You are on page 1of 4

1.

Số tiền của một niên kim


- Niên kim là các khoản tiền được trả bằng các khoản thanh toán đều đặn.
- Niên kim được thực hiện thanh toán sau những khoảng thời gian đều đặn
(nửa năm, hằng quý, hằng tháng … hoặc sau các thời gian đều đặn khác);
thường được thực hiện vào cuối khoảng thời gian thanh toán.
- Số tiền của một niên kim là tổng của tất cả các khoản thanh toán riêng lẻ từ
thời điểm thanh toán đầu tiên cho đến khi thanh toán cuối cùng được thực
hiện, cùng với tất cả tiền lãi.
HĐ 1 (trang 126): Số tiền của một niên kim
Bác Lan gửi đều dặn 10 triệu đồng vào ngày đầu mỗi tháng trong vòng 5 năm vào
một tài khoản tích lũy hưởng lãi suất 6% mỗi năm, theo hình thức lãi kép hằng
tháng.
a) Tính số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ nhất, cuối kì thứ hai.
b) Tính số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ n.
c) Tính số tiền có trong tài khoản ngay sau lần thanh toán cuối cùng.
Giải
a) Ta có : 5 năm = 60 tháng
Lãi suất hàng tháng là: 6% : 12 = 0.5%
Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ nhất là

A1 = 10 + 10. 0,5% = 10.(1 + 0,5%) = 10,05 (triệu đồng).

Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ hai là

A2 = [10.(1 + 0,5%) + 10] + [10.(1 + 0,5%) + 10].0,5%

= [10.(1 + 0,5%) + 10](1 + 0,5%) = 10.(1 + 0,5%)2 + 10.(1 + 0,5%)

= 20,15025 (triệu đồng).

b) Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ n là

An = 10.(1 + 0,5%)n + 10.(1 + 0,5%)n – 1 + ... + 10.(1 + 0,5%) (triệu đồng).

c) Số tiền có trong tài khoản ngay sau lần thanh toán cuối cùng là
A = A59 + 10 = [10.(1 + 0,5%)59 + 10.(1 + 0,5%)58 + ... + 10.(1 + 0,5%)] + 10

= 10 + 10.(1 + 0,5%) + 10.(1 + 0,5%)2 + ... + 10.(1 + 0,5%)59

Đây là tổng của 60 số hạng đầu của một cấp số nhân với số hạng đầu tiên a = 10
và công bội q = 1 + 0,5%, nên ta có:
60
1−(1+ 0 ,5 % )
A= 10. ≈ 697,7 (triệu đồng).
1−(1+ 0 ,5 %)

- Khoản thanh toán theo niên kim được gọi là tiền thuê định kì và kí hiệu là R
Gọi i là lãi suất trong mỗi khoảng thời gian thanh toán và gọi n là số lần trả.
- Số tiền A f của một niên kim là :
A f = R + R(1+i) + R(1+i )2 + … + R(1+i )n−1

 Đây là tổng của n số hạng đầu của một cấp số nhân với số hạng đầu
a = R và công bội r = 1+i .
Kết luận :
Số tiền A f của một niên kim bao gồm n khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và
bằng R với lãi suất i trong mỗi khoảng thời gian được cho bởi
n
A f = R (1+i) −1
i

VD 1 : Chị Ánh muốn có 500 triệu trong vòng 2 năm thì chị Ánh cần đầu tư
bao nhiêu tiền hang tháng với lãi suất 10%, theo hình thức lãi kép?
Giải
Gọi R (triệu đồng) là số tiền chị Ánh cần đầu tư hằng tháng.
Ta có: 2 năm = 24 tháng. Suy ra n = 24.
Lãi suất theo tháng là 10/12 % = 5/6 %, suy ra i = 5/6 %.
Ta có: Af = 500 (triệu đồng).
n
(1+i) −1 Af . i
A
Từ công thức : f = R , ta suy ra R= n , thay số ta được:
i (1+i) −1
R=
5 00 . ( 56 ) % ≈ 18,905 (triệu đồng).
¿¿¿
Vậy chị Ánh cần đầu tư mỗi tháng khoảng 19 triệu đồng mỗi tháng để có 500
triệu đồng sau 2 năm.

4. Câu hỏi trắc nghiệm cuối bài


Câu 1: Chọn các đáp án đúng trong các đáp án sau :
A. Niên kim là một khoản tiền được trả bằng các khoản thanh toán trong một
thời gian nhất định.
B. Giá trị hiện tại của một niên kim là giá trị không thay đổi của nó qua các
khoảng thời gian.
C. Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kì trả nợ gốc và lãi
trùng nhau.
D. Không có đáp án đúng.
n
(1+i) −1
Câu 2: Trong công thức A f = R ; i có nghĩa là gì ?
i

A. Khoản thanh toán theo định kì của một lãi suất .


B. Lãi suất trong mỗi khoảng thời gian thanh toán.
C. Số lần trả khoản nợ trong một năm .
D. Giá trị thay đổi của một niên kim theo thời gian.
n
(1+i) −1
Câu 3: Trong công thức A f = R ; n có nghĩa là gì ?
i

A. Số lần trả khoản nợ trong một năm .


B. Lãi suất trong mỗi khoảng thời gian thanh toán.
C. Khoản thanh toán theo niên kim của một lãi suất .
D. Giá trị thay đổi của một niên kim theo thời gian.

Câu 4 : Công thức nào tính giá trị hiện tại của một niên kim ?
n
(1+i) −1
A. A f = R
i
−n
1−(1+i)
B. A p = R
i
n
1−(1+i)
C. A p = R
i
D. Không có công thức nào nêu trên
Câu 5 : Công thức nào cho biết cách tính số tiền của mỗi khoản thanh toán khi
mua trả góp?
n
1−(1+i)
A. R= A p
i
Af . i
B. R = n
(1+i) −1
−n
1−(1+i)
C. R = A f
i
Ap . i
D. R = −n
1−( 1+i )

You might also like