
do sự vượt trội về nhiều mặt mà điển hình nhất chính là sự vượt trội của công nghệ. Mặc dù
đã có sự xuất hiện của nhiều các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa
các quốc gia thì dường như vẫn là chưa đủ để giảm bớt vấn đề nhức nhối mang tên chênh lệch
giàu nghèo giữa các quốc gia.
b. Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế ở khía cạnh khoảng cách giàu nghèo
giữa các quốc gia
Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia, tuy nhiên, những
cơ hội này không được phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Các nước phát triển có lợi thế về
vốn, công nghệ, kỹ năng lao động,... nên có thể tận dụng tốt các cơ hội do toàn cầu hóa mang
lại, trong khi các quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc đuổi kịp tiến độ phát triển.
Điều này dẫn đến sự chênh lệch về mức sống, thu nhập và chất lượng cuộc sống của người
dân giữa các quốc gia.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), năm 2022, thu nhập bình quân đầu
người của nhóm 10 nước giàu nhất thế giới là 74.670 USD, trong khi đó, thu nhập bình quân
đầu người của nhóm 10 nước nghèo nhất thế giới chỉ là 1.320 USD. Khoảng cách giàu nghèo
giữa hai nhóm nước này đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1990, khoảng cách ngày càng tăng
giữa các quốc gia có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở những nước đang
phát triển.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chử Thị Nhuần ( 2011), Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá. Truy cập tại:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6778/1/00050000814.pdf.
[2] Cộng sản Việt Nam (17/01/2024) Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-
luan/mat-trai-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-kinh-te-the-gioi-175112.html.
[3] Hạnh .V .T. (01/12/2003). Luật môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa. Truy cập tại:
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=209095.
[4] Lợi ích và tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa. (19/01/2024). Truy cập tại:
https://cacnuoc.vn/tin/loi-ich-va-tac-dong-tieu-cuc-cua-xu-huong-toan-cau-hoa/.
[5] Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới. (12/03/2013). Báo điện tử - Đảng Cộng
sản Việt Nam. Truy cập ngày 17/01/2024, tại https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/mat-
trai-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-kinh-te-the-gioi-175112.html.
[6] Nguyễn Mạnh Hùng (18/02/2021), Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu
hóa của Việt Nam. Truy cập tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-
phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/821539/ve-hoi-nhap-quoc-te-va-tham-gia-tien-trinh-
toan-cau-hoa-cua-viet-nam.aspx.
[7] Ngọc Hiệp (12/03/2013), Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới. Truy cập tại:
https://www.vietnamplus.vn/mat-trai-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-kinh-te-the-gioi-
post191182.vnp.
[8] Thái Dương Vũ Hoàng.(09/08/2023). Toàn cầu hóa kinh tế: Những lợi ích và hạn chế
không thể bỏ qua. Truy cập 17/01/2024, từ https://dimensions.edu.vn/toan-cau-hoa-kinh-te-
nhung-loi-ich-va-han-che-khong-the-bo-qua/.
[9] Thư Viện Pháp Luật ( 2/11/2023), Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa có tác động đến
người lao động không? Truy cập (17/1/2024) tại: https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-
luong/toan-cau-hoa-la-gi-toan-cau-hoa-co-tac-dong-den-nguoi-lao-dong-khong-12165.html.
[10] Trường Chính trị Nghệ An (24/06/2021), Các khía cạnh của vấn đề toàn cầu hóa nền
kinh tế. Truy cập tại: http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20ph
%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n/cac-khia-canh-cua-van-de-toan-cau-hoa-nen-kinh-te.html.
[11] TS. Bùi Văn Trịnh, ThS. Đoàn Tuấn Phong (29/10/2022), Toàn cấu hoá kinh tế: Xu
hướng và thách thức mới. Truy cập tại: Toàn cầu hóa kinh tế: Xu hướng và thách thức mới -
Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn).

You might also like