You are on page 1of 2

Câu 5: Khái niệm tỷ suất lợi nhuận ( có công thức tính ).

Phân tích 4 nhân tố ảnh


hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ( mỗi nhân tố cho ví dụ ).
1. Tỷ suất lợi nhuận
 Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước (ký
hiệu là p’).
 Công thức: p’ = p/(c+v) x 100% .
 Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.
 Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của nhà tư bản
trong nền kinh tế thị trường TBCN. Các nhà tư bản muốn làm giàu và làm giàu nhanh
cần phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
2. Các nhân tố ảnh hưởng
a. Tỷ suất giá trị thặng dư
Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Ví dụ: TB đầu tư 1000, cấu tạo c/v = 4/1
 Nếu m’=100% (m =v) thì cơ cấu GTHH là 800c + 200v + 200m. Khi đó:
p'= 200/(800+200) ×100%=20%
 Nếu m’=200% (m =2v) thì cơ cấu GTHH là 800c + 200v + 400m. Khi đó:
p'= 400/(800+200) ×100%=40%
Do đó, tất cả những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, cũng chính là
những thủ đoạn nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
b. Cấu tạo hữu cơ tư bản
Cấu tạo hữu cơ tư bản tác động tới chi phí SX, do đó sẽ tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận (c/v tăng -> p’ giảm).
Ví dụ: TB đầu tư 1000, m’=100% (m=v)
 Nếu c/v = 3/2 thì cơ cấu GTHH là 600c + 400v + 400m. Khi đó:
p'= 400/(600+400)×100%=40%
 Nếu c/v = 4/1 thì cơ cấu GTHH là 800c + 200v + 200m. Khi đó:
p'= 200/(800+200) ×100%=20%
Vậy, trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ càng cao thì tỷ
suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại
c. Tốc độ chu chuyển tư bản
Tốc độ chu chuyển tư bản càng lớn -> giá trị thặng dư tăng lên -> tỷ suất lợi nhuận tăng theo.
Ví dụ: TB đầu tư 1000, c/v = 41 , m’=100% (m=v) thì cơ cấu GTHH là 800c + 200v + 200m
 Nếu TB chỉ quay 1 vòng/ năm thì m thu được trong năm là 200. Khi đó:
p'= 200/(800+200)×100%=20%
 Nếu TB quay 2 vòng/ năm thì m thu được trong năm là 200x2=400. Khi đó:
p'= 400/(800+200) ×100%=40%
Như vậy, khi tỷ suất lợi nhuận tăng thì số vòng chu chuyển của tư bản cũng tăng và sẽ tỷ lệ
nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
d. Tiết kiệm tư bản bất biến
Nếu tư bản khả biến không đổi, giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm
tăng tỷ suất lợi nhuận
theo công thức: p’=p/c+v x 100%
Nếu m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.
Vì vậy, trong thực tế để nâng cai tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách tiết kiệm
tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với
hiệu quả cao nhất, kéo dài ngày lao động, tăng cường đọ lao động, thay thế những nguyên
liệu đắt tiền bằng những nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm
nhũng chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế
liệu, phế phẩm, phế thải sản xuất hàng hóa.

You might also like