You are on page 1of 19

1.

Part 1: Photographs (6 questions)

Nhiệm vụ cho phần này là với mỗi câu hỏi, bạn sẽ được nghe 4 câu miêu tả nội dung bức hình có trong đề thi. Bạn sẽ phải chọn một
trong những câu đã nghe miêu tả đúng nhất những gì bức hình đề cập. Sau đó chọn đáp án tương ứng trong phiếu trả lời.

Chú ý là phần nghe sẽ không có trong đề thi, và bạn chỉ có thể nghe một lần duy nhất. #1: Các bẫy thường xuất
hiện trong bài thi TOEIC part 1
Trong Part 1, bạn dễ dàng gặp phải 6 kiểu bẫy sau:

Bẫy #1: Hình là số ít nhưng đáp án là số nhiều Bẫy #4: Từ có âm đọc gần giống nhau

Bẫy #2: Đáp án sai rõ ràng nhưng lại chứa keyword liên quan tới hình Bẫy #5: Từ đồng âm nhưng khác nghĩa gây khó chọn

Bẫy #3: Hình có yếu tố gây sao nhãng, dễ mất tập trung, suy diễn Bẫy #6: Tranh chỉ người nhưng có đáp án chỉ nói về vật

Trong quá trình làm bài, bạn cần hết sức chú ý những “bẫy” này, tránh những sai lầm do nhầm theo bẫy của đề.

2. Part2: Question –Response (25 questions)

Trong phần này, bạn sẽ được nghe một câu nói hoặc một câu hỏi và ba câu phản hồi. Nhiệm vụ là chọn câu phản hồi phù hợp cho câu
nói hoặc câu hỏi đã nghe trước đó và chọn đáp án (A), (B) hoặc (C) trong phiếu trả lời.

Cũng giống với phần 1, câu hỏi và câu trả lời sẽ không có trong đề thi và bạn chỉ có thể một lần duy nhất.

Trong Part 2, bạn dễ dàng gặp phải 8 kiểu bẫy sau:


Bẫy #1: Câu trả lời không liên quan đến từ để hỏi Bẫy #5: Câu hỏi và đáp án cùng chủ đề nhưng không liên quan đến
nhau

Bẫy #2: Câu trả lời không trả lời trực tiếp cho câu hỏi Bẫy #6: Thì của câu trả lời không khớp với thì của câu hỏi

Bẫy #3: Câu trả lời chứa từ đồng âm nhưng khác Bẫy #7: Câu hỏi "Wh - questions" nhưng câu trả lời dạng Yes/No
nghĩa

Bẫy #4: Câu trả lời chứa từ có phát âm gần giống Bẫy #8: Câu trả lời "Tôi không biết" luôn đúng
nhau

Trong quá trình làm bài, bạn cần hết sức chú ý những “bẫy” này, tránh những sai lầm do nhầm theo bẫy của đề.

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Xác định từ để hỏi

• Cần nghe kĩ các key word của cả câu hỏi và câu trả lời.

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Không nên vội vàng nghe được 1 từ keyword rồi chọn luôn, vì rất có thể đây là bẫy.

• Không những cần nghe kĩ để bắt key word, mà còn phải hiểu nghĩa của câu hỏi và các câu trả lời.

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Khi nghe các bạn sẽ thấy các từ nghe được trong câu hỏi và đáp án na ná giống nhau, nhiều bạn lơ là, không để ý dễ dẫn đến việc

chọn sai đáp án.

• Để không bị “mắc bẫy” các bạn hãy trau dồi cho nguồn vốn từ của mình các cặp từ đồng âm hay gặp trong bài thi TOEIC để “cảnh

giác” với chúng.

➨ Mẹo tránh bẫy:


• Luyện nghe các cặp âm giống nhau và hay nhầm lẫn.

• Bạn nên luyện tập kỹ năng nghe nhiều hơn với một số tài liệu luyện nghe TOEIC

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Thông thường, nếu trong câu trả lời lặp lại y nguyên từ trong câu hỏi thì đáp án đó sai.

• Không nên chỉ nghe key word mà cần phân tích nội dung câu hỏi và câu trả lời dựa trên từ để hỏi

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Cần linh hoạt trong việc sử dụng thời thì bằng cách nắm vững 12 thì trong Tiếng Anh cơ bản

• Quan trọng nhất là nắm được nghĩa của câu hỏi và câu trả lời để chọn được đáp án đúng.

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Câu trả lời dạng Yes/ No không bao giờ đúng cho câu hỏi Wh-question

• Khi câu hỏi là Wh- thì bạn có thể loại luôn các câu trả lời dạng Yes/No

➨ Mẹo tránh bẫy:

Thông thường các câu trả lời mang nghĩa chung chung như:

• I don’t know

• I have no idea

• I don’t have any clue

• I haven’t heard of it

• It hasn’t been decided yet

• We are not quite sure yet


• They didn’t say anything about it

• Beats me

• How would I know?

sẽ luôn đúng cho các câu hỏi Wh - question. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên dịch nghĩa câu hỏi và cân nhắc các đáp án khác nữa nhé!

3. Part3: Conversations (39 questions)

Trong 39 câu hỏi sẽ được chia thành 13 cuộc hội thoại và 3 câu hỏi cho mỗi nội dung

Phần thi bao gồm những cuộc hội thoại của 2 người hoặc có thể nhiều hơn. Câu hỏi sẽ là nội dung của những cuộc hội thoại được nghe
và mỗi câu có 4 lựa chọn tương ứng với (A), (B), (C) hoặc (D).

#1: Các bẫy thường xuất hiện trong bài thi TOEIC part 3
Mức độ khó của TOEIC Part 3 cao hơn so với Part 1 và Part 2 đã khiến các bạn gặp khó khăn rất nhiều khi làm bài. Để tập trung nghe hết

audio trong TOEIC Part 3 đã khó với các bạn, 4 bẫy "chết người" trên lại khiến các bạn dễ mất điểm hơn nữa:

Bẫy #1: Lẫn lộn thông tin giữa các giọng Bẫy #3: Khó phân biệt ý định của người nói là
đọc đồng ý hay từ chối

Bẫy #2: Dùng từ lặp lại nhưng với ngữ Bẫy #4: Thông tin câu chi tiết xuất hiện trước
cảnh khác nhau và liên tiếp

➨ Mẹo tránh bẫy:

Bạn cần chú ý những điểm sau khi đọc đề:

• Câu hỏi hỏi thông tin ở giọng đọc nào (người nam hay người nữ)
• Những chi tiết nào lập đi lập lại ở đề (đó là những từ khóa hướng dẫn nghe tốt hơn)

• Loại câu nào cần những thông tin nào để trả lời (tổng quát, chi tiết hay suy luận)

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Bạn cần chú ý các liên từ “dấu hiệu” để đoán được hướng đi của ý người nói như từ tương phản (ngược chiều): “but”, “however”, “in

contrast”,…; từ bổ sung ý (cùng chiều): “and”, “as well as”, “plus”,...

• Chú ý nghe để nắm ý cả cả câu chứ KHÔNG bắt từ khoá riêng lẻ.

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Không nên chỉ nghe 1 vài từ mà đã vội chọn đáp án, cần nghe các câu xung quanh để hiểu nghĩa và tránh bị lừa.

• Học thêm các cấu trúc thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối: "We used to, but....", "I'd love to but I have to....", ...

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Luôn luôn tập trung trả lời câu chi tiết trước.

• Cố gắng nghe và nắm được nội dung của đoạn hội thoại

4. Part4: Talks (30 questions)

Tổng thể phần thi sẽ được chia thành 10 câu chuyện và mỗi nội dung câu chuyện sẽ tương ứng với 3 câu hỏi trắc nghiệm

Phần 4 khác với phần 3 ở chỗ chỉ có một người nói duy nhất cho câu chuyện và nội dung có thể là một thông báo, một cuộc điện thoại
hay một mẩu chuyện ngắn…

#1: Các bẫy thường xuất hiện trong bài thi TOEIC Part 4
Không giống như Part 1, 2, 3 với trăm ngàn kiểu bẫy, TOEIC Listening Part 4 ít bẫy và việc của bạn chỉ cần tập trung phân tích câu hỏi, nghe

và khoanh đáp án. Tuy nhiên, cô Hoa vẫn liệt kê hai loại bẫy phổ biến dưới đây:

Bẫy #1: Loại câu về thời gian, ngày trong tuần, chữ số, Bẫy #2: Quá nhiều thông tin
số tiền thừa

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Quan sát kỹ bức ảnh

• Cần nghe thật kĩ xem sau chủ thể có thêm “s, es” không, một dấu hiệu nữa để phân biệt số ít số nhiều là động từ theo sau nó (are là

số nhiều, is là số ít,…)

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Khi gặp dạng bẫy này, phao cứu sinh chính là đọc trước câu hỏi, định hình cấu trúc bài nói và phân cách được từng phần trong bài

để chọn lọc đúng ý.

Sau khi phân tích hai bẫy trên, cô rút ra kết luận cho các bạn như sau:

- Đọc trước câu hỏi và đáp án cho sẵn: Sẽ giúp bạn định hướng nội dung đoạn nói có thể xuất hiện khi nghe, đồng thời trả lời được các

câu hỏi cơ bản (câu hỏi về địa điểm, người nói).

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu: Nếu bạn có thể đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp

thí sinh nghe được nhưng lại không hiểu câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai. Vì vậy, ngoài kỹ năng Listening, các bạn cũng nên chú ý đến

Reading nữa nhé.

- Tập trung nghe các thông tin cần thiết: Trong TOEIC Part 4 các câu hỏi không đi theo thứ tự của nội dung được nói đến trong bài mà xáo

trộn lung tung. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn cần tập trung vào các thông tin chi tiết để dễ chọn đáp án đúng hơn.
- Đáp án đúng thường có chứa từ hoặc cụm từ nghe được: Đây là xu hướng và cũng là đặc điểm chung trong cách ra câu hỏi của TOEIC
Part 4. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên cố gắng nghe hiểu nội dung để tránh mắc bẫy về key word.

1. Part5: Incomplete Sentences (30 questions)

Đề thi bao gồm những câu chưa được hoàn thành. Nhiệm vụ của bạn là xác định và lựa chọn mảnh ghép đúng nhất dưới dạng (A), (B),
(C) hoặc (D) để điền vào chỗ trống.

#1: Các bẫy thường xuất hiện trong bài thi TOEIC Part 5
Trong Part 1, bạn dễ dàng gặp phải 6 kiểu bẫy sau:

Bẫy #1: Các bẫy về thời thì Bẫy #4: Từ gần âm

Bẫy #2: Thể giả định theo sau là chủ từ số Bẫy #5: Đảo ngữ
ít

Bẫy #3: Tính từ và Phân từ Bẫy #6: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Thì Hiện tại tiếp diễn không chỉ dùng để nói về sự việc đang xảy ra, mà còn diễn tả các hành động đã được lên kế hoạch từ trước.

• Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng thì Hiện tại tiếp diễn

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Thì Hiện tại tiếp diễn không chỉ dùng để nói về sự việc đang xảy ra, mà còn diễn tả các hành động đã được lên kế hoạch từ trước.

• Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng thì Hiện tại tiếp diễn

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Để tránh bẫy này, bạn nên nhớ mẫu câu sau: S + think/predict/be sure/expect that + S + V (future simple)
• Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng các thì tương lai

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Đây là một trong những bẫy "kinh điển" mà kể cả những bạn ở trình độ cao cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân
chính là “sự ảo tưởng sức mạnh” của việc thêm đuôi “ing” và “ed” vào động từ. Nhiều bạn lầm tưởng chỉ với thao tác
này, Verb sẽ nghiễm nhiên biến thành Adjective. Tuy nhiên, thực tế nhiều họ từ sẽ có “tính từ riêng” với các đuôi khác
như: -ive, -able, -ible, -al, -ful,…

• Nếu từ cần điền chỉ tính chất, trạng thái thì chọn Tính từ “chuẩn”, còn nghiêng về sự việc gây ra hành động hoặc bị tác động thì chọn

Phân từ.

• Ôn tập thêm kiến thức về Tính từ và Quá khứ phân từ & Hiện tại phân từ nữa nhé

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Trong tiếng Anh có một số cặp từ gây nhầm lẫn bởi chúng được phát âm gần giống hoặc giống nhau nhưng lại
mang ý nghĩa và cách dùng hoàn toàn khác nhau.

• Ghi nhớ sự khác nhau của các cặp từ gần âm khác nghĩa, tiêu biểu như:
accept (v): chấp nhận except (v): ngoại trừ

affect (v): gây ảnh hưởng effect (n): sự ảnh hưởng

hardly (adv): hiếm khi


hard (adj): khó, chăm chỉ

lose (v): đánh mất loose (adj): rộng, lỏng lẻo

site (n): vị trí sight (n): tầm nhìn


include (v): bao gồm
conclude (n): kết luận

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Cần chú ý cấu trúc câu đảo ngữ chứa những trang từ: never (không bao giờ), rarely (hiếm khi), seldom (hiếm khi)
• Còn một phần rất hay gặp trong Part 5 của TOEIC đó là đảo ngữ cảu câu điều kiện, chúng ta cùng ôn lại những cấu
trúc này nhé:

Câu điều kiện loại 1: If-clause = Should + S + V …

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Hãy ghi nhớ thật kỹ cấu trúc sau:

The number of + noun + V chia số ít

A number of + noun + V chia số nhiều

Đề phân biệt dễ dàng hơn, hãy nhớ: ‘the number” là con số; ‘a number of’ là một số lượng, tức là số nhiều.

2. Part6: TextCompletion (16 questions)

Cũng là dạng bài điền vào chỗ trống, tuy nhiên Part 6 khác với Part 5 ở chỗ điền vào đoạn văn thay vì một câu ngắn. Cụ thể, Part 6 sẽ
bao gồm 4 đoạn văn khác nhau, và mỗi đoạn sẽ có 4 chỗ trống còn thiếu. Tương ứng với đó sẽ là 4 câu hỏi với 4 lựa chọn cho mỗi câu.

#1: Các bẫy thường xuất hiện trong bài thi TOEIC Part 6
Tương tự như TOEIC Part 5, part 6 phần đọc của đề thi TOEIC, bạn dễ dàng gặp phải những kiểu bẫy sau:
Bẫy #1: Cặp từ nhìn giống nhau nhưng nghĩa khác Bẫy #3: Tính Từ và Phân Từ
nhau hoàn toàn

Bẫy #2: Đại từ quan hệ Bẫy #4: Thể giả định theo sau là
chủ từ số ít

➨ Mẹo tránh bẫy:

Các bạn cần lưu ý những cấu trúc nhìn tương tự nhau nhưng lại khác nghĩa, cô đã tổng hợp lại một số cặp mà các bạn cần phải lưu ý sau đây:

Used to V - Be used • Used to (V): ): Một thói quen ai đó thường làm trong quá khứ,
to V-ing đến nay không còn nữa

• Be/Get used to: Quen với việc làm gì (ở hiện tại)

Lose – loss – lost


• Lose (V): động từ nguyên thể, mang nghĩa là thua, mất. Nó là một

động từ bất quy tắc. Quá khứ và phân từ: Lost


• Lost (V, PP): quá khứ và phân từ hai của lose.
Bạn sẽ hay gặp cụm từ trong đề thi TOEIC như: get lost (lạc đường), the
lost luggage (hành lí bị mất), the lost property (tài sản bị mất)…Thỉnh
thoảng “lost” còn được dùng như một tính từ.

• Loss (N) : vật thất lạc, việc bị mất, tổn thất.

Unable – disabled
• Unable (Adj) không thể, không có khả năng làm gì.
• Ví dụ: He’s unable to run the business.
• Disabled (Adj) bị khuyết tật, tàn tật

Rise – raise
• Rise (tăng): Nội động từ, không có tân ngữ đằng sau.

• Raise (tăng): ngoại động từ, luôn có tân ngữ đằng sau

Remember to V –
Remember V-ing • Remember to V: nhớ là sẽ phải làm gì (có thể dùng như một lời

nhắc nhở hướng về tương lai)

• Remember V-ing: nhớ là đã từng làm gì trong quá khứ

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Để tránh bẫy này, ta cần nhớ đại từ quan hệ chỉ sử dụng: which/whom/who/that/whose và when/why/where, KHÔNG CÓ “what”

hay “how”.

• Một vấn đề liên quan đến đại từ quan hệ nữa, là trong mệnh đề quan hệ, các bạn cần chú ý 3 cấu trúc sau đây:
giới từ chỉ vị trí (in, on, at) + which = where

giới từ chỉ thời gian (in, on, at) + which = when

giới từ chỉ mục đích (for) + which = why

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Đây là một trong những bẫy "kinh điển" mà kể cả những bạn ở trình độ cao cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân
chính là “sự ảo tưởng sức mạnh” của việc thêm đuôi “ing” và “ed” vào động từ. Nhiều bạn lầm tưởng chỉ với thao tác
này, Verb sẽ nghiễm nhiên biến thành Adjective. Tuy nhiên, thực tế nhiều họ từ sẽ có “tính từ riêng” với các đuôi khác
như: -ive, -able, -ible, -al, -ful,…

• Nếu từ cần điền chỉ tính chất, trạng thái thì chọn Tính từ “chuẩn”, còn nghiêng về sự việc gây ra hành động hoặc bị tác động thì chọn

Phân từ.

• Ôn tập thêm kiến thức về Tính từ và Quá khứ phân từ & Hiện tại phân từ nữa nhé

➨ Mẹo tránh bẫy:

Để tránh bẫy này, ta cần nhớ cấu trúc của câu giả định sau đây:

• Câu giả định của động từ:

S1 + suggest/ recommend/ request/ ask/ require/ demand/ insist… + S2 + (should) + V (nguyên thể)

• Câu giả định của tính từ:

It + be + crucial/ vital/ essential/ mandatory/ necessary/… + (that) + S + (should) (not) + V (nguyên thể)
➤ Một số lưu ý khi làm bài Part 6
Xác định từ loại cần Bạn nên đọc nhanh đoạn cần điền và xem kĩ đáp án, xác định từ loại đang thiếu trong câu và nhanh chóng
điền chia ra và điền vào câu. Thông thường ở phần này bạn đôi khi không cần dịch, tuy nhiên để cẩn thận hơn,
bạn vẫn có thể suy đoán nghĩa của từ nhé.

Học các cụm từ Trong tiếng Anh có 1 số quy tắc riêng về vị trí của các từ loại với nhau. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý
thường đi chung với những cụm từ thường đi kèm với nhau và không theo các quy tắc nên bạn cần học thuộc những nhóm từ
nhau loại kiểu này nhé
Lưu ý các dấu hiệu
nhận biết của các thì Hãy ghi nhớ thật kĩ những dấu hiệu nhận biết cơ bản của các thì thường dùng, nhờ đó bạn có thể nhận diện
trong câu các thì này nhanh chóng và đơn giản hơn.

>> Xem lại: cách nhận biết các thì trong tiếng Anh

Phán đoán nhanh đáp Có những đáp án chắc chắn sai, sai khác biệt hẳn so với các đáp án khác. Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ
án sai những phương án này để tránh làm rối kết quả và nhanh hơn khi chọn đáp án đúng.

Không cần cố đọc, hiểu Bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi đúng mà không cần phải đọc hết cả bài. Có những câu hỏi bạn chỉ cần đọc
hết nội dung hiểu được nội dung của câu trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.

Ngoài ra, với các câu hỏi liên quan đến từ vựng, bạn cũng không cần phải hiểu hết tất cả từ vựng trong cả
bài, chỉ cần hiểu đoạn văn, thậm chí chỉ cần câu văn đó quanh chỗ trống là có thể đoán được đáp án đúng.

Tập trung ở các điểm Nếu có gặp các câu hỏi thiên về ngữ pháp, hãy chú ý rằng câu hỏi ngữ pháp thường sẽ chỉ tập trung vào
ngữ pháp cơ bản, tư các điểm ngữ pháp cơ bản, nên bạn không nên tư duy theo những cấu trúc nâng cao nhiều đâu.
duy nhanh
Đặc biệt, tỉ lệ các câu hỏi ngữ pháp thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong các loại câu hỏi. Để làm tốt câu hỏi
này, bạn nên tìm hiểu chính xác cách dùng thì, sự phù hợp về số và hình thái. Khi trả lời câu hỏi, bạn nên
sử dụng phương pháp loại suy để tiết kiệm thời gian và đạt được độ chính xác cao hơn.

3. Part7: Single Passages (29 questions) + Multiple Passages (25 questions)

Part 7 là phần phức tạp nhất trong phần thi Reading với 2 dạng task.
Đầu tiên là “Đoạn đơn”, bạn sẽ được cho 10 bài đọc khác nhau với mỗi bài gồm 1 đoạn văn và với mỗi đoạn sẽ tương ứng với 2 – 4 câu
hỏi, nhiệm vụ của bạn là chọn câu trả lời đúng nhất với nội dung bài đọc đã được cho.

Cách làm tương tự nhưng dạng đềthứ hai phức tạp hơn vìchứa “Nhiều đoạn”. Cụthể, bạn sẽđược cho 5 bài đọc, với mỗi bài gồm
2 đến 3 đoạn văn có liên quan với nhau. Mỗi bài sẽbao gồm 5 câu hỏi và có thểnằm ở bấtkỳđoạn văn nào.

#1: Các bẫy thường xuất hiện trong bài thi TOEIC Part 7
Part 7 là phần khó nhằn nhất trong phần thi Reading của TOEIC. Một phần vì đề dài, 48 câu – chia làm 2 phần: 28 câu hỏi cho 6-9 đoạn văn

đơn, 20 câu cho phần 2 đoạn văn, mỗi bài đoạn văn kép như vậy bạn sẽ phải trả lời 5 câu hỏi.

Đặc biệt Part 7 là phần cuối, chúng ta sẽ làm sau khi chiến đấu 152 câu trước trong tầm 1h30ph, tinh thần và tâm trí đã có phần kiệt quệ nên

việc nhận ra “bẫy” để tránh là cực kỳ cần thiết. Để nhận ra bẫy mà không cần suy nghĩ thì trước tiên chúng ta cần làm quen với chúng.

Bẫy #1: Đáp án không đúng rõ ràng Bẫy #2: Sắp xếp đoạn dài ngắn lẫn lộn

➨ Mẹo tránh bẫy:

• Loại trừ những đáp án rõ ràng sai để tìm ra đáp án đúng.

• Bổ sung vốn từ vựng TOEIC với các tài liệu: 600 từ vựng TOEIC, 3420 Từ vựng TOEIC cơ bản nhất

Bẫy:

Đây chính là một cái bẫy “chết người” được gài trong Part 7. Đây có thể coi là một “đòn cực độc” của người ra đề bởi họ nắm được tâm lý

của người làm bài – muốn tiết kiệm thời gian nên thấy bài đọc dù ngắn hay dài cũng lao vào đọc bất chấp.

DỪNG LẠI NGAY! Nếu làm như vậy, bạn đã “hiến thân” cho chiếc bẫy tàn độc kia mà không hay biết. Chiếc bẫy đó có thể tồn tại dưới dạng

một bài đọc dài dằng dặc nhưng chỉ có 2 câu hỏi – và bạn dành 10 phút cuộc đời để ngấu nghiến hết, mà chỉ giải quyết được 2 câu hỏi, và

chưa chắc đã đúng hết bởi bài càng dài thì càng loãng.

➨ Mẹo tránh bẫy:


• Hãy đọc câu hỏi trước, gạch chân keywords cần tìm và trờ ngược lại bài đọc để tìm thông tin tương ứng.

• Ngoài ra, hôm nay cô sẽ tặng các bạn NGUYÊN TẮC VÀNG khi làm bài Part 7 nhé:

Số phút làm bài <= số câu hỏi


Vì vậy thời gian làm bài 10 dòng có 3 câu hỏi với bài 5 dòng 3 câu hỏi thì cũng bằng nhau. Hãy lấy số câu hỏi làm mốc để đo lường thời gian,

tránh lãng phí thời gian đọc đề.

➤ Một số lưu ý khi làm bài Part 7


Tìm ý chính của đoạn văn Khi làm các bài thi đọc chúng ta không nên đọc toàn bộ bài luôn mà
lúc nào chúng ta cũng cần đọc lướt qua để nắm ý chính, bởi khi nắm
ý chính chuẩn xác và trong lúc dịch cụ thể từng câu sẽ gần với ý của
tác giả nhất.

Phân biệt cách sử dụng của từ đồng nghĩa Các bạn cần nắm vững nghĩa cũng như cách sử dụng của những từ
vựng đồng nghĩa. Nhiều từ đồng nghĩa chúng ta tưởng có thể thay
thế được cho nhau nhưng trong một số trường hợp chúng lại phải
được phân biệt cách sử dụng. Theo mỗi ngữ cảnh, văn cảnh khác
nhau chúng ta sẽ sử dụng từ vựng khác nhau.

Trong Part 7 các bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều bài đọc được lấy
Nắm vững cấu trúc của bài đọc và trả lời những câu hỏi liên từ: thư tín, quảng cáo, thông báo, thư báo,... Để làm tốt phần này,
quan các bạn hãy xác định loại bài đọc từ đó cố gắng hình thành những ý
tưởng có thể xảy ra của từng bài.

Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi liên quan đến nó để bạn có thể dễ
Hãy cố gắng trả lời câu hỏi "who, what, where, when" liên dàng tìm thông tin trong phần câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ bạn hãy
quan đến bài đọc thử liệt kê xem : Những ai liên quan đến đoạn văn này? Bài đọc này
nói về vấn đề gì? Đoạn văn này xảy ra ở đâu/khi nào?
Lưu ý thì của các câu Bạn cần chú ý các dấu hiệu của thì là các trạng từ (yet,since,already,
soon…) để nhanh chóng định hình được thì nào mà không cần phải
dịch nghĩa cả câu

Cân nhắc làm Part 7 trước Nếu các bạn sợ bị mất tập trung ở cuối giờ thì nên làm Part 7 Toeic
trước, vì phần này cũng cần có tinh thần làm bài tập trung cao đội.
Nếu có tâm trạng phấn chấn và bình tĩnh thì bạn có thể làm các phần
khác một cách tự tin và cảm thấy dễ dàng hơn.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI TOEIC MỚI NHẤT


Dưới đây là, bản phân tích cấu trúc đề thi TOEIC mới do chính cô Hoa biên soạn, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn
về đề thi TOEIC nhé!
a. PART 1

• Tranh tả người: thường chiếm khoảng 87% trong part 1. So sánh với đề cũ là 60%, đề mới đã có sự thay đổi đáng kể
về lượng câu hỏi tả người.

• Tranh tả vật: chiếm khoảng 13%.


b. PART 2 (25 câu)

• Dạng câu hỏi wh-question vẫn chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong part 2, trong khi dạng câu hỏi Choice chiếm % nhỏ nhất

với 5%.

• Còn lại là Statement và Yes/no/tag questions chiếm khoảng 14-36%.


c. PART 3 (39 câu)

• Câu hỏi detail vẫn chiếm hơn một nửa với tỉ lệ 56%.
• Dạng câu hỏi general với Do-next tương ứng khoảng 18 - 13%.
• Dạng đề mới có xuất hiện 2 loại câu hỏi mới là graphic và imply với tỉ lệ không cao, lần lượt là 7% và 6%.
d. PART 4 (30 câu)

• Câu hỏi Detail chiếm phần trăm cao nhất (51%), theo sau bởi dạng câu hỏi General với tỉ lệ xuất hiện là 21%.

• Ba loại câu hỏi mới chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, xấp xỉ nhau với Do-next là 8%, Imply là 9% và Graphic là 11%.
=>> Hãy nắm chắc ngữ pháp TOEIC để làm đề thi tốt hơn.
e. PART 5

• Ngữ pháp: chiếm 10% trong cấu trúc part 5 toeic mới, chủ yếu xuất hiện nhiều ở phần thì và MĐQH. Các nội dung

ngữ pháp là thì, câu điều kiện, hòa hợp chủ vị, bị động, đảo ngữ.

• Từ vựng: chiếm 90%, chủ yếu là phần từ loại và các câu cần dịch nghĩa. (hơn 1 nửa). Các loại câu hỏi về từ vựng như

đại từ, giới từ, liên từ, loại từ (n, v, adj, adv), câu dịch nghĩa. Chính vì vậy việc quan trọng là các bạn phải học từ vựng

TOEIC cẩn thận nha.


f. PART 6 (16 câu)

• Ngữ pháp: chiếm 20%, chủ yếu xuất hiện phần thì.

• Từ vựng: chiếm 55%, chủ yếu là phần từ loại (N, V, Adj, Adv) và dịch nghĩa.

• Điền câu: đây là phần mới, 1 đoạn xuất hiện 1 câu, tương ưng với 25%.

• Các thể loại bài của part 6: Announcement, notice, letter, e-mail, advertisement.

g. PART 7 (54 câu)


a. Các loại bài thường gặp trong part 7:
• Letter

• Advertisement

• Notice

• Article

• Message chain/ Online chat discussion

• Sign – up sheet/ Form

• Web page

• Text message

• Memo

• Schedule

• Flyer
• Brochure
b. Cấu trúc Part 7
Có 3 dạng bài đọc:
• Single passage: từ câu 147 -> câu 175

• Double passage: từ câu 176 -> 185

• Triple passage: từ câu 186 -> 200


Có 5 dạng câu hỏi phổ biến: General, Detail, Do-next, Matching, Meaning
• Detail: là phần câu hỏi chiếm nhiều nhất trong part 7.

• General: chiếm hơn ¼ trong part 7. Mỗi passage có 1 câu hỏi general, thông tin thường nằm ở đầu đoạn.

• Hai phần mới là Matching và Meaning, chiếm tỉ lệ không cao trong part 7. Tuy nhiên đây là 2 phần khó, yêu cầu khả năng đọc

hiểu cao. Cách làm thường là đọc thông tin xung quanh vị trí cần điền để đoán nghĩa.

You might also like