You are on page 1of 2

A.

Dạng bài Multiple choice


I. Tổng quan:
1. Khái quát về dạng bài Multiple choice:
 Dạng bài Multiple choice question, hay dạng bài chọn đáp án đúng, là một dạng bài phổ
biến và thường xuyên xuất hiện trong kì thi IELTS.
 Đối với dạng bài này, người nghe sẽ được yêu cầu lựa chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng với
mỗi câu hỏi mà đề bài đưa ra.
 Tuy là một dạng bài trắc nghiệm, nhưng dạng bài này được đánh giá tương đối dễ nhầm
lẫn vì có nhiều thông tin được đưa ra cùng một lúc trong một câu hỏi.
2. Đặc điểm:
 Về hình thức, dạng bài này thường được ra dưới 2 hình thức như sau:
 Short answer multiple choice question (dạng câu hỏi với các đáp án ngắn)
 Sentence completion question (dạng chọn đáp án để hoàn thành câu)
 Về dạng câu hỏi, thông thường người nghe sẽ phải lựa chọn 1 đáp án từ 3 lựa chọn được
đưa ra. Tuy nhiên, một vài dạng câu hỏi sẽ yêu cầu phải chọn nhiều hơn 1 đáp án trong
danh sách các lựa chọn dài hơn

II. Phương pháp làm bài:


TRƯỚC KHI NGHE:
 Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
 Bước 2: Đọc các câu hỏi và xác định thông tin đang được hỏi. Đánh dấu từ khóa trong
câu hỏi và nghĩ đến các từ đồng nghĩa (synonyms) mà chúng ta có thể sẽ nghe thấy trong
bài nghe.
Một đặc điểm dễ thấy của IELTS nằm ở việc các câu hỏi sẽ được paraphrase (diễn
đạt cùng một nội dung nhưng bằng từ ngữ khác) rất nhiều so với nội dung trong
bài nghe. Việc xác định các từ khóa và liệt kê các từ cùng nghĩa hoặc đồng nghĩa
của chúng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của các ý, tránh trường hợp nhầm lẫn
với thông tin gây nhiễu trong bài
 Bước 3: Đọc các lựa chọn được đưa ra, gạch chân keywords đề nắm được ý của từng câu
trả lời. Sau đó, so sánh để nhận biết sự khác nhau giữa các đáp án (differentiate A, B, C
and D) .
Khi đọc các lựa chọn được đưa ra, người nghe nên note lại những từ khóa giúp
chúng ta phân biệt ý nghĩa của các lựa chọn được đưa ra. Bởi trong khi nghe, sẽ
có rất nhiều thông tin nhiễu được đưa ra, nếu chúng ta không thể phân biệt được
sự khác nhau giữa các đáp án. Việc chọn đáp án sai là rất dễ mắc phải.
TRONG KHI NGHE:
 Bước 4: Khi nghe, chú ý đến bất kỳ từ khóa và từ đồng nghĩa nào
Trong đoạn audio được phát sẽ có rất nhiều thông tin gây nhiễu được nhắc tới, tuy
nhiên chúng ta sẽ chỉ tập trung vào nghe từ khóa liên quan trực tiếp đến câu hỏi.
Chuẩn bị sẵn tâm lý rằng các thông tin được đọc trong audio sẽ không giống hoàn
toàn những từ khóa mà chúng ta sẽ gạch chân, thay vào đó, chúng có thể là những
từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
 Bước 5: Khi nghe đến đáp án mà chúng ta cho là đúng, hãy ghi chú bên cạnh và tiếp tục
nghe để đảm bảo rằng đó là đáp án chính xác
Không nên viết chọn ngay đáp án tương ứng với câu trả lời đầu tiên mà chúng ta
nghe được trong bài. Người nói có thể sẽ nói về nhiều hơn một lựa chọn vì vậy
hãy đợi cho đến khi họ nói hết về chúng rồi hãy trả lời. Hãy cẩn thận với những
câu trả lời được đưa ra bởi người nói và sau đó bị họ gạt đi.
Lưu ý: Việc nắm rõ và bám sát vào sự khác nhau giữa các đáp án được đưa ra bởi
đề bài là chìa khóa giúp người nghe có thể xác định đáp án một cách chính xác và
nhanh nhất. Một trong những lý do chủ yếu những thí sinh tham gia thi IELTS
gặp khó khăn trong việc xử lý dạng bài tập này nằm ở việc họ không xác định
được sự khác nhau giữa các lựa chọn được đưa ra, dẫn đến việc hoang mang và
bối rối khi làm bài, gây mất nhiều thời gian, cũng như đáp án đưa ra không chính
xác.
 Bước 6: Lặp lại các thao tác trên cho đến khi hoàn thành bài nghe.
III. Một số mẹo làm bài:
1. Luôn đọc câu hỏi trước khi nghe
2. Sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ những đáp án mà chúng ta cho rằng sẽ sai và tập
trung vào các đáp án còn lại. Điều này giúp chúng ta có thể định hướng thông tin và tìm
kiếm một cách nhanh chóng nhất.
3. Đánh dấu từ khóa. Từ khóa trong câu hỏi sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi một cách chính
xác. Các từ khóa trong các lựa chọn khác nhau là những từ khóa phân biệt ý nghĩa giữa
các lựa chọn.
4. Không nên viết câu trả lời đầu tiên chúng ta nghe được. Luôn nhớ rằng người nghe sẽ cố
gắng đưa rất nhiều thông tin gây nhiễu để đánh lừa người thi. Hãy cẩn thận nếu chúng ta
nghe thấy những từ như “but” hoặc “however”’. Điều này thường có nghĩa là người nói
sẽ phủ nhận những gì họ đã nói trước đó.
5. Không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nếu chúng ta không nghe được câu trả
lời hoặc không chắc chắn, hãy đưa ra một phỏng đoán có kiến thức và tiếp tục vì bài nghe
chỉ chạy một lần duy nhất.

You might also like