You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ


ĐỀ TÀI:
THỊ TRƯỜNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN-SHOPEE
LỚP L02 --- NHÓM 4 --- HK 221 NGÀY
NỘP( 21/11/2022)
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Phương Nhi
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Thành Tuấn 2213793
Nguyễn Thị Ngọc Thảo 2213165
Nguyễn Ngọc Hiền Phúc 2212632 0
Nguyễn Hồ Nhật My 2212103
Trịnh Hoàng Lan Anh 2210146
Ngô Tấn Hiếu 2210994

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: QUẢN TRỊ ĐẠI CƯƠNG - IM1007
Nhóm/Lớp: L02 Tên nhóm: 2
Đề tài:

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH TỔ CHỨC THEO TOUR HẬU COVID. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH THEO TOUR

Tỷ lệ
%
thành viên nhóm
Nhiệm vụ được phân tham
STT Mã số SV Họ Tên Điểm
công gia BTL

Lời mở đầu
1 2210924 Lê Thị Diễm Hằng 100%
Tổng hợp và chỉnh sửa

2.1.2 Nhân Khẩu Học


2 2210365 Võ Thị Tú Châu 95%
2.2.4 Áp lực xã hội
Nguyễn Thị Thực trạng ngành nghề
3 2212441 Nhi 95%
Yến hậu Covid

2.1.3 Chính trị, pháp luật


4 2213369 Huỳnh Hiền Thuy 95%
2.2.1 Nhà cung ứng

2.1.4 Văn hóa xã hội


5 2212883 Hồ Như Quỳnh 95%
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

2.1.5 Công nghệ


6 2210994 Ngô Tấn Hiếu Giới thiệu ngành nghề 95%
Kết luận

2.1.1 Kinh tế
7 2151277 Lê Thành Vinh 2.2.2 Khách hàng 100%
Chỉnh word

Họ và tên nhóm trưởng: Lê Thị Diễm Hằng , Số ĐT: 0336311639 Email: hang.lealison1102@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV: .........................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
MỤC LỤC

1.PHẦN MỞ ĐẦU ………….………….………….………….………….………….


2. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1 SƠ NÉT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG SHOPEE
1.1 Giải thích và phân tích các yếu tố quyết định nhu cầu
1.2 Giải thích và phân tích các yếu tố quyết định cung
1.3 Xác định và phân tích độ co giãn
1.4 Dịch vụ có thể cạnh tranh với các dịch vụ tương tự của nước ngoài không, thuế xuất
nhập khẩu, hạn ngạch, và các hình thức bảo hộ khác .
1.5 Xác định và phân tích các tác động ngoại tác của dịch vụ, phân tích sự can thiệp của
chính phủ.
1.6 Xác định chủng loại sản phẩm, có thất bại trong thị trường này không, điều gì sẽ
xảy ra?
1.7 Sản phẩm/dịch vụ này thuộc dạng cấu trúc thị trường nào? Mức độ cạnh tranh của
thị trường, tình hình lãi/lỗ
1.8 Xác định các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ
1.9 Đánh giá lợi thế và sự phát triển bền vững của sản phẩm, dịch vụ

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ


2.1 Phân tích và đánh giá tác động của chính sách can thiệp của chính phủ đối với thị
trường
2.2 Phân tích và so sánh sự tương tác của công ty trong các cấu trúc thị trường khác
nhau

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

1
Phần mở đầu

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa,
nước ta đang có bước chuyển mình cho nền “kinh tế số”. Chính vì thế, thị trường càng
có nhiều biến đổi, người tiêu dùng luôn cập nhật những xu thế mới, ví dụ như hành vi
mua sắm, ăn uống,....Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến
hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến
đạt 12,42 tỷ USD. Có thể nói, thị trường mua sắm trực tuyến không còn xa lạ gì với mỗi
người tiêu dùng, nhận thấy điều đó nhóm chúng em chọn loại hình dịch “mua sắm trực
tuyến” để tìm hiểu, cụ thể là trang thương mại điện tử Shopee.
Chúng em xin đặc biệt cảm ơn cô Đoàn Phương Nhi đã dành thời gian chỉ dạy và hỗ trợ
về mặt kiến thức để chúng em hoàn thành bài tập lớn.
Chúng em mong muốn nhận ý kiến đóng góp từ cô và các bạn để rút kinh nghiệm và
hoàn thiện tốt hơn cho những bài sau.

CHƯƠNG 1 SƠ NÉT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG SHOPEE

2
1.1 Giải thích và phân tích các yếu tố quyết định nhu cầu:
+ Tính tiện lợi: nhiều khách hàng ngại khi mua hàng trực tiếp là chọn lựa lâu mà không mua thì
việc mua hàng trực tuyến sẽ giúp người mua cảm thấy thoải mái nhất, + Khoảng cách địa lý: có
thể mua hàng bất cứ nơi nào chỉ cần một chiếc điện thoại hay máy tính, bất cứ lúc nào( 24/7),
tiết kiệm được thời gian.
+ Giá cả: shopee có nhiều voucher hấp dẫn như miễn phí ship 0đ, giảm 10k, 20k khi thanh toán
qua ví Shopee pay, nhiều ưu đãi cho người mới sử dụng app, giảm giá liên tục, sale theo sự kiện
hàng tháng, theo mùa, dịp lễ chẳng hạn ngày Black Friday, ngày lễ độc thân 11.11, sinh nhật
Shopee,…..
+ Số lượng người tiêu dùng ngày càng nhiều cùng với thu nhập của họ cao dẫn đến nhu cầu
người tiêu dùng cũng tăng theo. Shopee thì đa dạng các loại hàng hóa từ thực phẩm, thời trang,
đồ gia dụng,… đặc biệt để đảm bảo uy tín của người bán và sự tin cậy của người mua Shopee
cho đổi trả hàng hóa nếu như không đáp ứng đúng nhu cầu của người mua.
+ Thị hiếu của khách hàng: Shopee có nhiều mặt hàng phù hợp với nhiều đối tượng nhiều độ
tuổi khác nhau, nhiều khách hàng thích những quảng cáo, thích giao diện app của shopee với
font chữ bố cục rõ ràng,… thu hút nhiều người mua.
+ Kỳ vọng: về thu nhập, về giá cả của hàng hóa làm tăng tần suất mua sắm của người tiêu dùng.
Kỳ vọng về nguồn tham khảo mua hàng thông qua những đánh giá tích cực từ những khách
hàng từng mua. Vì có nhiều người tham gia bán sản phẩm trên sàn nên có nhiều sản phẩm giống
nhau với chất lượng và mức giá khác nhau, khách hàng dựa vào những feedbacks để chọn lựa
sản phẩm phù hợp.
1.2 Giải thích và phân tích các yếu tố quyết định cung:
+ Áp dụng công nghệ vào dịch vụ bán như thành lập các trang web mua sắm trực tuyến. Nhận
thấy điều đó Shopee đã xây dựng nên một ứng dụng app với bố cục rõ ràng, giao diệnbắt mắt,
màu sắc chủ đạo là màu cam nổi bật,.. liên kết quảng cáo với nhiều trang mạng xã hội thu hút
khách hàng dẫn đến nguồn cung là nhiều cửa hàng bán lẻ hay những thương hiệu tham gia bán
hàng trên Shopee.
+ Giá các yếu tố đầu vào giảm: Chúng ta có thể thấy có thể bán một sản phẩm ra thị trường các
chủ cửa hàng cần một mặt bằng, điện, nhân viên bán hàng,… nhưng khi bán trên sàn Shopee họ
có thể giảm chi phí đi rất nhiều.
+ Số lượng người tham gia bán nhiều. Theo thống kê, có tới 58000 nghìn sản phẩm bán ra mỗi
phút, 4 triệu lượt trao đổi mua bán, số lượng người truy cập tăng gấp 1,5 lần,...
+ Kỳ vọng của người bán về nhu cầu thị trường và chính sách của nhà nước thay đổi: Người
bán nhận thấy rằng nhu cầu mua sắm online của khàng hàng ngày càng gia tăng bởi sự tiện lợi,
thoải mái, nhiều chương trình khuyến mãi,… Việc bán hàng trên shopee còn giúp cho người bán
không còn lo lắng về thủ tục, giấy tờ đóng thuế, được hỗ trợ thông tin một cách minh bạch và
công khai.
+ Nhiều chính sách thuế và trợ cấp có lợi cho người bán.

1.3.Xác định và phân tích Độ co giãn (theo giá cả, độ co giãn chéo, theo thu nhập)

3
- Độ co dãn theo giá cả:
+ Độ co dãn đo lường phản ứng của người mua và người người bán trước những thay đổi của
các điều kiện thị trường .
+ Độ co giãn của cầu theo giá (tên tiếng Anh: Price Elasticity of Demand) là sự thay đổi của
lượng cầu khi có sự thay đổi về giá cả. Trường hợp cầu về một loại sản phẩm co giãn với giá
cả xảy ra nếu lượng cầu thay đổi mạnh khi giá cả thay đổi. Ngược lại, cầu không co giãn với
giá cả nếu lượng cầu thay đổi ít hoặc không thay đổi khi giá cả thay đổi.
+ Nhu cầu về một mặt hàng phụ thuộc vào sở thích của khách hàng vì vậy, độ co giãn của cầu
theo giá thị trường sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự cần thiết của hàng hóa đó với đời
sống của con người, yếu tố tâm lý, kinh tế và xã hội.
+ Trong thị trưởng thương mại điện tử Shopee, với vai trò là người mua lẫn người bán, khi có
nhu cầu tìm hiểu hay mua một thứ gì, ta đều nhìn vào giá và số lượt bán của sản phẩm ấy.
Cùng một sản phẩm (chưa tính về chất lượng) giá sản phẩm khác khau dẫn đến lượt bán khác
nhau. Cả giá và số lượt bán được hiển thị trực tiếp trên màn hình ứng dụng nên người mua trực
tiếp sẽ được tham khảo và xem xét quyết định mua, khác với việc mua bán trực tiếp khách
hàng có ít thời gian và kém thoải mái hơn trong việc chọn lựa và hơn hết là không định được
độ bán chạy của sản phẩm.

Hình 1.1 Hình 1.2


Hai hình trên cùng bán ra một loại sản phẩm nhưng với hai mức giá khác nhau, dẫn đến lượt bán
khá chênh lệch
+ Độ co dãn theo giá như sau:
189−128
% Thay đổi về giá: P = x100% = 38,48%
158 ,5
35 ,1−2 ,7
%Thay đổi về cầu: Q = x100 %=171 , 43 %
18 , 9
171, 43
Độ co dãn e = = 4,45 => Tăng giá thì doanh thu giảm. Và đây được gọi là hàng hóa xa
38 , 48
xỉ.
- Độ co dãn chéo: Độ co giãn của cầu theo giá chéo là sự thay đổi của lượng cầu mặt hàng này
trước sự thay đổi của giá cả của mặt hàng khác trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Việc
tính độ co giãn của cầu theo giá chéo giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm mình cung cấp

4
và các sản phẩm liên quan là loại sản phẩm độc lập, bổ sung hay thay thế. Nó cũng là chỉ số quan
trọng giúp doanh nghiệp tính toán được sự thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa khi nắm được
thông tin về mức thay đổi giá của loại hàng hóa liên quan.
+ Xác định được độ co dãn chéo giúp người bán phát hiện và nghiên cứu các loại hàng hóa bổ
sung hay thay thể để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa nắm bắt cơ hội về doanh thu
dựa trên các sản phẩm đã có sẵn trên thị trường.
+ Ví dụ: trên Shopee Food, vào mỗi dịp sale thức uống của
Highlands, các mã giảm giá 10%, 20%, thậm chí là 50% đã thu hút
lượng khách hàng đông đảo, từ đó dẫn đến nhu cầu về đồ ăn thức
uống của những thương hiệu khác giảm sút.

- Độ co dãn theo thu nhập: Độ co giãn của cầu theo thu nhập là sự
thay đổi của lượng cầu trước sự thay đổi của thu nhập trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi. Việc nghiên cứu độ co giãn
của cầu theo thu nhập giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu của
người tiêu dùng thay đổi như thế nào khi thu nhập của họ thay
đổi. Từ đó, có thể dễ dàng nhận ra, mặt hàng mình đang cung
cấp là hàng hóa thiết yếu hay thông thường để có chiến lược sản
xuất phù hợp..
Có thể dễ dàng nhìn thấy vào những dịp cuối tháng, người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều
đồ hơn, ăn những quán ngon hơn và chốt sale cũng nhanh hơn. Qua đó cho thấy mức thu nhập
phản ánh sức mua của người tiêu dùng, tận dụng điều này, các doanh nghiệp, cửa hàng cần
đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút người tiêu dùng. Chẳng hạn như vào cuối tháng, họ
có thể đưa ra các mức sale mạnh cho các mặt hàng thông thường, sẽ giúp tăng doanh số bán
hàng.
6. Sản phẩm/dịch vụ có thể cạnh tranh với các sản phẩm/dịch vụ tương tự của nước ngoài
không, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, và các hình thức bảo hộ khác nếu có.

- Đang ở thời đại 4.0, các dịch vụ về công nghệ chưa bao giờ hết ‘hot’, đặt biệt là sàn mua bán
online thương mại điện tử đang ‘ồ ạt’ xâm chiếm thị trường, bởi sự tiện lợi và doanh thu mà nó
đem lại. Từ đó xuất hiện nhiều cái tên làm điên đảo sàn thương mại như Shopee (Singapore),
Tiki (Việt Nam ), Amazon (Mỹ), Taobao (Trung Quốc), ... Thế mới thấy mức độ cạnh tranh
khốc liệt của thị trường này.
Theo thống kê được thực hiện bởi iPrice Insights, Shopee đã đạt 38,5 triệu lượt truy cập mua
sắm mỗi tháng, Tiki đạt 33,7 triệu lượt, Lazada đạt 28,3 triệu lượt, còn Sendo đứng ở vị trí thứ 4
với 28 triệu lượt truy cập/tháng..
- Đặc biệt là trong đợt đại dịch Covid-19- cú hích làm bùng nổ thị hường mua sắm online

5
Và Shopee hiện đang có mặt tại khắp nơi trên thế giới, khẳng định được vị thế và có khả năng
cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử ở nước ngoài.
- Để tham gia hoạt động kinh doanh trên Shopee, người bán cần nắm rõ các chi phí sau:
+ Phí thanh toán là phí giao dịch áp dụng cho mỗi đơn hàng thành công trên sàn giao dịch
TMĐT Shopee. Phí thanh toán áp dụng cho tất cả người bán. Phí thanh toán = Tổng đơn hàng
+ phí vận chuyển – khuyến mãi đã áp dụng (nếu có) x 2,5%.
+ Phí cố định là phí hoa hồng cố định đối với tất cả các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ được
thực hiện thành công của người bán là Shopee Mall (không áp dụng cho đơn hàng hủy/hoàn).
Phí cố định = tổng giá trị đơn hàng x tỷ lệ phần trăm cố định (đã bao gồm GTGT)
+ Phí dịch vụ: áp dụng cho người bán sử dụng gói Voucher Hoàn Xu Xtra và/hoặc gói miễn
phí vận chuyển Freeship Xtra.
+ Chi phí phạt: được lập ra để áp dụng cho nhà bán không đáp ứng được các tiêu chí dịch vụ
hoặc chất lượng hàng hóa đưa ra hoặc hơn nữa là thái độ phục vụ kém hoặc bị hủy đơn.
+ Chi phí quảng cáo: hiện tại Shopee có 3 hình thức quảng cáo, cụ thể: đấu thầu từ khoá (đấu
giá 400 đồng/từ khóa sản phẩm chính xác và 480 đồng/từ khoá mở rộng); quảng cáo Shop Ads
(500đồng/từ khóa sản phẩm chính xác và 600 đồng/từ khoá mở rộng); quảng cáo khám phá
(200 đồng).

- Công tác quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee đang gặp
nhiều khó khăn. Trước hết là số lượng cá nhân tham gia kinh doanh trên sàn rất lớn, phạm vi
hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, cùng lúc trên nhiều nền tảng, loại hình kinh doanh đa dạng,
không ổn định, thời gian kinh doanh là 24/7, gây khó khăn trong việc xác định doanh thu, thu
nhập của các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT. Chưa kể, khi tham gia bán hàng trên sàn,
người bán không cần phải cung cấp mã số thuế mà chỉ cần phải cung cấp một số thông tin bắt
buộc như: tên, số điện thoại, chứng minh nhân dân/căn cước công dân... Trong khi, khâu kiểm
duyệt thông tin của sàn lỏng lẻo, dẫn đến thông tin để xác định định danh cá nhân không chính
xác, hoặc có tình trạng sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kinh doanh trên sàn. Điều
này khiến cơ quan thuế khó theo dõi, quản lý cũng như xác định đúng đối tượng.

- Bên cạnh đó, nhiều cá nhân thuộc diện quản lý thuế đã lập nhiều tài khoản ngân hàng, tài
khoản mạng xã hội... với mục đích giảm doanh thu mỗi tài khoản không quá 100 triệu

6
đồng/năm, gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thu thập thông tin nộp thuế. Ngoài ra,
nhiều hóa đơn mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ giữa cá nhân trong nước và nước ngoài, dẫn đến
việc yêu cầu tuân thủ thuế không dễ dàng khi số tiền nộp thuế phải đóng rất nhỏ, thậm chí thấp
hơn chi phí tuân thủ thuế. Cá biệt, các chủ sở hữu sàn cũng thường viện lý do người cung cấp
dịch vụ, kết nối người mua và người bán bảo mật thông tin khách hàng mà chưa phối hợp cung
cấp thông tin cho cơ quan thuế.

- Rõ ràng, khả năng thất thu NSNN từ thuế đối với kinh doanh TMĐT là rất lớn khi các cơ quan
quản lý khó giám sát và thu thập thông tin kinh doanh trên nền tảng trực trực tuyến. Mặt khác,
việc thực hiện cung cấp thông tin các giao dịch mua bán trên sàn Shopee theo yêu cầu của từng
cơ quan thuế vẫn còn riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ, khó tập hợp với thông tin thu thập từ các
nguồn khác, khó xử lý và tổng hợp, đồng thời có thể khiến DN mất nhiều nguồn lực cho công
việc này, tăng chi phí quản lý..

1.4 Dịch vụ có thể cạnh tranh với các dịch vụ tương tự của nước ngoài không, thuế xuất
nhập khẩu, hạn ngạch, và các hình thức bảo hộ khác.
- Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt
hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất
định thông qua hình thức cấp giấy phép
Người bán hàng được phân loại trên các tầng cụ thể mỗi thứ ba. Nhóm Shopee sử dụng các
bậc làm cơ sở cho hạn ngạch niêm yết của người bán.
+ Các cửa hàng mới tham gia Shopee chưa đầy một tháng với không quá năm đơn hàng duy
nhất đã hoàn thành sẽ có 1,000 như hạn ngạch niêm yết.
+ Người bán đã tham gia Shopee ít nhất một tháng và có ít nhất 5 đến 100 đơn hàng hoàn
thành duy nhất có nhãn Medium Stores. Những người bán có một hạn ngạch niêm yết 3,000.
+ Những người đã ở với Shopee ít nhất một tháng với hơn 100 đơn hàng có nhãn Cấp bậc cửa
hàng có kinh nghiệm. Họ có một hạn ngạch niêm yết 5,000.
+ Người bán Shopee ưa thích có 10,000 hạn ngạch niêm yết. Các cửa hàng chính thức là tầng
cao nhất và sẽ có 20,000 hạn ngạch niêm yết.

1.5 Các tác động đến dịch vụ giao hàng:


Nhân tố 1 là rủi ro về tài chính và thời gian gồm
+ Không được hoàn tiền nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc không
giống như mô tả
+Phát sinh chi phí vận chuyển khi mua sản phẩm qua mạng
+Hàng hóa được giao trễ hơn so với quy định
+Mất thời gian khi cung cấp thông tin cho mỗi lần đặt hàng

Nhân tố 2 là tính đáp ứng của trang Web gồm


+Trang Web có đầy đủ thông tin về người bán
+ Trang Web có đầy đủ thông tin về các loại sản phẩm
+Trang Web có giao diện đẹp, dễ nhìn, tốc độ tìm kiếm cao
+Trang Web có hệ thống ghi nhận những đánh giá, bình luận của người mua trước
+Trang Web dễ dàng tương tác với những người bán hàng trực tuyến

7
Nhân tố 3 là sản phẩm và hoạt động chiêu thị gồm
+Hàng hóa bán qua mạng có bao bì và cách trình bày hấp dẫn
+ Bán qua mạng đa dạng với nhiều loại sản phẩm
+ Hàng hóa bán qua mạng nhìn có chất lượng
+ Mua hàng hóa qua mạng vì có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá
+ Mua hàng hóa qua mạng vì được tư vấn nhiệt tình và vui vẻ

Nhân tố 4 là sự thuận tiện gồm


+Không cần rời khỏi nhà khi mua hàng hoá nhanh qua mạng
+Không tốn thời gian đi đến cửa hàng
+ Dễ dàng tìm được sản phẩm mà mình cần
+ Có thể mua sản phẩm ở bất kỳ đâu
+ Mua hàng hóa qua mạng vì được phục vụ nhanh chóng và tận nơi

Nhân tố 5 là giá cả gồm


+Mua hàng hóa nhanh qua mạng giúp dễ dàng so sánh giá
+ Mua hàng hóa qua mạng vì có mức giá đa dạng
+Mua qua mạng giúp tiết kiệm tiền bạc

Nhân tố 6 là sự đa dạng trong lựa chọn và dễ dàng mua gồm


+Có thể có được đầy đủ những thông tin về các loại sản phẩm
+ Có nhiều sự lựa chọn hơn cho một loại sản phẩm mình cần
+Có nhiều sự lựa chọn hơn về thương hiệu và người bán
+Có thể tìm thấy hầu hết tất cả những sản phẩm nhanh mà mình mong muốn.

Nhân tố 7 là sự thuận tiện trong việc thành toán qua các ví điện tử
+Phương thức giao dịch tạo sự tiện lợi hơn cho cả người giao và người mua. Hiện tại
trên thị trường Việt Nam khá đa dạng các cổng ví điện tử như Viettelpay, Momo,
Zalopay, Airpay, Moca, VNpay… các cổng thanh toán này đang áp dụng rất nhiều
chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, trực tiếp tác động tới hành vi tiêu dùng.
Nhân tố 8 là chiến lược marketing tối ưu nhất :
+Các phương pháp marketing hiện đại đang được áp dụng nhiều như quảng bá thương
hiệu trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram,
+ Các chương trình khuyến mãi được áp dụng nhiều trên các ứng dụng gọi món như
giảm giá, giờ vàng, miễn phí ship…
+ Ngoài ra nhà hàng còn có thể phối hợp với ví điện tử để cung cấp voucher discount
nhằm thu hút thêm người dùng từ nền tảng này.
Vì nhà hàng đang kinh doanh trên nền tảng số, nơi có lượt truy cập cực kì cao, đây là cơ
hội rất lớn để có thể tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ, nhà hàng chỉ có vài phút
để chốt được đơn cho khách. Vì vậy việc marketing nhằm mục tiêu ra đơn hàng sẽ được
ưu tiên cao.

1.6 Can thiệp của chính phủ vào thị trường shopee

8
Đại dịch trên thế giới hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, chính phủ vẫn đang kêu
gọi người dân duy trì cảnh giác. Vì vậy việc hạn chế đến nơi đông người đang được
người dân ưu tiên thực hiện. Phương án ăn uống được mọi người lựa chọn thay thế chính
là đặt đồ ăn giao tận nơi và mua hàng trên các sàn thương mại điện tử vừa hạn chế ra
ngoài khi không cần thiết, vừa hạn chế rủi ro lan truyền mầm bệnh.Để tránh thất thu ngân
sách, ngành thuế sẽ buộc các sàn như Shoppe, Tiki, Lazada, Sendo... khấu trừ thuế trực
tiếp trên doanh thu người bán. Theo quy định mới nhất tại Thông tư 40 của Bộ Tài chính,
các sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh. Sàn
giao dịch thương mại điện tử căn cứ doanh thu, các khoản thu khác mà cá nhân kinh
doanh trên sàn nhận được, bao gồm khoản nhận qua đơn vị vận chuyển – COD, các hình
thức trung gian thanh toán... để xác định doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho
cá nhân kinh doanh. Thông tư 40 có hiệu lực từ 1/8 nhưng việc khấu trừ thuế tại các sàn
thương mại điện tử, theo cơ quan thuế, có thể giãn, theo lộ trình, để các sàn thương mại
điện tử có thêm thời gian chuẩn bị. Theo quy định, cá nhân kinh doanh có thu nhập năm
từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Mức
thuế áp dụng cho cá nhân bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý
bán đúng giá hưởng hoa hồng) là 1,5% tính trên doanh thu, gồm 1% thuế suất giá trị gia
tăng và 0,5% thuế thu nhập cá nhân.Nếu chưa khai thuế thay, nộp thuế thay được cho
thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của
cá nhân thông qua sàn cho cơ quan thuế.

1.7 Sản phẩm/dịch vụ này thuộc dạng cấu trúc thị trường nào? Mức độ cạnh tranh của
thị trường, tình hình lãi/lỗ
- Thị trường tự do
-Thị trường hàng hóa.
*Mức độ cạnh tranh của thị trường
Siêu cạnh tranh vì có nhiều đối thủ cạnh tranh
Shopee phải đối diện với 5 áp lực cạnh tranh:
1.Những đối thủ cạnh tranh của Shopee trong ngành.
-Hiện nay, Shopee là một trong trang thương mại điện tử hàng đầu. Shopee đã và đang
ngày càng hoàn thiện mình bằng những chiến lược kinh doanh đột phá. Một số đối thủ
lớn đang cạnh tranh trực tiếp với Shopee có thể kể đến như Tiki, Lazada. Hiện tại đây là
2 cái tên tranh giành thị phần với Shopee trên những sàn mua bán thương mại điện tử.
-Hiện tại Tiki đang có chính sách giao hàng miễn phí trong 2h để kích thích gia nhập
ngành, Lazada thì lại đề xuất giảm 50% hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công, rất
nhiều voucher giá trị từ những thương hiệu tên tuổi. Sự cạnh tranh giữa 3 thương hiệu
này chưa có kết quả phân thắng bại.
-Để buộc Lazada và Tiki phải chia thị phần với mình, Shopee đã và đang áp dụng rất

9
nhiều chương trình khuyến mãi cực lớn. Một trong số đó có thể kể đến như hỗ trợ 100%
chi phí vận chuyển, thu hút được nhiều khách hàng đăng ký bán hàng trên sàn. Bên cạnh
đó, thương hiệu này cũng đang tập trung đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh thương hiệu
bằng chiến lược khác biệt hoá trong sản phẩm.
2. Quyền thương lượng từ khách hàng
Khi các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, quyền thương lượng của khách
hàng ngày càng tăng. Hiện tại đã và đang có rất nhiều thương hiệu tham gia vào các sàn
thương mại điện tử để kinh doanh, buôn bán. Điều này có nghĩa là quyền thương lượng
của khách hàng trong ngành là rất cao.
Với sự xuất hiện của rất nhiều nền tảng thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của
ngành Digital Marketing, khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn những kênh phân phối
khác để mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không cần đến Shopee. Chính vì
vậy, những yếu tố như giá bán, hình ảnh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… đều là những
yếu tố hết sức cần thiết để tăng khả năng thương lượng của một khách hàng.
Để củng cố niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình, Shopee đã và đang
áp dụng nhiều chính sách dành cho khách khi mua hàng trên sàn của mình. Một trong số
đó có thể kể đến như: Đa dạng hóa hình thức thanh toán, chính sách bảo vệ người mua và
người bám, rút ngắn thời gian giao hàng…
3. Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp
Trước khi tung nền tảng mua bán online đến với khách hàng, Shopee đã tối ưu hoá
những trải nghiệm người dùng thông qua một số yếu tố như: Web vận hành mượt mà,
thao tác mua sắm đơn giản, chính sách thanh toán chuẩn xác… Để trở thành một nhà
cung cấp cho các ông lớn trong ngành thương mại điện tử, những nhà cung cấp cần phải
thật chỉn chu trong việc thiết kế nền tảng web, app…
Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quyền thương lượng từ nhà cung cấp đối với
shopee là không lớn. Sẽ có rất nhiều đơn vị sẵn sàng hợp tác với Shopee vì tên tuổi của
thương hiệu này. Do đó, trong việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee thì
áp lực này là khá nhỏ.
4. Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế
Thay vì mua sắm trên Shopee, khách hàng có thể mua trên Tiki, Lazada hay mua trực
tiếp trên website của công ty đó. Tuy nhiên, áp lực từ những sản phẩm thay thế đối với
Shopee là không hề lớn. Sản phẩm thay thế của Shopee được hiểu đơn giản là khách
hàng có thể đến mua trực tiếp tại cửa hàng. Điều này là rất ít khi xảy ra vì nhu cầu thực
tại của khách hàng là cần mua sắm online.
Hiện tại, Shopee đang giao quyền cho người bán rất lớn khi để họ có thể tự chủ động
trong khâu hoàn thành đơn cho khách hàng mà không cần phải thông qua website, giảm
chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt những chương trình như
giảm giá vận chuyển, voucher hàng tháng vào những ngày đặc biệt… Tất cả đều kích

10
thích khách hàng muốn đăng ký bán hàng trên nền tảng này.
5. Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia
Đối với hàng mua bán online, hiện tại chưa có một tên tuổi nào có thể vượt qua được
Tiki, Shopee, Lazada trên thị trường Việt Nam. Với chi phí gia nhập ngành cao cùng với
những thành quả mà 3 ông lớn đã đạt được, áp lực từ doanh nghiệp mới đối với Shopee
gần như rất nhỏ. Để có thể có tầm ảnh hưởng trên thị trường, những cái tên này cần phải
có một chi phí đầu tư cực lớn cho việc làm truyền thông để có thể khách hàng có thể biết
đến tên tuổi của mình.

*Tình hình lãi/lỗ


Năm 2019, Shopee ghi nhận khoản lỗ hơn 2.400 tỷ đồng, đến năm 2020 là 1.600 tỷ đồng
và năm 2021 là gần 800 tỷ đồng. Tại 31/12/2021, lỗ lũy kế của Shopee Việt Nam đã lên
đến hơn 7.500 tỷ đồng (khoảng 320 triệu USD, chỉ sau Lazada). Hết năm 2021, vốn chủ
sở hữu của công ty này âm hơn 2.200 tỷ đồng.

1.8 Xác định các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ
Lợi thế cạnh tranh của shopee
+ Được người dùng yêu thích:
 Giao diện shopee đơn giản , dễ sử dụng
 Mã giảm giá dễ săn , dễ sử dụng hơn
 Đánh giá khách hàng khá khách quan
 Đổi trả hàng khá thuận tiện , giải quyết tình trạng đổi trả hàng rất nhanh .
 Mặt hàng đa dạng và giá tương đối thấp hơn nhưng web khác . Ví dụ : Tiki chỉ chủ
yếu là sách , Lazada hàng may mặc ,… thì Shopee đầu tư tất cả và kể cả đồ ăn .
 Mở rộng một vài nền tảng bao gồm : Shopee Mail để chinh phục khách hàng khó
tính chỉ tin vào hàng chính hãng , Shopee 4h dành cho người dùng có yêu cầu cao
trong vấn đề thời gian giao nhận ….
+ Chiến lược maketing tương đối tốt
 Miễn phí vận chuyển và chi phí trung gian thấp
 Lựa chọn người nổi tiếng , có sức ảnh hưởng lớn để quảng bá thương hiệu . Ví
dụ : Sơn Tùng MTP , siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo
 Đầu tư nhiều game với phần thưởng hấp dẫn thu hút khách hàng : Lắc siêu xu ,
Đấu trường shopee , quay là trúng …. Phần thưởng tuy không lớn nhưng dễ trúng ,
yêu cầu chia sẻ để nhận xu và thêm lượt giúp cái tên Shopee rộng rãi và phổ biến
hơn
 Hình thức điểm danh nhận xu , trồng cây nhận xu nhằm tích lũy xu giảm giá tuy ít
nhưng làm người dùng cảm thấy thú vị
 Mời cái KOL quảng bá như Tiktoker , Hiếu Thứ Hai ,huấn luyện viên Park Hang
Seo ,….
11
 Quảng bá trên nhiều nền tảng Youtube, Instagram, Tiktok,….
 Chiến dịch Maketing “ nội địa hóa” : thuê người địa phương làm nhân viên của
mình =>Từ đó ,hiểu thêm về văn hóa và phong tục ở địa phương đó ;liên kết với
ngân hàng địa phương mang lại trải nghiệm mua bán thuận tiện nhất
 Bắt trend cực đỉnh :bản Hit triệu view của Blackpink “ DDU-DU DDU-DU” , sự
kết hợp bùng nổ giữa Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh trong hit Baby Shark...
 Màu sắc logo nổ bật bắt mắt người nhìn , logan ngắn gọn , bắt tai
+Được thừa hưởng công nghệ hiện đại cùng với nguồn vốn khủng từ công ty mẹ ở
Sing .

1.9 Đánh giá lợi thế và sự phát triển bền vững của sản phẩm, dịch vụ
Lợi thế và sự phát triển bền vững của shopee
 Lợi Thế
- Với xã hội ngành càng hiện đại hóa , sử dụng dịch vụ Internet là chủ yếu , thì với
chiến lược maketing của Shopee sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai
- Luôn tìm tòi , nắm bắt xu thế và nhu cầu người tiêu dùng , nâng cao chất lượng
người bán từ đó khiến nhiều người hài lòng và phổ biến rộng rãi tạo đòn bẩy cho
sự phát triển lâu dài của Shopee
 Sự phát triển bền vững
Sự bền vững của một doanh nghiệp thể hiện qua 5 yếu tố
 Xác định rõ mục tiêu kinh doah
 Xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả
 Xây dựng và duy trì van hóa doanh nghiệp
 Có chiến lược bảo vệ thương hiệu sản phẩm
 Không ngừng đổi mới sáng tạo

- Richard N. Andrews cho rằng "Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá
trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí
cho một doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh
tế, cung cấp và cải thiện".
Sự phát triển bền vững của shopee :
- Phát triển ở nhiều quốc gia duy trì sự xuất hiện đối với nhiều người dùng ở nhiều
quốc gia
- Hiện nay shopee hướng tới giải pháp thân thiện môi trường . Đó là chương trình “
Chọn xanh cùng shopee”
+ Khám phá các sản phẩm mang tính bền vững
+Đóng góp và duy trì vào nỗ lực duy trì sự bền vững
- Luôn không ngừng đổi mới chiến lược kinh doanh , tạo ra các chương trình thu hút
khách hàng như “ Ngày Giữa tháng , sale nửa sale” , ….

12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ

2.1 Phân tích và đánh giá tác động của chính sách can thiệp của chính phủ đối với thị
trường

Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không phải nộp thuế
thay người bán, mà chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Cụ thể, Nghị
định mới quy định tổ chức là chủ sở hữu sàn TMĐT có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác
và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một
phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.

Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ quy định trách nhiệm của chủ sở
hữu sàn giao dịch TMĐT như: Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về hàng
hóa, dịch vụ bán trên sàn cho người tiêu dùng. Với quy định này, thay vì hàng chục nghìn cá
nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, thì chỉ cần một đầu mối là sàn TMĐT khai, nộp thuế
thay để cắt giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và người nộp thuế, công khai, minh bạch,
bình đẳng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

2.2 Phân tích và so sánh sự tương tác của công ty trong các cấu trúc thị trường khác nhau

Cấu trúc Shopee Tiki


Cạnh tranh hoàn Đều hướng đến người dùng sử Đều hướng đến người dùng
toàn dụng sàn TMDT, có nhiều sử dụng sàn TMDT, có nhiều
người cung cấp cùng một mặt người cung cấp cùng một mặt
hàng, giá cả chênh lệch không hàng, giá cả chênh lệch không
nhiều nhiều
Cạnh tranh độc
quyền --- ---
Độc quyền nhóm Sách, văn phòng phẩm, đồ gia Sách, văn phòng phẩm, đồ gia
thuần túy dụng, máy tính, ... dụng, máy tính,...
Độc quyền nhóm Hàng nhu yếu phẩm, đồ ăn Chuyên về văn phòng phẩm,
phân biệt sách

13
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

Thị trường bán lẻ online khá mới và đang trở thành xu hướng ở thời điểm hiện tại. Có
thể nói đây là một loại hình dịch vụ phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho
nền kinh tế số, đem lại nguồn thu lớn. Đồng thời giúp cho khách hàng có nhiều trải
nghiệm tốt, tạo thêm nhiều không gian để doanh nghiệp có thể sáng tạo, góp phần hiện
đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh
phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dựa vào các yếu tố đầu ra của yêu cầu bài tập lớn, nó giúp chúng ta hiểu rõ được các
mục tiêu cần đạt được. Hiểu được điều này, ta sẽ có cơ hội tiếp thu và lĩnh tụ được
nhiều kiến thức lẫn cách thức hoạt động của sàn thương mại điện tử. Thị trường mua
bán online đang và sẽ dẫn đầu xu thế trong tương lai. Cách nhìn nhận đúng vấn đề cần
xem xét sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn rộng và bao quát hơn thực trạng của
thị trường trực tuyến này.
Thông qua bài tập lớn này, với sự phân chia công việc hợp lý cho từng thành viên và
tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người, nhóm chúng em đã hoàn thành được với các
kết quả đầu ra.

14

You might also like