You are on page 1of 6

MẸO TRÁNH BẪY ĐỀ THI TOEIC READING PART 6

➤ Bẫy 1: Cặp từ nhìn giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn
a. Thì Hiện tại đơn dùng để nói về lịch trình, thời gian biểu
Ví dụ:

For your protection, we suggest you ship via UPS. A replacement will be made and
if the shoe style you returned is not available, a comparable style will be
substituted. We guarantee to match the quality of the shoes you used to ________
A. Wear
B. Wearing
C. Worn
D. Be worn

➨ Bẫy: Cũng giống như part 5, khi làm Part 6 chúng ta sẽ gặp những cặp từ nhìn qua
giống nhau nhưng nghĩa và cách dùng thì hoàn toàn khác. Hãy luôn giữ cho đôi mắt và
bộ não tỉnh táo để tránh bẫy này nhé.
Trong câu trên cấu trúc cần nhớ là “used to + V nguyên thể” – đã từng làm gì. Vậy đáp
án đúng là A.
Hãy cảnh giác, đừng nhầm sang cấu trúc “be/get used to + Ving” – có thói quen làm gì.
Chỉ khác nhau ở chữ “be/get” đã làm đáp án khác hoàn. “Tâm bất dính giữa dòng đời vạn
bẫy” các em nhé!

➨ Mẹo tránh bẫy:


Các bạn cần lưu ý những cấu trúc nhìn tương tự nhau nhưng lại khác nghĩa, cô đã tổng
hợp lại một số cặp mà các bạn cần phải lưu ý sau đây:

Used to V - Be • Used to (V): ): Một thói quen ai đó thường làm trong quá
used to V-ing khứ, đến nay không còn nữa
• Be/Get used to: Quen với việc làm gì (ở hiện tại)

Lose – loss – lost • Lose (V): động từ nguyên thể, mang nghĩa là thua, mất.
Nó là một động từ bất quy tắc. Quá khứ và phân từ: Lost
• Lost (V, PP): quá khứ và phân từ hai của lose.
Bạn sẽ hay gặp cụm từ trong đề thi TOEIC như: get lost (lạc
đường), the lost luggage (hành lí bị mất), the lost property (tài sản
bị mất)…Thỉnh thoảng “lost” còn được dùng như một tính từ.
• Loss (N) : vật thất lạc, việc bị mất, tổn thất.

Unable – disabled • Unable (Adj) không thể, không có khả năng làm gì.
• Ví dụ: He’s unable to run the business.
• Disabled (Adj) bị khuyết tật, tàn tật

Rise – raise • Rise (tăng): Nội động từ, không có tân ngữ đằng sau.
• Raise (tăng): ngoại động từ, luôn có tân ngữ đằng sau

Remember to V – • Remember to V: nhớ là sẽ phải làm gì (có thể dùng như


Remember V-ing một lời nhắc nhở hướng về tương lai)
• Remember V-ing: nhớ là đã từng làm gì trong quá khứ

➤ Bẫy 2: Đại từ quan hệ


Ví dụ:

My apartment was in Crystal Heights, _______ might be OK for you. It’s only a 15
minute walk to the office and in a really nice part of Shelby. What’s your budget?
A. What
B. Which
C. That
D. Who

➨ Bẫy: Đây là một chiếc bẫy mà khiến rất nhiều bạn mắc phải do quan niệm sai lầm
“nguy hiểm”: cứ là từ để hỏi của “wh-question” thì có thể làm đại từ quan hệ.
Phân tích ví dụ trên, đây là một câu ngữ pháp đơn giản nhưng có những bạn không nắm
chắc kiến thức vẫn bị mắc bẫy. Do “Crystal Heights” là một địa điểm nên không thể chọn
D, “Crystal Heights” là tên riêng và có dấu phẩy (,) đằng sau nên loại luôn C, chỉ còn lại
A và B. Đáp án chính xác là B do A không phải là đại từ quan hệ.

➨ Mẹo tránh bẫy:


• Để tránh bẫy này, ta cần nhớ đại từ quan hệ chỉ sử
dụng: which/whom/who/that/whose và when/why/where, KHÔNG CÓ “what”
hay “how”.
• Một vấn đề liên quan đến đại từ quan hệ nữa, là trong mệnh đề quan hệ, các bạn
cần chú ý 3 cấu trúc sau đây:

giới từ chỉ vị trí (in, on, at) + which = where

giới từ chỉ thời gian (in, on, at) + which = when

giới từ chỉ mục đích (for) + which = why

➤ Bẫy 3: Tính từ và Phân từ


Ví dụ:

Ms. Monica Eisenman


555 King Street
Auckland
New Zealand
Dear Ms. Eisenman:
I am ------- to confirm our offer of part-time employment at Western Enterprises. In
your role
(A) pleased
(B) pleasing
(C) pleasant
(D) pleasure
as research assistant, you will report to Dr. Emma Walton, who will keep you informed
of your specific duties and projects.

➨ Bẫy: Hãy cùng so sánh đáp án của các bạn với đáp án và cách giải thích của cô nhé.
Việc “our offer of part-time employment at Western Enterprises” khiến cho người nói rất
vui – tức là người nói đã bị tác động và chúng ta phải chọn dạng bị động. Do đó từ cần
điền là Quá khứ Phân từ, đáp án là A.
Đáp án B là Hiện tại Phân từ, mang tính chủ động.
Đáp án C là tính từ - dễ chịu - nhưng để chỉ tính chất của người, việc, vật.
Đáp án D là danh từ

➨ Mẹo tránh bẫy:


• Đây là một trong những bẫy "kinh điển" mà kể cả những bạn ở trình độ cao cũng
có thể mắc phải. Nguyên nhân chính là “sự ảo tưởng sức mạnh” của việc thêm
đuôi “ing” và “ed” vào động từ. Nhiều bạn lầm tưởng chỉ với thao tác này, Verb
sẽ nghiễm nhiên biến thành Adjective. Tuy nhiên, thực tế nhiều họ từ sẽ có “tính
từ riêng” với các đuôi khác như: -ive, -able, -ible, -al, -ful,…
• Nếu từ cần điền chỉ tính chất, trạng thái thì chọn Tính từ “chuẩn”, còn nghiêng về
sự việc gây ra hành động hoặc bị tác động thì chọn Phân từ.
• Ôn tập thêm kiến thức về tính từ và quá khứ phân từ & hiện tại phân từ nữa nhé

➤ Bẫy 4: Thể giả định theo sau là chủ từ số ít


Ví dụ:

Once you have successfully logged in, you will be asked to changed your password
again. Please use a mixture of numerals and letters no shorter than eight characters in
length. We highly recommend that user _______ the password on a monthly basis for
the safety of your accounts
A. Changes
B. Change
C. Changed
D. To change

➨ Bẫy: Thông thường, theo quy tắc chia động từ, động từ đi sau chủ ngữ He (Ngôi thứ 3
số ít) sẽ ở dạng chia ‘s/es’. Chính vì vậy nhiều bạn sẽ mắc bẫy ở câu này và chọn đáp án
“changes”. Tuy nhiên, đáp án đúng phải là động từ ở dạng nguyên thể “change”.

➨ Mẹo tránh bẫy:


Để tránh bẫy này, ta cần nhớ cấu trúc của câu giả định sau đây:
• Câu giả định của động từ:

S1 + suggest/ recommend/ request/ ask/ require/ demand/ insist… + S2 + (should)


+ V (nguyên thể)

• Câu giả định của tính từ:

It + be + crucial/ vital/ essential/ mandatory/ necessary/… + (that) + S + (should)


(not) + V (nguyên thể)

➤ Một số lưu ý khi làm bài Part 6

Xác định từ loại Bạn nên đọc nhanh đoạn cần điền và xem kĩ đáp án, xác định từ
cần điền loại đang thiếu trong câu và nhanh chóng chia ra và điền vào câu.
Thông thường ở phần này bạn đôi khi không cần dịch, tuy nhiên để
cẩn thận hơn, bạn vẫn có thể suy đoán nghĩa của từ nhé.

Học các cụm từ Trong tiếng Anh có 1 số quy tắc riêng về vị trí của các từ loại với
thường đi chung nhau. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý những cụm từ thường đi kèm
với nhau với nhau và không theo các quy tắc nên bạn cần học thuộc những
nhóm từ loại kiểu này nhé

Lưu ý các dấu Hãy ghi nhớ thật kĩ những dấu hiệu nhận biết cơ bản của các thì
hiệu nhận biết thường dùng, nhờ đó bạn có thể nhận diện các thì này nhanh chóng
của các thì trong và đơn giản hơn.
câu

Phán đoán Có những đáp án chắc chắn sai, sai khác biệt hẳn so với các đáp án
nhanh đáp án khác. Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những phương án này để
sai tránh làm rối kết quả và nhanh hơn khi chọn đáp án đúng.

Không cần cố Bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi đúng mà không cần phải đọc hết cả
đọc, hiểu hết nội bài. Có những câu hỏi bạn chỉ cần đọc hiểu được nội dung của câu
dung trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.
Ngoài ra, với các câu hỏi liên quan đến từ vựng, bạn cũng không
cần phải hiểu hết tất cả từ vựng trong cả bài, chỉ cần hiểu đoạn
văn, thậm chí chỉ cần câu văn đó quanh chỗ trống là có thể đoán
được đáp án đúng.

Tập trung ở các Nếu có gặp các câu hỏi thiên về ngữ pháp, hãy chú ý rằng câu hỏi
điểm ngữ pháp ngữ pháp thường sẽ chỉ tập trung vào các điểm ngữ pháp cơ bản,
cơ bản, tư duy nên bạn không nên tư duy theo những cấu trúc nâng cao nhiều đâu.
nhanh
Đặc biệt, tỉ lệ các câu hỏi ngữ pháp thường chiếm tỷ lệ cao hơn
trong các loại câu hỏi. Để làm tốt câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu
chính xác cách dùng thì, sự phù hợp về số và hình thái. Khi trả lời
câu hỏi, bạn nên sử dụng phương pháp loại suy để tiết kiệm thời
gian và đạt được độ chính xác cao hơn.

You might also like