You are on page 1of 9

Mẫu 1.

PĐX
PHIẾU ĐỀ XUẤT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN
NĂM 2023 - 2024
1. Tác giả (nhóm tác giả):
- Chủ nhiệm:
Võ Thị Hồng Đào MSSV: 2253030017 Đơn vị: Dược A K48
- Thành viên tham gia:
1. Nguyễn Bích Tuyền MSSV: 2253030111 Đơn vị: Dược A K48
2. Nguyễn Tống Quốc MSSV: 2253030075 Đơn vị: Dược A K48
3. Nguyễn Ngọc Anh Thư MSSV: 2253030097 Đơn vị: Dược A K48
4. Lê Thị Hồng Mỹ MSSV: 2253030050 Đơn vị: Dược A K48
● Cán bộ hướng dẫn:
Nguyễn Phục Hưng Đơn vị: Bộ môn Quản lý dược
Võ Thị Mỹ Hương Đơn vị: Bộ môn Hóa dược
2. Tên đề tài: Đánh giá các nhân tố tác động đến ngưỡng sẵn sàng chi trả của người
dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Cần
Thơ năm 2023 – 2024.
3. Đặt vấn đề:
- Ngưỡng sẵn sàng chi trả (willingness to pay, viết tắt là WTP): là để đo lường
(Demand), nghĩa là đo lường số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người dân mong
muốn và có khả năng chi trả ở những mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất
định.
- Theo Marine, WTP là mức giá tối đa mà người dân chấp nhận chi trả cho một
sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. WTP cho phép tính toán đường cầu theo giá và
thiết lập một mức giá mà tại đó có thể cung cấp các hàng hoá, dịch vụ phù hợp
với cả bên cung và bên cầu. Khi giá cả được cố định, biết WTP cho phép tối ưu
hoá cả doanh số bán và lợi nhuận. Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho
phép nâng cao WTP của người dân và cung cấp cơ hội gia tăng khối lượng bán
hàng với giá thành hợp lý, thậm chí có thể điều chỉnh giá.
- Trong lĩnh vực y tế, WTP được sử dụng như là một trong những kĩ thuật nhằm
đo lường lợi ích bằng tiền của các dịch vụ, chương trình hoặc can thiệp y tế
trong các phân tích chi phí - lợi ích (cost benefit analysis, CBA).
- Chăm sóc dược (Pharmaceutical care) là nhiệm vụ tập trung vào việc điều trị
bằng thuốc với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Vấn đề sử dụng dịch vụ chăm sóc dược không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn
phổ biến trên khắp thế giới, do sự thuận tiện và thói quen tự ý sử dụng thuốc tại
các cơ sở bán lẻ thay vì đến bệnh viện để gặp bác sĩ thăm khám đã ngày càng
trở thành thói quen của đa số người dân. Chỉ riêng ở Việt Nam, có 80% người
dân chọn đến các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn để mua sản phẩm khi gặp các
vấn đề về sức khỏe.
- Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đây là nơi trung
tâm của đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số cao (1.252.348 người dân
tính đến năm 2022) và số lượng cơ sở bán lẻ thuốc ở mức cao trên cả nước (theo
Công văn số 511/CTK ngày 25/08/2022 của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ
ngày 25/08/2022). Với tỉ lệ dân số cao sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập và chi
tiêu của người dân. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: “Người dân sẽ sẵn sàng chi trả bao
nhiêu để sử dụng dịch vụ chăm sóc dược ?”, “Các yếu tố nào tác động đến
ngưỡng sẵn sàng chi trả?”. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu ngoài nước về thực trạng sẵn sàng chi trả của người dân cho các
dịch vụ chăm sóc dược nhưng đề tài trong nước còn rất ít và chỉ tập trung vào 1
khoa hay 1 bệnh viện, chưa mang tính khái quát, tổng thể. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá các nhân tố tác động đến ngưỡng
sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại các cơ sở bán
lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024”
4. Giải trình tính mới, tính cấp thiết của đề tài:
- Tính mới
Tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng sẵn sàng chi trả của người
dân tại các khoa hay bệnh viện được tiến hành ở các địa phương khác nhau trên
cả nước, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về ngưỡng sẵn sàng chi trả cho
dịch vụ chăm sóc dược của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là
đề tài nghiên cứu được thực hiện lần đầu với mục tiêu đánh giá các nhân tố tác
động đến ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại
địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024 do các sinh viên thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giảng viên.
Hiện nay, ngành Dược ngày càng phát triển, dược phẩm và các dịch vụ chăm
sóc dược tại địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng đa dạng. Từ đó, người dân
có nhiều sự lựa chọn về dịch vụ chăm sóc dược với nhiều mức giá tương ứng.
Việc thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố gây ảnh hưởng đến
ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược ở các cơ sở
bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thông qua đó, các cơ sở bán lẻ
thuốc sẽ đưa ra các chính sách giá cả phù hợp với mức chi tiêu của người dân
để giúp dịch vụ chăm sóc dược được phát triển và dễ dàng tiếp cận đến người
dân ở địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Tính cấp thiết
Hiểu rõ ngưỡng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ chăm sóc dược tại thành phố Cần
Thơ là điều thiết yếu. Dịch vụ chăm sóc dược ở Việt Nam nói chung và địa bàn
thành phố Cần Thơ nói riêng chưa thật sự tiếp cận đến nhiều người dân so với
nước ngoài khi mà các nước này đang dần hoàn thiện những chính sách dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Nguyên nhân chính là do sự lo ngại của người dân về mức
chi trả cho dịch vụ. Bên cạnh đó, khả năng chi trả khác nhau của từng người
dân là rào cản ngăn sự phổ biến của dịch vụ chăm sóc dược đến với người dân.
Thấu hiểu rõ tính cấp bách của đề tài, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá
các nhân tố tác động đến ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ
chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024, giúp các cơ sở
bán lẻ thuốc đánh giá khả năng tài chính của người dân, lập ra được chính sách
giá cả hợp lý cho dịch vụ chăm sóc dược, từ đó, góp phần nâng cao sức khỏe
cộng đồng.
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá và kiểm định thang đo ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân cho
dịch vụ chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024.
- Đánh giá mối tương quan của các nhân tố tác động đến ngưỡng sẵn sàng chi trả
của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm
2023 – 2024.
6. Nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Người dân từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ trách nhiệm, hành vi dân sự từng
mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc và tự nguyện tham gia nghiên cứu tại địa
bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Người dân đã sử dụng dịch vụ chăm sóc dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc ở các
quận/huyện thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 từ đủ 16 tuổi trở lên và
đồng ý tham gia khảo sát.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người dân dưới 16 tuổi.
- Người không đủ năng lực trả lời các câu hỏi khảo sát.
- Người dân không trả lời đầy đủ câu hỏi trong phiếu khảo sát.
Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức cỡ mẫu đối với quần thể lớn, ta có:

𝑛=
2
( α
)
𝑍 1− 2 .𝑝(1−𝑝)
2
𝑑
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu
- Z(1-α/2): giá trị của hệ số giới hạn tin cậy (1-α)
- α: mức ý nghĩa thống kê
- d: độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể
- p: giá trị tỉ lệ ước tính tổng thể
Do chưa có nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề này tại Việt Nam nên chúng tôi
chọn p=0.5 để có cỡ mẫu lớn nhất trong quá trình khảo sát. Chọn sai số tuyệt đối là
5% (d = 0,05), độ tin cậy 95% (α = 0,05) thì Z(1-α/2) = 1,96.
Thế vào công thức, ta được cỡ mẫu tối thiểu là 385 người. Chúng tôi sẽ điều tra
thêm 10% mẫu nghiên cứu để đề phòng có những mẫu khảo sát không đạt yêu cầu
trong thời gian nghiên cứu. Vậy, mẫu nghiên cứu là 424; làm tròn là 430 người dân
tham gia khảo sát.
Dựa trên mật độ dân số tại các quận huyện tại thành phố Cần Thơ (theo Công văn
số 511/CTK ngày 25/08/2022, Cục thống kê thành phố), chúng tôi lựa chọn ngẫu
nhiên người dân khảo sát ở 9 quận huyện lần lượt là Ninh Kiều (236 người), Bình
Thủy (52 người), Cái Răng (40 người), Thốt Nốt (32 người), Ô Môn (24 người),
Phong Điền (19 người), Thới Lai (10 người), Cờ Đỏ (9 người), Vĩnh Thạnh (8 người).
Cách lấy mẫu: ngẫu nhiên thuận tiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tại địa
bàn thành phố Cần Thơ.
Thống kê và xử lý số liệu:
Dữ liệu thu được trong nghiên cứu sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích trên
phần mềm SPSS phiên bản 22. Các yếu tố được thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ
số Cronbach's alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item total correlation). Những
biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra và không xuất hiện tại phần phân
tích khám phá nhân tố. Trong nghiên cứu này hệ số Cronbach's alpha với điều kiện:(1)
những biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và (2) giá
trị Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là đạt yêu cầu trong sử dụng. Hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và loại khỏi thang đo. Để thu nhỏ và tóm
tắt các dữ liệu, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) thể hiện qua các chỉ số: (i)
hệ số tải nhân tố (Factor loading) >0.3; (ii) hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (0.5 ≤ KMO
≤ 1); (iii) Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. <0.05) và (iv) phần trăm
phương sai toàn bộ (Percentage of variance > 50%).
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô tả cắt ngang.
6.1.3. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát.
- Nội dung khai thác trên đối tượng người dân:
1. Họ và tên
2. Giới tính
3. Tuổi
4. Tình trạng hôn nhân
5. Khu vực sinh sống
6. Nghề nghiệp
7. Trình độ học vấn
8. Thu nhập bình quân
9. Khả năng chi tiêu
10. Lựa chọn cơ sở mua thuốc
11. Tần suất đến các cơ sở bán thuốc mỗi tháng
12. Lựa chọn các dịch vụ chăm sóc dược
13. Hình thức tiếp cận dịch vụ chăm sóc dược của cơ sở bán lẻ thuốc.
14. Giới thiệu dịch vụ chăm sóc dược cho người thân hoặc bạn bè.
Nội dung 2: Đánh giá và kiểm định thang đo ngưỡng sẵn sàng chi trả của người
dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024.
Mô hình nghiên cứu:
Qua các cơ sở lý thuyết và kết quả một số nghiên cứu trong và ngoài nước,
nhóm nghiên cứu đã xác định mô hình nghiên cứu với 3 yếu tố ảnh hưởng đến ngưỡng
sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc
trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024 như sau:
H1: Dịch vụ chăm sóc dược; H2: Dược sĩ; H3: Cơ sở vật chất
Người tham gia sẽ được hỏi về dịch vụ chăm sóc dược, dược sĩ, cơ sở vật chất,
ngưỡng sẵn sàng chi trả ảnh hưởng đến ngưỡng chi trả của người dân cho dịch vụ.
Thang đo được sử dụng để đánh giá các mục này là thang đo Likert 5, đây là một
thang đo lường khá phổ biến thường được dùng trong bảng câu hỏi nghiên cứu khoa
học để xác định ý kiến, hành vi, nhận thức của mỗi cá nhân. Trong nghiên cứu này,
các câu trả lời cho các câu hỏi được đánh số điểm theo thứ tự như sau: 1 = “Hoàn toàn
không đồng ý”, 2 = “Không đồng ý”, 3 = “Bình thường”, 4 = “Đồng ý”, 5 = “Hoàn
toàn đồng ý”.

- Dịch vụ chăm sóc dược (H1):


+ Chất lượng dịch vụ (H1.1):
Chất lượng của dịch vụ và sản phẩm là điều anh/chị ưu tiên.
Dược sĩ tạo niềm tin và sức thuyết phục cho anh/chị khi nghe tư vấn.
Dịch vụ chăm sóc làm hài lòng mong đợi anh/chị khi sử dụng dịch vụ.
Anh/chị có xu hướng tìm hiểu và so sánh các chương trình ưu đãi trước khi đến
cơ sở bán lẻ thuốc.
Cơ sở bán lẻ thuốc có các chương trình ưu đãi khi tư vấn làm tăng thu hút đối
với anh/chị.
Các chương trình marketing và quảng cáo của cơ sở bán lẻ thuốc giúp anh/chị
biết đến dịch vụ cơ sở bán lẻ thuốc nhanh hơn.
+ Giá cả (H1.2):
Anh/chị thấy hài lòng khi dịch vụ chăm sóc phù hợp với mức giá chi trả.
Anh/chị có đối chiếu giá cả sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc .
Anh/chị sẵn lòng sử dụng khi dược sĩ đưa ra bảng giá tư vấn rõ ràng.
+ Thương hiệu cơ sở bán lẻ (H1.3):
Thương hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc làm anh/chị an tâm, tin tưởng về chất lượng
dịch vụ.
Các chứng chỉ chất lượng của cơ sở bán lẻ thuốc làm tăng mức chi trả của
anh/chị cho cơ sở bán lẻ thuốc.
Anh/chị sẵn sàng chi trả cho dịch vụ với giá cao hơn nếu đó là thương hiệu nổi
tiếng.
- Dược sĩ (H2):
+ Kiến thức (H2.1):
Anh/chị có được dược sĩ tư vấn đầy đủ thông tin về cách sử dụng, liều lượng,
tác dụng phụ khi mua thuốc.
Dược sĩ tư vấn các sản phẩm có phù hợp với tình trạng bệnh của anh/ chị.
Dược sĩ đưa ra lựa chọn thuốc phù hợp với mức chi trả của anh/ chị.
Anh/chị sẵn sàng đến cơ sở bán lẻ thuốc có trình độ tư vấn thuốc rõ ràng,
chuyên sâu.
+ Thái độ và kỹ năng (H2.2):
Anh/chị có hài lòng về thái độ, cách cư xử của dược sĩ.
Kỹ năng và sự tận tâm của dược sĩ thuyết phục anh/chị tin chọn và chi trả.
Anh/chị có hài lòng về tốc độ phục vụ của dược sĩ.
- Cơ sở vật chất (H3):
+ Không gian tư vấn (H3.1):
Không gian tư vấn kín đáo khiến anh/chị dễ dàng chia sẻ tình trạng bệnh.
Cơ sở bán lẻ thuốc rộng rãi, thoáng mát, hiện đại là sự ưu tiên khi anh/chị chọn
tư vấn.
Cơ sở bán lẻ thuốc có đầy đủ các khu vực quầy lễ tân, khu vực tủ thuốc, khu
vực bảo quản thuốc và khu vực rửa tay.
Nếu kinh doanh thêm các mặt hàng khác thuốc điều trị bệnh (như mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng) thì phải có các khu vực phân loại riêng, không sắp xếp
chung với nhau.
+ Sự thuận tiện (H3.2):
Anh/chị thích cơ sở bán lẻ thuốc có sự kết hợp giữa tư vấn tại chỗ và tư vấn
online tại các website.
Cơ sở bán lẻ thuốc có đầy đủ sản phẩm mà anh/chị cần mua.
Anh/chị thường lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc gần khu vực sinh sống.
- Ngưỡng sẵn sàng chi trả:
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì chất lượng của dịch vụ chăm sóc dược.
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì giá cả hợp lí của dịch vụ chăm sóc dược.
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì thương hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì kiến thức chuyên môn và sự tận tâm của dược sĩ.
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì không gian tư vấn thoải mái của cơ sở bán lẻ
thuốc.
Anh/chị sẽ sẵn sàng chi trả vì vị trí thuận lợi của cơ sở bán lẻ thuốc.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha hệ số tương quan biến
tổng. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis –
EFA), đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Tiến hành phân tích
nhân tố khẳng định: (CFA Confirmatory Factor Analysis) để kiểm tra tính phù hợp
của một mô hình đo lường với dữ liệu thực tế. Sau đó, phân tích mối quan hệ đa chiều
giữa nhiều biến bằng Mô hình cấu trúc tuyến tính hay còn gọi là SEM (Structural
Equation Modeling). Các số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 26.0 và AMOS.
Nội dung 3: Đánh giá mối tương quan của các nhân tố tác động đến ngưỡng sẵn
sàng chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần
Thơ năm 2023 – 2024.
Nghiên cứu đặt ra các giả thuyết về quan hệ giữa dịch vụ chăm sóc dược, dược sĩ, cơ
sở vật chất đến ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân cho dịch vụ.
● Để đánh giá ngưỡng sẵn sàng chi trả, nghiên cứu tiến hành xây dựng phương
trình hồi quy tuyến tính đa biến theo dạng sau bằng phương pháp Enter:
I = R 0 + R 1* Dịch vụ chăm sóc dược + R 2* Dược sĩ + R 3* Cơ sở vật chất
Hệ số R là hệ số hồi quy riêng phần (Partial regression coefficients)
● Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, đặt giả thuyết H0: R2 = 0.
● Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm
định:
⮚ Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê,
mô hình hồi quy là phù hợp.
⮚ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R2 = 0 một cách có ý nghĩa thống
kê, mô hình hồi quy không phù hợp.
Đọc các số liệu của kiểm định F được lấy từ bảng phân tích phương sai ANOVA.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2023 - tháng 12/2024
7. Nhu cầu kinh phí:
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: Số tiền 5.000.000đ
- Các nguồn kinh phí khác (nếu có): Số tiền 3.350.000đ
8. Dự kiến sản phẩm thu được (Bài báo khoa học, qui trình,…)
- Kết quả của nghiên cứu đánh giá các nhân tố tác động đến ngưỡng sẵn sàng
chi trả của người dân cho dịch vụ chăm sóc dược tại địa bàn thành phố Cần
Thơ năm 2023 – 2024 sẽ được công bố trên tạp chí Y dược học Cần Thơ .
9. Khả năng ứng dụng kết quả của đề tài: Dự kiến một vài địa chỉ ứng dụng cụ
thể
- Kết quả của đề tài sẽ ứng dụng vào giảng dạy ở bộ môn Quản lí Dược
- Có thể áp dụng ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân vào các chính sách
chăm sóc dược ở các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
10. Hiệu quả mang lại từ kết quả nghiên cứu:
- Hiệu quả đối với lĩnh vực KHCN:
Ở Việt Nam, người dân chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ chăm sóc dược ở
các cơ sở bán lẻ thuốc. Nguyên nhân là do sự lo ngại về vấn đề tài chính của người
dân đối với loại dịch vụ này và sự chênh lệch mức giá của các cơ sở bán lẻ thuốc. Do
đó, việc lập ra một chính sách giá cả phù hợp với mức chi tiêu của người dân là cần
thiết. Điều này, sẽ mang lại hiệu quả lớn về khoa học sức khỏe khi mà người dân sử
dụng dịch vụ chăm sóc dược phù hợp với khả năng chi trả của mỗi cá nhân, từ đó có
phương hướng sử dụng thuốc thích hợp, nâng cao đời sống sức khỏe của người dân,
giúp cho nền khoa học sức khỏe ngày càng hiện đại và phổ biến.
- Hiệu quả kinh tế xã hội:
Thành phố Cần Thơ được mệnh danh là thành phố phát triển và hiện đại nhất ở
đồng bằng sông Cửu Long, nền kinh tế của Cần Thơ ở phía nam chỉ xếp sau thành phố
Hồ Chí Minh, với nhiều cơ sở bán lẻ thuốc phân bố ở các quận, huyện để đáp ứng nhu
cầu sử dụng thuốc của người dân đối với các bệnh thông thường khi mà họ có khuynh
hướng không đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Qua đó, ta thấy người dân dành
nhiều sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vì vậy, nghiên cứu này
sẽ góp phần trong việc đề ra phương hướng sử dụng thuốc phù hợp với khả năng chi
trả của người dân trên cả nước nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng.
Cần Thơ, ngày ........ tháng ...... năm 20……
Cán bộ hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Phục Hưng Võ Thị Mỹ Hương Võ Thị Hồng Đào

You might also like