You are on page 1of 26

Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG GREENWASHING


TRONG DOANH NGHIỆP

TIỂU LUẬN MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THANH TRÚC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5

TP. HỒ CHÍ MINH - T9/2017

Nhóm 5 Trang 1
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN


ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG
GIÁ
DÀN BÀI + TỔNG
1 PHẠM VĂN TIỆP 33161020064 100%
HỢP

2 LÊ VĂN THÁI 33161020070 A - II. 1,2 100%

3 TÔ PHƯỚC THẢO 33161020343 A - II. 3 100%

DÀN BÀI+
4 VĂN MINH HẢO 33161020259 100%
GAME SHOW+ B3

5 NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ 33151020505 B-2 100%

6 NGUYỄN TIẾN ĐỨC 33151020071 A - I. 1,2 100%

7 PHẠM KIM NGÂN 33141020214 A - II. 4 100%

8 NGUYỄN VŨ PHONG 33151025634 POWERPOINT 100%

9 NGUYỄN ĐOÀN LINH 33141021451 B-2 100%

10 LÊ NHẬT QUANG 33151025162 POWERPOINT 100%

Nhóm 5 Trang 2
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐIỂM

Nhóm 5 Trang 3
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, khách hàng toàn cầu không chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của hàng
hóa và sản phẩm mà họ còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến vấn đề cách thức sản phẩm
được sản xuất ra trong những điều kiện mà theo họ là phù hợp về môi trường và điều kiện
làm việc. Đó cũng là một điều dễ hiểu bởi vì khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao thì những đòi hỏi cao từ khách hàng sẽ là vấn đề tất yếu. Hơn bao giờ hết, người tiêu
dùng trên toàn thế giới đang kêu gọi ủng hộ cho việc sản xuất và sử dụng những sản phẩm
xanh - là những sản phẩm và dịch vụ phải thật sự bền vững, hay nói cách khác, đó là những
sản phẩm mà người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy, tin tưởng tuyệt đối, và sử dụng một
cách hiệu quả.
Nắm bắt những thay đổi đó, những nhà sản xuất và những nhà marketing luôn cố gắng để
đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có bao nhiêu quảng cáo thật sự mô tả đúng
bản chất của sản phẩm công ty hay chỉ là hình thức đánh bóng thương hiệu với những giả tạo
nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng?
Bài tiểu luận này nghiên cứu về thực trạng này thông qua phân tích hiện tượng
Greenwashing - với việc chỉ ra khái niệm, những ví dụ điển hình, những tác động tiêu cực
cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nhóm chúng tôi xin chân thành cám ơn.
TP. HCM, ngày … tháng 09 năm 2017

Nhóm 5 Trang 4
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………….…………………………...…. Trang 4
MỤC LỤC …………………………………………....……………………………... Trang 5
NỘI DUNG …………………………………….……………………………………. Trang 6
PHẦN A: CÁC LÝ THUYẾT VỀ GREENWASHING
I. LÝ THUYẾT VỀ GREEN MAKETING ………………..…………………..….. Trang 6
1. Khái quát về Green marketing ………..………………………...………………. Trang 6
2. Lợi ích của Green marketing ………..………………………..…………………. Trang 7
II. LÝ THUYẾT VỀ GREENWASHING ………..………….………………..…. Trang 11
1. Khái niệm ………………………………………….……..……………………… Trang 11
2. Lợi ích của Greenwashing trong doanh nghiệp ………...…………..………… Trang 11
3. Nhận dạng Greenwashing ……………………..………….....………..….…….. Trang 12
4. So sánh giữa Green marketing và Greenwashing ………..…….....…….…….. Trang 14
PHẦN B: ĐIỂN HÌNH GREEN WASHING TẠI PEPSICO
1. Giới thiệu về PEPSICO ……………………..……………...…..…..…….…….. Trang 19
2. Các tuyên bố của Pepsi về sản phẩm Trà Ô long Tea plus ………….....…….. Trang 22
3. Biểu hiện Greenwashing của Pepsico về sản phẩm trà olong Tea Plus …....... Trang 23
4. Kết luận ……………………..…………..……...................................…….…….. Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………… Trang 26

Nhóm 5 Trang 5
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

NỘI DUNG
PHẦN A: CÁC LÝ THUYẾT VỀ GREENWASHING
I. LÝ THUYẾT VỀ GREEN MAKETING
1. Khái quát về Green marketing
Công nghiệp phát triển để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người nhưng kéo theo đó nó
lại gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, tác động ngược lại đến cuộc sống con
người. Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, những mối đe dọa cuộc sống con người
ngày càng gia tăng khiến chúng ta không thể làm ngơ hơn nữa đến vấn đề này, đồng thời
những thói quen khai thác, làm giàu từ tự nhiên “phải” thay đổi. Mặt khác, giờ đây ý thức
tiêu dùng đã được nâng lên, con người không chỉ muốn tiêu dùng các sản phẩm theo nhu cầu
mà còn muốn những sản phẩm ấy phải “xanh”, “sạch”, thân thiện với môi trường và đảm bảo
cho cuộc sống tương lai của con cái họ. Chính vì lẽ đó mà Green Maketing ra đời đáp ứng
cho nhu cầu tất yếu ngày càng cao của cả người tiêu dùng và người sản xuất, đồng thời
Green Maketing còn hứa hẹn đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội – sự phát triển bền vững.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), Green marketing là hoạt động tiếp thị cho sản
phẩm an toàn với môi trường. Do vậy, Green marketing gắn với một loạt hoạt động rộng rãi
bao gồm điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi cách thức đóng gói cũng
như thay đổi cách truyền thông tiếp thị.
Mục đích mà các doanh nghiệp sử dụng Green marketing:
- Doanh nghiệp nhận thức rằng green marketing là một cơ hội có thể được sử dụng để đạt
được mục tiêu về lợi thế cạnh tranh cho mình.
- Doanh nghiệp tin bằng cách sử dụng marketing xanh họ có trách nhiệm xã hôi hơn.
- Các cơ quan chính phủ đang buộc các công ty có trách nhiệm hơn về môi trường thông
qua các loại thuế và tiền phạt về khí thải để khuyến khích các công ty tiêu thụ ít tài nguyên
hơn và phát ra các chất gây ô nhiễm ít hơn.
- Các hoạt động môi trường của đối thủ tạo nên sức ép buộc các công ty thay đổi các hoạt
động marketing.
- Các yếu tố liên quan đến chi phí xử lí chất thải hoặc giảm sử dụng nguyên vật liệu buộc
các công ty thay đổi hành vi của họ.

Nhóm 5 Trang 6
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

- Áp lực ngày càng tang của nhà đâu tư, nhà làm luật, các nhóm hoạt động và người tiêu
cùng lên các vấn đề rác thải, tiết kiệm năng lượng.
Dựa vào khái niệm của Green Marketing thì Philip Sloan và cộng sự (2012) cho rằng
Green marketing có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành động vì thế hệ mai sau. Một đặc điểm của Green marketing đó là dùng
những hành động tích cực, thân thiện với môi trường ở hiện tại (ngắn hạn) nhằm củng cố cho
mục tiêu dài hạn, đó là giáo dục cho giới trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường và tránh để các nguồn tài nguyên rơi vào tình trạng cạn kiệt.
Thứ hai, Green marketing đòi hỏi các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm giống như
những công dân mẫu mực khác. Hoạt động Green marketing cần gắn liền với các hoạt động
mang tính lâu dài về bảo vệ môi trường để quảng bá hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp.
Theo đó, các tuyên bố và thông điệp truyền thông của doanh nghiệp cũng phải được cụ thể
hóa bằng các hành động thực tế về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhờ đó cho
thấy được mục đích nhân văn cao cả của doanh nghiệp. Yếu tố nhân văn của một doanh
nghiệp này so với doanh nghiệp khác sẽ được cộng đồng xã hội so sánh một cách khách quan
và rõ ràng hơn nhờ vào kết quả thực hiện các hoạt động nói trên như thế nào.
Thứ ba, Green marketing phải tạo được cầu nối giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả
doanh nghiệp đối thủ và cả những cổ đông với nhau để làm cơ sở chung tay thực hiện các
hành động nhân văn. Như vậy là cần phải có sự hợp tác cùng thực hiện. Quan điểm đạo đức
chung ở đây là phải làm thế nào để thế hệ sau phải có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hoặc chí ít
cũng phải bằng so với thế hệ trước. Quan điểm này chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể chỉ
tìm mọi cách thu lợi nhuận cho mình và quên đi sự sống còn của cả loài người và các sinh
vật trên tráo đất. Do đó, cần một cách tiếp cận marketing toàn diện để đảm bảo cho việc phát
triển bền vững là ý tưởng chủ đạo của hoạt động này.
2. Lợi ích của Green marketting
Cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng marketing xanh tại Việt Nam:
Cơ hội: Cơ hội từ tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu (GEP) công bố ngày 13/1/2015, Ngân hàng Thế
giới vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,6% trong năm 2015. WB cho rằng, tốc
độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện hơn trong 2 năm tới khi dự báo tăng trưởng

Nhóm 5 Trang 7
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

GDP Việt Nam sẽ đạt 5,8% trong năm 2016 và 6% trong năm 2017 một phần nhờ vào dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế ổn định là cơ hội tốt
để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhằm nâng
cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài giàu kinh nghiệm trong việc
xanh hóa hoạt động của mình và thể hiện trách nhiệm xã hội, nhất là các doanh nghiệp trong
ngành hàng tiêu dùng nhanh;
Cơ hội từ phía người tiêu dùng: Người tiêu dùng Việt Nam hiện đã quan tâm hơn đến sản
phẩm xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khảo sát toàn cầu của Nielsen với
hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến tại 60 quốc gia để tìm hiểu mức độ quan tâm của
người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm đối với cam kết của doanh nghiệp thì gần ba phần tư
người được hỏi tại Việt Nam (73%) sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm và dịch vụ đến từ
các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường, đứng thứ ba thế giới sau
Philippines với 79% và Thái Lan với 71%. Con số này cao hơn hẳn so với mức trung bình
của thế giới là 55%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, không chỉ thể hiện sự quan tâm của
mình bằng lời nói, người tiêu dùng Việt Nam đang thực sự chi cho những sản phẩm có tác
động lớn đến xã hội và môi trường. Gần 7 trên 10 người Việt Nam được hỏi (68%) cho biết
trong 6 tháng vừa qua, họ đã mua ít nhất 1 sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty có hoạt
động vì cộng đồng, cao thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Philippines (76%). Đây là cơ hội rất
lớn cho doanh nghiệp triển khai marketing xanh khi người tiêu dùng có nhận biết và phản
ứng rất tích cực đối với các hoạt động này.
Cơ hội từ chính phủ: Nghị định 04/09/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định
những ưu đãi và hỗ trợ đối với các hoạt động bảo vệ môi trường theo đó doanh nghiệp có các
dự án trong việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ về
cơ sở hạ tầng, đất đai, về vốn, các loại thuế phí và các ưu đãi hỗ trợ khác. Đáng chú ý là các
ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp có các dự án bảo vệ môi trường được hưởng mức thuế thu
nhập doanh nghiệp 10%. Doanh nghiệp mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường thì sẽ được miễn thuế 4 năm và 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo, trường
hợp dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn sẽ được miễn 50% trong 9 năm
tiếp theo. Doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu cho các loại móc, thiết bị, phương
tiện, dụng cụ, vật liệu được nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện các dự án đầu

Nhóm 5 Trang 8
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

tư hoạt động bảo vệ môi trường (Chính phủ, 2009). Ngoài ra, Nhà nước cũng hỗ trợ thành
lập Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam nhằm tư vấn cho cách doanh nghiệp về các giải pháp
sản xuất sạch hay về kỹ thuật công nghệ và tài chính. Bên cạnh đó, cuộc vận động “Mua
hàng xanh” đang được Trung tâm Năng suất Việt Nam thúc đẩy và quảng bá thông qua việc
thành lập Mạng lưới mua hàng xanh Việt Nam. Hoạt động của Mạng lưới mua hàng xanh
Việt Nam sẽ thúc đẩy công cuộc bảo vệ môi trường thông qua tuyên truyền nâng cao kiến
thức của người tiêu dùng trong mua hàng xanh, xây dựng các tiêu chí đối với các sản phẩm
xanh, xây dựng các hướng dẫn mua hàng, xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin giữa nhà
sản xuất và người mua hàng… Trung tâm Năng suất Việt Nam cũng kêu gọi các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào Mạng lưới Mua hàng xanh Việt Nam nhằm chia sẻ
thông tin và xây dựng một xã hội tiêu dùng xanh, hướng tới việc bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
Khó khăn và thách thức
Nhóm thách thức từ phía người tiêu dùng
- Thách thức từ thu nhập của người tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người của đại đa
số người dân Việt Nam còn thấp nên một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam rất
nhạy cảm về giá cả. Trong khi đó, các sản phẩm xanh có mức giá cao hơn sản phẩm thông
thường nên sức cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tại thị trường Việt Nam đang bị
hàng giá rẻ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc chủ yếu nhập về từ Trung Quốc cạnh tranh mạnh
mẽ cũng là sức cản lớn cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư và sản phẩm sinh thái.
- Thách thức từ nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm với môi trường và sử dụng
sản phẩm xanh. Trên thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam còn thấp.
Tâm lý bàng quan, thờ ơ xem việc bảo vệ môi trường là việc ‘không phải của nhà
mình’ khiến nhiều người vẫn sử dụng các sản phẩm có tác nhân gây ô nhiễm hoặc phớt lờ
những thông điệp xanh đến từ các công ty để lựa chọn sản phẩm không sạch nhưng có giá cả
hợp với túi tiền.
- Thách thức từ mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng tồn tại một khoảng cách lớn giữa thái độ và hành vi tiêu dùng xanh. Không phải
tất cả những người tiêu dùng Việt Nam có quan điểm xanh (ủng hộ marketing xanh) đều
thực hiện hành vi xanh (mua hàng hóa thân thiện với môi trường). Nguyên nhân vì họ là

Nhóm 5 Trang 9
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

những người tiêu dùng có kiến thức về vấn đề môi trường song không có niềm tin vào những
phát ngôn mà doanh nghiệp đưa ra. Người tiêu dùng nhận thấy trào lưu các doanh nghiệp
trong hầu hết các lĩnh vực đua nhau đưa ra các tuyên bố xanh về sản phẩm hay dịch vụ của
họ cung cấp nhưng thực tế phần lớn trong số đó chỉ là những chiêu bài quảng cáo đơn
thuần. Một ví dụ điển hình như Vedan được các giải thưởng về môi trường trong khi chính
doanh nghiệp này đã bị phát hiện xả thải làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Bên cạnh
đó giá cả cũng là rào cản lớn nhất khiến người tiêu dùng không mua sản phẩm xanh. Trong
trường hợp này, lợi ích xanh của sản phẩm nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí người tiêu dùng
phải bỏ ra. Người tiêu dùng đã ý thức được trách nhiệm với môi trường nhưng không thực
hiện hành vi mua hàng xanh vì giá cả một số sản phẩm và dịch vụ xanh còn khá đắt đỏ, thậm
chí xa xỉ đối với người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Khó khăn và thách thức từ phía doanh nghiệp
- Mâu thuẫn giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cổ đông. Các cổ đông có quyền tham gia
vào việc hoạch định chính sách hoạt động cho doanh nghiệp. Sự đồng ý của các cổ đông
chiến lược rất quan trọng và góp phần quyết định đến việc có hay không việc ứng dụng hoạt
động marketing xanh. Tuy nhiên, thông thường các cổ đông không muốn áp dụng chiến lược
marketing xanh bởi trong ngắn hạn hoạt động này không mang lại lợi ích trực tiếp. Chiến
lược marketing xanh muốn thành công đòi hỏi sự thay đổi triệt để trong nhiều hoạt động của
doanh nghiệp. Điều này cần có sự đầu tư ban đầu rất lớn, nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu mà
không phải cổ đông nào cũng chấp nhận rủi ro. Vì lợi ích trước mắt của cổ đông đối lập với
lợi ích lâu dài của doanh nghiệp nên việc một số cổ đông không muốn hy sinh lợi ích cá nhân
đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều cản trở khi áp dụng chiến lược marketing xanh và nếu
có thực hiện thì cũng rất hạn chế và mang tính chất bổ sung. Nếu các quyết định của doanh
nghiệp chỉ đơn thuần dựa trên mục tiêu kinh tế - lợi nhuận, việc lồng ghép vấn đề môi trường
vào chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp có thể khó thực hiện được.
- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế. Đây có thể là rào cản lớn nhất của
doanh nghiệp khi lựa chọn thực hiện marketing xanh ở Việt Nam. Sản xuất một sản phẩm
thân thiện với môi trường là yếu tố tiên quyết trong chiến lược marketing xanh. Điều này đòi
hỏi các doanh nghiệp cần có những công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình này. Tuy
nhiên, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thế giới.

Nhóm 5 Trang 10
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

Thực tế là các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu xanh
của người tiêu dùng và xã hội.
Thách thức từ khía cạnh pháp lý. Mặc dù Việt Nam đã có văn bản pháp luật và mới nhất
là Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 quy định về việc xử lý doanh
nghiệp có hành vi xâm hại môi trường, gây nguy hại và ô nhiễm cho người tiêu dùng nhưng
việc thực thi còn rất yếu kém. Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi trong khi khả năng phát
hiện xử lý của đơn vị chức năng còn yếu nên đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp
muốn thực hành marketing xanh khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có các hành vi ăn
cắp môi trường.
II. LÝ THUYẾT VỀ GREENWASHING
1. Khái niệm
“Greenwashing” là thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, có nguồn gốc từ thuật ngữ
“Whitewashing”- vốn được dùng trong lĩnh vực chính trị, được hiểu là những nỗ lực cố ý che
giấu sự thật không hay
“Greenwashing” được đặt ra bởi những nhà hoạt động môi trường với hàm ý diễn tả
những hành động đánh lạc hướng người tiêu dùng liên quan đến hoạt động về môi trường
của một công ty hoặc liên quan đến những lợi ích về môi trường của một sản phẩm hoặc dịch
vụ.
Một hành động được xem là “Greenwashing” khi một công ty hoặc tổ chức đầu tư thời
gian cũng như tiền bạc để khẳng định sản phẩm của công ty mình là sản phẩm xanh, thân
thiện với môi trường thông qua công cụ quảng cáo và marketing thay vì thật sự đầu tư vào
thực tiễn kinh doanh để tối thiểu hóa những tác động tiêu cực của sản phẩm đến môi trường
sống.
2. Lợi ích của Greenwashing trong doanh nghiệp
Đối với người tiêu dùng, Greenwashing là lừa đảo, nhưng đối với doanh nghiệp thì
Greenwashing có những lợi ích như:
- Tạo hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp (doanh nghiệp thân thiện với môi trường) tăng
uy tín và thương hiệu, nhằm bán được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu.
- Thu hút nhiều khách hàng bằng cách tạo niềm tin cho họ.
- Tạo lợi thế cạnh tranh

Nhóm 5 Trang 11
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

- Những doanh nghiệp mới muốn xâm nhập thị trường, thì sản phẩm mới dễ đi vào thị
trường.
- Những doanh nghiệp đang hoạt động trong thì trường thì sản phẩm được bán nhiều hơn,
tăng lượng hàng bán.
- Những doanh nghiệp đang suy thoái thì có thể tái thiết, phục hồi hình ảnh.
3. Nhận dạng Greenwashing
Việc nhận dạng dấu hiệu của Greenwashing từ các doanh nghiệp đã được Underwriters
Laboratories - một trong những tổ chức về kiểm tra và giám định độc lập lớn nhất thế giới
nghiên cứu thông qua bản báo cáo “Bảy tội ác của Greenwashing”
3.1 Che dấu về những mối lợi bất cập hại
Cũng được xem là một dạng của Greenwashing khi doanh nghiệp tuyên bố rằng sản
phẩm của mình là “xanh” dựa trên một số ít thuộc tính mà không chú ý đến những vấn đề
môi trường quan trọng khác. Lấy sản phẩm giấy là ví dụ điển hình cho dấu hiệu này. Sẽ thật
là khó để cho rằng giấy là sản phẩm thân thiện với môi trường chỉ bởi vì nó có nguồn gốc từ
những khu rừng được khai thác theo hướng bền vững. Những yếu tố môi trường quan trọng
khác trong quy trình tạo ra giấy, có thể kể đến như năng lượng, khí thải nhà kính, ô nhiễm
nước và không khí có thể là những vấn đề quan trọng và cần phải xem xét.
3.2 Nêu không có bằng chứng
Doanh nghiệp cũng bị xem là “Greenwasher” khi đưa ra một tuyên bố về môi trường mà
không thể chứng minh được bằng các thông tin dễ truy cập hoặc bởi bên thứ ba đáng tin cậy
chứng thực. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giấy vệ sinh và khăn
giấy, họ tuyên bố về lượng phần trăm tái chế sản phẩm nhưng lại không có bằng chứng
chứng minh.
Trong báo cáo của Terra Choice (2010), Không giống như tội che dấu những mối lợi bất
cập hại (Có khuynh hướng giảm từ 100% năm 2007 xuống còn dưới 30% năm 2010, tần suất
doanh nghiệp vi phạm lỗi không có bằng chứng đang khá cao. Ước tính có hơn 70% những
tuyên bố trong các quảng cáo xanh là phạm vào lỗi này, và báo cáo 2010 cũng chỉ ra đây là
lỗi vi phạm phổ biến nhất. Bản thân người tiêu dùng sẽ phải cẩn thận hơn, chỉ nên tin những
tuyên bố về môi trường xanh có nguồn gốc đáng tin cậy mà dễ dàng tra cứu những tuyên bố
của chúng với bằng chứng rõ ràng.

Nhóm 5 Trang 12
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

3.3 Tạo ra sự mập mờ


Là một tuyên bố không được định nghĩa rõ hoặc quá rộng để cho người tiêu dùng dễ dàng
hiểu sai nghĩa thực của nó.
Lấy ví dụ như một số sản phẩm trên thị trường có dán nhãn ‘All-natural’ (hoàn toàn tự
nhiên). Nhưng đây là một thuật ngữ không rõ nghĩa và dễ làm người tiêu dùng hiểu nhầm, vì
thực tế là những chất như Arsenic, uranium, mercury, và formaldehyde cũng đều là tự nhiên
nhưng chúng hoàn toàn là gây độc hại. Do vậy, “all natural” chưa hẳn đã là xanh, là thân
thiện với môi trường.
3.4 Nêu điều không thích hợp
Nhận dạng các doanh nghiệp thuộc trường hợp này là những doanh nghiệp đưa ra
những tuyên bố về môi trường mà những tuyên bố này có thể đúng nhưng không quan trọng
hay không có ích cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm ưa thích hơn về mặt môi
trường.
Ví dụ điển hình cho trường hợp này là doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh. Thông tin mà họ
cũng cấp cho người tiêu dùng là không có chất CFC (“free-CFC”) - vốn được biết là chất gây
phá hủy tầng ozon, ảnh hướng nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi đó, điều này thật sự
là không cần thiết bởi bản thân chất CFC là một hóa chất bị cấm sử dụng bới tất cả các quốc
gia trên thế giới.
3.5 Chỉ nhận lỗi nhỏ (còn lờ lỗi lớn)
Một tuyên bố mà có thể trung thực trong một lĩnh vực của sản phẩm, nhưng có nguy cơ
sẽ làm sao nhãng người tiêu dùng để không nhận ra các tác động lớn hơn về môi trường khi
xét về tổng thể.
Có thể nhận dạng các doanh nghiệp loại này là những doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm về thuốc lá hữu cơ hay các dòng xe thể thao tiết kiệm nhiên liệu.
Thực tế khảo sát tại Terrachoice (2010) cho thấy số lượng các sản phẩm vi phạm lỗi này
cũng rất ít và có khuynh hướng giảm đáng kể, thậm chí là lỗi này gần như không xuất hiện
trong năm 2010.
3.6 Nói dối
Đây là trường hợp mà các doanh nghiêp tuyên bố sai sự thật liên quan đến môi trường.
Các ví dụ phổ biến nhất là sản phẩm giả tự xưng là chứng nhận hoặc đăng ký Energy Star.

Nhóm 5 Trang 13
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

Tương tự như với trường hợp “chỉ nhận lỗi nhỏ”, sự vi phạm về vấn đề này của doanh
nghiệp cũng rất ít và cũng có khuynh hướng giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là lỗi khá
nghiêm trọng, một khi doanh nghiệp bị phát hiện là tuyên bố sai sự thật, thì uy tín, thương
hiêu của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và theo đó sẽ khó có cơ hội cạnh
tranh trong bối cảnh thị trường hiện nay.
3.7 Tôn thờ nhãn mác rỡm
Doanh nghiệp rơi vào trường hợp này thường có những sản phẩm mà ngôn từ và hình ảnh
quảng cáo gây ấn tượng là có bên thứ ba bảo trợ nhưng trong thực tế là không như vậy, hay
nói cách khác là: Nhãn mác rởm.
Ví dụ điển hình, là nhiều doanh nghiệp hay dán những sản phẩm “sinh thái” (eco), môi
trường, thân thiện với môi trường… mặc dù không có tổ chức nào chứng nhận như vậy cả.
Theo khảo sát của Terrachoice 2010, khuynh hướng của nhãn mác rởm này đang có
khuynh hướng tăng lên, từ 23% năm 2009 đến 30% năm 2010.
4. So sánh giữa Green marketing và Greenwashing
GREEN MARKETING GREENWASHING
Mục tiêu Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.
Bản chất - Công nghiệp phát triển đáp ứng Thực hiện các hoạt động để
nhu cầu con người dẫn tới ô nhiễm tiếp thị cho sản phẩm an toàn,
môi trường, tài nguyên thiên nhiên thân thiện với môi trường,
ngày càng cạn kiệt. nhưng thực tế thì cung cấp
- Ý thức tiêu dùng của con người thông tin không chính xác
ngày càng tăng: đòi hỏi sản phẩm hoặc đánh lạc hương người
không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn tiêu dùng, nhằm mục tiêu
phải xanh, sạch, thân thiện cho môi giảm chi phí cho doanh
trường, đảm bảo cho cuộc sống nghiệp nhưng vẫn tạo được
tương lai của con cháu. lợi thế cạnh tranh.
- Các rào cản kỹ thuật trong thương
mại quốc tế.
=> Green marketing thực hiện các

Nhóm 5 Trang 14
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

hoạt động tiếp thị cho sản phẩm an


toàn với môi trường. Do đó, nó gắn
với một loạt hoạt động rộng rãi bao
gồm điều chỉnh sản phẩm, thay đổi
quy trình sản xuất, thay đổi cách
thức đóng gói cũng như thay đổi
cách truyền thông tiếp thị.
Sự khác biệt Đầu tư thời gian cũng như tiền bạc - Thực hiện những hành động
để khẳng định sản phẩm của công ty đánh lạc hướng người tiêu
mình là sản phẩm xanh, thân thiện dùng liên quan đến hoạt động
với môi trường (green products) về môi trường của một công
thông qua việc thật sự đầu tư vào ty hoặc liên quan đến những
thực tiễn kinh doanh để tối thiểu lợi ích về môi trường của một
hóa những tác động tiêu cực của sản sản phẩm hoặc dịch vụ.
phẩm đến môi trường sống.
- Đầu tư thời gian cũng như
tiền bạc để khẳng định sản
phẩm của công ty mình là sản
phẩm xanh, thân thiện với
môi trường (green products)
thông qua công cụ quảng cáo
và marketing.
- Cung cấp những thông tin
không chính xác nhằm đánh
bóng thương hiệu của mình
với hình ảnh trách nhiệm và
thân thiện với môi trường.
Ví dụ Green marketing của Ajinomoto: Greenwashing của Vedan
Việt Nam:

Nhóm 5 Trang 15
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

Ajinomoto là tập đoàn toàn cầu về Vedan là một nhà sản xuất
sản xuất thực phẩm gia vi và công hàng đầu Châu Á về những
nghệ acid amin. sản phẩm công nghiệp như
amino axit lên men, thực
Ajinomoto đặt ra tôn chỉ là “Góp phẩm bổ sung và các sản
phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp phẩm từ bột sắn.
hơn cho mọi người trên trái đất Vào website của doanh
bằng cách đóng góp những tiến bộ nghiệp này, ta luôn nhận thấy
quan trọng trong các lĩnh vực thực hình ảnh về một doanh
phẩm, sức khỏe và bằng những hoạt nghiệp với việc thực hiện
động vì sinh mệnh con người”. CSR hiệu quả, cụ thể là:
- Nâng cao phúc lợi cho công
Thực tế hoạt động: nhân, cung cấp dịch vụ y tế
- Tận dụng một cách tối đa nhất các 24 giờ, những bữa ăn và
loại nguyên liệu để tạo thành các phương tiện đi lại miễn phí
sản phẩm có giá trị, hạn chế đưa ra cho nhân viên, nhà ở miễn
môi trường các chất thải: Tận dụng phí cho những ai đến từ các
phế phẩm từ sản xuất tao phân bón. huyện khác, và đặc biệt
thưởng tiền nhân ngày Quốc
- Xây dựng hệ thống quản lý môi tế Lao động và Quốc Khánh
trường EMS (Environment Việt Nam.
Management System), tổ chức quản - Vedan cũng tổ chức các
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO chương trình huấn luyện đội
14001:2004. ngũ nhân viên về truyền
- Chi hơn 5 triệu USD để lắp đặt hệ thông, kỹ thuật sản xuất, bảo
thống xử lí nước thải theo tiêu dưỡng máy móc, an toàn lao
chuẩn Nhật Bản. động và vệ sinh, bảo vệ môi
trường, phòng chống cháy
- Đối với các hoạt động CSR: thực nổ, điều khoản khẩn cấp, cứu

Nhóm 5 Trang 16
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

hiện ba chuỗi chương trình thường trợ và tiêu chuẩn hoạt động
niên: Ngày công dân Ajinomoto ISO 9000.
toàn cầu, Ajinomoto và cộng đồng
chung tay làm sạch môi trường, Thực tế hoạt động:
Ajinomoto cùng người nghèo đón
tết; thành lập quỹ học bổng Đằng sau những thông tin
“Ajinomoto – Cho em đến trường” đăng trên website thì Vedan
lại hủy hoại nặng nề môi
- Trong quan hệ với người tiêu trường. Cụ thể là ngày
dùng, Ajinomoto thường tổ chức 08/09/2008, Cơ quan Cảnh
các tour đến tham quan nhà máy và sát Môi trường và Thanh tra
tìm hiểu về công ty. Đối tượng tham của Bộ Tài nguyên và Môi
gia rất nhiều nhưng chủ yếu là sinh trường chính thức xác định
viên và người tiêu dùng. rằng:
- Vedan đã xả nước thải
không qua xử lý vào sông
Thị Vải.
- Không cung cấp các bản
báo cáo đầy đủ cho các cơ
quan chức năng những thông
Kết luận: Thay vì nói suông và vẽ ra tin và dữ liệu về bảo vệ môi
viễn cảnh hoàn toàn đẹp, Ajinomoto trường;
Việt Nam đã đầu tư thực hiện điều - Không ký cam kết bảo vệ
chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình môi trường cho trang trại
sản xuất, thay đổi cách thức đóng chăn nuôi lợn của công ty với
gói cũng như thay đổi cách truyền cơ quan bảo vệ môi trường;
thông tiếp thị. Họ sẵn sàng đón các - Phát triển và đưa vào các dự
tour về tham quan nhà máy, quy án hoạt động để nâng cao
trình sản xuất và trải nghiệm một năng suất của các nhà máy,

Nhóm 5 Trang 17
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

ngày tại nhà máy Biên Hòa (Đồng kể cả bột ngọt, tinh bột, gia vị
Nai), kết hợp các hình thức để giúp cao cấp, và lyzin mà không
người tiêu dùng phân biệt sản phẩm báo cáo đánh giá tác động
thật - giả. Hình thức PR này nhanh, môi trường;
gọn và cực kì hiệu quả, có tác động - Thải chất độc trực tiếp vào
sâu đến cả người tiêu dùng chủ yếu môi trường mà không sử
là bà nội trợ. dụng các thiết bị để giảm
thiểu mức độ độc hại;
- Không kiểm soát chất thải
nguy hại theo quy định bảo
vệ môi trường
- Đổ nước thải vào nguồn
nước tại các địa điểm không
được chỉ định trong giấy
phép.
Kết luận: Vedan đã trở thành
một trường hợp điển hình về
việc vô trách nhiệm với môi
trường, dẫn đến những hậu
quả, thiệt hại về mặt tài chính
và danh tiếng thay vì đáng lẽ
trở thành một công ty thành
công. Qua trường hợp Vedan,
có thể nhận thấy một mặt
doanh nghiệp này luôn tỏ ra
là doanh nghiệp đi đầu trong
việc thực hiện CSR, một mặt
lại luôn làm những điều
ngược lại – gây tổn hại một

Nhóm 5 Trang 18
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

cách nghiêm trọng đến môi


trường.

PHẦN B: ĐIỂN HÌNH GREEN WASHING TẠI PEPSICO


1. Giới thiệu về PEPSICO
Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB)
Chủ tịch hội đồng thành viên: Junji Miyawaki
Tổng giám đốc: Uday Shankar Sinha
Trụ sở chính: Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh
Được thành lập từ 1991 công ty 100% vốn nước ngoài
24/12/1991 - Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa
SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
1992 - Xây dựng và khánh thành nhà máy Hóc Môn
1994 - PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công ty Nước
giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up từ
những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.
1998 - 1999 - Thời điểm này cũng là lúc cấu trúc về vốn được thay đổi với sở hữu 100%
thuộc về PepsiCo.
2003 - Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam.
Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice Tea,
Aquafina.
2004 - thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn, công ty mở rộng sản xuất và
kinh doanh tại Quảng Nam.
2005 - Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát lớn nhất Việt
Nam.
2006 - công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm với sản phẩm snack
Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng.
2007 - Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.

Nhóm 5 Trang 19
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

2008-2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương, (sau này đã
tách riêng thành Công ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công ty mở rộng thêm vùng nguyên
liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát mới cũng được ra đời như:
7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister dứa.
2010 - đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam thông qua việc
PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp theo. 2/2010,
nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động.
2012 - trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại Đồng Nai
vào tháng 3 năm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã
được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.
4/2013 - liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được thành
lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo
chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+ Plus và Moutain Dew.

PepsiCo là nhà sản xuất nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới có doanh thu
thuần hơn 65 tỷ Đô la Mỹ và một dãy các sản phẩm bao gồm 22 nhãn hàng, trong đó mỗi
nhãn hàng mang về doanh thu hằng năm hơn 1 tỷ USD. Những mảng kinh doanh chính của
chúng tôi – Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay và Pepsi-Cola – cung cấp hàng trăm sản
phẩm nước giải khát và thực phẩm mang tới sự vui thích cho người tiêu dùng trên khắp thế
giới. Đội ngũ nhân viên của PepsiCo cùng thống nhất cam kết chung tay vì một sự phát triển
bền vững bằng cách đầu tư cho một tương lai mạnh khỏe hơn cho con người và hành tinh của
chúng ta, điều mà chúng tôi tin rằng cũng mang tới một tương lai thành công hơn nữa cho
chính PepsiCo. Chúng tôi gọi cam kết này là chương trình "Performance with Purpose" (tạm
dịch: "Hành động có chủ đích"): PepsiCo cam kết mang đến một dãy các sản phẩm nước giải
khát và thực phẩm đa dạng từ những sản phẩm mang lại sự vui thích tới những sản phẩm tốt
cho sức khỏe của người tiêu dùng, tạo ra những sáng kiến giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi
trường bằng cách tiết kiệm năng lượng điện và nước tiêu thụ, giảm thiểu lượng bao bì đóng
gói, mang đến cho các cộng sự của chúng tôi một môi trường làm việc tôn trọng, hỗ trợ và
thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nơi chúng tôi có mặt. Các dòng sản phẩm trên thị
trường hiện nay:

Nhóm 5 Trang 20
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

1. Nước tăng
lực:

2. Trà:

3. Nước ngọt
có ga:

4. Nước đóng
chai

5. Nước trái
cây

Nhóm 5 Trang 21
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

2. Các tuyên bố của Pepsi về sản phẩm Trà Ô long Tea plus
Về sản phẩm: Trà Ô Long TEA+ Plus là sản phẩm mang thương hiệu Suntory đầu tiên
được ra mắt tại thị trường Việt Nam từ tháng 8 năm 2013. “Tại Nhật Bản, trà Ô long của
Suntory được Bộ Y tế Nhật Bản liệt kê vào danh sách FOSHU (FOSHU - Foods for
Specified Health Uses) - danh sách các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và được sử dụng
phổ biến tại Nhật”. Nắm bắt được xu hướng đó, tập đoàn Suntory Nhật Bản với hơn 35 năm
kinh doanh và sản xuất các sản phẩm từ trà đã thông qua Công ty TNHH Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) để giới thiệu tới người tiêu dùng Việt những sản phẩm
trà Ô long mang chất lượng Nhật để “giải cơn khát” tại thị trường Việt Nam.
Quy trình đăng ký với cơ quan chức năng Việt Nam, Pepsico ghi là chiết xuất tinh tuý từ
“lá trà”
Theo tuyên bố vủa công ty Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB),Trà Ô Long TEA+ Plus
có 3 điểm cộng:
+ Chất lượng Nhật Bản
+ Lợi ích sức khỏe
+ Hình ảnh đẳng cấp
Cùng 2 điểm khác biệt:
+ Chứa OTPP giúp hạn chế hấp thu chất béo
+ Vị thơm ngon đặc trưng của trà Ô Long
Chất lượng Nhật Bản; Trà o long tea plus-> là chiết xuất tinh tuý từ “lá trà” . Cùng tiêu
chuẩn chất lượng và cách pha chế TEA+ Plus giống như quy trình Suntory ở Nhật Bản.
Công thức làm nên sự thành công trong từng chai trà TEA+ Plus tại Việt Nam là sự kết
tinh giữa việc chọn lọc kỹ lưỡng các thành phần nguyên liệu và thừa hưởng tinh hoa phương

Nhóm 5 Trang 22
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

pháp chế biến sản phẩm trà từ tập đoàn Suntory. Lá trà Ô Long tại các nhà máy của SPVB
cũng sẽ được chắt lọc tinh chất bằng phương pháp trích ly lá trà trong nước nóng, kết hợp
cùng tỷ lệ bột trà phù hợp. Sau đó, nước trà sẽ trải qua nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt và
quản lý chất lượng chặt chẽ để đảm bảo đúng quy chuẩn sản xuất của trà Ô Long tại thị
trường Nhật Bản trước khi đóng vào chai nhựa và xuất ra thị trường.

Lợi ích sức khỏe: Trà Ô Long TEA Plus được sản xuất từ lá trà tự nhiên lưu giữ hàm
lượng rất lớn OTPP nhờ vào quá trình lên men bán phần công phu, chất OTTP là chất hạn
chế được sự hấp thu chất béo từ thức ăn, có lợi cho sức khỏe đem lại cảm giác nhẹ nhàng.
3. Biểu hiện Greenwashing của Pepsico về sản phẩm trà olong Tea Plus
Chất lượng Nhật Bản – Lợi ích cho sức khoẻ.

Sự
thật

- Nguyên liệu: Sự thật là, nguồn gốc thành phần của Trà Ô long Tea plus không phải
chiết xuất từ lá trà mà là bột trà o long xuất xứ từ Trung QUốc

Nhóm 5 Trang 23
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

=> “Bột trà ô long - Instant Oolong tea powder SUN60 (Khối lượng tịnh: 20kgs/1
carton)”, nguồn gốc dẫn rõ là CHINA Địa chỉ mang về là TNHH Nước Giải Khát Suntory
Pepsico VN. Nơi cung cấp là SUNTORY BEVERAGE & FOOD ASIA PTE.LTD, có địa
chỉ tại 18 CROSS STREET #12-01/08, CHINA SQUARE CENTRAL, SINGAPORE.
- Dây chuyền công nghệ nhật bản: Thực chất dây chuyền chiết xuất lá trà từ Nhật mà
công ty quảng cáo là dây chuyền được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cụ thể, từ bảng giới thiệu bán hàng của công ty lắp máy Nam Kinh (Nanjing), Trung
Quốc có ghi rõ danh sách khách hàng của công ty này là Suntory Pepsico Việt Nam. Pepsico
Việt Nam sử dụng máy móc của công ty này trong nhiều nhà máy ở Hà Nội, Cần Thơ,
TPHCM.
Trong đó, Pet Combine Line là máy chiết sản phẩm Trà Ô long Tea+ Plus.

Nhóm 5 Trang 24
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

Máy này được nhập về nhà máy Pepsico Việt Nam ở Hooc Môn, TPHCM. Đây cũng là
nơi sản xuất, đóng chai Trà Ô long Tea+ Plus để đưa ra thị trường.
Trong lĩnh vực lắp ráp máy móc công nghiệp thì các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc
thường có chất lượng thấp hơn rất nhiều so với máy móc từ Mỹ, Nhật, Châu Âu.
Lợi ích sức khỏe: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc tập đoàn WellGen:
1 chai trà => Hàm lượng PTPP 1 tách trà tự nấu => Hàm lượng OTPP
8-50mg 100-150mg hoặc lớn hơn
=> Uống ít nhất 20 chai trà mỗi ngày thì mới cung cấp được hàm lượng OTPP tương
đương với một tách trà tự nhiên
OTPP (Oolong tea polymerized polyphenols), là một hoạt chất tự nhiên, sản sinh khi các
enzyme chuyển hóa trong quá trình bán lên men khi sản xuất trà ô long. Phải qua quy trình
chế biến công phu mới tạo ra hoạt chất OTPP
=> Sản phẩm Ô Long TEA+ do Suntory PepsiCo Việt Nam sản xuất từ bột trà nhập từ
Trung Quốc khó thể còn hoạt chất OTPP tự nhiên hoặc còn nhưng rất ít.
Trong một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc tập đoàn WellGen, thì hàm lượng OTPP
trong các chai trà rất thấp, chỉ khoảng 8-50 mg. Trong khi đó nếu uống một tách trà tự nấu
thì hàm lượng OTPP đã lên tới 100-150mg hay thậm chí là hơn nữa. Có nghĩa rằng, phải
uống ít nhất 20 chai trà mỗi ngày thì mới cung cấp được hàm lượng OTPP tương đương với
một tách trà tự nhiên.
Theo TS. Nguyễn Văn Khải, thực tế trà ô long là cách gọi thể hiện quy trình chế biến trà
chứ không phải là tên một giống trà đặc biệt. Cái khác của trà ô long là quy trình chế biến
công phu, để sản xuất được trà ô long, người ta phải chọn những lá trà rất cẩn thận. trà được
hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Không những
thế, trà ô long phải được sơ chế và phơi khô trong bóng râm và được cho lên men theo quy
trình lên men một nửa.
Chính nhờ phương pháp lên men độc đáo ấy, trà ô long mới sinh ra những dưỡng chất có
lợi cho sức khỏe và cho hương vị thanh khiết đặc trưng.
Nếu tuân thủ quy trình chế biến trên sẽ tạo ra sản phẩm trà ô long chứa một lượng chất
OTPP (Oolong tea polymerized polyphenols), là một hoạt chất tự nhiên, sản sinh khi các

Nhóm 5 Trang 25
Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh

enzyme chuyển hóa trong quá trình bán lên men khi sản xuất trà ô long.
Phải qua quy trình chế biến công phu mới tạo ra hoạt chất OTPP nên TS. Nguyễn Văn
Khải cho rằng, sản phẩm Ô Long TEA+ do Suntory PepsiCo Việt Nam sản xuất từ bột trà
nhập từ Trung Quốc khó thể còn hoạt chất OTPP tự nhiên hoặc còn nhưng rất ít.
Cũng theo TS. Khải, việc Suntory PepsiCo Việt Nam mua nguyên liệu bột trà khô từ
Trung Quốc về sản xuất nước giải khát Ô Long TEA+ mang lại lợi nhuận kép cho doanh
nghiệp. Bởi với nguyên liệu khô, doanh nghiệp sẽ bớt chi phí khấu hao vận chuyển, ít chi phí
kho bãi hơn là trà tươi.
Để sản xuất đúng quy trình doanh nghiệp phải mua trà tươi chế biến lên men một nửa và
tách hoạt chất OTPP để đưa vào sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu mua sản phẩm trà tươi doanh nghiệp sẽ mất thêm diện tích nhà xưởng, mất
thời gian chế biến lên men trà, hao hụt sản phẩm và quan trọng hơn là khó pha chế hương
liệu.
Với bột trà khô, rõ ràng việc pha chế thêm hương liệu dễ dàng hơn so với việc sản xuất từ
trà tươi. Pha chế thêm hương liệu, dù sản phẩm không còn hoạt chất tự nhiên có ích nhưng
lại dễ đánh lừa vị giác của người tiêu dùng. Cuối cùng sản phẩm dễ được chấp nhận trên thị
trường.
4. Kết luận
Với dòng sản phẩm trà Ô long Tea plus, Suntory PepsiCo Việt Nam đã có hành vi
Greenwashing. Cụ thể ở đây là gây mập mờ đây là sản phẩm tự nhiên và nhiều tuyên bố lừa
dối khách hàng về việc sản phẩm này. Hành động này được cho là một hành động không có
đạo đức kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (2010), số 23/12 - Cục quản lý cạnh tranh, trang 9
2. Joshua Karliner (2001), A Brief History of Greenwashing, bài viết đăng trên
website: http://www.corpwatch.org/article.php?id=243
3. Melissa Whellams, Chris Macdonald (2007), What is greenwashing, and Why it is a
problem? Bài viết đăng trên website: http://www.businessethics.ca/greenwashing/
4. The Seven sins of Greenwashing, http://sinsofgreenwashing.org/findings/

Nhóm 5 Trang 26

You might also like