You are on page 1of 14

TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

VẬT LÍ 11-ĐỀ CƯƠNG ÔN GIỮA HỌC KÌ II


BÀI 11.ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN
I.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 11.1: Lực tưong tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong chân không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bài 11.2: Hãy so sánh định tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong trường hợp hai
điện tích được đặt trong một chất điện môi và đặt trong chân không.
Bài 11.3: Ban đầu, khi hai điện tích điểm được đặt trong chân không thì độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là F.
Sau đó, hai điện tích điểm được đặt trong môi trường điện môi A sao cho giá trị hai điện tích và khoảng cách
F
giữa chúng được giữ không đổi. Khi đó, độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là . Hãy xác định giá trị hằng số
9
điện môi của môi trường A.

Bài 11.4. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 3cm . Lực tương tác
giữa chúng là F = 4.10−3 N
a) Tìm độ lớn hai điện tích đó?
b) Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng giữa chúng là F ' = 1.10−3 N ?
Bài 11.5. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 10 cm.
Lực đẩy giữa chúng là 9.10-5N.
a) Xác định dấu và độ lớn hai điện tích đó.
b) Để lực tương tác giữa hai điện tích đó tăng 3 lần thì phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai điện tích
đó bao nhiêu lần? Xác định khoảng cách giữa hai điện tích lúc đó.
Bài 11.6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = -
3,2.10-7 C và q2 = 2,4.10-7 C, cách nhau một khoảng 12 cm.
a) Xác định số electron thừa, thiếu ở mỗi quả cầu và lực tương tác điện giữa chúng.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác điện giữa hai quả
cầu sau đó.
ĐS: n1 = 2.1012 ; n 2 = 1,5.1012 ; F = 0,048N. q1 ' = q 2 ' = 4.10−8 C; F' = 10 −3 N
−8 −8
Bài 11.7. Hai điện tích điểm q1 = 8.10 C và q2 = −3.10 C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách

−8 Nm 2
nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0 = 10 C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết k= 9.10
9
, tính lực
C2
tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0 .

−7 −7
Bài 11.8. Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10 C;q 2 = −3.10 C đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách
−7
nhau 5cm . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q o = −2.10 C trong hai trường hợp:
a) q o đặt tại C, với CA = 2cm;CB = 3cm.

b) q o đặt tại D với DA= 2 cm; DB= 7 cm

TỔ VẬT LÝ Trang 1
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Bài 11.9. Tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong không khí, đặt 2 điện tích điểm q1 = q2 = 6.10−8 C . Xác
định lực điện tổng hợp F tác dụng lên điện tích q3 = 3.10−8 C trong các trường hợp sau:
˙
a) Điện tích q3 đặt tại M biết AM = BM = 5 cm .
˙
b) Điện tích q3 đặt tại N biết AN = 15cm, BN = 5 cm .
˙
c) Điện tích q3 đặt tại C biết AC = 6 cm, BC = 8cm .
Bài 11.10. Hai điện tích điểm q1 = 4.10−8 C, q2 = − 4.10−8 C đặt tại A, B trong không khí, AB = 6 cm . Xác
định lực điện tổng hợp F tác dụng lên điện tích q3 = 2.10−8 C trong các trường hợp sau:
˙
a) Điện tích q3 đặt tại C biết AC = 4 cm, BC = 2 cm .
b) Điện tích q3 đặt tại D biết AD = 4 cm, BD = 10cm .
˙
c) Điện tích q3 đặt tại M biết AM = BM = 6cm .
˙
d) Điện tích q3 đặt tại N biết AN = BN = 8cm .

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 11.1: Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1 , q2 đặt
N .m 2
cách nhau một khoảng r trong chân không, với k = 9.10
9
là hằng số coulomb?
C2
r q1q2 q1q2 q1q2
A. F = . B. F = r 2 . C. F = . D. F = k .
k q1q2 k kr 2 r2

Câu 11.2: Trong các hình biểu diễn lực tương tác tĩnh điện giữa các điện tích (có cùng độ lớn diện tích và
đứng yên) dưới đây. Hình nào biểu diễn không chính xác?
F21 q1 q2 F21 q1 q2
F12 F12
+ - - -
Hình (a) Hình (b)
F21 q1 q2 q1 F21 F12 q2
F12
+ + + -
Hình (c) Hình (d)
A. Hình (a). B. Hình (b). C. Hình (c). D. Hình (d).
Câu 11.3: Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1  0 và q2  0. B. q1  0 và q2  0. C. q1q2  0. D. q1q2  0.

Câu 11.4: Xét ba điện tích q0 , q1 và q 2 đặt tại ba điểm khác nhau trong không gian. Biết lực do q1 và q 2 tác
dụng lên q0 lần lượt là F10 và F20. Biểu thức nào sau đây xác định lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên đỉện
tích q0 ?
A. F0 = F10 + F20 . B. F0 = F10 + F20 . C. F0 = F10 − F20 . D. F0 = F20 − F10 .

Câu 11.5: Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 9 lần thì khoảng cách giữa chúng phải
A. tăng 2 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 3 lần. D. giảm 2 lần.

TỔ VẬT LÝ Trang 2
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Câu 11.6: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng
2 thì chúng
A. hút nhau một lực 5 N. B. hút nhau một lực 45 N.
C. đẩy nhau một lực 45 N. D. đẩy nhau một lực 9 N.
Câu 11.7: Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng
A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N. B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.
C. đẩy nhau một lực 4 N. D. đẩy nhau một lực 4.10-4 N.
Câu 11.8: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-6 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ
lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 3 m. B. 3 cm. C. 0,3 m. D. 30 m.
Câu 11.9: Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q = −9,6.10−13 C . Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay
−19
thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10 C.
6 5 6 5
A. Thừa 6.10 hạt. B. Thừa 6.10 hạt. C. Thiếu 6.10 hạt. D. Thiếu 6.10 hạt.

Câu 11.10. Có thể sử dụng đồ thị nào ở hình dưới, để biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ lớn của lực tương tác F
giữa hai điện tích điểm và khoảng cách r giữa hai điện tích đó?
F F F F

r r r r
O O O O
(a) (b) (c) (d)
A. Đồ thị (b). B. Đồ thị (d). C. Đồ thị (a). D. Đồ thị (c).

BÀI 12. ĐIỆN TRƯỜNG


I.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 12.1: Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trong không khí cách điện tích điểm q = 2.10-8 C
một khoảng 3 cm.
ĐS: 2.105V/m
Bài 12.2: Một điện tích Q đặt trong chân không, cường độ điện trường tại điểm M cách Q là 20 cm, có độ lớn
450 V/m. Tính độ lớn của điện tích Q.
Bài 12.3: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E = 3. 104 V/m
tại điểm M cách điện tích một khoảng 30 cm. Tính độ lớn điện tích Q?
ĐS: 3.10-7C
Bài 12.4: Một điện tích điểm q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác
dụng của một lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại M có độ lớn là bao
nhiêu? ĐS: 3.104V/m
Bài 12.5: Một điện tích điểm q=32.10-6C đặt trong chân không thì gây ra cường độ điện trường tại điểm M là
18.105V/m.
TỔ VẬT LÝ Trang 3
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

a. Tìm khoảng cách từ điểm M đến q.


b. Tìm số lượng electron cần thêm vào q để cường độ điện trường tại điểm M đổi chiều nhưng độ lớn
không đổi?
ĐS: a. 0,4m; b. 4.1014 hạt
Bài 12.6: Một điện tích điểm q=16.10-6C đặt trong dầu thì gây ra cường độ điện trường tại điểm M là
288000V/m.
a. Tìm khoảng cách từ điểm M đến q.
b. Tìm số lượng electron cần thêm vào q để cường độ điện trường tại điểm M đổi chiều nhưng độ lớn
không đổi? Dầu có hằng số điện môi  =2.
ĐS: 0,5m; 2.1014 hạt
Bài 12.7: Trong chân không, một điện tích điểm q = 2. 10-8C đặt tại một điểm M trong điện trường của một
điện tích điểm Q = 2. 10-6C chịu tác dụng của một lực điện F = 9.10-3N. Tính cường độ điện trường tại M và
khoảng cách giữa hai điện tích?
ĐS: 4,5.105V/m, 0,2m
Bài 12.8: Hai điện tích điểm có giá trị điện tích lần lượt là q1 = 9  C; q2 = −25 C được đặt tại hai điểm M và
N trong chân không. Khoảng cách giữa M và N là 0,2 m. Gọi P là điểm mà cường độ điện trường tổng hợp tại
đó bằng 0. Hãy xác định vị trí điểm P.
ĐS: r1= 0,3 m; r2=0,5 m
 r2 − r1 = AB  r2 − r1 = 0, 2m
 2   r1 = 0,3m
 r2 q2   r2 25 5  
 r2 = q  = 9 =3  r2 = 0,5m
1 1  r1

Bài 12.9: Cho hai điện tích q1 = 4. 10-10 C, q2 = -4. 10-10 C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2 cm.

Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a. H, là trung điểm của AB.
b. M, MA = 1 cm, MB = 3 cm.
c. N, biết rằng NAB là một tam giác đều.
ĐS: a. 72.103 V/m; b. 32.103 V/m; c. 9.103 V/m
Bài 12.10: Trong chân không có hai điện tích điểm q1= 3. 10-8C và q2= 4.10-8C đặt theo thứ tự tại hai đỉnh B
và C của tam giác ABC vuông cân tại A với AB=AC= 0,1 m. Tính cường độ điện trường tại A.
ĐS: 45.103V/m
Bài 12.11: Hai điện tích q1 = 8.10-8 C, q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí biết AB = 4 cm. Tìm
vectơ cường độ điện trường tại C trên đường trung trực của AB và cách AB 2 cm, suy ra lực tác dụng lên điện
tích q = 2.10-9 C đặt tại C. ĐS: 12,7.105 V/m; 25,5.10-4N
−6
Bài 12.12. Đặt một điện tích Q = 10 C vào một môi trường có hằng số điện môi bằng 3.

a)Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách Q là 2 cm.
−8
b)Đặt tại M một điện tích q = −2.10 C . Xác định lực điện tác dụng lên q.

TỔ VẬT LÝ Trang 4
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Bài 12.13. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q.Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A,M,B.Độ lớn
cường độ điện trường tại điểm A,M,B lần lượt là E A ,E M và E B . Nếu EA = 900(V/m); EM =
225(V/m) và M là trung điểm của AB thì EB có giá trị bao nhiêu?
Bài 12.14. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q .Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ
lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM, EB. Nếu EA = 90000(V/m); EB =
5625(V/m) và AM = 2MB thì EM có giá trị bao nhiêu?

Bài 12.15. (SBT CTST) Cho hai điểm M và N cùng nằm trên một đường sức điện của điện trường
do điện tích q gây ra. Độ lớn cường độ điện trường tại M là 45 V/m và tại N là 5 V/m. Độ lớn
cường độ điện trường tại trung điểm I bằng bao nhiêu?
Bài 12.16. Tai hai điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = 16.10-
8C và q2 = 9.10-8C. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách A và cách B lần

lượt là 4cm và 3cm


Bài 12.17. (SGK_KN) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại điểm B ta đặt
điện tích Q1 = 4,5.10-8 C, tại điểm C ta đặt điện tích Q2 = 2.10-8 C.
a) Tính độ lớn của cường độ điện trường do mỗi điện tích trên gây ra tại A.
b) Tính cường độ điện trường tổng hợp tại A.
Bài 12.18. (SBT CD) Hai điện tích điểm -40,0 C và 50,0 C đặt cách nhau 12,0 cm. Tìm cường độ
điện trường tại điểm ở chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích này.

Bài 12.19. (SBT CD) Hai điểm A và B cách nhau 5,0 cm điện
tích tại A là 46 C, tại B là 82 C. Tìm cường độ điện trường tại
điểm C cách B một đoạn 4,0 cm. Biết AB vuông góc với BC như
hình 3.7.

Bài 12.20. (SBT CD) Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B
như hình 3.8. Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. Biết NB =
6,0 cm; MN = 8,0 cm; MN vuông góc với AB. Tìm cường độ điện
trường tại điểm M.

Bài 12.21. Cho hai điện tích q1 = 4.10-10C, q2 = -4.10-10C đặt ở A, B trong không khí, AB = a = 2cm.
Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a) H, trung điểm AB.
b) M cách A 1cm, cách B 3cm.
c) N hợp với A, B thành tam giác đều.
Bài 12.22. Cho hai điện tích q1 = q2 = 4.10-10C đặt ở A, B trong không khí, AB = a = 2cm. Xác định
vectơ cường độ điện trường E tại:

TỔ VẬT LÝ Trang 5
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

a) H trung điểm AB.


b) M cách A 1cm, cách B 3cm.
c) N hợp với A, B thành tam giác đều.

Bài 12.23. Hai điện tích q1 = 8.10-8C, q2 = -8.10-8C đặt tại A, B trong không khí, AB = 4cm. Tìm
vectơ cường độ điện trường tại C trên trung trực AB, cách AB một đoạn 2cm, suy ra lực tác dụng
lên q = 2.10-9C đặt ở C.
Bài 12.24. Hai điện tích q1 = -10-8C, q2 = 10-8C đặt tại A, B trong không khí, AB = 6cm. Xác định
vectơ E tại M trên trung trực AB, cách AB = 4cm.

Bài 12.25. Tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong chân không có hai điện tích điểm
q1 = q 2 = 16.10−8 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại
điểm C biết AB = AC = 8cm.
Bài 12.26. Hai điện tích q1 = q2 = q > 0 đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một
khoảng AB = 2a. Xác định véc tơ cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường trung trực
của đoạn AB và cách trung điểm H của đoạn AB một đoạn x.

II.TRẮC NGHIỆM
Câu 12.1. Đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m,C/N. B. V.m, N.C. C. V/m, N/C. D. V.m,C/N.

Câu 12.2. Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

kQ kQ kQ kQ2
A. E = . B. E = 2 . C. E = . D. E = .
r r 2r r
Câu 12.3: Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 12.4: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 9 lần. D. tăng 9 lần.
Câu 12.5. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả
cầu 5 cm là
A. 6.105 V/m. B. 2.104 V/m. C. 7,2.103 V/m. D. 3,6.103 V/m.
Câu 12.6. Một điện tích điểm q = 10 −7 C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của
lực F = 3.10−3 N. Cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q là
A. 2.104 V/m. B. 3.104 V/m. C. 4.104 V/m. D. 2,5.104 V/m.
Câu 12.7. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện
trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

TỔ VẬT LÝ Trang 6
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

A. 2,4.105 V/m. B. 1,2 V/m. C. 1,2.105 V/m. D. 12.10-6 V/m.


Câu 12.8. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang
phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100 V/m, từ trái sang phải. B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ trái sang phải. D. 1000 V/m, từ phải sang trái.
Câu 12.9. Một điện tích điểm q được đặt trong điện môi đồng tính vô hạn có hằng số điện môi là 2,5. Tại một
điểm M cách q một đoạn 0,4 m, điện trường có cường độ 9.105 V/m và hướng về phía điện tích q. Dấu và độ
lớn của q là
A. q = - 40 μC. B. q = + 40 μC. C. q = - 36 μC. D. q = + 36 μC.
Câu 12.10. Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó
bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (μC). B. q = 12,5.10-6 (μC). C. q = 1,25.10-3 (C). D. q = 12,5 (μC).

Câu 12.11. Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách
điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 2250 (V/m).

Câu 12.12. Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105 V/m. Tại vị trí cách điện
tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m?
A. 2 cm. B. 1 cm. C. 4 cm. D. 5 cm.

Câu 12.13. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000
V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 10000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m.
−9 −9
Câu 12.14. Có hai điện tích q1 = 5.10 C, q 2 = −5.10 C đặt cách nhau 10 cm. Cường độ điện trường tại
điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích là
A. 18000 V/m. B. 45000 V/m. C. 36000 V/m. D. 12500 V/m
Câu 12.15. Hai điện tích điểm q1 = −10−6 C; q 2 = 10−6 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40 cm trong
chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20 cm và cách B 60 cm có độ lớn
5 5 5 5
A. 10 V/m. B. 0,5.10 V/m. C. 2.10 V/m. D. 2,5.10 V/m.
BÀI 13. ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN
I.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 13.1. Khi thả một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường đều thi electron chuyển động
như thế nào? Bỏ qua tác dụng của trọng lực.
Bài 13.2. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song, tích điện trái dấu. Thả một electron không vận tốc ban
đầu vào điện trường giữa hai bẳn kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Mô tả quỹ đạo chuyển động
của electron.
Bài 13.3: Một hạt bụi mang điện tích q = 1 C có khối lượng m đang nằm cân bằng trong một điện trường
đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau 1,5 cm. Khi đó các đường sức

TỔ VẬT LÝ Trang 7
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

điện hướng theo phưong thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V, lấy g = 9,8 m/s2. Xác định khối
lượng của hạt bụi.
Bài 13.4: Xét một vùng không gian có điện trường đều, cho 3 điểm
A, B, C tạo thành một tam giác đều có độ dài các cạnh a = 6 cm, AB
song song với các đường sức điện như Hình 13.3. Biết cường độ điện
trường có độ lớn E = 1 000 v/m.

a)Tính các hiệu điện thế U AB , U BC , U CA


b)Tính công của lực điên trường khi một proton chuyển động từ C
−19
đến B. Lấy điện tích của proton là q = 1,6.10 C. Hình 13.3
c)Nếu proton đó bắt đầu chuyển động không vận tốc ban đầu tại A thì tốc độ của proton đó khi đến B là
−27
bao nhiêu? Lấy khối lượng của proton là m = 1,67.10 kg.

Bài 13.5.Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2 cm, cường độ điện trường
giữa hai bản là 3.103 V/m. Một hạt mang điện q = 1,5.10-2 C di chuyển từ bản dương sang bản âm với vận tốc
ban đầu bằng 0, khối lượng của hạt mang điện là 4,5.10-6 g. Vận tốc của hạt mang điện khi đập vào bản âm là
bao nhiêu ?
Bài 13.6. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có
độ lớn bằng 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Từ
lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường là bao nhiêu ?

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1.BÀI TẬP CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
Câu 13.1. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:
A. A = qE. B. A = qEd. C. A = qd. D. A = Fd.
Câu 13.2. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N
không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Điện tích q. B. Độ lớn của cường độ điện trường.
C. Vị trí của điểm M và điểm N. D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.
Câu 13.3. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = Fscos  ,
trong đó  là góc giữa hướng của đường sức và hướng của độ dời s. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về
mối quan hệ giữa góc  và công của lực điện?
A.  < 900 thì A > 0.
B.  > 900 thì A < 0.
C. điện tích dịch chuyển ngược chiều một đường sức thì A = F.s.
D. điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức thì A = F.s.
Câu 13.4. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực
tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường

TỔ VẬT LÝ Trang 8
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.


Câu 13.5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong
một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là
A. 25.10-3 J. B. 5.10-3 J. C. 2,5.10-3 J. D. 5.10-4 J.
Câu 13.6. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một
điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2 mJ. B. 1 mJ. C. 1000 J. D. 2000 J.
Câu 13.7. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 C ngược chiều một đường sức trong
-6

một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
A. -2,5.10-3 J. B. -5.10-3 J. C. 2,5.10-3 J. D. 5.10-3 J.
Câu 13.8. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một
điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 5000 J. B. – 5000 J. C. 5 mJ. D. – 5 mJ.
Câu 13.9. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong
một điện trường đều 10000 V/m với quãng đường 10 cm là:
A. 10 J. B. 1000 J. C. 1 mJ. D. 0 J.
Câu 13.10. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện
trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực
điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 200 mJ. B. 100 mJ. C. 50 mJ. D. 150 mJ.
2.BÀI TẬP VỀ ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
Câu 13.11. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V.
Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m. B. 1250 V/m. C. 2500 V/m. D. 1000 V/m.
Câu 13.12. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại
phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản
là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
A. 8,3.10-8C. B. 8,0.10-10C. C. 3,8.10-11 C. D. 8,9.10-11 C.
3.BÀI TẬP ĐIỆN THẾ-HIỆU ĐIỆN THẾ-
Câu 13.13. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 13.14. Điện thế là đại lượng:
A. là đại lượng đại số. B. là đại lượng vecto. C. luôn luôn dương. D. luôn luôn âm.
Câu 13.15. Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. V/m. B. V. C. C. D. J.

TỔ VẬT LÝ Trang 9
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Câu 13.16. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 5 V. B. VN = 5 V. C. VM - VN = 5 V. D. VN - VM = 5V.
Câu 13.17. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại
điểm M có thế năng là:
A. 3,2.10-18 J. B. -3,2.10-18 J. C. 1,6.1020 J. D. -1,6.1020 J.
Câu 13.18.Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện
thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là
A. 10 V. B. 16 V. C. 20 V. D. 6,25 V.
BÀI 14.TỤ ĐIỆN
I.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 14.1. Các thông số được ghi trên các tụ điện trong Hình 14.1 cho biết điều gì?

Bài 14.2: Xét mạch điện như Hình 14.10. Biết hiệu điện thế giữa hai
điểm A, B bằng 6 V và điện dung của hai tụ điện lần lượt là C1 = 2 µF và C2
= 4 µF. Xác định hiệu điện thếvà điện tích trên mỗi tụ điện.

...........................................................................................................................................................
Bài 14.3: Xét tụ điện như Hình 14.11.
a) Tính điện tích cực đại mà tụ có thể tích được

b) Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 4,8.10–4 C thì cần
phải đặt giữa hai bản tụ một hiệu điệnthế là bao nhiêu?
..............................................................................................................................................
Bài 14.4: Cho các tụ điện C1 = C4 = 3,0 µF; C2 = C3 = 2,0 µF được mắc thành mạch như Hình 14P.1. Xác định
điện dung tương đương của bộ tụ.

TỔ VẬT LÝ Trang 10
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Bài 14.5: Trên vỏ của một tụ điện có ghi giá trị 20  F – 200 V. Người ta nối hai bản tụ vào một hiệu điện thế
120 V.
a. Tính điện tích của tụ điện và năng lượng của tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế trên.
b. Tính điện tích tối đa mà tụ này có thể tích được.
Đs: 2,4.10 – 3 C; 0,144 J ; 4.10 – 3 C
Bài 14.6: Hai tụ điện có điện dung là C1 = 2  F và C2 = 3  F được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào nguồn
điện có hiệu điện thế 50V.
a. Tính điện dung của bộ tụ.
b. Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ điện.
Đs: C = 1,2  F; Q1 = Q2 = 60  F; U1 = 30 V; U2 = 20 V.
Bài 14.7: Hai tụ điện có điện dung C1 và C2. Điện dung tương đương của hai tụ khi chúng mắc nối tiếp và khi
mắc song song với nhau lần lượt có giá trị là 2 nF và 9 nF. Tìm giá trị của C1 và C2. Biết rằng C1 > C2.
Đs: C1 = 6 nF và C2 = 3 nF
...........................................................................................................................................................
C 1
Bài 14.8: Có 3 tụ điện C1 = 2  F; C2 = C3 = 1  F mắc như hình vẽ: A B
a. Tính điện dung CAB của bộ tụ?
b. Mắc hai đầu A, B vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế 4V. tính C3
điện tích của các tụ điện ? C2
Đs: a. 0,75 F;
b. Q3= 3 C; Q1=2 C; Q2=1 C.
Bài 14.9: Có hai chiếc tụ điện, trên vỏ tụ điện (A) có ghi 2 pF − 350V , tụ điện (B) có ghi 2,3 pF − 300V
a. Xác định điện dung và hiệu điện thế cực đại của mỗi tụ.
b. Trong hai tụ điện trên khi được tích điện ở cùng một hiệu điện thế, tụ điện nào có khả năng tích
điện tốt hơn?
c. Khi các tụ điện trên được tích điện lên mức tối đa cho phép thì tụ điện nào sẽ có điện tích lớn hơn?

Bài 14.10: Một tụ điện có ghi 1000 F –12V .


a. Cho biết ý nghĩa của con số trên. Tính điện tích cực đại của tụ.
b. Mắc tụ trên vào hai điểm có hiệu điện thế 10V. Tính điện tích của tụ khi đó.
c. Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 5mC thì cần phải đặt giữa hai bản tụ một hiệu điện thế là bao
nhiêu?

II.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 14.1: Tụ điện là
A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 14.2. Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A.Hiệu điện thế giữa hai bản tụ. B.Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ. D. Điện dung của tụ điện.
Câu 14.3. Tìm phát biểu sai
A. Tụ điện dùng để chứa điện tích.
B. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.
C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.

TỔ VẬT LÝ Trang 11
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

D. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.
Câu 14.4. Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?
A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dưng dịch muối ăn.
B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai tấm thuỷ tinh đặt song song rồi được nhúng vào trong nước cất.
D. Hai quá cầu bằng mica đật gần nhau trong chân không.

Câu 14.5. Cách tích điện cho tụ điện:


A. đặt tụ điện gần một nguồn điện. B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện. D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
Câu 14.6. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, đơn vị của tụ điện là N.
C. Dưới một hiệu điện thế nhất định, tụ điện có điện dung nhỏ sẽ tích được điện tích lớn.
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 14.7. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

Q U 2Q
A. C = QU. B. C = . C. C = . D. C = .
U Q U
Câu 14.8. Đơn vị điện dung là:
A. N. B. C. C. F. D. V.
Câu 14.9. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một
điện lượng là
A. 2.10-6C. B. 2.10-5C. C. 10-6C. D. 10-5 C.
Câu 14.10. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ
điện tích là:
A. 12.10-4C. B. 1,2.10-4C. C. 6.10-4 C. D. 0,6.10-4 C.
Câu 14.11. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau.
Điện dung của bộ tụ điện là:
A. 5 (μF). B. 45 (μF). C. 0,21 (μF). D. 20 (μF).
Câu 14.12. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện
dung của bộ tụ điện là:
A. 0,21 (μF). B. 45 (μF). C. 4,7 (μF). D. 20 (μF).
Câu 14.13. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 3 (μF), C2 = 9 (μF), C3 = 6 (μF) . Tụ C1 mắc song song với tụ C2
rồi chúng nối tiếp với tụ C3. Điện dung của bộ tụ điện là:
A. 12 (μF). B. 18 (μF). C. 4. (μF). D. 6 (μF).
Câu 14.14. Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d,
lớp điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi  . Điện dung của tụ điện được tính theo công thức

TỔ VẬT LÝ Trang 12
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

S 9.109.S S 9.109. S
A. C . B. C . C. C . D. C .
9
9.10 .2 .d .4 .d 9.109.4 .d 4 .d
Câu 14.15. Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2mm, giữa
hai bản là không khí. Điện dung của tụ là
A. 5nF B. 0,5nF C. 50nF D. 5F

BÀI 15. NĂNG LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 15.1. Cho một tụ điện có điện dung 3  F được tích điện đến giá trị 9.10 −6 C. Tính năng lượng tích trữ
trong tụ điện.
Bài 15.2: Tính năng lượng tích trữ của tụ điện trong các hường họp sau:
a)Một tụ điện 5 000  F được gắn vào hai đầu một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 3 V.
b)Một tụ điện 5 000  F được gắn vào hai đầu một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 230 V.
So sánh năng lượng tích trữ trong các trường họp trên.

Bài 15.3. (SGK-CTST trang 98) Xét một tụ điện có điện dung 24 nF được tích điện đến hiệu điện thế 450 V.
a) Khi này, đã có bao nhiêu electron di chuyển đến bản âm của tụ điện?
b) Năng lượng dự trữ của tụ điện này là bao nhiêu?
Bài 15.4. (SGK-CTST trang 98) Xét một đám mây tích điện –32 C. Giả sử đám mây này có thể gây ra sấm
sét cho mặt đất. Xem đám mây và bề mặt Trái Đất như một tụ điện phẳng, biết điện dung của tụ điện này
khoảng9,27 nF. Hãy tính:
c) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
d) Năng lượng dự trữ của tụ điện này.
Bài 15.5. Xét bộ tụ gồm 3 tụ điện có điện dung lần lượt là 200 F , 300 F , và 600 F . Mắc hai đầu bộ tụ
vào hai điểm có hiệu điện thế 10V . Hãy tính điện dung, điện tích và năng lượng của bộ tụ trong các trường
hợp sau
a. Ba tụ mắc nối tiếp
b. Ba tụ mắc song song
c.
II.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 15.1. Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công nào nào sau đây?
1 1 1 Q2
A. W = QU 2 . B. W = CU . C. W = CU 2 . D. W =
2 2 2 C
Câu 15.2. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?
A.Máy khử rung tim. B.Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
C. Pin dự phòng. D. Tuabin nước.
Câu 15.3. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 pF 200V . Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là
A. 4.10−7 J . B. 8.10−7 J C. 4.10−4 J D. 4.105 J

Câu 15.4. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu tụ tăng 2 lấn thì năng lượng điện trường
của tụ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
TỔ VẬT LÝ Trang 13
TRƯỜNG ………………………………… - ĐỂ CƯƠNG ÔN GIỮA HK2 - VẬT LÝ 11

Câu 15.5. Xét các tụ điện giống nhau có điện dung C = 20  F . Ghép các tụ điện thành bộ tụ như Hình 15.1
và nối hai điểm M, N với nguồn điện có hiệu điện thế U = 12 V . Điện tích của bộ tụ là
A. 720 pC. B. 360 pC. C. 160 pC. D. 240 pC

Câu 15.6. Trong một đèn flash chụp ảnh đơn giản, người ta sử dụng một tụ điện để có thể phát ra một chùm
sáng với cường độ đủ lớn trong thời gian ngắn. Giả sử tụ điên được sử dụng có điện dung 0,20 F được sạc
bằng pin 9,0 V, sau đó tụ phóng điện trong 0,001 s. Công suất phóng điện của tụ là
A. 8,1 W. B. 8100 W. C. 810 W. D. 81 W.

Câu 15.7. Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức
nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
Q2 1 U2 1
A. W . B. W 2
CU . C. W . D. W QU.
2C 2 2C 2
Câu 15.8. Hai tụ điện giống nhau, có điện dung C, một nguồn điện có hiệu điện thế U. Khi hai tụ ghép nối
tiếp nhau và nối vào nguồn thì năng lượng của bộ tụ là Wt. Khi hai tụ ghép song song nhau và nối vào nguồn
thì năng lượng của bộ tụ là Ws , ta có:
A. Ws = Wt . B. Ws = 4Wt . C. Ws = 2Wt . D. Ws = 0, 25Wt .
Câu 15.9. Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 1 cm. Tính điện
tích tối đa có thể tích cho tụ và năng lượng của tụ điện khi đó, biết rằng khi cường độ điện trường trong
6
không khí lên đến 3.10 V /m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
A. 3 10 4 V ;0, 018 J . B. 3 105 V ;0, 018 J C. 3 10 4 V ; 0,18 J D. 3 105 V ; 0,18 J
Câu 15.10. Xét bộ tụ gồm 3 tụ điện có điện dung lần lượt là 200 F , 300  F , và 500  F . Mắc hai đầu bộ
tụ vào hai điểm có hiệu điện thế 10V . Hãy tính điện tích và năng lượng của bộ tụ khi ba tụ trên mắc song
song nhau.
A. 10 −2 C ;0, 05 J . B. 10−3 C; 0, 05 J . C. 10 −2 C; 0,5 J . D. 10−4 C ;0, 05 J .

CHÚC CÁC EM HỌC SINH 11 ÔN TẬP HIỆU QUẢ.


----HẾT----

TỔ VẬT LÝ Trang 14

You might also like