You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Môn: Đại cương về KH và KT vật Liệu
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM Đề số/Mã đề:
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
------------------------- Thời gian: 60 phút; được sử dụng 1 tờ A4 chép
tay.

Họ và Tên SV ĐIỂM SỐ ĐIỂM CHỮ

MSSV: STT:

Câu 1: (1,0 điểm)


Trình bày định nghĩa về chất rắn theo độ nhớt. Sự khác biệt về cấu trúc của chất rắn ở trạng thái tinh
thể và vô định hình.
- Đứng trên quan điểm về độ nhớt, chất rắn là vật chất có độ nhớt > 1012 Pa.s
- Về mặt cấu trúc, chất rắn tinh thể là các thành phần cấu tạo được sắp xếp một cách có trật tự, tuần
hoàn trong không gian ba chiều. Còn chất rắn ở trạng thái vô định hình, các thành phần cấu tạo được sắp
xếp không có trật tự hoặc trật từ rất gần trong khoảng không gian hẹp.
Câu 2: (2,0 điểm)
Hệ số xếp chặt là gì?
Tính khối lượng riêng của Cd biết nguyên tử khối của Cd là 112,4 g/mol; bán kính nguyên từ của Cd
= 0.149 nm và kim loại Cd có cấu trúc lục giác với c/a = 1,8.
Hệ số xếp chặt là tỷ số giữa phần thể tích chiếm chỗ của các nguyên tử và thể tích của ô cơ sở
∑ 𝑉𝑛𝑡𝑢
APF = × 100%
𝑉𝑢𝑛𝑖𝑡 𝑐𝑒𝑙𝑙

- Xác định khối lượng riêng của Cadmi


𝑛𝐴
Ta có  = 𝑉 (1)
𝐶 ×𝑁𝐴

+ Cd có ô cơ sở dạng HCP nên n = 6


√3
+ Thể tích ô cơ sở 𝑉𝐶 = 1,8𝑎 × 6 × 𝑎2 × 4

+ a = 2R= 2x 0,149 = 0,298 nm = 0,32x10 -7 (cm)


Thay vào (1) ta có = 9,05 g/cm3

Câu 3: (1,0 điểm)


Vật liệu polymer có cấu trúc như thế nào? Polymer có những tính chất đặc trưng gì?
+ Cấu trúc của vật liệu Polymer:
 Tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố: C, H, O, N, S, P, Cl
 Các nguyên tố này tạo liên kết cộng hóa trị và các liên kết yếu (giữa các mạch)
 Các mạch thường sắp xếp không theo một trật tự nhất định (thường có cấu trúc vô định hình).
+ Các tính chất đặc trưng của polymer
 Có khoảng biến mềm, và nhiệt độ nóng chảy thấp

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 1


 Mềm dẻo, có độ dãn dài lớn
 Không dẫn điện ở trạng thái bình thường.
Câu 4: (1,0 điểm)
Dạng thù hình là gì? Theo anh/chị, khối lượng riêng của Fe ở 1000 C có thay đổi hay không
so với nhiệt độ phòng biết rằng ở nhiệt độ phòng Fe có cấu trúc BCC (lập phương tâm khối) và
ở 1000 C, Fe có cấu trúc FCC (lập phương tâm mặt).
Dạng thù hình là hiện tượng vật liệu có cùng thành phần cấu tạo nhưng khác nhau về cách sắp xếp
hay khác nhau về cấu trúc tinh thể.
Khi nhiệt độ tăng (đến 1000C) thì cấu trúc của Fe thay đổi từ BCC sang FCC. Hai cấu trúc này có
khả năng xếp chặt thay đổi. Mặt khác khi tăng nhiệt độ, kích thước của ô lập phương cũng thay đổi nên
khối lượng riêng của Fe có thể thay đổi.
Câu 5: (1,5 điểm)
Xác định phần trăm liên kết cộng hóa trị trong liên kết giữa Fe – O biết độ âm điện của Fe và O theo
thang Pauli lần lượt là 1,8 và 3,5.
Trên cơ sở về cấu trúc, có thể được xếp vào nhóm vật liệu nào và vì sao?
- Phần trăm liên kết ion trong liên kết FeO
( − ) 2
− 𝐹𝑒 𝑂
% liên kết cộng hóa trị = 100 − (1 − 𝑒 4 ) × 100% = 48,55%

-FeO là vật liệu ceramics vì:


 Dựa trên kết quả tính toán, liên kết Fe- O có đặc tính của liên kết ion nhỉnh hơn (51,44%).
 Vật liệu FeO được cấu thành từ Fe và O (kim loại và phi kim loại)
Câu 6: (1,5 điểm)
Trình bày các yếu tố xác định một ô cơ sở của một cấu trúc tinh thể? Cho ô cơ sở lập phương như
hình bên dưới.
Xác định chỉ số phương OE và xác định mặt OABC

+ Các yếu tố xác định ô cơ sở (cấu trúc tinh thể):


 Số phối trí
 Số nguyên tử trong 1 ô cơ sở
 Mối liên hệ giữa kích thước ô cơ sở và bán kính nguyên tử
 Hệ số xếp chặt của ô cơ sở
+ Phương OE : [ 211]
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 2
+ Mặt ABCD: (0 1 2) hoặc (0 1̅ 2)
Câu 7: (2,0 điểm)
Sai sót Schottky là gì? Viết phương trình cân bằng sai sót của sai sót Schottky.
Vật liệu ZnO gần như không dẫn điện ở nhiệt độ bình thường nhưng khi ở nhiệt độ cao hoặc được
pha tạp vào vào các nguyên tố lạ như Fe thì ZnO có khả năng dẫn điện. Hãy giải thích tại sao?
Sai sót Schottky là sai sót mà ô mạng tinh thể mất đồng thời cation và anion ở vị trí nút mạng của nó.
Kết quả của loại sai sót này là tạo đồng thời cả lỗ trống ở vị trí cùa cation và anion
Phương trình của sai sót Schotttky 𝑉𝑀, + 𝑉𝑋. = 0, giả sử trong hợp chất MX và cả M:có điện tích +1,
X có điện tích -1.
ZnO là hợp chất ion, ở trạng thái rắn (nhiệt độ bình thường), hợp chất ion không có tính dẫn điện vì
liên kết ion bão hòa về điện tích.
Khi pha tạp các nguyên tố lạ như Fe vào trong cấu trúc của ZnO, Fe có thể thay thế vào vị trí của
ZnO làm mất cân bằng về mặt điện tích (cấu hình điện tích Zn khác Fe) và chính Fe lại trở thành pha tạp
làm vật liệu có khả năng dẫn điện.
Khi ở nhiệt độ cao, e hóa trị của Zn và O bị kích thích nên có thể chuyển sang vùng dẫntrở nên dẫn
điện. Hơn nữa khi ở nhiệt độ cao có khả năng tạo ra các sai sót lỗ trống nên ZnO có khả năng dẫn điện.

--- HẾT ---


Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Ngày 7 tháng 10 năm 2023


Cán bộ giảng dạy

TS. Lê Thị Duy Hạnh

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 3

You might also like