You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á

BÀI THU HOẠCH


THAM QUAN THỰC TẾ
Tại địa điểm: đường Lê Văn Lương thuộc xã Phước
Kiển, Huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.

MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2023-2024

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thụy Diễm Hương


Lớp: DH22SC01

Sinh viên thực hiện :


- Đặng Thị Thùy Trang
- Lê Anh Anh
- Trần Thị Mỹ Thường
- Đỗ Đặng Anh Thư
- Trần Thị Mỹ Ngọc

TP. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
I. Đánh giá chung về buổi thực địa...........................................................................................3
II. Tổng quan về địa bàn thực địa..........................................................................................4
III. Nội dung chi tiết đã tham quan, phỏng vấn (thấy, nghe, làm).......................................4
IV. Nhận xét và phân tích.........................................................................................................5
1. Thông tin địa lý......................................................................................................................5
2. Dân số và thành phần dân cư................................................................................................5
3. Kinh tế.....................................................................................................................................6
4. Giáo dục..................................................................................................................................6
5. Y tế...........................................................................................................................................7
6. Thông tin tôn giáo và văn hóa cộng đồng............................................................................9
6.1. Tôn giáo............................................................................................................................9
6.2. Văn hóa...........................................................................................................................11
7. Các tổ chức và hệ thống chính trị.......................................................................................13
7.1. Các tổ chức chính thức..................................................................................................13
7.2. Các tổ chức không chính thức......................................................................................13
7.3. Mong đợi của người dân trong cộng đồng..................................................................14
8. An sinh xã hội.......................................................................................................................15
9. Tiềm năng và hạn chế của cộng đồng.................................................................................15
10. Các mối liên quan giữa các vấn đề tại cộng đồng...........................................................16
10.1. Dân số, mật độ dân số và nối liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, môi
trường và kinh tế sống tại cộng đồng.................................................................................16
10.2. Địa hình, Khí hậu và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục và kinh tế.......17
10.3. Kinh tế và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, môi trường sống............17
10.4. Giáo dục và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, kinh tế và môi trường sống........18
V. Điều học thêm so với lý thuyết............................................................................................19
VI. Điều tâm đắc......................................................................................................................20
VII. Bài học rút ra....................................................................................................................20
VIII. Hình ảnh và chú thích...................................................................................................20

2
I. Đánh giá chung về buổi thực địa
Trong buổi sáng ngày 16/11/2023, nhóm 7 gồm 5 thành viên đã đi tham quan thực
tế trên địa bàn đường Lê Văn Lương thuộc xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè. Trước
khi đi tới địa bàn nơi khảo sát các thành viên của nhóm tìm hiểu trước các thông
tin cơ bản về địa điểm đi như: nơi sinh hoạt tôn giáo, trường học, các uỷ ban,
phường, các quỹ tín dụng và ngân hàng... Trong suốt quá trình đi, nhóm chúng tôi
luôn tích cực và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi cùng nhau khám phá môi trường địa
phương, tìm hiểu về đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương. Chúng tôi
có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với người dân sinh sống trong khu vực, và được họ
chia sẻ về cuộc sống hàng ngày, những khó khăn vất vả từ cuộc sống mưu sinh
và những giá trị đặc biệt của họ. Tuy nhiên, do thiếu thông tin chi tiết và tài liệu
tham khảo, chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm hiểu sâu hơn về các đặc
điểm và hoạt động của các địa điểm cụ thể trong khu vực. Điều này có thể được
coi là một hạn chế trong quá trình nghiên cứu và khám phá, nhưng chúng tôi đã
không ngừng cố gắng để thu thập thông tin và tạo ra một cái nhìn tổng quan về
địa điểm mà chúng tôi tham quan.
II. Tổng quan về địa bàn thực địa
Cuối năm 2015, Viện nghiên cứu Phát triển TP.HCM trình lãnh đạo UBND thành
phố đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế trên 4 quận huyện: Quận 7, Nhà
Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh. Ngoài ra cùng với sự phát triển hạ
tầng khu Đông như quận 9, quận Thủ Đức, cơ sở hạ tầng khu Nam cũng đang được
chú trọng đầu tư, nâng cấp hằng ngày. Trong tương lai, vùng đất này sẽ là khu đô
thị lớn nằm ở cửa ngõ phía Nam Sài Gòn. Trong số rất nhiều con đường lớn đang
được đầu tư và tạo nên sự phát triển thịnh vượng cho khu vực phía Nam Sài Gòn
như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát … thì Lê Văn Lương
nổi lên như một con đường có tốc độ hoàn thiện về cơ sở hạ tầng rất nhanh, sở hữu
nhiều tiện ích hấp dẫn và được nhiều nhà đầu tư chú ý. Đường Lê Văn Lương là
một trong 3 con đường nối giữa Nhà Bè và quận 7, thuộc xã Phước Kiển, huyện
Nhà Bè. Với vị trí này, Lê Văn Lương có thể dễ dàng kết nối với cả một hệ thống
cơ sở hạ tầng khu Nam cũng như các tỉnh lân cận Sài Gòn. Đội ngũ cán bộ công
chức xã gồm 41 người, trong đó cán bộ chuyên trách là 11 người, công chức 11
3
người, cán bộ không chuyên trách 19 người, có trình độ đạt chuẩn theo quy định,
trên đại học và đại học là 31 người; cao đẳng và trung cấp là 10 người. Về trình độ
chính trị: cử nhân, cao cấp là 5 người; trung cấp là 36 người.
III. Nội dung chi tiết đã tham quan, phỏng vấn (thấy, nghe,
làm)
Người dân trên đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển là một cộng đồng địa lý, họ
sinh sống lâu năm và có cùng những đặc điểm văn hoá giống nhau. Nhóm chúng
tôi đã có cuộc tham quan thực tế về những người sống tại nơi này để tìm hiểu về:
- Vị trí địa lý: Cộng đồng người dân đường Lê Văn Lương tọa lạc tại khu vực
Phước Kiển, thuộc huyện Nhà Bè. Nơi đây có vị trí địa lý thuận lợi, gần sông nên
có khí hậu mát mẻ và không khí trong lành. Cư dân sinh sống ở đây chủ yếu là
người dân lao động, có cuộc sống bình dị và đơn giản.
- Điều kiện kinh tế: Do sự phát triển kinh tế và đô thị hóa của khu vực, đã xuất
hiện nhiều cơ hội việc làm trong các khu công nghiệp, các công ty xây dựng, và
các doanh nghiệp dịch vụ. Một số người dân có thể đã tìm kiếm việc làm trong
những lĩnh vực này để cải thiện điều kiện kinh tế cá nhân.
- Giáo dục: Khu vực này có trường mầm non, tiểu học và trung học phổ thông để
đáp ứng nhu cầu giáo dục của các em học sinh. Hiện nay khu vực đã có thêm 2
trường Đại học có thể nâng cao chất lượng giáo dục nơi đây.
- Tôn giáo và văn hoá: Có một số nhà thờ và miếu tưởng niệm để thờ cúng và tổ
chức các lễ hội truyền thống. Các hoạt động văn hóa và tôn giáo giữ vai trò quan
trọng trong đời sống của cộng đồng, tạo ra sự đoàn kết và gắn bó giữa các thành
viên.
Sau khi quan sát và phỏng vấn một số người dân sinh sống trong cộng đồng này,
chúng tôi nhận thấy rằng mọi người ở đây rất hiền hòa, thân thiện và thân ái. Họ
luôn sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau và tạo ra một môi trường giao lưu tốt. Cộng đồng
Lê Văn Lương mang đến một cảm giác ấm cúng và hạnh phúc khi được tiếp xúc
với sự đoàn kết và sự chia sẻ của mọi người.
IV. Nhận xét và phân tích
1. Thông tin địa lý

4
Cộng đồng mà nhóm chúng tôi đi đến tham quan khảo sát là những người dân sống
trên địa bàn xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xã Phước Kiển được thành lập vào năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 xã Phước Long
Đông và Long Kiểng cũ. Diện tích, ranh giới lãnh thổ: Diện tích tự nhiên 1.503,91
ha. Xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè nằm ở phía Nam ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 11km. Xã có ranh giới như sau:
+ Phía Đông: giáp phường Phú Thuận - quận 7; thị trấn Nhà Bè.
+ Phía Tây: giáp xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè.
+ Phía Nam: giáp xã Nhơn Đức - huyện Nhà Bè.
+ Phía Bắc: giáp phường Tân Phong - quận 7.
Địa hình, khí hậu, tài nguyên:
- Địa hình: bằng phẳng
- Khí hậu: mùa ẩm ướt thì mây bao phủ, mùa khô thì có mây rải rác, và trời nóng
và ngột ngạt quanh năm.
- Tài nguyên: được bao quanh bởi nhiều kênh, rạch và khung cảnh sông nước hữu
tình, xã Phước Kiển còn là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hàng đầu.
2. Dân số và thành phần dân cư
Dân số xã Phước Kiển năm 2021 là 60.898 người, mật độ dân số đạt 4.049
người/km². Dân cư tại đây chủ yếu là người dân thành phố Hồ Chí Minh đến sinh
sống và làm việc. người Kinh chiếm 99% dân số, dân tộc khác chỉ chiếm 1%.
3. Kinh tế
Ngành nghề và các hoạt động kinh tế tại cộng đồng nơi đây chủ yếu là kinh doanh
buôn bán các cửa hàng dịch vụ phục vụ nhu cầu người dân như: siêu thị, nhà thuốc,
các cửa tiệm làm đẹp, các quán ăn bình dân,… Vốn tài chính tại đây: ngân hàng
Agribank, BIDV, Techcombank,… Cơ hội kinh tế: trong đợt phát triển đến năm
2030, Xã Phước Kiển sẽ được đầu tư trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp
và du lịch. Cùng với đó, khu dân cư cũng sẽ được đầu tư vào các dịch vụ như
trường học, bệnh viện và các tiện ích công cộng
4. Giáo dục
Các cơ sở giáo dục ở đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được
đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất đến môi trường và các chính sách trong giáo dục
5
cho các sinh viên và các học sinh nghèo chăm chỉ vượt khó trong học tập.Từ mần
non đến tiểu học,trung học cở sở hay trung học phổ thông,..đều được xây dựng
khan trang, mới mẻ, sạch sẽ và rộng rãi để các em có động lực phát triển trong học
tập. Các trường mầm non: Trường mầm non Vàng Anh (Địa chỉ :1339 Lê Văn
Lương ấp 2, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè); Lớp mầm non Ánh Linh (Địa
chỉ :594A Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè); Lớp mần non Sao Nhỏ
(Địa chỉ:1590 Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè); Trường mầm non
Thế Giới Mặt Trời (Địa chỉ: 69C, Đường Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển, Huyện
Nhà Bè). Trường tiểu học Tạ Uyên (Địa chỉ: 782 Lê Văn Lương, ấp 1, Phước
Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh). rường trung học cở sở Nguyễn Văn Qùy
(Địa chỉ : 146A Lê Văn Lương, Ấp 1, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM);
Trường trung học phổ thông Phước Kiển (Địa chỉ :1163 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã
Phước Kiển, huyện Nhà Bè). Không chỉ vậy ở đây mặc dù là vùng ở ngoài lòng
thành phố, xa trung tâm nhưng đã có nhiều bước tiến phát triển về các dịch vụ giáo
dục như: dạy thêm ngoại ngữ, các trung tâm luyện thi để lấy các chứng chỉ tiếng
Anh, các dịch vụ gia sư hay chăm sóc giáo dục cho trẻ dưới 6 tuổi trong một không
gian đầy đủ tiện nghi để các bé thích nghi với môi trường và chuẩn bị vào tiểu học
và các trường dạy nghề đều có để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân, sinh viên
và học sinh .
Hội khuyến học huyện Nhà Bè trao tặng 75 suất học bổng năm học 2023-2024 cho
học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Thiết thực hưởng ứng chào mừng kỷ
niệm 27 năm Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2023),
sáng 7/10, Hội Khuyến học huyện Nhà Bè đã tổ chức trao tặng 75 suất học bổng
khuyến tài 1&1 và học bổng bền vững năm học 2023 - 2024 cho học sinh, sinh
viên nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn Huyện. Trong đó có 49 suất học bổng
khuyến tài 1&1 dành cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, học lực khá trở lên, tùy theo cấp học mỗi suất trị giá từ 1.200.000đ đến 2
triệu đồng; 26 suất học bổng bền vững dành cho học sinh, sinh viên thuộc diện hộ
nghèo, mỗi suất từ 2 đến 3 triệu đồng tùy theo cấp học. Tổng kinh phí trao tặng học
bổng gần 150 triệu đồng. Thông qua các suất học bổng được trao tặng nhằm đẩy
mạnh phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Huyện. Qua đó
động viên tinh thần, khích lệ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó
6
khăn tiếp tục vươn lên trong học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò
giỏi, là những công dân tốt.
Theo cuộc khảo sát phỏng vấn 10 hộ gia đình nơi đây, có 4 hộ gia đình ba mẹ chỉ
học xong cấp hai, 6 hộ gia đình ba mẹ chỉ học xong tiểu học do hoàn cảnh gia đình
khó khăn và chủ yếu làm nghề buôn bán tuy nhiên tất cả các hộ gia đình đều ưu
tiên chú trọng đầu tư cho việc học của con cái mình.
5. Y tế
Ở xã Phước Kiển,huyện Nhà bè các nhiều các cơ sở y tế và bệnh viện đủ để có thể
đáp ứng nhu cầu của người dân như: Phòng khám sản nhi Thiên Phúc (Địa chỉ:
1113 Lê Văn Lương, Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM); Trạm y tế xã Phước Kiển
(Địa chỉ:1410 Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM); Bệnh viện
huyện Nhà Bè (Địa chỉ:281A, Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Phước Kiển, Huyện Nhà
Bè, TPHCM). Ngoài các cơ sở y tế ở nơi đây còn có thêm nhiều nhà thuốc tư kinh
doanh nhỏ lẻ do người dân tự mở ra như các : nhà thuốc Long Châu, Thiên Phúc,
Pharmacity… Không chỉ vậy ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè còn có nhiều dự án,
công trình về bệnh viện đang xây dựng. Bệnh viện huyện Nhà Bè nằm ở địa chỉ
281A Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Nơi Bệnh viện tọa lạc
là khu vực đông dân cư, cơ sở hạ tầng về giáo dục, sinh hoạt đều đảm bảo tốt hơn
một số khu vực lân cận. Bệnh viện có quy mô hiện hữu là 110 giường bệnh với 04
phòng chức năng, 13 khoa. Hiện nay, Bệnh viện đang mở rộng và cải tạo thành quy
mô 300 giường với các khoa được mở rộng. Các khoa mới sẽ được triển khai trong
năm 2024 sau khi được bàn giao cơ sở hạ tầng thuộc dự án mở rộng Bệnh viện
huyện Nhà Bè hiện đang trong giai đoạn xây dựng. Do vậy, nhu cầu về tuyển dụng,
đào tạo nhân sự cho các khoa mới thành lập là rất lớn.
Qua khảo sát người dân bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp cùng nhóm khi đi thực
tế biết được các bệnh mà người dân phải trải qua thường gặp ở đường Lê Văn
Lương và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè nói chung là những bệnh liên quan đến da
như: Phát ban, nổi mẫn, nấm da hay nấm móng, mụn cóc..v.v. Vì ở đây thời tiết
mưa vào các tháng (6,7,8,9,10 ) xảy ra tình trạng mưa nhiều ở Nhà Bè sở hữu địa
thế sông nước trù phú có tới 5 nhánh sông đi qua: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,
sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu và cuối cùng là sông Soài Rạp, khi mưa đến thủy

7
triều dâng lên dẫn đến tình trạng ngập lụt trên các tuyến đường nên qua đó người
dân tiếp xúc với nước trộn lộn phù sa, đất các, các chất thải dẫn dến các bệnh về
da. Các hộ dân sống gần các con kênh và sông chưa được xử lý qua nước sạch,
nước bị ô nhiễm cũng có thể mắc các bệnh về da và các loại bệnh khác ảnh hưởng
đến sức khõe người dân.
Ngoài ra gần đây theo trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM ở Nhà Bè đang tăng
mạnh các ca bệnh về tay chân miệng. Tình từ ngày 13/11/2023 đến ngày
19/11/2023 (tuần 46), tại TP.Hồ Chí Minh ghi nhận 1.373 trường hợp mắc bệnh
tay chân miệng, giảm 1/4 so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân
miệng tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 46 là 39.413 ca. Các quận huyện có số ca
mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và quận
Bình Tân.Ở Nhà Bè chiếm số ca cao nhất trong các khu vực khác đó là 574 ca mắc
bệnh tay chân miệng TP.Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 443 trường hợp mắc bệnh sốt
xuất huyết, giảm 12% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết
tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 46 là 16.542 ca. Các quận huyện có số ca mắc
trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 1, quận Bình Thạnh và huyện Nhà Bè.Nhà Bè
đứng vị trí thứ 3 với 237 ca mắc bệnh sốt xuất huyết.
Tìm hiểu về ủy ban huyện Nhà bè và tham khảo các bài báo đồng thời chúng tôi trò
chuyện phỏng vấn người dân ở xã Phước Kiển huyện Nhà Bè, nhóm tôi được biết
toàn huyện hiện có 72 trường học. Trong đó có 43 trường mầm non, 15 trường tiểu
học, 8 trường THCS, 3 trường THPT, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên… với 39.056 học sinh và 2.810 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trong năm học 2022 - 2023, 100% học sinh tại các trường được khám sức khỏe, tư
vấn sức khỏe, có sổ theo dõi sức khỏe và được thông báo về tình trạng sức khỏe
cho gia đình/người giám hộ. Đa số các trường đều có thành lập Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để kịp
thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời phối hợp tốt với Trung tâm Y tế,
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường, Trạm Y tế các xã, thị trấn
trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các đơn vị đều triển khai các chương trình
y tế và vệ sinh phòng bệnh, chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh phòng,
chống dịch bệnh truyền nhiễm. Bảo hiểm xã hội Huyện đã phối hợp với Phòng
Giáo dục và Đào tạo Huyện và các trường tuyên truyền, vận động đến phụ huynh
8
và học sinh về quyền lợi, trách nhiệm, ý nghĩa thiết thực của việc tham gia bảo
hiểm y tế. Qua đó, Bảo hiểm xã hội Huyện đã thực hiện thu và cấp 30.694 thẻ bảo
hiểm y tế cho các em học sinh, đạt tỷ lệ 99,22%, tăng 1.765 thẻ so với năm học
trước gồm: khối Tiểu học có 15 trường với 15.926 học sinh tham gia, đạt tỷ lệ
99,73%; khối THCS có 8 trường với 9.692 học sinh tham gia, đạt tỷ lệ 98,65%;
khối THPT có 4 trường với 4.957 học sinh tham gia, đạt tỷ lệ 98,68%; Trung tâm
Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên có 119 học sinh tham gia, đạt tỷ
lệ 100%, tăng 41,17%.
Ngành Y tế có kế hoạch phối hợp cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện đảm
bảo cơ số thuốc, hướng dẫn các trường thực hiện vệ sinh môi trường, sử dụng dung
dịch khử khuẩn đúng theo quy định nhằm phòng, chống dịch bệnh trong học sinh
nhất là bệnh tay - chân - miệng tại các trường mầm non; Các trường quan tâm vệ
sinh an toàn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng cho các em học sinh thông qua việc
giám sát các đơn vị cung cấp suất ăn và các bếp ăn tại trường nhằm đảm bảo dinh
dưỡng, sức khỏe cho các em học sinh; Để năm học 2023 - 2024 tỷ lệ học sinh tham
gia bảo hiểm y tế đạt 100%, riêng đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn
không đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế thì các trường báo cáo với lãnh đạo UBND
các xã, thị trấn có để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các trường hợp này.
6. Thông tin tôn giáo và văn hóa cộng đồng
6.1. Tôn giáo
- Đạo tin lành: Đầu năm 2020, Mục sư Nhiệm chức Nguyễn Thế Linh – Quản
nhiệm và Ban Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Tôn Thất Thuyết, cử Ban Điều Hành
Điểm Nhóm Tin Lành Phước Kiển Tây như sau: Thầy Hồ Minh Tuấn – Đặc trách
Điểm Nhóm, Chấp sự Dương Viết Hưng, Chấp sự Nguyễn Ngọc Hạnh, Bà Nguyễn
Thị Cẩm Vân.
Có 1 cơ sở Hội Thánh Tin Lành Phước Kiển, địa chỉ: 1236/22 Lê Văn Lương,
Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số dân theo tôn giáo: Hiện nay danh sách tín hữu tại Điểm Nhóm Tin Lành Phước
Kiển Tây khoảng 30 người, nhóm lại thường xuyên khoảng 20 – 25 người. Lớp
Thiếu nhi có khoảng từ 10 – 15 em, vẫn trung tín học Kinh Thánh hằng tuần ( tính
đến ngày 9/11/2022)

9
Tín ngưỡng tôn giáo: Chương trình Thờ phượng Chúa, dạy Giáo lý và học Kinh
Thánh. Công tác thăm viếng chăm sóc tín hữu được duy trì vào mỗi cuối tháng,
hoặc khi có nhu cầu đột xuất. Lớp học tình thương tại Điểm Nhóm Phước Kiển
Tây được thành lập và phát triển rất kỳ diệu, để thể hiện Tin Lành cứu rỗi của
Chúa tại vùng đất này. Qua lớp học Kinh Thánh thiếu nhi, các Giáo viên phát hiện
ra một số em đã 11, 12 tuổi nhưng chưa biết đọc, biết viết. Khi tìm hiểu sâu hơn thì
các em chưa bao giờ được đến trường, vì những lý do và hoàn cảnh khác nhau.
Trong các Giáo viên dạy thiếu nhi, Thầy Nhân được Chúa cảm động, tình nguyện
đứng ra dạy chữ cho những thiếu nhi này. Lớp học tình thương được bắt đầu vào
tháng 10/2019. Lớp học được duy trì đều đặn vào thứ 2 và thứ 4 hằng tuần, từ
17g30 – 19g00 cho đến nay. Hiện nay có khoảng từ 10 – 12 em theo học.
Chương trình truyền giảng thường được tổ chức vào dịp lễ Mừng Chúa Giáng sinh,
và theo các chương trình truyền giảng của Hội Thánh Tôn Thất Thuyết. Công tác
tương trợ được duy trì hằng tháng, nhằm giúp đỡ các gia đình con cái Chúa còn
khó khăn.
- Đạo Cao Đài: Trưởng ban cai quản họ Đạo: Vũ Hoàng Tâm
Có 1 cơ sở Thánh thất Phước Kiển, địa chỉ: 114, ĐH34, Phước Kiển, Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số dân theo tôn giáo: chưa có thống kê.
Tín ngưỡng tôn giáo: Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các
tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được
"Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực
tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ (chữ Hán: 大道三期普度), có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba. Việc
duy trì quyền lực của lãnh đạo Giáo hội đạo Cao đài được duy trì và thực hiện theo
chế độ "tam viên" là: Hội nhơn sanh, Hội thánh và Thượng hội, trong đó: Hội
Nhơn sanh bao gồm đại biểu tín đồ được cử từ các Họ đạo; Hội Nhơn sanh họp
mỗi năm một lần vào rằm tháng bảy; Hội thánh bao gồm phẩm chức sắc từ Giáo
hữu đến Chánh phối sư của Cửu trùng đài và các chức phẩm tương đương của Hiệp
thiên đài; Hội thánh mỗi năm họp một lần vào rằm tháng mười; Thượng hội gồm
các chức sắc từ phẩm Đầu sư trở lên của Cửu trùng đài và các chức phẩm tương
đương của Hiệp Thiên đài. Thượng hội mỗi năm họp một lần vào rằm tháng giêng.
10
Bên cạnh đó còn có Hội Vạn linh gồm đại biểu của Hội Nhơn sanh, Hội thánh và
Thượng hội. Hội vạn linh họp bất thường để giải quyết những công việc trọng đại
của đạo và bầu giáo tông (nếu khuyết). Hội Vạn linh được coi là ngang quyền với
Đức chí tôn tại thế. Lễ Hội: lễ hoàn thành công trình trùng tu: thánh thất và cổng
tam quan_họ đạo xã phước kiển (14/11/2020), lễ khánh thành thuyền bát nhã - họ
đạo thị trấn nhà bè tại TP.HCM, lễ tiếp rước huấn lịnh tân cai quản họ đạo xã
phước kiển, huyện nhà bè.
- Đạo phật: Trụ trì: Đại Đức Thích Đồng Hành.
Chùa Phước Tường, địa chỉ: MPQ3+CQ4, Le Van Luong, ấp 1, Phước Kiển, Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số dân theo tôn giáo: chưa có thống kê.
Tín ngưỡng: Bên trong chùa, tượng Phật đặt ở trung tâm, tượng Bồ Tát, được trang
trí tinh tế và đẹp mắt. Người đến thăm chùa có thể tham gia các hoạt động tâm linh
như trì tụng kinh, đọc sách Phật giáo, tịnh tâm và cầu nguyện. Chùa tuy nhỏ nhưng
toát ra được sự ấm cúng và giữ được sự trang nghiêm. Ngôi chùa trở nên tha thiết
và gần gũi hơn với “bao nỗi nhọc nhằn” bởi số lượng Phật Tử của chùa này cũng
không quá đông nhưng họ vẫn luôn cố gắng cùng nhau hoàn thành công việc để
sẵn sàng cho việc cúng Phật. Họ sống an yên với những bài Kinh câu Kệ, với vầng
trăng và ngọn gió…,
Chương trình, lễ hội: Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh; ngày tu tập và làm phước
của toàn thể Phật tử, theo Bắc tông ( mùng 1 tháng giêng âm lịch ); Ngày Đức Phật
Thích-ca Mâu-ni xuất gia (mùng 8 tháng 2 âm lịch ). ..Chùa Phước Tường cũng tổ
chức nhiều hoạt động cộng đồng và từ thiện như trao quà cho người nghèo, ăn
chay từ thiện, hỗ trợ y tế cho người dân vùng lân cận.
Tạo nên một môi trường gần gũi và ấm cúng cho mọi người. Đây là một nơi mà
tình đoàn kết và sự chia sẻ được đề cao, mang lại niềm vui và sự ủng hộ cho tất cả
thành viên.
Tuy nhiên đường đến các điểm tôn giáo này còn khó đi, do nằm trong hẻm hoặc
trong góc khuất nên ít người biết đến.

11
6.2. Văn hóa
- Đình Long Kiểng: Địa chỉ: MPX4+29W, ĐH34, Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ban quản lý: hội trưởng Nguyễn Văn Tỵ, hội phó Lê Văn
Kỳ và Nguyễn Văn Tư. Đây là nơi củng cố niềm tin, tín ngưỡng của người dân
trong cộng đồng, môi khi có khó khăn người dân đều đến đây để cầu phước lành.
Nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của xã. Xây dựng đình là
nhu cầu tinh thần, có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân
tộc và càn khôn vũ trụ; bằng không thì chỉ là lục bình trôi sông, viên gạch rời rạc,
một dạng "lưu dân tập thể", mặc dù làng lắm gạo nhiều tiền..
- Trung Tâm Học Tập Cộng Đồng Ủy Ban Nhân Dân Xã Phước Kiểng: Địa chỉ:
PP33+GFR, Lê Văn Lương, Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam. Là nơi để người dân học tập, giao lưu văn hóa trong cộng đồng.
- Ngày hội văn hóa các dân tộc: Ngày hội được tổ chức vào sáng 26/3/2023 tại
Trung tâm văn hóa huyện Nhà Bè với chủ đề “Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt
Nam” nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, 77 năm
ngày Bác Hồ gửi thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 -
19/4/2023), chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của
Công đoàn Việt Nam.
Phần thi biểu diễn trang phục dân tộc “Sắc màu trang phục dân tộc”: Bảng B, 1
Giải Nhất thuộc về đội thi Công đoàn cơ sở xã Phước Kiển
Phần thi nấu ăn “Sắc màu ẩm thực dân tộc”: 1 Giải Nhất thuộc về đội thi Hội
LHPN xã Phước Kiển; 1 Giải Nhì thuộc về đội thi Công đoàn cơ sở xã Phước
Kiển.
- Ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Khu dân cư Phước Kiển A:
Ngày 23/9/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phước Kiển, huyện Nhà
Bè đã phối hợp với Xã đoàn và Chi bộ 5 tổ chức chương trình ra mắt “Không gian
văn hóa Hồ Chí Minh” tại Khu dân cư Phước Kiển A, ấp 5 (xã Phước Kiển), với
chủ đề “Nhớ mãi ơn Người”. Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, đồng chí Nguyễn Võ
Quốc Cao, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy xã Phước Kiển,
huyện Nhà Bè nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Đồng thời, đồng chí mong muốn “Không gian văn hóa Hồ Chí

12
Minh” sẽ lan tỏa đến từng khu dân cư, từng nhà, từng người dân, từ đó góp phần
tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, khát vọng giải
phóng dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các tầng lớp Nhân
dân… Dịp này, xã đã trao cờ Tổ quốc, cây xanh cho người dân trên địa bàn ấp và
50 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí gần 20 triệu
đồng.
Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng đây là những nơi nương tựa, củng cố niềm tin, tín
ngưỡng, văn hóa của người dân trong cộng đồng. Tạo điều kiện cho người dân
cùng nhau gặp gỡ, học tập, giao lưu văn hóa, có thêm kiến thức để góp phần xây
dựng cộng đồng vững mạnh. Góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống cũng như
cập nhật thêm giá trị hiện đại.
Tuy nhiên một số nơi giao lưu cộng đồng không có thông tin đầy đủ địa điểm, thời
gian mở, ít phổ cập đến người dân, ít người biết đến và không thể tham gia các sự
kiện hay và bổ ích.
7. Các tổ chức và hệ thống chính trị
7.1. Các tổ chức chính thức
Tổ chức chính trị chính thức
- Cơ quan hành chính xã Phước Kiển: Đội ngũ cán bộ công chức xã gồm 41 người,
trong đó cán bộ chuyên trách là 11 người, công chức 11 người, cán bộ không
chuyên trách 19 người, có trình độ đạt chuẩn theo quy định, trên đại học và đại học
là 31 người; cao đẳng và trung cấp là 10 người. Về trình độ chính trị: cử nhân, cao
cấp là 5 người; trung cấp là 36 người.
- Ủy ban Nhân dân xã Phước Kiển: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
xã, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và
toàn diện của Đảng uỷ xã và Ủy ban nhân dân Huyện. Thực hiện chức năng quản
lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng
trên địa bàn xã. Địa chỉ tại: MPV3+8G Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công an xã Phước Kiển: Nằm ở địa chỉ 1414 Đường Lê Văn Lương, Ấp 2, Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Các tổ chức chính thức khác: Trường học, Bệnh viện/Trạm y tế, Chi thuế, Ban
nhân dân ấp 2.

13
Qua cuộc khảo sát chúng tôi nhận thấy các tổ chức nằm trên trục đường chính Lê
Văn Lương dễ tìm. Trụ sợ công an cán bộ tiếp nhận nhanh nhẹn, địa chỉ cụ thể,
khu vực công an rộng, trang nghiêm và hỗ trợ khi có việc cần.
Tuy nhiên bên cạnh đó qua phỏng vấn trực tiếp với người dân thì Trụ sở UBND
cán bộ còn hời hợt với dân, không hướng dẫn tận tình cho người dân. Chính quyền
luôn vắng mặt nên các giấy tờ toàn hẹn lại, làm việc rất lâu, thiếu chuyên nghiệp
và lấy phí quá cao.
7.2. Các tổ chức không chính thức
- Hội nhóm tình nguyện: Nhóm tình nguyện thường tổ chức các hoạt động như tổ
chức thiện nguyện, cống hiến cung cấp đồ đồ cần thiết cho người nghèo và hỗ trợ
cộng đồng trong các vấn đề xã hội.
- Câu lạc bộ bộ thể thao: Các câu lạc bộ bộ thể thao tự trị thường được thành lập và
phát triển tại các cộng đồng nhỏ. Chúng tôi có thể tập trung vào một loại thể thao
cụ thể như bóng đá, cầu lông, võ thuật và cung cấp cơ hội tham gia và rèn luyện kỹ
năng thể thao cho các thành viên.
- Nhóm nghiên cứu và phát triển: Một nhóm nhỏ người cùng quan tâm đến một
lĩnh vực nghiên cứu có thể tự tổ chức để nghiên cứu và phát triển các chủ đề liên
quan.
- Nhóm mua sắm cộng đồng: Một nhóm người trong xã hội có thể tổ chức nhóm
mua sắm để mua hàng hóa với giá tốt hơn là thông qua việc mua số lượng lớn để
chia sẻ.
- CLB văn hóa nghệ thuật: Một nhóm nhỏ có cùng đam mê trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật như hội người hát, đội huấn luyện múa múa hoặc nhóm diễn viên có thể
tổ chức một câu lạc bộ chiến đấu thể hiện và phát triển tài năng năng lực của họ.
Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng, các tổ chức phi chính thức tự chủ và linh hoạt.
Các tổ chức phi chính thức thông thường không phải là phụ tùng quy tắc, thủ tục
và quyền lực của chính phủ. Khả năng tham gia của mọi người: Các tổ chức phi
chính thức thường mở cửa cho những người muốn tham gia và đóng góp vào hoạt
động. Tập trung vào cộng đồng: Các tổ hợp công thức chính thường tập trung vào
các vấn đề cụ thể trong cộng đồng và nỗ lực cải thiện tình hình của nó.

14
Tuy nhiên vì không có sự hỗ trợ chính thức từ chính phủ hoặc tổ chức tài chính hỗ
trợ, các tổ chức phi chính thức thường gặp khó khăn trong việc thu thập đủ nguồn
lực và tiền bạc để khai thác các hoạt động và dự án. Các tổ chức phi chính thức
thường không có quyền và công nhận chính thức từ cơ quan chính phủ hoặc xã hội.
Điều này có thể hạn chế khả năng ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của tổ chức.
Thiếu sự hỗ trợ tài chính và quyền lực, nhiều tổ chức phi chính thức có thể gặp khó
khăn trong công việc duy trì và phát triển hoạt động của mình trong thời gian dài.
7.3. Mong đợi của người dân trong cộng đồng
- Chiều 29/6/2023, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện
Nhà Bè đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với nhân dân xã Phước Kiển. Với
tinh thần thẳng thắn, người dân xã Phước Kiển đã có nhiều ý kiến, kiến nghị đến
lãnh đạo huyện, trong đó tập trung vào các vấn đề như: tình hình an ninh trật tự tại
chung cư New Saigon; nhiều hộ dân bị giải tỏa trắng để xây dựng cầu Phước Long,
kiến nghị huyện quan tâm hỗ trợ tiền thuê trọ cho các hộ này sau khi bàn giao mặt
bằng để người dân yên tâm ổn định cuộc sống; 2 tuyến hẻm 1258 và 1368/49/51,
ấp 1 thường xuyên bị ngập nước, kiến nghị huyện quan tâm nâng cấp, sửa chữa và
lắp đặt hệ thống cống thoát nước.
Các cử tri cũng đề nghị huyện kiến nghị Thành phố tiếp tục thi công xây dựng
cống ngăn triều để giải quyết tình trạng ngập nước do triều cường trên địa bàn.
Ngoài ra, người dân còn có nhiều ý kiến liên quan việc tranh chấp đất đai, quy
hoạch, lắp đặt hệ thống thoát nước. Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị, đề xuất người
dân, đại điện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện và lãnh đạo UBND xã,
Công an xã đã trực tiếp trao đổi, giải đáp và làm rõ các ý kiến, kiến nghị của nhân
dân thuộc thẩm quyền của địa phương, đơn vị.
Nhận thấy được chính quyền nơi đây cũng có lắng nghe ý kiến của nhân dân, cho
sửa chữa đường Lê Văn Lương và giải quyết các vấn đề an ninh khi người dân cần.
Nhưng chưa có giải pháp triệt để giải quyết tình trạng ngập nước, đường còn nhiều
ổ gà và tình trạng giao thông còn ùn tắt dù đã thông đường. Tính đến tháng 11 hiện
tại vẫn còn ngập nước tại trục đường chính và các hẻm.

8. An sinh xã hội

15
Tại đây có nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến đời sống xã hội như: cấp thẻ bảo
hiểm y tế; nâng cấp tuyến hẻm, ấp 2 bị ngập nước; đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa
đường dây điện; xử lý chất thải trong các khu dân cư còn nhiều bất cập, chưa đạt
tiêu chuẩn. Nhiều ý kiến đề nghị huyện cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
trên địa bàn như: Dự án cầu Long Kiểng, mở rộng đường Lê Văn Lương…; quan
tâm hỗ trợ cho người trong quá trình thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
9. Tiềm năng và hạn chế của cộng đồng
Theo cuộc khảo sát, người dân nơi đây có khả năng, năng lực thích nghi với môi
trường và kinh nghiệm trong việc buôn bán, đánh bắt nuôi trồng trên sông nước.
Tài nguyên du lịch phong phú như rừng nguyên sinh, giếng thần nước trên sông
Kênh Đào và các rừng tràm ven sông. Do đó, trong quy hoạch đến năm 2030, sẽ
xây dựng một khu du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khu du
lịch sẽ bao gồm các khu resort, khu vui chơi giải trí, khu thể thao và nhà hàng..
Tại đây còn nhiều khu vực đất trống, nông nghiệp và đất rừng. Việc phát triển Xã
Phước Kiển đến năm 2030 sẽ mang lại một nhiều lợi ích cho cư dân và địa
phương. Nhờ quỹ đất rộng lớn và tiềm năng du lịch phong phú, xã sẽ trở thành một
điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, để đạt được mục
tiêu này, chính quyền địa phương sẽ cần phải đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, thiết kế
đô thị và các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên huyện Nhà Bè vốn thuộc vùng trũng
của thành phố, có địa thế bao quanh bởi nhiều kênh rạch, sông ngòi nên ngày trước
thường xảy ra tình trạng ngập nước do mưa lớn, triều cường. Những năm gần đây
tình trạng này đã giảm nhiều. Hiện tại, khu vực xã Phước Kiển, Nhà Bè chỉ còn
một điểm ngập do triều cường, cụ thể là đoạn đường Lê Văn Lương từ phía sau
chung cư Hoàng Anh An Tiến hướng về rạch Long Kiểng khiến nhiều xe máy bị
chết máy, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, kinh doanh buôn bán.

10. Các mối liên quan giữa các vấn đề tại cộng đồng
10.1. Dân số, mật độ dân số và nối liên quan đến sức khỏe, văn hóa,
giáo dục, môi trường và kinh tế sống tại cộng đồng.

16
Nơi đây dân số đông và mật độ dân số cao gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe,
văn hóa, giáo dục và môi trường sống. Đới với sức khỏe: Dân số đông và mật độ
dân số cao có thể gây áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, gây ra tình
trạng quá tải, thiếu hụt cơ sở hạ tầng y tế và dẫn đến chất lượng dịch vụ y tế kém.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức
khỏe cho cư dân. Đối với văn hóa: Dân số đông và mật độ dân số cao có thể tạo
ra một môi trường đa dạng về văn hóa. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra
xung đột và khó khăn trong việc duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống. Đồng thời, áp lực sinh hoạt hàng ngày và cạnh tranh về tài nguyên cũng có
thể tạo ra căng thẳng trong cộng đồng. Đối với giáo dục: Dân số đông và mật độ
dân số cao thường gặp khó khăn trong việc cung cấp giáo dục chất lượng cao cho
tất cả cư dân. Các trường học có thể quá tải và không đủ tài nguyên để đáp ứng
nhu cầu giáo dục. Điều này có thể dẫn đến chất lượng giáo dục kém và khả năng
tiếp cận giáo dục bị hạn chế. Đới với môi trường sống: Dân số đông và mật độ
dân số cao có thể gây áp lực lớn lên môi trường sống. Sự tăng trưởng dân số
không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai,
mất rừng và mất cân bằng sinh thái. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng
không khí, nước và tài nguyên thiên nhiên, gây ra các vấn đề về sức khỏe và môi
trường sống. Đối với kinh tế: dân số đông: Nguồn lao động đa dạng: Dân số đông
cung cấp nguồn lao động lớn và đa dạng, giúp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sáng tạo. Tạo sức tiêu dùng: Dân
số đông tạo ra một thị trường tiêu dùng lớn, đánh vào tiềm năng kinh doanh và tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Là động lực cho sự đổi mới: Đông dân
cung cấp một môi trường phong phú cho đổi mới và sáng tạo. Điều này có thể thúc
đẩy phát triển công nghiệp và công nghệ. Tóm lại, dân số đông và mật độ dân số
cao có thể tác động đáng kể đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, môi trường sống và
kinh tế. Điều này đòi hỏi sự quản lý kỷ luật và các biện pháp phát triển bền vững
để đảm bảo sự cân bằng và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
10.2. Địa hình, Khí hậu và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, giáo
dục và kinh tế.
Địa hình bằng phẳng và khí hậu nóng ẩm có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức
khỏe, văn hóa, giáo dục và kinh tế. Về ức khỏe: Khí hậu nóng ẩm có thể tạo điều
17
kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và côn trùng gây bệnh. Nhiệt độ
cao và độ ẩm lớn cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh nhiệt đới, bệnh
tim mạch và vấn đề về hô hấp. Đối với một địa hình bằng phẳng, việc thoát nước
không tốt có thể làm tăng nguy cơ ngập lụt và các vấn đề về vệ sinh môi trường,
gây ra các bệnh nhiễm trùng và dịch bệnh. Về văn hóa: Khí hậu nóng ẩm và trời
nóng và ngột ngạt quanh năm có thể ảnh hưởng đến lối sống và văn hóa của cộng
đồng. Nó có thể tạo ra một môi trường sống năng động, tạo động lực cho các hoạt
động ngoài trời như lễ hội và sinh hoạt thể thao. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra
sự mệt mỏi và giới hạn các hoạt động ngoài trời do tác động của thời tiết. Về giáo
dục: Khí hậu nóng ẩm và trời nóng và ngột ngạt có thể ảnh hưởng đến quy trình
giảng dạy và học tập. Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn có thể làm giảm hiệu suất học tập
và tập trung, gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Điều này đặc biệt đối với các
trường học không có hệ thống điều hòa nhiệt độ hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tương
ứng. Về kinh tế: Địa hình bằng phẳng có thể có ảnh hưởng đến kinh tế vùng đất.
Nó cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng, giao thông và nông
nghiệp. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm và trời nóng và ngột ngạt có thể ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất và công việc ngoài trời. Nó có thể làm giảm năng suất lao
động và gây khó khăn cho các ngành công nghiệp như nông nghiệp và xây dựng.
Tóm lại, địa hình bằng phẳng và khí hậu nóng ẩm và trời nóng và ngột ngạt có thể
có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục và kinh tế. Điều này đòi hỏi
các biện pháp quản lý và phát triển phù hợp để đảm bảo sự cân bằng và đáp ứng
nhu cầu của cộng đồng.
10.3. Kinh tế và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, môi
trường sống
Tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển kinh tế có tác động đáng kể đến sức khỏe,
văn hóa, giáo dục và môi trường sống. Về sức khỏe: Tốc độ đô thị hóa nhanh có
thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Sự tăng số dân và tập trung dân cư
trong các khu đô thị có thể gây ra áp lực lớn cho hệ thống y tế địa phương, dẫn đến
thiếu hụt và chất lượng dịch vụ y tế. Ngoài ra, môi trường đô thị, như ô nhiễm
không khí và nước, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân. Về văn hóa:
Tốc độ đô thị hóa nhanh có thể ảnh hưởng đến văn hóa và đời sống của cộng đồng.
Sự đa dạng văn hóa có thể bị mất đi do quá trình đô thị hóa, khi các khu đô thị trở
18
nên đồng nhất và mất đi những đặc trưng riêng của vùng. Đồng thời, sự tăng cường
sự giao thoa văn hóa trong đô thị cũng có thể tạo ra một môi trường đa văn hóa và
thúc đẩy sự sáng tạo và sự thay đổi văn hóa. Đối với giáo dục: Tốc độ đô thị hóa
nhanh cũng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục. Sự tăng số lượng dân cư trong khu
đô thị đòi hỏi hệ thống giáo dục phải mở rộng và cung cấp đủ cơ sở hạ tầng giáo
dục. Tuy nhiên, việc xây dựng và mở rộng các trường học có thể gặp khó khăn do
hạn chế về không gian và tài nguyên. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa cũng có thể tạo
ra sự chênh lệch trong chất lượng giáo dục giữa các khu vực đô thị và nông thôn.
Đối với môi trường sống: Tốc độ đô thị hóa nhanh thường đi kèm với sự mở rộng
không kiểm soát và sử dụng không hiệu quả đất đai, gây ra mất rừng, mất đất và ô
nhiễm môi trường. Sự tăng số lượng dân cư và giao thông trong khu đô thị cũng
tạo áp lực lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, như giao thông và hệ thống thoát nước,
gây ra ô nhiễm và sự cơ bản hạ tầng không đủ đáp ứng nhu cầu của cư dân. Tóm
lại, tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển kinh tế có thể có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, văn hóa, giáo dục và môi trường sống. Điều này đòi hỏi các biện pháp quản
lý và phát triển đô thị bền vững để đảm bảo sự cân bằng và đáp ứng đủ các yếu tố
trên trong quá trình đô thị hóa.
10.4. Giáo dục và mối liên hệ đến sức khỏe, văn hóa, kinh tế và môi
trường sống.
Các yếu tố trong giáo dục như cơ sở học tập tốt, trình độ giáo viên cao và chính
sách học bổng có thể có liên quan đến sức khỏe, văn hóa, kinh tế và môi trường
sống của người dân nơi đây. Sức khỏe: Một hệ thống giáo dục tốt có thể đóng góp
vào việc nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Giáo dục có thể cung cấp kiến thức về
dinh dưỡng, giới tính và sinh sản, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường ý thức
về sức khỏe cá nhân. Đồng thời, việc có cơ sở học tập tốt cũng đảm bảo môi
trường học tập an toàn và lành mạnh cho học sinh. Văn hóa: Giáo dục có thể góp
phần trong việc duy trì và phát triển văn hóa của một cộng đồng. Bằng cách truyền
đạt kiến thức, giáo dục có thể giúp tăng cường nhận thức văn hóa, sự đa dạng và
tôn trọng giữa các thành viên trong xã hội. Cơ sở học tập tốt cũng có thể tạo ra môi
trường thuận lợi cho việc truyền thụ và bảo tồn văn hóa địa phương. Kinh tế: Giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Bằng cách cung cấp kiến

19
thức và kỹ năng cho học sinh, giáo dục có thể tạo ra nhân lực có trình độ cao và
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Ngoài ra, chính sách học bổng cũng có
thể giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình và tạo điều kiện cho trẻ em
có cơ hội tiếp cận giáo dục cao hơn. Môi trường sống: Giáo dục có thể đóng góp
vào bảo vệ môi trường sống. Bằng cách truyền đạt kiến thức về bảo vệ môi trường,
giáo dục có thể khuyến khích học sinh và cộng đồng thực hiện các hành động bảo
vệ môi trường, như tiết kiệm năng lượng, tái chế và giảm ô nhiễm. Đồng thời, cơ
sở học tập tốt cũng có thể có các thiết kế và chính sách xanh, tạo môi trường học
tập thân thiện với môi trường. Tóm lại, giáo dục, cơ sở học tập tốt, trình độ giáo
viên cao và chính sách học bổng tại nơi đây có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe, văn
hóa, kinh tế và môi trường sống. Đây là các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng
một cộng đồng, một xã hội phát triển và bền vững.
Tổng kết lại, các yếu tố: dân số, văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế, môi trường sống
có tác động qua lại với nhau, phụ thuộc và gắn kết với nhau. Cộng đồng sẽ phát
triển bền vững khi các yếu tố dân số, văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế, môi trường
sống được củng cố, cải thiện và phát triển.
V. Điều học thêm so với lý thuyết
Các lý thuyết đều rất dễ tiếp thu nhưng để đưa ra áp dụng thực tế trong cộng đồng
đó là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực của tất cả các cộng
tác viên cộng đồng.
Kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống không được như mong muốn trong kế
hoạch.
Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Với việc sống gần kề với môi trường tự nhiên
như sông, rừng và vùng đất nông nghiệp, cộng đồng có thể học hỏi về tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường. Việc thúc đẩy bảo vệ và phát triển sự vững chắc của
môi trường có thể đảm bảo sự sống khỏe mạnh cho cộng đồng và thế hệ tương lai.
Hỗ trợ xây dựng mạng lưới giao tiếp: Cộng đồng có thể học được giá trị khi xây
dựng mạng lưới mạng tiếp tục mạnh mẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Bằng cách chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên, cộng đồng có thể tiến bộ chung và giải quyết
các vấn đề phát sinh.

20
Phát triển kỹ năng và kiến thức: Học hỏi từ cộng đồng có thể mang lại lợi ích về
việc phát triển kỹ năng và kiến thức của cá nhân. Các bài học từ thành công và thất
bại của cộng đồng có thể truyền cảm hứng và thúc đẩy cá nhân rèn luyện và phát
triển.
Giao tiếp trong thực tế: Trong lý thuyết, giao tiếp có thể được mô phỏng, nhưng
trong thực tế, chúng có thể phức tạp hơn và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh cụ thể.
Không phải lúc nào cũng có thể thu lại những ý kiến một cách hoàn hảo.
Giữ và phát triển văn hóa địa phương: Cộng đồng có thể học từ việc làm tiện ích
và phát triển văn hóa địa phương. Công việc bảo tồn tồn tại và truyền thống văn
hóa địa phương không chỉ chứa các biểu thức và cảm xúc thân thuộc mà còn giúp
xây dựng sự tự hào và định hướng cho cộng đồng.
VI. Điều tâm đắc
Đối với bản thân mỗi người chúng tôi khi đi thực tế điều mà chúng tôi tâm đắc
nhất là cùng nhau lên kế hoạch định hướng cho chuyến đi, nhóm 5 thành viên các
thành viên đều có mặt đầy đủ và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ để đồng
hành cùng nhau trong môn Phát triển cộng đồng. Vui nhất là lúc tất cả cùng nhau
ngồi lại sau một chuyến đi cùng nhau trò chuyện những điều thú vị những câu
chuyện mà bản thân mỗi người nhìn nhận và quan sát được trong chuyến đi thực tế
ấy. Chúng tôi đã được tìm hiểu, quan sát, được lắng nghe các câu chuyện cuộc
sống người dân. Cùng với đó là sự thẳng thắng nêu lên, đóng góp ý kiến của cộng
đồng với chính quyền địa phương. Tất cả điều đó giúp chúng tôi hoàn thành bài thu
hoạch tham quan thực tế một cách hoàn chỉnh nhất.
VII. Bài học rút ra
Sau cuộc khảo sát nhóm chúng tôi nhận thấy rõ được rằng: Các vấn đề trong cộng
đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau, để tìm hiểu rõ sâu về một cộng đồng ta
cần tìm hiểu về toàn bộ các vấn đề trong cộng đồng. Lấy người dân là chủ thể
chính, lắng nghe người dân, chỉ có người dân mới biết được họ cần gì, muốn gì và
quan tâm đến những vấn đề nào. Nhận Thức Về Những Vấn Đề Xã Hội: Trong quá
trình quan sát, có thể nhận thức được về những vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, và
phát triển kinh tế. Điều này có thể thúc đẩy lòng nhân ái và tạo động lực để hỗ trợ
giải quyết những vấn đề này. Phát Triển Kỹ Năng Quan Sát và Phân Tích: Việc
quan sát và phân tích cộng đồng sẽ phát triển kỹ năng quan trọng trong việc hiểu

21
và giải quyết vấn đề. Có thể học cách đặt câu hỏi, lắng nghe, và phân tích thông tin
một cách chín chắn. Thách Thức và Cơ Hội: Việc trực tiếp gặp gỡ cộng đồng sẽ
giúp bản thân hiểu rõ hơn về những thách thức mà họ đối mặt cũng như cơ hội mà
họ có thể tận dụng. Và quan trọng không thể thiếu là không nên làm việc một mình
mà nên đồng hành cùng nhóm nếu có khó khăn hãy cùng nhóm thực hiện. Yêu
quý, tôn trọng, lắng nghe mọi người trong team, hỗ trợ khi đồng đội cần.

VIII. Hình ảnh và chú thích

22
23
24
25
26
27
28
29

You might also like