You are on page 1of 11

100 Câu Trắc Nghiệm

Kinh Tế Vĩ Mô
(True – False)

Tổng hợp

Nguồn: Thuyết Nguyễn


MACRO_1_TF_1: Tất cả những mục tiêu kinh tế vĩ mô đều là những mục tiêu dài hạn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_2: Tăng trưởng trong GDP và tăng tỉ lệ thất nghiệp có mối quan hệ
đồng biến.
☺ SAI
MACRO_1_TF_3: GDP thực là số hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong 1 năm khi các
nguồn lực ở trạng thái toàn dụng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_4: Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên trong giai đoạn suy thoái của chu kì kinh
doanh.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_5: Tỉ lệ lạm phát không bao giờ âm.
☺ SAI
MACRO_1_TF_6: Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành là số đo hoạt động
kinh tế thực tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_7: Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
để theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nó.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_8: Thanh toán tiền lương cho các hộ gia đình về các dịch vụ lao động
của nó là thành phần của tổng thu nhập.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_9: Vốn là một kho, còn đầu tư là một dòng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_10: Thanh toán chuyển giao nằm trong khoản mua hàng hóa của chính
phủ cấu thành nên tổng chi tiêu.
☺ SAI
MACRO_1_TF_11: Tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_12: Cách tiếp cận chi tiêu đo lường GDP bằng cộng chi tiêu của các
hãng về tiền công, địa tô, lợi tức, lợi nhuận.
☺ SAI
MACRO_1_TF_13: Việc mua và bán các hàng hóa đã sử dụng được loại bỏ khỏi GDP
thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_14: Sự khác nhau giữa đầu tư gộp và đầu tư ròng hoàn toàn giống với
sự khác nhau giữa GNP và NNP.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_15: Ở mức toàn dụng nhân công không có thất nghiệp.
☺ SAI
MACRO_1_TF_16: Bất kì nhân tố nào làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_17: Cân bằng vĩ mô dài hạn xảy ra khi GDP thực bằng với GDP tiềm
năng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_18: Trong ngắn hạn, tăng trong lợi nhuận kì vọng tương lai sẽ làm tăng
mức giá và GDP thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_19: Tăng trong tiền lương bằng tiền sẽ làm tăng tổng cung ngắn hạn
nghĩa là làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
☺ SAI
MACRO_1_TF_20: Nếu tổng cầu tăng thì nền kinh tế sẽ tạo ra mức sản lượng nhiều
hơn GDP thực tiềm năng. Khi đó theo thời gian, tiền lương sẽ tăng đáp ứng lại mức giá
cao hơn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_21: Nếu đường tổng cung và tổng cầu đồng thời dịch chuyển sang phải,
GDP thực sẽ tăng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_22: Mô hình AS – AD chỉ ra rằng, tăng trưởng trong GDP tiềm năng sẽ
gây ra lạm phát.
☺ SAI
MACRO_1_TF_23: Thay đổi trong thu nhập khả dụng làm dịch chuyển đường hàm số
tiêu dùng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_24: Khuynh hướng tiêu dùng biên bằng thu nhập khả dụng dụng chia
cho mức tiêu dùng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_25: Chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu theo kế hoạch bằng với
GDP thực.
☺ ĐÚNG

MACRO_1_TF_26: Khi tổng mức chi tiêu kế hoạch lớn hơn GDP thực, hàng tồn kho
tăng nhanh hơn kế hoạch.
☺ SAI
MACRO_1_TF_27: Khuynh hướng tiêu dùng biên lớn hơn, số nhân nhỏ hơn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_28: Trong ngắn hạn, tăng trong chi tiêu đầu tư 1 tỉ đồng, sẽ làm tăng
GDP cân bằng hơn 1 tỉ đồng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_29: Trong dài hạn, tăng trong chi tiêu đầu tư 1 tỉ đồng, sẽ làm tăng GDP
cân bằng hơn 1 tỉ đồng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_30: Sự tăng chi tiêu chính phủ đi cùng với sự tăng tương ứng thuế sẽ
dẫn đến tăng sản lượng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_31: Thuế ròng có tác dụng làm giảm số nhân.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_32: Quy mô của thâm hụt ngân sách là thước đo chính xác tình hình tài
chính của chính phủ.
☺ SAI
MACRO_1_TF_33: Hầu hết các quốc gia đang hoạt động với 1 ngân sách chính phủ
thâm hụt.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_34: Mặc dù thuế thu nhập làm giảm số nhân chi tiêu của chính phủ
nhưng nó không có ảnh hưởng đến số nhân của thuế gộp.
☺ SAI
MACRO_1_TF_35: Theo định nghĩa, thặng dư cơ cấu bằng 0 khi nền kinh tế ở mức
toàn dụng nhân công.
☺ SAI
MACRO_1_TF_36: Tăng trong thuế thu nhập sẽ làm tăng GDP tiềm năng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_37: Trong ngắn hạn, tăng trong chi tiêu của chính phủ làm tăng GDP
thực.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_38: Chính sách tài khóa mở rộng trong thời kì suy thoái hoặc trì trệ sẽ
tạo ra thâm hụt ngân sách hoặc làm tăng thâm hụt hiện có.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_39: Thâm hụt chu kì là kết quả của hoạt động chống chu kì của chính
phủ để kích thích phát triển kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_40: Một nền kinh tế ở mức toàn dụng nhân công về sản lượng nhưng
doanh thu từ thuế ít hơn chi tiêu chính phủ, khi đó một thâm hụt cơ cấu được tạo ra.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_41: Sự dịch chuyển từ tài khoản séc sang tài khoản tiết kiệm làm tăng
M2.
☺ SAI
MACRO_1_TF_42: Lấn áp đầu tư xảy ra khi một chính sách tài khóa mở rộng làm giảm
lãi suất, tăng chi tiêu đầu tư và làm mạnh thêm chính sách tài khóa.
☺ SAI
MACRO_1_TF_43: Theo lý thuyết về cầu tiền, sự không chắc chắn trong kế hoạch chi
tiêu càng lớn thì cầu tiền càng cao.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_44: Một sự tăng lên trong mức giá chung, các điều kiện khác không đổi
sẽ làm tăng cầu về tiền giao dịch.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_45: Giá trái phiếu và lãi suất có mối tương quan nghịch.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_46: Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là ổn định hóa lãi suất.
☺ SAI
MACRO_1_TF_47: Nếu ngân hàng Trung ương mua 1 triệu VND trái phiếu chính phủ
từ công chúng trên thị trường mở, điều này sẽ làm tăng dự trữ dư thừa của các ngân hàng
thương mại khoảng 1 triệu VND.
☺ SAI
MACRO_1_TF_48: Một sự tăng lên trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc có khuynh hướng làm
giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_49: Một sự tăng lên của GDP cân bằng sẽ dịch chuyển đường cầu về
tiền sang trái và tăng lãi suất cân bằng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_50: So với cầu đầu tư, chi tiêu cho tiêu dùng nhạy cảm hơn với sự thay
đổi trong lãi suất.
☺ SAI
MACRO_1_TF_51: Có một tác động phản hồi từ chính sách nới lỏng tiền tệ vì khi GDP
tăng cũng sẽ làm tăng cầu tiền, làm hạn chế 1 phần tác động giảm lãi suất của chính sách
này.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_52: Khi nền kinh tế ở hoặc ở gần mức toàn dụng nhân công, tăng cung
tiền sẽ có khuynh hướng dẫn đến lạm phát.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_53: Khi lãi suất tăng, việc giảm chi tiêu mua sắm hàng hóa tư bản, nhà,
ô tô sẽ được bù đắp 1 phần bởi việc tăng chi tiêu của những người nhận được sự gia tăng
thu nhập từ lợi tức.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_54: Chính sách thắt chặt tiền tệ có khuynh hướng làm cho đồng nội tệ
tăng giá.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_55: Chính sách thắt chặt tiền tệ tương thích với mục tiêu khắc phục
thâm hụt thương mại.
☺ SAI
MACRO_1_TF_56: Không phải tất cả những thay đổi đối với sản lượng và việc làm
trong nền kinh tế là do chu kì kinh doanh.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_57: Nếu thất nghiệp trong nền kinh tế ở mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
thì sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế này bằng nhau.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_58: Một nền kinh tế không thể sản xuất ở mức GDP thực trên thực tế
mà lại vượt GDP thực tiềm năng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_59: Lạm phát như một dấu hiệu về việc tăng tổng sản lượng của một
nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_60: Chi phí kinh tế của thất nghiệp chu kì là những hàng hóa, dịch vụ
đã không được sản xuất.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_61: Nếu mức giá tăng 10% mỗi năm, mức giá sẽ tăng gấp đôi sau 10
năm.
☺ SAI
MACRO_1_TF_62: Lý thuyết về lạm phát chi phí đẩy giải thích việc tăng giá nhân tố
sản xuất làm tăng chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_63: Bất kể lạm phát được dự đoán trước hay không được dự đoán trước
thì tác động của lạm phát lên phân phối thu nhập sẽ có cùng mức độ như nhau.
☺ SAI
MACRO_1_TF_64: Lạm phát đã chuyển giao của cải từ khu vực công sang các hộ gia
đình trong nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_65: Kinh tế học của sự phát triển kiểm tra việc tại sao năng lực sản xuất
của một nền kinh tế tăng theo thời gian.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_66: Tăng trưởng kinh tế làm tăng đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn
nhưng làm giảm đường tổng cầu.
☺ SAI
MACRO_1_TF_67: Cầu về nhân tố sản xuất trong tăng trưởng kinh tế là nói đến khả
năng của nền kinh tế trong việc mở rộng sản xuất của mình khi cầu sản phẩm tăng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_68: Thường thì không phải tiến bộ kỹ thuật sẽ đòi hỏi nền kinh tế đầu tư
vào máy móc, thiết bị mới.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_69: Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên của Việt Nam là một nhân tố có ý
nghĩa trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_70: Trong 25 năm qua, môi trường xã hội, văn hóa và chính trị đã chậm
hơn tăng trưởng của kinh tế đất nước.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_71: Tăng năng suất lao động là nguồn cơ bản để cải thiện tiền lương
thực tế và mức sống.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_72: Một ví dụ về chính sách trọng cung đối với tăng trưởng kinh tế là
chương trình đào tạo giáo dục và đào tạo nghề cho lao động.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_73: Ước lượng về tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng là nói đến việc tính
toán những thay đổi trong chất lượng hàng hóa được sản xuất và trong những thời gian
nhàn rỗi trong hưởng thụ những thành quả của nền kinh tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_74: Vì tiền lương bằng tiền không giảm, nền kinh tế còn chưa thoát
khỏi suy thoái cho đến khi tổng cầu tăng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_75: Cả tổng cầu và tổng cung đều tăng lên, việc tăng trong tổng cầu lớn
hơn mức tăng trong tổng cung nên mức giá chung tăng lên.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_76: Khu vực kinh tế công có khuynh hướng làm ổn định hóa nền kinh
tế vì việc mua sắm hàng hóa dịch vụ của khu vực này không suy giảm khi kinh tế suy
thoái.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_77: Số liệu thực tế chỉ ra rằng, suy thoái bắt đầu khi đầu tư chậm lại và
phục hồi bắt đầu khi đầu tư có gia tốc.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_78: Một sự gia tăng trong tỉ lệ tiết kiệm ngay lập tức tăng GNP theo đầu
người.
☺ SAI
MACRO_1_TF_79: Một sự gia tăng trong tỉ lệ tăng dân số ngay lập tức làm giảm ngay
GNP theo đầu người.
☺ SAI
MACRO_1_TF_80: Bằng việc tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc dân, đất nước có thể tích lũy vốn
nhiều hơn, đến lượt nó lại làm tăng tỉ lệ tăng trưởng nền kinh tế.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_81: Tăng trong thặng dư ngân sách của chính phủ là một chính sách sẽ
nâng được tỉ lệ tăng trưởng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_82: Các quốc gia có thể trao đổi, buôn bán hàng hóa nhưng không thể
trao đổi, buôn bán dịch vụ.
☺ SAI
MACRO_1_TF_83: Tồn tại lợi thế tương hỗ trong chuyên môn hóa sản xuất và thương
mại giữa hai nước nếu chúng có cùng tỉ số chi phí cơ hội nội địa với bất kì hai sản phẩm
nào.
☺ SAI
MACRO_1_TF_84: Nguyên tắc của lợi thế so sánh là tổng sản lượng sẽ lớn nhất khi
mỗi hàng hóa được sản xuất bởi quốc gia nào có chi phí cơ hội nội địa cao hơn.
☺ SAI
MACRO_1_TF_85: Chỉ có quốc gia xuất khẩu hàng hóa mới nhận được lợi ích từ
thương mại quốc tế.
☺ SAI
MACRO_1_TF_86: Các quốc gia không buôn bán những hàng hóa giống nhau.
☺ SAI
MACRO_1_TF_87: Các hãng có thể chiếm được lợi thế kinh tế theo quy mô với thương
mại quốc tế.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_88: Điều kiện trao đổi quyết định mức tăng trong sản lượng thế giới
nhờ lợi thế tương đối được phân chia như thế nào khi tham gia thương mại.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_89: Chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại không có tác động đến phân
phối thu nhập.
☺ SAI
MACRO_1_TF_90: Tổng của tài khoản vãng lai cộng với tài khoản vốn cộng với tài
khoản kết toán chính thức là dương đối với quốc gia là người cho vay ròng.
☺ SAI
MACRO_1_TF_91: X – M = (T – G) + (S – I).
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_92: Nếu tỉ giá giữa đồng VND và đồng tiền nước ngoài thấp hơn, người
nước ngoài tìm thấy hàng hóa dịch vụ rẻ hơn được sản xuất tại Việt Nam.
☺ SAI
MACRO_1_TF_93: Nếu chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ tăng lên, cầu về đồng
USD giảm đi.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_94: Nếu tỷ giá hối đoái kì vọng giữa VND và USD được định giá cao
trong tương lai, cung hiện hành về đồng USD sẽ giảm.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_95: Cầu về đồng Euro trên đất Mỹ sẽ tùy thuộc chủ yếu vào cầu của
người Mỹ đối với hàng hóa và tài sản EU.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_96: Việt Nam đang duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa VND và USD.
☺ SAI
MACRO_1_TF_97: Với giá cả ở Mỹ và Trung Quốc là cho trước, nếu giá trị của đồng
USD là rất cao, các ngành xuất khẩu của Mỹ sẽ được lợi.
☺ SAI
MACRO_1_TF_98: Thâm hụt thương mại sẽ được thanh toán mà không cần có sự can
thiệp của chính phủ trong chế độ bản vị vàng.
☺ ĐÚNG
MACRO_1_TF_99: Đầu cơ làm mất ổn định tỷ giá hối đoái thả nổi.
☺ SAI
MACRO_1_TF_100: Việc giảm giá đồng tiền sẽ tạo một sức ép lên nền kinh tế của
nước đó bởi việc tăng xuất khẩu.
☺ ĐÚNG

You might also like