You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TRI THỨC
Đề tài 1: Thông qua các khía cạnh đánh giá hệ thống QTTT. Liên hệ với hệ
thống quản trị tri thức của Google để đưa ra các nhận định

Lớp HP: 2315QMGM0811

Nhóm: 5

Giảng viên HD: Cô Trần Phương Mai

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................. 3
1.1 Tìm hiểu về hệ thống QTTT (KMS)................................................................................... 3
1.2 Tìm hiểu về đánh giá hệ thống QTTT................................................................................ 4
1.3 Các khía cạnh đánh giá hệ thống quản trị tri thức ................................................................ 6
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI DOANH
NGHIỆP GOOGLE............................................................................................................................ 7
2.1 Tìm hiểu về doanh nghiệp Google ...................................................................................... 7
2.2 Vai trò của hệ thống quản trị tri thức trong Google ........................................................ 9
2.3 Thực trạng hệ thống quản trị tri thức của Google .............................................................. 10
2.3.1 Chiến lược QTTT của Google ......................................................................................... 10
2.3.2 Các vấn đề về con người và xã hội .................................................................................. 14
2.3.3 Cấu trúc tổ chức của hệ thống Quản trị tri thức ........................................................... 16
2.3.4 Quá trình Quản trị tri thức ............................................................................................. 18
2.3.5 Công nghệ Quản trị tri thức ............................................................................................ 20
2.3.6 Lãnh đạo .......................................................................................................................... 22
2.3.7 Tình huống áp dụng và triển khai QTTT ...................................................................... 24
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI GOOGLE ............................ 26
3.1 Thành công của hệ thống quản trị tri thức tại Google ........................................................ 26
3.2 Hạn chế của hệ thống quản trị tri thức tại Google ............................................................. 27
3.3 Giải pháp cho hệ thống quản trị tri thức tại Google: .......................................................... 29
3.3.1 Về mặt công nghệ: ............................................................................................................ 29
3.3.2 Về ban lãnh đạo:.............................................................................................................. 30
3.3.3 Về cấu trúc tổ chức: ......................................................................................................... 31
3.3.4 Về chiến lược công ty: ...................................................................................................... 31
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 31

2
MỞ ĐẦU

Tri thức trong nền kinh tế hiện đại đã trở thành một tài nguyên quan trọng. Đây là một
yếu tố bắt buộc và cần thiết để các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong quá trình hoạt
động và đưa quyết định hỗ trợ các chiến lược kinh doanh, là chìa khóa dẫn đến thành công
trong cuộc đua kinh tế toàn cầu. Một trong những lợi ích của việc thực hiện quản trị tri thức
trong tổ chức là những tác động tích cực của nó đối với hiệu quả của tổ chức. Một số nghiên
cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa các hoạt động quản trị tri thức đến việc cải
thiện hiệu quả của tổ chức; việc quản trị tri thức có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và năng
lực lãnh đạo này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của tổ chức. Như vậy, thực hiện tốt việc
quản trị tri thức trong doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho tổ chức của mình. Hiện
nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng quan tâm đến tài sản tri thức cũng như phát triển
hệ thống quản trị tri thức nhằm gia tăng giá trị sử dụng của tài sản này. Xuất phát từ vấn đề
trên, nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu về các khía cạnh đánh giá hệ thống quản trị tri
thức với đề tài “Thông qua các khía cạnh đánh giá hệ thống QTTT. Liên hệ với hệ thống
quản trị tri thức của Google để đưa ra các nhận định”

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tìm hiểu về hệ thống QTTT


a. Khái niệm

Hệ thống QTTT là tập hợp có tổ chức của con người, bao gồm các thủ tục, phần mềm,
cơ sở dữ liệu và các thiết bị, được sử dụng để tạo ra, lưu trữ, chia sẻ, sử dụng tri thức và kinh
nghiệm của tổ chức.

b. Vai trò

Hệ thống quản trị tri thức là một công nghệ hỗ trợ quá trình quản trị tri thức với công
nghệ là một trong 5 thành phần cốt lõi trong quản trị tri thức. Bước vào giai đoạn chuyển đổi
số ngày càng sâu rộng như hiện nay, hệ thống quản trị tri thức có thể nói là đóng một vai trò

3
tiên quyết trong việc giúp doanh nghiệp thu thập và chia sẻ thông tin , đảm bảo lưu giữ những
tri thức lõi của tổ chức. Một vài những vai trò quan trọng của KMS có thể được kể đến như:

• Tổ chức và đảm bảo cho nguồn thông tin được nhất quán, có hệ thống và chính xác

• Giúp lưu trữ tri thức lõi và cập nhật thông tin liên tục

• Làm cho các chức năng tự phục vụ hiệu quả hơn

• Cho phép chủ động chia sẻ và sử dụng lại kiến thức và học tập trong tổ chức

• Trao quyền cho khách hàng để họ tự giúp mình và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

1.2 Tìm hiểu về đánh giá hệ thống QTTT


a. Khái niệm và các nguyên tắc đánh giá

Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng
chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực
hiện các chuẩn mực đánh giá - Theo tiêu chuẩn ISO 19011.

Đánh giá hệ thống QTTT là việc phân tích có hệ thống về khả năng quản trị tri thức trong
tổ chức. Nó đánh giá hiệu quả hiện tại của tổ chức so với thực tiễn hoạt động quản trị tri thức
ở cấp toàn cầu và xác định các lĩnh vực quan trọng để áp dụng quản trị tri thức- theo Dalkir
(2005).

Các nguyên tắc đánh giá hệ thống quản trị tri thức:

• Việc đánh giá QTTT phải có tính hệ thống, tức là xem xét mọi vấn đề trong hệ thống
quản trị tri thức, đồng thời có hệ thống lưu trữ các kết quả đánh giá để có thể trích xuất
khi cần .

• Đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong suốt quá trình đánh giá.

• Đánh giá hệ thống QTTT phải được lập thành văn bản để đảm bảo tính chính thống của
hoạt động này trong tổ chức.

b. Mục đích và yêu cầu về kết quả của đánh giá hệ thống QTTT

Mục đích đánh giá

4
Việc đầu tiên khi tiến hành đánh giá hệ thống quản trị tri thức là xác định rõ mục đích
đánh giá. Thuộc vào thời điểm quy mô đánh giá sẽ có những mục đíchđánh giá tương đối khác
nhau. Mục đích đánh giá phải phù hợp với mục đích chung của tổ chức và được thúc đẩy để
đạt được mục đích chung của tổ chức đó. Nhìn chung thì việc đánh giá kết quả hoạt động của
hệ thống quản trị tri thức trong một tổ chức thường có các mục đích sau đây:

• Đánh giá vị thế của tổ chức dựa trên việc sử dụng các loại tri thức hiện cũng như tri
thức ẩn, sự hợp tác và sự phát triển các tri thức mới, phục vụ cho công cuộc đổi mới và
sáng tạo.

• Hỗ trợ tổ chức phát triển tầm nhìn và mục tiêu phát triển của mình, có tính đến 1) Chiến
lược của tổ chức và 2) Thực tiễn hoạt động tốt nhất trong ngành.

• Làm việc với tổ chức nhằm phát triển một lộ trình chiến lược để đi từ hiện tại tới vị trí
mà tổ chức xác định phải đến trong tương lai của mình.

Yêu cầu của đánh giá

Các biện pháp đo lường hiệu quả của quản trị tri thức cần được thiết kế và thực hiện để
phản ánh các mục tiêu chiến lược và mục tiêu quản trị tri thức trong tổ chức. Tri thức là một
quy trình triển khai chiến lược tạo năng lực cho các quy trình kinh doanh quan trọng khác. Do
đó điều quan trọng là tập trung các biện pháp và toàn bộ nỗ lực và đo lường các yếu tố tác
động đến khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược. Tiêu chí dùng để đo lường và đánh giá
mức độ tác động của quản trị tri thức đó là kết quả, đầu ra và hệ thống. Yêu cầu chung thì
việc đánh giá kết quả quản trị tri thức của một doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu cụ
thể như sau:

• Cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn của lãnh đạo tổ chức.

• Xác định rõ mục đích và định kỳ đánh giá.

• Xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp.

• Lựa chọn phương án phù hợp.

• Cần tiêu chuẩn hóa năng lực của đội ngũ đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống, tránh
chồng chéo, trùng lặp và lãng phí.

5
1.3 Các khía cạnh đánh giá hệ thống quản trị tri thức

Một hệ thống quản trị tri thức trong một doanh nghiệp cần phải được đánh giá trên các
khía cạnh cụ thể. Hiện nay vẫn còn đi khác biệt trong việc xác định các khía cạnh đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị tri thức trong doanh nghiệp. Tuy nhiên một số khía
cạnh chung và phổ biến nhất máu hết các nhà nghiên cứu và thực hành quản trị tri thức đã đề
cập trong các nghiên cứu của mình được tổng hợp và trình bày dưới đây:

• Chiến lược QTTT: Trước khi bắt đầu bất kỳ loại hoạt động nào, người ta phải xác
định rõ ràng, cách nào để đi và những mục tiêu phải đạt được.

• Các vấn đề về con người và xã hội: Vai trò của con người và các mối quan hệ xã hội
sẽ được xác định. Một định nghĩa rõ ràng về các vấn đề QTTT định hướng con người
cụ thể sẽ là kết quả phản ánh trong các hoạt động QTTT của tổ chức.

• Cấu trúc tổ chức của hệ thống QTTT: Liên quan đến các khía cạnh tổ chức, một
khuôn mẫu QTTT sẽ cung cấp các gợi ý quan trọng để tạo dựng, điều hành và duy trì
một tổ chức thân thiện với tri thức.

• Quá trình QTTT: Kết quả đánh giá sẽ đưa ra câu trả lời cho các kinh doanh và việc
áp dụng chúng cho QTTT.

• Công nghệ QTTT: Công nghệ được sử dụng cho mục đích gì của tổ chức Câu hỏi cơ
bản này sẽ được trả lời trong quá trình đánh giá hoạt động QTTT với các câu hỏi liên
quan tới mối liên hệ giữa công nghệ và QTTT.

• Lãnh đạo: Các yếu tố thành công quan trọng trong việc giới thiệu một nhà lãnh đạo
QTTT trong tổ chức của là gì? Những đặc điểm nào về lãnh đạo mà tổ chức kỳ vọng
và cố gắng thiết lập? Những hoạt động nào cần phải có người để lãnh đạo và điều hành?
Tất cả về lãnh đạo và môi trường xung quanh là một phần của khung mẫu đánh giá
QTTT.

• Đo lường hiệu quả QTTT: Một hệ thống QTTT không thể được cải thiện, nếu thiếu
hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động. Hoạt động này cũng cung cấp các số liệu để
có được cái nhìn tổng quan thành của hệ thống QTTT của tổ chức.

6
• Tình huống áp dụng và triển khai QTTT: Cung cấp các thực tiễn tốt nhất trong các
lĩnh vực khác nhau của QTTT. Ngoài ra, một lộ tình chung sẽ được đề xuất. Nó sẽ giúp
các tổ chức trong tiến trình thiết kế và thiết lập hệ thống QTTT của mình.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC
TẠI DOANH NGHIỆP GOOGLE

2.1 Tìm hiểu về doanh nghiệp Google

Google là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm
1998 bởi Larry Page và Sergey Brin khi họ còn là sinh viên đại học Stanford. Từ một công ty
tìm kiếm trên Internet, Google đã phát triển thành một công ty công nghệ đa ngành với các
sản phẩm và dịch vụ như: công cụ tìm kiếm, hệ điều hành di động Android, trình duyệt web
Chrome, dịch vụ email Gmail, bản đồ Google Maps, YouTube, Google Drive, Google Docs
và nhiều sản phẩm khác.

- Nhiệm vụ của công ty là tổ chức thông tin phổ quát và làm cho tất cả mọi người đều có
thể truy cập được. Để đạt được điều này, Google cố gắng đổi mới nhanh chóng.
- Sứ mệnh của Google: Trong thời đại 4.0, nhu cầu tìm kiếm thông tin là vô cùng lớn. Vì
vậy, Google tập trung vào việc cải thiện việc tìm kiếm tốt hơn để giúp người dùng giải
đáp những gì họ tìm kiếm. Google mang theo sứ mệnh cung cấp cho người dùng những
thông tin có sự tin cậy và mức độ liên quan cao. Bên cạnh đó, Google luôn tối đa hóa
khả năng tiếp cận thông tin và làm cho nó dễ dàng truy cập và hữu ích trên phạm vi
toàn cầu. Ngoài ra, Google cũng cam kết bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Công
ty chỉ bán quảng cáo và trợ giúp trực tuyến cho người dùng.
- Tầm nhìn của Google: Đối với tầm nhìn của mình, Google mang đến một thông điệp
vô cùng đơn giản nhưng rõ ràng. Họ luôn cố gắng để hướng đến ‘Cung cấp quyền truy
cập vào thông tin thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột’

Một số sản phẩm và dịch vụ của Google:

- Google Search: công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới với hàng tỷ kết quả tìm kiếm
được trả về mỗi ngày.

7
- Android: hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng bởi hàng tỉ
người dùng trên toàn cầu.
- Chrome: trình duyệt web phổ biến nhất thế giới, với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu.
- Gmail: dịch vụ email phổ biến và miễn phí của Google, cung cấp cho người dùng nhiều
tính năng hữu ích và bảo mật cao.

- Google Maps: ứng dụng bản đồ, định vị và hướng dẫn đi đường phổ biến, cung cấp
thông tin về giao thông, điểm đến và địa điểm trên toàn thế giới.

- Google Drive và Google Docs: công cụ lưu trữ và chia sẻ tài liệu trực tuyến, cho phép
người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu một cách dễ dàng.

Google Translate: công cụ dịch thuật trực tuyến, cung cấp khả năng dịch văn bản, giọng nói
và hình ảnh từ và đến nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Google Photos: dịch vụ lưu trữ và chia sẻ ảnh trực tuyến, cho phép người dùng lưu trữ
ảnh và video không giới hạn trên đám mây của Google.

- Google Analytics: dịch vụ phân tích trang web, cung cấp cho người dùng thông tin chi
tiết về lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web của họ.

- Google Calendar: dịch vụ lịch trực tuyến, cho phép người dùng tạo và quản lý các sự
kiện, hẹn hò và lịch làm việc trên đám mây của Google.

- Google Knowledge Graph, một phần của hệ thống tìm kiếm của Google. Google
Knowledge Graph được tạo ra để giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng
và hiệu quả hơn bằng cách cung cấp các kết quả tìm kiếm liên quan đến khái niệm hay đối
tượng cụ thể. Google Knowledge Graph sử dụng các nguồn thông tin đa dạng như bài báo,
sách, website và cơ sở dữ liệu, để tạo ra một bản đồ tri thức rộng lớn về các đối tượng, mối
quan hệ giữa chúng và thông tin liên quan. Hệ thống này giúp cải thiện tính chính xác và độ
tin cậy của kết quả tìm kiếm của Google.

- Google cũng có một hệ thống quản lý tri thức nội bộ được gọi là Google Brain, được
phát triển để giúp Google tự động hóa quá trình tìm kiếm và cải thiện trải nghiệm người dùng.

8
Về phần sử dụng các công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo, Google đã và đang tích hợp
rất nhiều công nghệ mới nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa các sản phẩm
và dịch vụ của mình. Ví dụ, Google sử dụng học máy để hiểu được cách mà người dùng tìm
kiếm thông tin và đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Ngoài ra,
Google cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hoá các quy trình như phân tích dữ liệu và
đưa ra các quyết định tự động. Google Search Console và Google Analytics là hai hệ thống
quan trọng để cung cấp thông tin định tính và định lượng về hoạt động trên trang web của bạn.
Google Search Console giúp bạn theo dõi các chỉ số liên quan đến trang web của bạn, bao
gồm số lần xuất hiện trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google, số lần nhấp chuột
vào các kết quả đó, và các từ khóa được sử dụng để tìm kiếm trang web của bạn. Google
Analytics cung cấp cho bạn các chỉ số chi tiết về lưu lượng truy cập, chuyển đổi, nguồn lưu
lượng và các thuộc tính của khách hàng.

Hiện nay, Google là một trong những công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế
giới, với nhiều chi nhánh và văn phòng đặt tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Google cũng nổi
tiếng với các chính sách tuyển dụng, phúc lợi và môi trường làm việc tích cực, thu hút được
nhiều tài năng và nhân sự giỏi nhất trong ngành công nghệ.

2.2 Vai trò của hệ thống quản trị tri thức trong Google

Hệ thống quản trị tri thức (Knowledge Management System - KMS) của Google là một
hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu lớn với các dữ liệu tri thức được thu thập và phân tích từ các
nguồn khác nhau, bao gồm các trang web, tài liệu, hệ thống và hoạt động của người dùng.
Mục đích của hệ thống QTTT là cung cấp cho các nhân viên của Google truy cập nhanh chóng
đến thông tin chính xác và liên quan để giúp họ thực hiện công việc của mình một cách hiệu
quả và nhanh chóng hơn. Đồng thời, hệ thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện trải nghiệm người dùng của các sản phẩm và dịch vụ của Google.

Hệ thống QTTT của Google được phát triển và bảo trì bởi một nhóm các chuyên gia về
tri thức, học máy và trí tuệ nhân tạo. Các dữ liệu được thu thập và phân tích thông qua các
thuật toán máy học và các công cụ phân tích dữ liệu lớn để tìm ra các mẫu và xu hướng trong
dữ liệu. Google sử dụng hệ thống QTTT của mình để hỗ trợ quản lý tri thức cho các dự án nội
bộ, đào tạo nhân viên, tạo ra các hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ, và cung cấp các câu hỏi thường
9
gặp và trả lời cho khách hàng. Ngoài ra, Google cũng sử dụng hệ thống để cải thiện quá trình
tìm kiếm và cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và liên quan nhất đến nhu cầu của người
dùng.
2.3 Thực trạng hệ thống quản trị tri thức của Google
2.3.1 Chiến lược QTTT của Google

Chiến lược và mục tiêu

- Sử dụng con người để phát triển tri thức: Google đã tạo ra một môi trường làm việc tập
trung vào sự phát triển cá nhân và chia sẻ tri thức, đồng thời khuyến khích nhân viên học hỏi
và chia sẻ kiến thức với nhau thông qua các chương trình đào tạo và các hoạt động khác. Các
nhân viên được khuyến khích tham gia vào các dự án sáng tạo và được động viên để thử
nghiệm các ý tưởng mới. Ngoài ra, Google còn có một số dự án và sản phẩm có tính chất cộng
đồng như Wikipedia và Google Maps, nơi mà người dùng có thể đóng góp kiến thức và thông
tin để cùng nhau phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ. Tất cả những nỗ lực này đều nhằm
mục đích nâng cao tri thức và sức mạnh của công ty.

- Chiến lược chia sẻ tri thức: Google khuyến khích việc chia sẻ tri thức giữa các nhân
viên, bằng cách tạo ra các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để các nhân viên có thể giao tiếp
và học hỏi từ nhau. Google cũng đưa ra các chính sách và quy trình để khuyến khích việc chia
sẻ tri thức.

- Chiến lược đào tạo tri thức: Google có chính sách đào tạo tri thức để giúp các nhân
viên phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc hiệu quả. Google cung cấp nhiều
khóa học và tài liệu đào tạo trực tuyến, đồng thời tổ chức các sự kiện, hội thảo và các chương
trình đào tạo khác để hỗ trợ phát triển kỹ năng cho nhân viên.

- Chiến lược tạo tri thức mới: Google đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển
để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Công ty cũng khuyến
khích nhân viên tạo ra các ý tưởng mới và khởi nghiệp bên ngoài công ty.

10
- Chiến lược quản lý tri thức từ bên ngoài: Google cũng quản lý tri thức từ bên ngoài,
bằng cách theo dõi các xu hướng công nghệ mới, đánh giá các công ty khác và tìm kiếm các
cơ hội hợp tác và đối tác để tăng cường tri thức và mở rộng kinh doanh của mình.

- Sử dụng công nghệ để quản lý tri thức: Google sử dụng nhiều công nghệ để quản lý tri
thức của mình, bao gồm cả các công cụ tìm kiếm nội bộ, các hệ thống quản lý kiến thức và
các cơ sở dữ liệu tri thức.

Phương thức

Hiện nay, chiến lược quản trị tri thức của Google là một phần quan trọng của hoạt động
kinh doanh và phát triển sản phẩm của công ty. Google đã đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ
tri thức và hệ thống quản trị tri thức để cung cấp cho nhân viên và khách hàng của mình trải
nghiệm tốt nhất có thể.

- Google đã xây dựng một thư viện tri thức trực tuyến lớn, được gọi là Google Brain,
với hơn 3 triệu tài liệu, bao gồm sách, bài báo và các tài liệu đào tạo. Google Brain được cập
nhật thường xuyên với những kiến thức mới nhất về các công nghệ và phương pháp quản lý
tri thức.

- Google đã phát triển các công cụ và ứng dụng dành cho các nhân viên của mình để
quản lý tri thức và chia sẻ kiến thức. Các công cụ này bao gồm Google Drive, Google Docs,
Google Sheets, Google Slides, Google Meet, Google Forms và Google Sites. Google cũng đã
xây dựng một hệ thống tư vấn tri thức tự động, được gọi là Ask Google, cho phép nhân viên
của công ty tìm kiếm các thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề công việc. Ask Google
được tích hợp với các dịch vụ và sản phẩm của Google, giúp nhân viên dễ dàng truy cập thông
tin trong quá trình làm việc.

- Google còn có một hệ thống chia sẻ tri thức toàn cầu, được gọi là Google Share. Hệ
thống này cho phép nhân viên chia sẻ và truy cập các kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu với
nhau từ bất kỳ đâu trên thế giới. Google Share là một phần của nỗ lực của Google để tạo ra
một nền văn hóa tri thức mở và chia sẻ.

- Google đã phát triển một hệ thống quản lý tri thức trong nội bộ, được gọi là Google
Knowledge Graph, để liên kết và phân tích các thông tin từ hàng triệu nguồn khác nhau. Hiện
11
tại, Google Knowledge Graph đã thu thập được hơn 500 tỷ thông tin liên quan đến các chủ đề
khác nhau trên toàn thế giới.

- Google đã triển khai chương trình đào tạo toàn cầu về quản trị tri thức cho hơn 10.000
nhân viên của công ty. Chương trình này bao gồm các khóa học và buổi tập huấn trực tuyến
về quản lý tri thức, đào tạo về tri thức cho nhân viên mới, và các cuộc thi về tri thức để khuyến
khích nhân viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

- Google đã phát triển một hệ thống phân loại tri thức và đề xuất các nhiệm vụ tương
ứng cho hơn 50.000 nhân viên của công ty. Hệ thống này giúp xác định các kỹ năng và năng
lực của nhân viên, đồng thời đề xuất các cơ hội phát triển tương ứng để giúp nhân viên phát
triển sự nghiệp của mình, giúp Google có được những nhân viên có kỹ năng và năng lực tốt
nhất.

- Google đã thành lập Google Research, một trung tâm nghiên cứu về tri thức, với hơn
500 nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Trung tâm này tập trung vào nghiên cứu về học sâu, trí
tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan đến tri thức.

- Google đang tập trung vào việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu
(deep learning), để có thể phân tích và khai thác tri thức từ dữ liệu đại chúng. Điều này cho
phép Google phát hiện các mối quan hệ giữa các tài liệu và thông tin, giúp tăng cường khả
năng tìm kiếm và hiển thị kết quả chính xác cho người dùng.

- Google cũng đang phát triển một hệ thống tư vấn tri thức trực tiếp giữa nhân viên, được
gọi là Google Helpouts. Hệ thống này cho phép nhân viên có thể kết nối và chia sẻ kiến thức
với nhau từ bất kỳ đâu trên thế giới, giúp cải thiện khả năng học tập và tăng cường kết nối
giữa các nhân viên.

Hiệu quả của chiến lược quản trị tri thức tại Google

Google đã có nhiều thành công trong việc áp dụng chiến lược quản trị tri thức để tăng
cường khả năng tìm kiếm, phân tích và áp dụng tri thức của công ty. Dưới đây là một số số
liệu thống kê cụ thể:

12
- Google Knowledge Graph đã giúp Google cải thiện khả năng tìm kiếm, đưa ra kết quả
tìm kiếm chính xác và đầy đủ hơn cho người dùng. Hiện tại, hơn 1/3 các kết quả tìm kiếm trên
Google đều sử dụng thông tin từ Google Knowledge Graph.

- Google đã áp dụng thành công hệ thống học sâu để tăng cường khả năng phân tích dữ
liệu của công ty. Ví dụ, Google đã sử dụng học sâu để phát hiện các hình ảnh không phù hợp
trên YouTube, giúp tăng cường an toàn cho người dùng. Kết quả, Google đã loại bỏ hơn 80%
các video không phù hợp trên YouTube trong quý II năm 2019.

- Chương trình đào tạo quản trị tri thức của Google đã giúp nâng cao kỹ năng và năng
lực của nhân viên, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao. Theo một
báo cáo năm 2019 của Forbes, Google đã được xếp hạng là một trong những nơi làm việc tốt
nhất và có tính cạnh tranh cao nhất trên toàn thế giới.

- Hệ thống phân loại tri thức và đề xuất nhiệm vụ của Google đã giúp tăng cường quản
lý nhân viên và phát triển sự nghiệp của họ. Theo một báo cáo năm 2020 của Glassdoor,
Google là một trong những công ty có môi trường làm việc tích cực và phát triển sự nghiệp
cho nhân viên của họ.

- Trong năm 2019, Google đã giúp hơn 20 triệu người dùng tìm thấy thông tin y tế chính
xác và đáng tin cậy thông qua Google Search. Điều này được đạt được nhờ vào việc áp dụng
tri thức y tế và sức khỏe vào Google Knowledge Graph.

- Google đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ Nhân tạo (AI) ở Ghana
vào năm 2019, với mục đích nghiên cứu và phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo dựa trên
tri thức địa phương. Điều này cho thấy Google sử dụng tri thức để định hướng cho nghiên cứu
và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của mình.

- Google đã phát triển các công cụ như TensorFlow, Cloud AutoML và Cloud TPU để
hỗ trợ việc phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên nền tảng của Google. Các
công cụ này giúp tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng tri thức để xây dựng và triển khai
các giải pháp trí tuệ nhân tạo.

- Google đã áp dụng tri thức vào các dịch vụ của mình như Google Translate, Google
Maps và Google Assistant để đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ, Google Translate
13
đã giúp hàng triệu người dùng trên toàn thế giới truy cập và hiểu các nội dung trên các trang
web và ứng dụng từ các ngôn ngữ khác nhau.

⇒ Tổng quan về chiến lược quản trị tri thức của Google cho thấy công ty đã tập trung
vào việc sử dụng nhiều phương tiện và cơ chế để khuyến khích sự chia sẻ tri thức và phát triển
kỹ năng cho nhân viên của mình. Việc sử dụng con người là một phần quan trọng của chiến
lược này, bao gồm việc khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên, đưa ra các
chương trình đào tạo và hỗ trợ cho việc phát triển kỹ năng mới. Từ đó, có thể thấy rằng Google
rất coi trọng việc phát triển tri thức và năng lực của nhân viên, đồng thời cũng thể hiện tầm
nhìn dài hạn về việc quản lý và khai thác tri thức để nâng cao sự cạnh tranh của công ty.
2.3.2 Các vấn đề về con người và xã hội

Larry Page, đồng sáng lập Google, đã từng phát biểu về văn hóa trong doanh nghiệp GG
như sau: “Đảm bảo rằng mọi người trong công ty đều có những cơ hội tuyệt vời, có tác động
có ý nghĩa và đang đóng góp cho lợi ích của xã hội.” Các nhân viên làm việc tại Google không
chỉ đều là những nhân viên ưu tú, có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao mà họ còn được tự
do học hỏi, sáng tạo, thoải mái chia sẻ tri thức, và luôn cởi mở, đổi mới. Có được những điều
đó bởi Google luôn coi con người là trung tâm của mọi sự phát triển trong tổ chức vì thế mà
vai trò của con người trong việc xây dựng hệ thống quản trị tri thức cũng không phải ngoại lệ.
Khi đánh giá về hệ thống QTTT dựa trên khía cạnh về các vấn đề liên quan đến con người và
xã hội của Google, ta thấy được rằng QTTT đã thực sự định hướng được con người trong
Google. Trong môi trường làm việc của Google tất cả mọi người đều phải và được tiếp cận
thông tin một cách đầy đủ. “Tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích
cũng như dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu” chính là nhiệm vụ mà Googlers luôn hướng
tới. Vì vậy đội ngũ lãnh đạo Google đã hướng nhân viên phải tự học hỏi tự trải nghiệm trong
quá trình làm việc và tất cả nhân viên trong công ty đều đóng một vai trò như một mắt xích
trong chuỗi mắt xích vận hành tri thức trong doanh nghiệp. Là một tổ chức thông tin lớn nhất
nhì thế giới , nhân viên ở Google bắt buộc phải trải qua các kì đào tạo và phát triển tối thiểu
120 giờ 1 năm. Tất cả nhân viên phải trang bị cho mình kĩ năng tự học vì trong văn hóa GG
thì việc học là thường xuyên liên tục, bên cạnh đó các cá nhân cũng phải biết kết nối cùng các
cá nhân, phòng ban khác để thúc đẩy quá trình học hỏi, chia sẻ tri thức trong tổ chức. Ngoài

14
ra để tăng cường văn hóa học hỏi trong công ty cũng như phát triển tri thức có một vài những
yêu cầu đối với nhân viên GG có thể kể đến như:

Khiêm tốn: Theo Laszlo Block - phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự ở Google, trong
một môi trường rất cạnh tranh và mọi người đều có tài năng, đôi khi bạn phải biết bước xuống
và nhường cho người khác đóng góp. Chính vì vậy nhân viên làm việc tại Google luôn cố
gắng hoàn thành mảng công việc của mình và sau đó là lùi lại để người khác tiếp nhận và tiếp
tục hoàn thành.

Biết chịu trách nhiệm và có lập trường: Đây là một kỹ năng gắn liền với sự khiêm tốn
như đã nói ở trên. Theo Block "Sẽ không thể có chuyện: Khi mắc sai sót mà dẫn đến điều gì
đó tốt đẹp hơn, đó là bởi tôi là thiên tài, còn nếu dẫn đến thứ gì đó tệ hại, đó là bởi tôi làm việc
cùng một gã ngốc hay không được cung cấp đủ tài nguyên". Vì vậy các Googler sẽ không trốn
tránh mà sẵn sàng thừa nhận sai sót và chịu trách nhiệm.

Có kiến thức chuyên môn và thông minh: Nhân viên Google không chỉ có chỉ số IQ tốt
mà còn có khả năng nhận thức nói chung. Đó là khả năng học tập, khả năng liên kết các mẩu
thông tin khác nhau, hay khả năng xử lý tình huống ngay cả khi đang trên máy bay.

Google đang đối mặt với nhiều thách thức trong quản trị tri thức, bao gồm các vấn đề về
nguồn lực. Dưới đây là một số vấn đề về nguồn lực mà Google đang gặp phải:

- Cạnh tranh về nhân lực: Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế
giới, vì vậy cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng là rất khốc liệt.
Điều này đặt ra thách thức cho Google trong việc giữ chân các nhân viên tài năng của mình,
đồng thời phải tiếp tục thu hút và tuyển dụng nhân lực mới để duy trì sự phát triển của công
ty.

- Chi phí tài nguyên: Google đã đầu tư một khoản tiền lớn vào việc phát triển các công
nghệ và sản phẩm mới, điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn vào tài nguyên. Việc giải quyết các vấn
đề về nguồn lực để phát triển và duy trì các sản phẩm mới là một thách thức lớn cho Google.

- Quản lý tri thức: Google sở hữu rất nhiều thông tin và dữ liệu, điều này đòi hỏi công ty
phải có khả năng quản lý và khai thác tri thức hiệu quả để phát triển sản phẩm và dịch vụ.

15
Quản lý và phân tích dữ liệu được thu thập đòi hỏi tài nguyên đáng kể, bao gồm cả phần cứng
và phần mềm, và Google phải đảm bảo rằng nó đủ tài nguyên để làm điều đó.

- Nguồn lực về bảo mật: Với số lượng lớn dữ liệu của mình, Google phải đảm bảo rằng
họ có đủ nguồn lực để bảo vệ thông tin của khách hàng và người dùng khỏi các cuộc tấn công
mạng và các mối đe dọa bảo mật khác.

- Nguồn lực về hợp tác: Google là một công ty lớn và có nhiều đối tác, đòi hỏi công ty
phải sử dụng nguồn lực để quản lý mối quan hệ với các đối tác và đảm bảo rằng các dự án hợp
tác được thực hiện thành công.

- Nguồn lực về đổi mới: Google luôn cố gắng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Để làm điều này, công ty phải sử dụng nhiều nguồn lực để nghiên
cứu và phát triển các công nghệ mới.

Trong quá trình quản trị tri thức, các vấn đề về nguồn lực là một thách thức lớn đối với
Google. Để giải quyết các vấn đề này, công ty cần có một chiến lược quản lý nguồn lực toàn
diện và đáp ứng nhanh chóng với các thay đổi

⇒ Nhà lãnh đạo cần chú trọng và quá trình đào tạo. Văn hóa chia sẻ thực sự là cần thiết
trong quá trình làm việc của công ty. Những người quản lý và những người lãnh đạo cần chia
sẻ và hướng dẫn với những người ít kinh nghiệm để họ dần hoàn thiện và gia tăng những tri
thức cho họ. Mạng lưới hoạt động của tri thức, trau dồi tri thức không ngừng và xây dựng văn
hóa chia sẻ tri thức

2.3.3 Cấu trúc tổ chức của hệ thống Quản trị tri thức

Để có thể tổ chức được một hệ thống QTTT yêu cầu phải có một cấu trúc tổ chức phù
hợp. Google tuân theo cơ cấu tổ chức đa chức năng hay nói cách khác là cơ cấu công ty ma
trận . Sử dụng cấu trúc ma trận hoặc chức năng chéo có nghĩa là nhân viên từ các chức
năng khác nhau với nhiều kỹ năng khác nhau được nhóm lại với nhau để làm việc trong một
dự án hoặc phát triển sản phẩm nhất định. Mỗi nhóm chức năng chéo thường do một nhà quản
lý cấp cao đứng đầu, người chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm đó.

Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Google là một trong những yếu tố cơ bản góp phần vào sự
thành công của doanh nghiệp công nghệ thông tin. Xuất phát điểm là tập đoàn Alphabet, sau
16
đó trải qua nhiều đợt tái cấu trúc, công ty trở thành Google như hiện nay. Bất chấp việc tái cơ
cấu như vậy, công ty vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức của mình, vì các quy trình kinh doanh cốt
lõi của công ty phần lớn vẫn giữ nguyên, bao gồm quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây,
phân phối nội dung kỹ thuật số và điện tử tiêu dùng. Với phạm vi tiếp cận đa quốc gia, doanh
nghiệp phát triển cấu trúc công ty của mình để tương ứng với sự phức tạp của các hoạt động
trải rộng trên các thị trường khu vực khác nhau. Những đặc điểm chính trong cấu trúc hệ thống
của Google:

Dựa trên chức năng:

Cấu trúc của Google liên quan đến khía cạnh chức năng vì công ty có các chức năng
riêng biệt như tài chính, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, v.v. được nhóm thành
các bộ phận chức năng khác nhau. Tất cả các chức năng được lãnh đạo bởi một giám đốc điều
hành quản lý chức năng và đưa ra các quyết định chiến lược. Với việc một giám đốc điều hành
đưa ra quyết định quản lý tới các phòng ban có lợi thế là tri thức hoặc thông tin sẽ được chia
sẻ một cách nhất quán.

Dựa trên sản phẩm:

Các sản phẩm mà công ty sản xuất được phát triển thông qua các nhóm sản phẩm có sự
tham gia của nhân viên từ các chức năng khác nhau. Google có hai nhóm dựa trên sản phẩm
chính chịu trách nhiệm vận hành đám mây và một nhóm khác chịu trách nhiệm vận hành trí
tuệ nhân tạo. Ngoài ra còn có một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cho từng nhóm hỗ trợ
phát triển các dòng sản phẩm.Thông qua đặc điểm này của cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp đáp
ứng nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai cũng như sở thích của người tiêu dùng về các sản
phẩm công nghệ thông tin và điện tử tiêu dùng. Có thể thấy các dòng sản phẩm của công ty
đã tăng cường khả năng tiếp cận thông tin có tổ chức của mọi người, đặc biệt là thông tin qua
môi trường trực tuyến. Vì thế mà cấu trúc dựa trên sản phẩm mang lại lợi ích là phát triển
công cụ để mọi người trong công ty có thể dễ dàng tiếp cận thông tin.

Độ phẳng:
17
Đặc điểm cấu trúc này liên quan đến việc giảm thiểu các đường truyền thông và quyền
hạn theo cấp bậc theo chiều dọc, bất chấp các nhóm dựa trên chức năng của Google. Tổ chức
tương đối phẳng có nghĩa là nhân viên có thể giao tiếp với các nhà quản lý ở các cấp khác
nhau trong toàn tổ chức mà không cần sự tham gia của quản lý cấp trung. Ngay cả trong các
lĩnh vực dựa trên chức năng, nhân viên có thể giao tiếp với các nhà quản lý cấp cao hơn. Điều
này cho phép thông tin lưu chuyển hiệu quả trong chức năng và giữa các bộ phận khuyến
khích sự đổi mới. Theo cách này, cấu trúc công ty của Google tạo điều kiện thuận lợi cho các
cuộc họp và chia sẻ thông tin giữa các nhân viên và nhóm thuộc các lĩnh vực khác nhau của
tổ chức. Đặc điểm cấu trúc này là yếu tố đóng góp chính cho sự đổi mới cho các sản phẩm
mới giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

⇒ Có thể thấy để có thể thúc đẩy cũng như phát triển hệ thống QTTT trong một tổ chức
thì cơ cấu tổ chức phẳng của GG có lợi thế thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, dựa trên việc chia sẻ
kiến thức trong toàn bộ tổ chức kinh doanh.

2.3.4 Quá trình Quản trị tri thức

Quá trình quản trị tri thức tại Google được bắt đầu từ việc xây dựng, hình thành tri thức
. Quá trình hình thành này đến từ sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của các cá nhân thông
qua làm việc, được đào tạo và học tập chính đồng nghiệp, cấp trên của mình để hình thành
vốn kiến thức nền tảng. Quá trình thứ hai là việc nắm bắt kiến thức. Trong bước này, kiến thức
được hữu hình hóa thông qua các tài liệu cụ thể, có thể là các bản mô tả công việc, các nội
quy quy định của công ty, các chính sách, chiến lược kinh doanh,… Khi nhân sự có thể tham
khảo và nắm được kiến thức của tổ chức, những năng lực cần thiết để thực hiện công việc sẽ
được thực hiện một cách hiệu quả. Quá trình tiếp theo là tổng hợp kiến thức. Đây là quá trình
lưu trữ kiến thức trên nền tảng dữ liệu của doanh nghiệp và cuối cùng là quá trình áp dụng
kiến thức. Sau khi hình thành và chia sẻ, các cá nhân sẽ áp dụng những tri thức đã được đào
tạo vào các nội dung công việc cụ thể.

- Quá trình sáng tạo tri thức của Google

Ở Google luôn khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình sáng tạo tri thức. Tất cả
các nhân viên đều có khả năng sáng tạo tri thức. Vì vậy, Google đã xây dựng môi trường làm
18
việc linh hoạt và khuyến khích sự sáng tạo, cho phép nhân viên tự do sáng tạo với những ý
tưởng mới. Có một phương pháp khá hiệu quả của GG trong việc khuyến khích nhân viên của
mình phát triển , đó là: Chính sách "20%" của GG. có nghĩa là Google sẽ cho phép nhân viên
dành 20% thời gian của họ (1 ngày mỗi tuần) để làm bất cứ thứ gì họ muốn. Ý tưởng này đã
mang lại thành công cho Google với một vài sản phẩm sáng tạo và tuyệt vời nhất của họ, bao
gồm cả Gmail và Google Suggest. Các nhà lãnh đạo tập trung xây dựng văn hóa công ty, tạo
ra các công cụ hỗ trợ nhân viên trong quá trình sáng tạo tri thức và tổ chức các khóa đào tạo
để nâng cao trình độ của nhân viên.

Điểm hấp dẫn trong chiến lược huy động sáng tạo của Google là sẵn sàng chia sẻ thông
tin. Ở đây, sự phối hợp giữa các bộ phận, việc chia sẻ thông tin diễn ra một cách công khai và
minh bạch. Nhân viên sẽ được cấp quyền hạn cho công việc của mình, ví dụ như quyền truy
cập lộ trình sản phẩm, kế hoạch, báo cáo... hầu như mọi người đều được biết về công việc của
người khác. Chiến lược này giúp cho mỗi nhân sự biết rõ được công việc của mình để hoàn
thành nhiệm vụ tốt hơn. Công việc được vận hành trơn tru và mang lại hiệu quả trong thời
gian ngắn. Đồng thời, việc sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng giúp nâng cao tinh thần đoàn kết
giữa mỗi cá nhân, các phòng ban, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra ở môi
trường công sở.

Không chỉ trân trọng tinh thần sáng tạo của nhân viên, Google theo sát và có những cách
khác nhau để hỗ trợ nhân viên trong quá trình phát triển ý tưởng, điển hình là việc tạo ra các
công cụ tiện ích để giúp nhân viên sáng tạo. Hiện nay, công ty đang sử dụng những không
gian ảo để nhân viên kết nối với nhau và thoải mái sáng tạo tri thức mới:

- Google Cafes: Công cụ này được thiết kế để khuyến khích các nhân viên từ các phòng
ban khác nhau tương tác với nhau, chia sẻ với nhau về công việc cũng như sở thích. Nhân viên
của Google còn có thể tham gia vào Google+, một diễn đàn dành cho riêng họ.

- Google Moderator: công cụ này giúp quản trị sự sáng tạo do các kỹ sư của Google thiết
kế. Qua hệ thống này, khi có các buổi hội thảo về công nghệ hay các cuộc họp toàn công ty,
bất cứ nhân viên nào cũng có thể đưa ra câu hỏi và chính nhân viên là người bình chọn những
đề tài mà họ thích trao đổi nhất. Moderator tạo điều kiện cho nhân viên phát hiện ra các ý

19
tưởng, vấn đề và các kiến nghị hiện tại, bình chọn cho các ý tưởng đó và đề xuất các sự kiện
hay các cuộc họp để thảo luận về các vấn đề này.

- TGIF: Công cụ để tổ chức các cuộc họp hàng tuần. Tại những cuộc họp này, nhân viên
có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến bất kỳ vấn đề nào của công ty lên các nhà lãnh đạo
hàng đầu và các giám đốc các cấp cao. Nhân viên của Google còn có một hệ thống để gửi thư
điện tử trực tiếp cho bất kỳ lãnh đạo cấp cao của công ty.

- Google Universal Ticketing Systems (GUTS): phần mềm được thiết kế để lưu trữ các
vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực. Những vấn đề này sau đó sẽ được xem xét một cách hệ thống để
rút ra các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, Fixlts là một diễn đàn mở 24 tiếng một ngày, giúp
nhân viên cùng hội ý giải quyết một vấn đề cụ thể.

- Googlegeist: ghi nhận lại ý kiến phản hồi của nhân viên đối với hàng trăm vấn đề khác
nhau và cử ra một số nhóm nhân viên để giải quyết các vấn đề lớn nhất.

⇒Google là một trong những công ty đầu tiên thực sự hiểu nhu cầu của nhân viên, bằng
việc tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, năng động, tập trung sự sáng tạo đã giúp Google có
được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, xuất sắc, giàu kinh nghiệp, sẵn sằng học hỏi, tiếp
thu, sáng tạo và chia sẻ tri thức, từ đó thúc đẩy quá trình quản trị tri thức tại doanh nghiệp.
Thông qua các chính sách của mình, có thể thấy Google rất coi trọng quá trình sáng tạo tri
thức trong doanh nghiệp.

Nhờ có quá trình quản trị tri thức mà doanh nghiệp mới hoạch định chiến lược, giải quyết
các vấn đề nhanh chóng, triển khai những quy tắc thực hành tốt nhất, cải thiện chất lượng của
tri thức tiềm ẩn bên trong sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy trao đổi ý tưởng và tăng cơ hội cho
đổi mới, giúp tổ chức tăng năng lực cạnh tranh, tạo dựng được kho lưu trữ tri thức của tổ chức.
2.3.5 Công nghệ Quản trị tri thức

Trong quản trị tri thức, công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính công
nghệ thông tin cung cấp cho quản trị tri thức nhiều công cụ hỗ trợ mạnh để thực hiện các khâu
trong chu trình quản trị tri thức. Hiểu được điều đó, Google thường ưu tiên đầu tư nhiều trang
thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, bao gồm cả các thiết bị phần cứng và
các phần mềm ứng dụng trong sáng tạo, quản lý và phổ biến tri thức.

20
Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm khổng lồ từ phía người dùng, Google đã phải làm việc hết
công suất, hệ thống xử lý xấp xỉ 20 petabyte dữ liệu mỗi ngày, vận hành hàng loạt server đặt
khắp thế giới, liên tục thực hiện các thuật toán cũng như tìm kiếm khắp thế giới web để có
được một bức tranh toàn cảnh sẵn sàng được sử dụng để phục vụ người dùng một cách nhanh
nhất. Giải pháp ở đây là hệ thống lưu trữ phân tán, được tối ưu cho các dịch vụ mà Google
cung cấp: Google File System (GFS) được các kỹ sư của hãng đưa ra vào năm 2003. Có thể
nói GFS là xương sống cho hầu hết mọi dịch vụ mà Google cung cấp. Hệ thống cơ sở dữ liệu
người dùng đồ sộ, các dịch vụ điện toán đám mây và lượng dữ liệu khổng lồ phục vụ việc tìm
kiếm, tất cả đều được quản lý dựa trên GFS. Tiêu chí hoạt động của GFS có thể gói gọn trong
một câu: binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa. Nói cách khác, với quy mô dữ liệu mà mình phải
vận hành, các kỹ sư thiết kế GFS coi trọng khả năng mở rộng hệ thống, tăng số lượng server
và ổ cứng thay vì đầu tư quá nhiều vào việc tạo ra các server hay thiết bị lưu trữ chất lượng
cao. Google muốn kết hợp các server cũng như thiết bị lưu trữ rẻ và đơn giản thành một hệ
thống với khả năng chịu lỗi cao nhất có thể.

Với cường độ hoạt động mà người dùng và Google đòi hỏi, các Server này sớm muộn
cũng sẽ ra đi. Và thiết kế của GFS được tạo ra để bảo đảm rằng, dù có phải thường xuyên thay
đổi các server trong hệ thống, lượng dữ liệu bị mất đi vẫn sẽ được giữ ở mức tối thiểu. Trong
các hệ thống của mình, Google thường lưu trữ dữ liệu trên các file dung lượng cực lớn, và các

21
file này sẽ được đọc, ghi, sử dụng bởi rất nhiều ứng dụng tại cùng một thời điểm. Vì vậy GFS
còn cần một đặc tính nữa là khả năng cung cấp lượng lớn dữ liệu ở tốc độ cao cho các ứng
dụng này trong mọi thời điểm.

Với quy mô của mình – GFS chủ yếu làm việc với dữ liệu theo từng khối, có thể bao
gồm hàng triệu file với dung lượng từ hàng trăm MB đến vài GB. Và bởi các file dữ liệu này
sẽ được rất nhiều ứng dụng sử dụng tại cùng một thời điểm, một cơ chế chịu lỗi khác cũng
được thiết kế để bảo bảo rằng mỗi khi có một thao tác ghi (write) xảy ra lỗi, dữ liệu sẽ có thể
được rollback lại thời điểm ngay trước đó mà không làm ảnh hưởng đến các ứng dụng khác.
Làm được điều này một cách chính xác mà không gây ảnh hưởng lớn đến hiệu năng là cả một
kỳ công.

Như vậy, công nghệ GFS mà Google sử dụng với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền
tải thông tin cho phép Google xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả.
Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng
cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu
tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình.

⇒ Để quá trình quản trị tri thức thành công thì đầu tư cho công nghệ là một trong các
điều kiện tiên quyết. Ngày nay đứng trước lượng thông tin khổng lồ và nhu cầu về việc tiếp
cận, áp dụng, chia sẻ tri thức cũng ngày một nhiều, các doanh nghiệp nên học hỏi theo bậc
thầy về thông tin – Google- về giải pháp công nghệ và việc vận hành 1 hệ thống xử lý dữ liệu
theo kiểu phân tán. Có nghĩa dữ liệu sẽ được lưu trữ và chia sẻ phân tán thay vì được lưu trữ
trong một hệ thống để giảm thiểu rủi ro mất thông tin mà vẫn đảm bảo dữ liệu có thể được lan
truyền nhanh chóng.
2.3.6 Lãnh đạo

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo và chia sẻ tri thức đối với tổ chức được thể
hiện trong nghiên cứu của Gary Hamel (2006) . Ngày nay, việc tạo ra và chia sẻ thông tin
trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp , và chia sẻ
kiến thức chủ yếu dẫn đến việc tạo ra thông tin trong tổ chức. Để có thể chia sẻ tri thức thành
công không thể không kể đến vai trò của những nhà lãnh đạo. Hiệu quả lãnh đạo có thể kích
hoạt hành vi chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên bằng cách tạo ra sự thống nhất và nhận thức
22
thuộc về một tổ chức, cùng với công việc quên mình của người lãnh đạo, đồng thời cũng làm
tăng sự hợp tác giữa các nhân viên. Tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức, vai trò và trách nhiệm
của người quản lý tri thức luôn thay đổi. Hơn nữa, các yếu tố môi trường vĩ mô, chẳng hạn
như xu hướng thị trường mới nổi, sẽ có tác động đến chiến lược quản lý tri thức của công ty.

Thông thường, phạm vi công việc và trách nhiệm của người quản lý tri thức sẽ bao gồm:

• Khuyến khích văn hóa chia sẻ kiến thức và quy trình làm việc hợp tác giữa các phòng
ban và nhóm dự án

• Làm việc cùng với các bên liên quan, nội bộ và bên ngoài, để thúc đẩy và tối ưu hóa
việc sử dụng tài sản tri thức của tổ chức

• Đảm bảo rằng nhân viên chắc chắn về các quy trình quản lý tri thức , bao gồm cả mục
đích của việc đó

• Đảm bảo rằng kiến thức phù hợp đến đúng người và thông tin này được áp dụng kịp
thời vào các hoạt động kinh doanh

• Giúp nắm bắt kiến thức mới với việc sử dụng hệ thống quản lý kiến thức

• Giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến tri thức, bao gồm quản lý, nắm bắt, chia sẻ
và khả năng tiếp cận các tài sản tri thức

• Cung cấp huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ phù hợp để bảo vệ văn hóa quản lý tri thức

Hiện tại, lãnh đạo doanh nghiệp Google là Sundar Pichai. Lãnh đạo doanh nghiệp
Google, đặc biệt là Sundar Pichai, đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá tổ chức
và chia sẻ tri thức trong công ty. Ông đã tạo ra một môi trường làm việc độc đáo tại Google,
với mục tiêu giúp nhân viên thăng tiến trong sự nghiệp và đạt được thành công cá nhân cùng
với sự phát triển của công ty.

Về phát triển văn hoá tổ chức, Sundar Pichai thường nhấn mạnh rằng Google đang cố
gắng tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và đa dạng. Sundar
Pichai tin rằng những người lao động hạnh phúc và tràn đầy năng lượng sẽ sản xuất được
những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Google cũng đặt sự quan trọng vào việc giữ cho văn hoá
23
của công ty luôn đồng nhất với các giá trị cốt lõi của công ty. Về chia sẻ tri thức trong công
ty, Google luôn khuyến khích nhân viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhau.
Công ty cung cấp nhiều công cụ và hệ thống hỗ trợ nhân viên trong việc chia sẻ kiến thức và
học hỏi lẫn nhau, bao gồm cả các khoá học trực tuyến và chương trình đào tạo. Google cũng
tổ chức các cuộc họp và sự kiện để các nhân viên có thể giao lưu và chia sẻ kiến thức với nhau.
Trong Google, những người lãnh đạo cần có khả năng điều hành và quản lý các hoạt động của
công ty. Các nhà lãnh đạo của Google cần có kiến thức sâu rộng về công nghệ, thị trường,
khách hàng và nhân viên. Họ cần phải định hướng và phát triển chiến lược kinh doanh và sản
phẩm của công ty, đồng thời phải có khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan và xử lý các tình
huống khó khăn trong quá trình quản lý. Ngoài ra, trong Google, những người lãnh đạo cần
có khả năng tạo ra một văn hoá doanh nghiệp đồng nhất, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới,
đồng thời giữ cho công ty tiến bộ và đáp ứng được những thách thức của thị trường. Họ cần
phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, động lực và tạo ra cơ hội cho nhân viên phát
triển nghề nghiệp và giúp công ty đạt được mục tiêu.

Các nhà lãnh đạo của Google đã thành công trong việc quản trị tri thức của doanh nghiệp
giúp công ty đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong những công ty hàng đầu trên thế
giới. Lãnh đạo doanh nghiệp Google đặt một mức độ cao vào phát triển văn hoá tổ chức và
chia sẻ tri thức trong công ty. Đây là một phần quan trọng trong sự thành công của công ty và
sự phát triển của các nhân viên.

2.3.7 Tình huống áp dụng và triển khai QTTT

KMS hỗ trợ việc sử dụng thông tin thông qua thu thập kiến thức, chia sẻ kiến thức và
ứng dụng kiến thức để cải tiến. Kiến thức thu được này sau đó được lưu trữ trong kho kiến
thức để chia sẻ giữa các cá nhân và phòng ban. Sau đó, kiến thức được áp dụng trong các tình
huống kinh doanh và giới thiệu các ý tưởng và hệ quy chiếu khác để cuối cùng tạo ra kiến
thức mới. Khi kiến thức mới được tạo ra, nó cần được nắm bắt và lưu trữ, chia sẻ và áp dụng,
và chu kỳ tiếp tục. Các phương pháp KM được áp dụng để giúp tổ chức tăng cường lợi thế
cạnh tranh và hỗ trợ người lao động tri thức tận dụng các kỹ năng và khả năng của họ để mang
lại giá trị kinh doanh. Do đó, KM là quá trình mà qua đó một tổ chức sử dụng trí tuệ tập thể

24
của mình để hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình. Quá trình KM nên bắt đầu bằng
việc công nhận và xác định kiến thức cần nắm bắt, chia sẻ và áp dụng, để giúp tổ chức và lực
lượng lao động của tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh và bền vững.

Dưới đây là một số tình huống và cách áp dụng và triển khai QTTT về nguồn lực trong
doanh nghiệp:

1. Sử dụng hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP): Đây là một hệ thống QTTT
được sử dụng để quản lý các hoạt động kinh doanh, tài chính, sản xuất và lưu trữ thông
tin. Bằng cách triển khai hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quản lý tài
nguyên và quản lý hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

2. Sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản lý nhân sự: Các doanh nghiệp có thể
sử dụng các công nghệ mới như phần mềm quản lý nhân sự, mạng xã hội nội bộ, hoặc
ứng dụng di động để quản lý thông tin nhân sự và tăng cường sự tương tác giữa các
nhân viên trong doanh nghiệp.

3. Sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Các doanh nghiệp có thể sử
dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), hoặc phân tích
dữ liệu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc cải tiến sản phẩm và dịch vụ hiện
có.

4. Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý chi phí: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các
công nghệ như phần mềm quản lý chi phí, máy tính đám mây (cloud computing) để
quản lý và tối ưu hóa chi phí hoạt động của mình.

Trên đây là một số tình huống và cách áp dụng và triển khai QTTT về nguồn lực trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để áp dụng và triển khai QTTT hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải
đánh giá khả năng sử dụng công nghệ của mình và chọn ra các giải pháp QTTT phù hợp với
nhu cầu và tình trạng của doanh nghiệp

25
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI GOOGLE
3.1 Thành công của hệ thống quản trị tri thức tại Google

a. Công nghệ:

Google là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng công nghệ để quản trị
tri thức. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, học sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và dữ liệu lớn
đã được Google áp dụng rất hiệu quả vào quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin.

Google đã tạo lập được môi trường chia sẻ, lưu trữ tri thức trong doanh nghiệp thông
qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến: Google Knowledge Graph, Google Research hay qua
cách bày trí văn phòng, giúp nhân viên Google có thể tương tác, chia sẻ các tri thức giữa các
nhân viên, đồng thời cũng lưu trữ các nguồn tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sử dụng nhiều kênh thông tin nhằm chuyển giao, chia sẻ thông tin. Thiết kế văn phòng
với khu vực giải trí đa dạng, khu café… phù hợp để nhân viên trao đổi công việc và chia sẻ ý
tưởng cùng đồng nghiệp. Mỗi thứ sáu hàng tuần, công ty sẽ tổ chức cuộc họp với toàn bộ nhân
viên và ban lãnh đạo. Ngoài ra việc chia sẻ, lưu trữ thông tin ở Google còn được thực hiện
trên các ứng dụng công nghệ.

b. Lãnh đạo:

Lãnh đạo của Google có nhận thức sâu sắc được vai trò của quản trị tri thức tại doanh
nghiệp mình, xây dựng và phát triển hệ thống quản trị tri thức thông qua các chiến lược, hành
động và văn hoá doanh nghiệp.

Quản lý tại Google làm việc trên tinh thần “người quản lý phục vụ nhóm”, sẵn sàng chia
sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhân viên cấp dưới, trở thành người truyền cảm hứng, đồng hành,
hỗ trợ cho đội nhóm của mình.

c. Cấu trúc tổ chức:

Cấu trúc tri thức với mô hình làm việc tiện ích luôn được cập nhật nhanh chóng, được tổ
chức khoa học từ cao xuống thấp, giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm dữ liệu.
26
Cấu trúc hiện tại của Google có hiệu quả trong việc hỗ trợ sự linh hoạt trong nguồn nhân
lực: tính phẳng của cơ cấu tổ chức tối ưu hóa tính linh hoạt trong cách nhân viên của Google
chia sẻ kiến thức và phát triển sản phẩm.

d. Chiến lược:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị tri thức tại Google, chiến lược quản trị
tri thức đang dần được hoàn thiện, phát triển hơn.

Google đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, xây dựng được
hệ thống tri thức ngày càng hoàn thiện, đầu tư các chính sách đào tạo, phát triển tri thức của
nhân lực trong Google.

Xây dựng được văn hoá hướng tới tri thức: cởi mở chia sẻ thông tin giữa nội bộ cộng sự.
Với phương châm: “Mỗi nhân viên là một phần không thể thiếu của “Google family”, Google
đã xây dựng thành công một nơi làm việc mà mọi cá nhân đều cảm thấy rằng họ được đóng
góp cho mục tiêu chung và tạo ra sự thay đổi, tạo cho họ niềm tin. Một thành công có thể kể
đến của việc xây dựng văn hoá chia sẻ tri thức của Google: Mạng dạy học g2g "Googler to
Googler" có hơn 6000 nhân viên của Google, các tình nguyện viên của cộng đồng này giúp
đỡ đồng nghiệp của họ bằng cách dạy các kỹ năng chuyên môn (lãnh đạo, thuyết trình trước
đám đông hay đàm phán), cung cấp các cuộc tư vấn 1: 1 và chuẩn bị tài liệu học tập.

3.2 Hạn chế của hệ thống quản trị tri thức tại Google

a. Công nghệ:

Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Google vẫn chưa thực sự hoàn hảo, gây ra một
số vấn đề trong việc tương tác với người dùng và chưa giải quyết các câu hỏi phức tạp.

Google cũng đang phải đối mặt với nhiều tranh cãi liên quan đến việc sử dụng trí tuệ
nhân tạo và dữ liệu cá nhân, đặc biệt là về mặt đạo đức và quyền riêng tư.

Đa dạng kênh thông tin trao đổi dẫn tới việc nhân viên khó lựa chọn khi sử dụng để trao
đổi tri thức.
27
Google cũng đã ra sức thiết kế các không gian làm việc quá cầu kì, như những chiếc ghế
ngồi hình con thuyền, phòng họp được cách điệu quá mức. Điều này là không cần thiết và chỉ
thích hợp cho những không gian vui chơi, giải trí. Do đó, các không gian làm việc tưởng chừng
như quá lý tưởng của Google bước đầu có tác dụng tương tác, chia sẻ, nhưng càng về sau càng
làm rối mắt và làm nhân viên phải mệt mỏi.

b. Lãnh đạo:

Một số quyết định của lãnh đạo Google cũng đã gây ra tranh cãi và chỉ trích, ví dụ như
việc cấm các nhân viên sử dụng trang web nội bộ của công ty để thảo luận về chính sách công
ty.

Chưa hoàn toàn trọng dụng các ý tưởng sáng tạo của nhân viên, một số quản lý còn vô
tình tạo ra sự không tin tưởng trong đội ngũ, khiến nhân viên khi gặp khó khăn khó có thể chia
sẻ, yêu cầu giúp đỡ.

Sự sáng tạo không được phát huy: Các nhà thiết kế tại google làm việc trong tình trạng
“thiết kế theo ý hội đồng”. Các chuyên gia thiết kế tuy rằng được phép đưa ra ý tưởng của
mình, được bảo vệ chứng minh cho ý tưởng đó, nhưng hầu hết lại không được trọng dụng.

Google bị “chảy máu chất xám”: Chính vì những sai lầm trong vấn đề quản lý, hàng loạt
nhân sự cấp cao của Google đã ra đi chỉ trong 2 năm (2007-2009) điển hình là Larry Brilliant
là giám đốc Google.org và được xếp trong danh sách 100 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến
thế giới năm 2008 do tạp chí Times bình chọn. Tuy nhiên đến tháng 4/2009, thì ông chuyển
sang làm giám đốc quỹ Skoll Foundation. Sự ra đi của ông là một mất mát vô cùng to lớn đối
với Google. Sheryl Sandberg giữ chức vụ phó chủ tịch các hoạt động và bán hàng trực tuyến
toàn cầu của Google, và là một trong những ngôi sao lên nhanh nhất trong giới kinh doanh:
gia tăng vị trí từ 34 năm 2008 lên 22 năm 2009 trong danh sách Những Phụ nữ Quyền lực nhất
do tạp chí Fortune tổ chức bầu chọn. Tuy nhiên cô cũng đã rời bỏ Google để chuyển sang làm
COO của Facebook, và đã có đóng góp quan trọng giúp Facebook trở thành một trong những
mạng xã hội được nhiều người biết đến nhất. Sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao đã để lại cho
GG những thiệt thòi lớn trong đó có nguồn tri thức chuyên môn.

28
c. Cấu trúc tổ chức:

Phân bố các phòng ban chưa thật sự hợp lý và hiệu quả dẫn tới việc chia sẻ tri thức giữa
các phòng ban diễn ra không đạt kết quả cao.

Tổ chức các cuộc họp, giao ban quá nhiều dẫn đến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và nhàm
chán, kết quả trao đổi, chia sẻ tri thức không hiệu quả.

Cấu trúc công ty của Google còn tồn tại nhiều chỗ cần cải thiện, đặc biệt là về tính linh
hoạt chưa đảm bảo sự gắn kết trong toàn bộ hoạt động kinh doanh.

d. Chiến lược:

Google đã tập trung quá nhiều vào chính sách phát triển các dịch vụ công nghệ và quên
đi việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ khác, dẫn đến một sự phụ thuộc quá mức vào các
dịch vụ công nghệ của công ty.

Chiến lược thúc đẩy sự đổi mới và khởi nghiệp bên trong tổ chức cũng có thể gây ra sự
cạnh tranh giữa các dự án và đội ngũ, làm giảm hiệu quả của quá trình quản trị tri thức.

3.3 Giải pháp cho hệ thống quản trị tri thức tại Google:

Thực tế cho thấy rằng, Google là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực công nghệ, chính vì vậy mà các hoạt động sáng tạo trong quản trị tri thức sẽ luôn được
Google quan tâm và đặt vị trí ưu tiên. Dựa vào những thực trạng đánh giá về hệ thống quản
trị tri thức hiện nay tại Google, nhóm xin đưa ra một số nhóm giải pháp về các mặt như sau:

3.3.1 Về mặt công nghệ:

Tổ chức nhiều hơn các cuộc khảo sát diện rộng, chú trọng vào đa bản thể, đa ngôn ngữ,
kể cả ngôn ngữ phổ thông, tiếng lóng, … Việc tổ chức các cuộc khảo sát sẽ giúp Google mở
rộng kho tiếng cho tri thức AI của mình, từ đó góp phần trong việc cải tiến độ nhạy trong nhận
diện ngôn ngữ tự nhiên, giúp cho việc sử dụng trở lý ảo không còn nhiều trở ngại.

29
Google cần phải có những hướng đi cụ thể trong việc nâng cao sự tin tưởng của người
tiêu dùng, tập trung phát triển những chính sách, chương trình bảo mật nâng cao hơn, ví dụ
như: Bảo mật, cảnh báo thông tin khách hàng trước những lượt tải xuống gây hại, hay hỏi ý
kiến người dùng nhiều lần hơn trước các hoạt động nhập liệu thông tin cá nhân,…

Trong công ty, những kênh dùng để trao đổi thông tin đang bị quá đa dạng, dẫn tới
việc nhân viên cần phải ghi nhớ nhiều kênh hơn, thay vào đó nên tinh giảm lại, tập trung đa
phần vào một hoặc hai kênh truyền tải thông tin nội bộ để đảm bảo sự tiếp nhận thông tin đúng
và đầy đủ của nhân viên trong công ty.

3.3.2 Về ban lãnh đạo:

Đầu tiên có thể kể đến là đặt ra thách thức và phần thưởng phù hợp với nhân viên, thách
thức ở đây để phát huy hết tinh thân, khuyến khích họ học hỏi và sáng tạo và phát triển các
sản phẩm mới hữu ích, dựa trên điều này, nhân viên sẽ tích cực hơn trong việc đi tìm giải pháp
cho vấn đề hiện tại họ đang đối mặt, từ đó phát hiện những thứ vượt quá khả năng của bản
thân.

Thứ 2 là cần tạo điều kiện để cho nhân viên công ty được thử sức ở môi trường mới,
Google phát triển doanh nghiệp theo hướng đa dạng các sản phẩm và kinh doanh trên nhiều
khu vực quốc gia, vậy nên việc tạo điều kiện cho nhân viên của mình trải nghiệp của một vị
trí mới, môi trường lạ sẽ có thể khai thác được tối đa tiềm lực, khả năng sáng tạo của nhân
viên đó.

Thứ 3 cần thường xuyên truyền đạt mục tiêu, văn hóa và chiến lược công ty đến với
nhân viên trong doanh nghiệp, cần phải đảm bảo cho nhân viên hiểu được về mục tiêu, sản
phẩm và dịch vụ của công ty, từ đó nhân viên có thể xác định được điểm suy nghĩ mà họ cần
chú trọng vào, từ đó góp phần đưa ra những ý tưởng sáng tạo phù hợp và thiết thực hơn.

Cuối cùng là cần để tâm, khuyến khích và tôn trọng ý kiến của nhân viên hơn, không
nên có thái độ coi khinh và bác bỏ ý tưởng của cấp dưới, làm được điều này sẽ giúp ích trong

30
việc gắn kết nhân viên với các cấp quản lý, gắn kết nhân viên với nhau, tạo tiền đề phát triển
cho công ty về uy tín, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

3.3.3 Về cấu trúc tổ chức:

Google cần phải điều chỉnh, thiết lập lại các phòng ban, đề cao trong đó là tính liên kết
với nhau, có thể tinh giảm, sáp nhập các phòng ban liên quan thành một phòng duy nhất, đảm
bảo việc chia sẻ tri thức được phổ biến và xác định đúng đối tượng. Bên cạnh đó là cần giảm
bớt những cuộc họp giao ban, thay vào đó là tập hợp các cuộc giao ban nhỏ thành một cuộc
giao ban lớn, giảm tải sự áp lực, mệt mỏi cho nhân viên và các cấp quản lý khi phải ôm đồm
nhiều công việc, chưa kể là tốn thời gian.

3.3.4 Về chiến lược công ty:

Việc tập trung nhiều vào công nghệ dần dẫn tới sự phụ thuộc quá mức của công ty, do
đó cần phân tách các mảng hơn, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ khác ví dụ như: Bảo
mật, chăm sóc khách hàng, mua sắm,… hay có thể để ý, đặt sự quan tâm thêm vào các chiến
lược thúc đẩy sự đổi mới và khởi nghiệp bên trong tổ chức theo hướng ôn hòa, không làm
tăng sự cạnh tranh giữa các đội ngũ nhân viên trong công ty.

KẾT LUẬN

Có thể thấy hệ thống quản trị tri thức của Google rất bài bản, khoa học và đóng một vai
trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Hệ thống quản trị tri thức của Google là một trong
những hệ thống đáng học tập cho các công ty khác hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức của
mình. Tóm lại, việc đánh giá hệ thống quản trị tri thức là hoạt động rất cần thiết trong các
doanh nghiệp. Ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp thành công nhờ vào việc đầu tư phát
triển tài sản tri thức của doanh nghiệp là chưa nhiều, vì vậy cần tập trung đánh giá hệ thống
quản trị tri thức một các bài bản, kĩ lưỡng để tăng tính hiệu quả hoạt động, tạo lợi thế cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình trường Đại học Thương Mại.

2. SMITHSON, N. (SEPTEMBER 8, 2018). Google's Organizational Structure & Its


Characteristics (An Analysis). Retrieved from https://panmore.com/google-
organizational-structure-characteristics-analysis

3. Stabile, S. (2008). Google Organisational Structure and Culture. Retrieved from


StudySmarter\

4. doanh, L. v. (n.d.). Vai trò cúa quan tri tri thúc trong công ty Google, Khoa Quản trị
Kinh Doanh

5. Vũ Vũ, 8/3/2014, Làm việc tại Google cần có những kỹ năng gì? Retrieved from
https://zingnews.vn/lam-viec-tai-google-can-co-nhung-ky-nang-gi-post397421.html

6. Tiểu luận về Chu trình triển khai hệ thống quản trị tri thức tại Google, Khoa Quản trị
Kinh doanh, Retrieved from https://123docz.net/document/4621222-chu-trinh-trien-
khai-he-thong-quan-tri-tri-thuc-thuc-trang-tai-google.htm

32

You might also like