You are on page 1of 2

VIỆN KT HÓA HỌC ĐỀ THI CUỐI KỲ 2022.

2
BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ – ĐẠI CƯƠNG Môn: Hóa học 1 (CH1012)
GV soạn đề TBM duyệt Thời gian làm bài: 60 phút;
Nguyễn Thị Thúy Nga Hình thức thi: Tự luận
Nguyễn Thị Lan Ngày thi: 09/8/2023
Đặng Thị Minh Huệ Nguyễn Kim Ngà

Đề số 1

ZH = 1; ZC = 6; ZN = 7; ZO = 8; ZF = 9; ZSi = 14; ZS = 16; ZCl = 17.

Câu 1 (3,5 điểm). Xác định kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm, cấu trúc hình học và
góc liên kết trong các phân tử và ion: NO2-, CCl4, SF4 và SiF62-.

Câu 2. (1,5 điểm).


# và góc HCO
1. Hãy so sánh góc HCH # trong phân tử HCHO, giải thích.
2. a. Viết cấu trúc Lewis của phân tử NO2.
b. N2O4 được tạo thành từ các phân tử NO2 theo phương trình phản ứng 2NO2 à N2O4.
Giải thích sự hình thành liên kết N-N trong phân tử N2O4.

Câu 3 (3 điểm). Sử dụng thuyết MO-LCAO:


1. Giải thích sự tạo thành các MO trong phân tử O2 từ các tổ hợp AO.
2. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron của phân tử O2.
3. Khi phân tử O2 nhận thêm 2 electron thì sẽ thay đổi thế nào về độ dài liên kết và tính
chất từ, giải thích?

Câu 4. (2 điểm)
1. Tính năng lượng mạng lưới (kJ.mol-1) của CaO và KI theo công thức Kapustinskii:
!! .!" .∑ $
𝑈 = −𝐶 (kJ/mol) , trong đó C = 1,08.10-7, r(m).
%! &%"
Từ kết quả đó, hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của CaO và KI.
Biết bán kính ion Ca2+, O2-, K+, I- lần lượt là: 0,100; 0,140; 0,138; 0,220 nm.
2. Cho các phân tử: HF, HCl, HBr, HI.
a. So sánh nhiệt độ sôi (tos) và nhiệt hóa hơi (∆Hhh) của các chất trên. Giải thích?
b. Các giá trị độ dài liên kết và momen lưỡng cực của các liên kết được cho trong bảng
sau:
Liên kết Độ dài (nm) Momen lưỡng cực (D)
H-Cl 0,127 1,03
H-I 0,161 0,38
Tính phần trăm đặc tính ion của mỗi liên kết.

----------Hết----------
VIỆN KT HÓA HỌC ĐỀ THI CUỐI KỲ 2022.2
BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ – ĐẠI CƯƠNG Môn: Hóa học 1 (CH1012)
GV soạn đề TBM duyệt Thời gian làm bài: 60 phút;
Nguyễn Thị Thúy Nga Hình thức thi: Tự luận
Nguyễn Thị Lan Ngày thi: 09/8/2023
Đặng Thị Minh Huệ Nguyễn Kim Ngà

Đề số 2

ZH = 1; ZC = 6; ZN = 7; ZO = 8; ZF = 9; ZSi = 14; ZS = 16; ZCl = 17.

Câu 1. (3,5 điểm). Xác định kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm, cấu trúc hình học và
góc liên kết trong các phân tử và ion: SO2, NH4+, ClF3 và SF6.

Câu 2. (1,5 điểm).


1. Hãy so sánh góc # # trong phân tử CH3CHO, giải thích.
HCC và góc HCO
2. a. Viết cấu trúc Lewis của phân tử NO.
b. N2O2 được tạo thành từ các phân tử NO theo phương trình phản ứng 2NO à N2O2.
Giải thích sự hình thành liên kết N-N trong phân tử N2O2.

Câu 3. (3 điểm). Sử dụng thuyết MO-LCAO:


1. Giải thích sự tạo thành các MO trong phân tử F2 từ các tổ hợp AO.
2. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron của phân tử F2.
3. Khi phân tử F2 nhận thêm 1 electron thì thay đổi thế nào về độ bền liên kết và tính
chất từ, giải thích?

Câu 4. (2 điểm)
1. Tính năng lượng mạng lưới (kJ.mol-1) của MgO và NaI theo công thức Kapustinskii:
!! .!" .∑ $
𝑈 = −𝐶 (kJ/mol) , trong đó C = 1,08.10-7, r(m).
%! &%"
Từ kết quả đó, so sánh nhiệt độ nóng chảy của MgO và NaI.
Biết bán kính ion Mg2+, O2-, Na+, I- lần lượt là: 0,072; 0,140; 0,102; 0,220 nm.
2. a. Cho các phân tử: H2O, H2S, H2Se, H2Te. So sánh nhiệt độ sôi (tos) và nhiệt hóa
hơi (∆Hhh) của các chất trên. Giải thích?
b. So sánh momen lưỡng cực của các phân tử sau và giải thích: H2O, H2S, CCl4, CO2.

----------Hết----------

You might also like