You are on page 1of 3

1.Trí tuệ nhân tạo là gì?

- Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các vấn đề nhận thức thường
liên quan đến trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập, sáng tạo và nhận diện hình ảnh.

- Các tổ chức hiện đại thu thập vô số dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cảm biến thông minh,
nội dung do con người tạo, công cụ giám sát và nhật ký hệ thống. Mục tiêu của AI là tạo ra các hệ
thống tự học có thể tìm ra ý nghĩa của dữ liệu. Sau đó, AI áp dụng kiến thức thu được để giải quyết
các vấn đề mới theo cách giống như con người.

Ví dụ: công nghệ AI có thể trả lời cuộc trò chuyện với con người một cách hợp lý, tạo hình ảnh và văn
bản gốc cũng như đưa ra quyết định dựa trên đầu vào dữ liệu theo thời gian thực.

2. Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã phát triển như thế nào?

Trong bài báo chuyên đề của Alan Turing từ năm 1950, “Máy tính và trí tuệ”, ông đã xem xét vấn đề
liệu máy móc có thể suy nghĩ hay không. Trong bài báo này, Turing lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ trí
tuệ nhân tạo và trình bày nó như một khái niệm lý thuyết và triết học.

Từ năm 1957 đến năm 1974, sự phát triển của điện toán cho phép máy tính lưu trữ nhiều dữ liệu
hơn và xử lý nhanh hơn. Trong giai đoạn này, các nhà khoa học đã phát triển thêm các thuật toán
máy học (ML). Sự tiến bộ trong lĩnh vực này đã khiến các cơ quan như Cơ quan Chỉ đạo các Dự án
Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) tạo ra một quỹ cho nghiên cứu AI. Lúc đầu, mục tiêu
chính của nghiên cứu này là khám phá xem máy tính có thể phiên âm và dịch ngôn ngữ nói hay
không.

Trong suốt những năm 1980, có nguồn tài trợ được tăng cường và các nhà khoa học về bộ công cụ
thuật toán mở rộng được sử dụng trong phát triển AI phù hợp. David Rumelhart và John Hopfield đã
xuất bản các bài báo về kỹ thuật học sâu, cho thấy máy tính có thể học hỏi từ kinh nghiệm.

Từ năm 1990 đến đầu những năm 2000, các nhà khoa học đã đạt được nhiều mục tiêu cốt lõi của AI,
như đánh bại nhà đương kim vô địch cờ vua thế giới. Với nhiều dữ liệu điện toán và khả năng xử lý
trong thời đại hiện đại hơn so với những thập kỷ trước, nghiên cứu AI hiện nay trở nên phổ biến và
dễ tiếp cận hơn. Nó nhanh chóng phát triển thành trí tuệ chung để phần mềm có thể thực hiện các
nhiệm vụ phức tạp. Phần mềm có thể tự tạo, ra quyết định và tự học các nhiệm vụ mà trước đây chỉ
giới hạn ở con người.

Xem video: https://youtu.be/FCYx85pRonQ?si=P2PWgqBUuRwwZ1VP

3. Tầm ảnh hưởng

Thứ nhất là trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến vấn đề việc làm. Trong tương lai, công nghệ hoàn toàn
có thể thay thế được con người để thực hiện một số công việc, điều này đương nhiên dẫn tới người
lao động bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, công nghệ trí
tuệ nhân tạo cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với các quốc gia cung cấp lao động giá rẻ.

Thứ hai là theo dự báo thì trí tuệ nhân tạo còn có thể đe dọa tới vấn đề an ninh. Nhiều ứng dụng trí
tuệ nhân tạo hiện nay có thể sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấn công mạng. Công
nghệ trí tuệ nhân tạo trong mạng xã hội có thể vô tình hỗ trợ và làm gia tăng các hành vi nguy hại.
Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu cần có những phương thức bảo mật an ninh mới.

Thứ ba là vấn đề bảo mật dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo giống như một quy trình tối ưu hóa bằng dữ liệu
với khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu đầu vào. Nhưng đôi khi những dữ liệu này có thể bị lợi
dụng, do đó các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần có cách thức vận hành một cách minh bạch từ khâu
thu thập đến sử dụng dữ liệu đầu vào.

Thứ tư là dự đoán tương lai của siêu trí tuệ. Khó mà đoán biết trí tuệ nhân tạo sẽ đưa tương lai của
chúng ta tới đâu, theo chiều hướng tốt hay xấu. Điều gì sẽ xảy ra nếu máy móc có trí tuệ vượt qua cả
con người. Với sức phát triển của công nghệ như hiện tại, việc tạo ra siêu trí tuệ là hoàn toàn có thể.

Hiện nay, AI xuất hiện trên tất cả các điện thoại thông minh, từ phần mềm nhận dạng khuôn mặt để
mở khóa điện thoại cho đến các ứng dụng phổ biến như Google Maps. Càng ngày, các công ty như
Apple và Google đang cố gắng áp dụng tối đa công nghệ AI trên các thiết bị cầm tay (với các con chip
đặc biệt giúp hỗ trợ các khả năng điều khiển bằng AI), do đó, các hoạt động như nhận dạng giọng nói
có thể được thực hiện trên điện thoại thay vì trên máy tính từ xa, thực hiện các công việc nhanh
hơn, chính xác hơn như: biên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và bảo vệ sự riêng tư của dữ
liệu.

4. Tại sao trí tuệ nhân tạo lại ảnh hưởng đến nạn thất nghiệp:

- AI phát triển sẽ dẫn đến thất nghiệp hàng loạt trên thế giới, vì công việc ngày càng được tự động
hóa, nhu cầu lao động người thật giảm đi. Nghiên cứu được Đại học Oxford thực hiện năm 2013 chỉ
ra rằng một số công việc đứng trước khả năng bị thay thế nhiều nhất là nhân viên môi giới, ngân
hàng và bảo hiểm.

- Trí tuệ nhân tạo (AI) là những cái công nghệ ở trên máy móc nó thực hiện được những công việc
càng ngày càng khó và cao cấp hơn, những công việc liên quan đến trí óc mà con người có thể chưa
làm được

- Hiện tại trí tuệ nhân tạo đã tác động hầu hết các lĩnh vực cũng như các khía cạnh trong cuộc sống
của con người

- Nó hỗ trợ bác sĩ việc chuẩn đoán bệnh trong y tế, việc học tập trong giáo dục, thay thế công nhân
trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các nhà máy công nghiệp nặng

- Gần đây nhất thông tin quen thuộc mà ta được biết là mô hình AI trong xe tự lái

- Phổ biến hiện nay là AI trong lĩnh vực trợ lý ảo, mô hình nhận diện khuôn mặt, gợi ý nội dung trên
nền tảng YouTube, Google
=> AI hiện tại đã quá quen thuộc với con người. AI có thể thay thế con người trong tương lai nhưng
không thay thế hoàn toàn, ở hiện tại thì AI đã thay thế con người trong rất nhiều công việc nên trong
tương lai trí tuệ nhân tạo AI sẽ có ảnh hưởng lớn gây ra thất nghiệp ở con người

Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự động hóa nhiều công việc thủ công và thường ngày, giải phóng người
lao động khỏi công việc nhàm chán và cho phép họ tập trung vào các công việc sáng tạo hơn và ở cấp
độ cao hơn. Sự dịch chuyển này có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống,
nhưng cũng sẽ tạo ra những thách thức mới cho người lao động.Phần lớn hơn 85 triệu việc làm bị AI
“cướp” mất trong những năm tới đều nằm trong các ngành nghề sản xuất, bán lẻ và dịch vụ khách
hàng.

5. Giải pháp hạn chế AI thay thế hoàn toàn con người

Nhìn chung, việc AI có thể thay thế hơn 85 triệu việc làm vào năm 2025 cũng sẽ tác động đến nhiều
mặt và có cả tiêu cực và tích cực. Người lao động cần phải chuẩn bị để đối mặt với những thách thức
và điều đó cũng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tất cả lao động, những người có thể thích nghi với
bối cảnh thay đổi. Để chuẩn bị cho tương lai này thì cần:

- Kiểm soát để đảm bảo các nhà thiết kế hệ thống AI tạo ra các hệ thống này an toàn.

- Kiểm soát được gắn vào ngay trong chính bản thân các AI, như là ý thức, giá trị đạo đức, quy trình
vận hành,...

- Kiểm soát được đưa vào trong những hệ thống bao trùm mà AI sẽ hoạt động trong đó, như là quy
định, mã thực hành, qui trình vận hành tiêu chuẩn, hệ thống giám sát và cơ sở hạ tầng.

- Bên cạnh những phương thức khuyến khích đổi mới sáng tạo công nghệ trí tuệ nhân tạo thì các
quốc gia cũng đề ra nhiều giải pháp cụ thể để ứng phó với những thách thức mới đặt ra.

-Yếu tố con người luôn là vấn đề then chốt, chính vì vậy phải có chiến lược phát triển con người, đào
tạo nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao, cần liên tục nâng cao kỹ năng của mình và sẵn sàng tiếp
nhận các công nghệ mới

You might also like