You are on page 1of 4

Chương 2: Công nghệ đúc (59 câu)

Câu 1 Sử dụng cát hạt to, hỗn hợp làm khuôn sẽ có :


Tính bền cao.
Tính chịu nhiệt cao.
Tính thông khí cao.
Tính rẻ tiền.
Câu 2 Sử dụng cát tinh khiết để làm lõi sẽ có lợi cho :
Tính thông khí.
Tính bền.
Tính chịu nhiệt.
Tính lún.
Câu 3 Độ ẩm của hỗn hợp làm khuôn khi làm khuôn lấy :
3%
8%
5%
12%
Câu 4 Các kim loại và hợp kim sau đây, loại nào làm mẫu đúc có lợi về kinh tế và kỹ thuật nhất :
Gang xám.
Silumin.
Brông.
Hợp kim Mg-Al.
Câu 5 Khi đúc độ co của gang lỏng là :
0.5%
1%
2%
5%
Câu 6 Khi vật đúc có thành dày mỏng chênh lệch nhau nhiều thì rãnh dẫn phải đặt ở phía :
Thành dày nhất.
Thành mỏng nhất.
Thành dày trung bình.
Trên vật đúc chỗ thành thấp.
Câu 7 Làm khuôn bằng máy sử dụng khi :
Sản lượng lớn , vật đúc nhỏ.
Sản lượng nhỏ, vật đúc đơn giản.
Sản lượng lớn, vật đúc đơn giản.
Sản lượng lớn, vật đúc yêu câu chất lượng cao.
Câu 8 Khi đúc vật đúc bằng gang có thành dày và mỏng khác nhau ít thì rãnh dẫn đặt ở phía :
Thành dày nhất.
Thành mỏng nhất.
Chỗ cao nhất của vật đúc.
Trên thành thấp nhất của vật đúc.
Câu 9 Tác dụng của đặt đậu ngót khi đúc thép :
Rót kim loại vào khuôn đúc.
Dẫn khí trong lòng khuôn thoát ra ngoài.
Để bổ sung kim loại cho vật đúc khi kim loại đông đặc.
Tránh nứt vật đúc.
Câu 10 Dùng chất trợ dung khi nấu kim loại màu có tác dụng:
Bảo vệ kim loại lỏng không bị oxy hoá và dễ tách tạp chất thành xỉ.
Bảo vệ kim loại lỏng không bị oxy hoá.
Dễ tách tạp chất thành xỉ.
Bổ sung một số nguyên tố kim loại bị cháy hao.
Câu 11 Tác dụng của sơn mặt gỗ để :
Chống ẩm, làm trơn mặt mẫu.
Làm màu chỉ thị để biết vật đúc là kim loại.
Chỉ để chống ẩm và làm màu chỉ thị.
Các câu còn lại đều đúng.
Câu 12 Mẫu bằng kim loại sử dụng khi :
Vật đúc đơn giản.
Làm khuôn bằng máy.
Sản xuất hàng loạt lớn.
Các câu còn lại đều đúng.
Câu 13 Kim loại để chế tạo mẫu là :
Thép hoặc gang xám.
Hợp kim nhôm hoặc gang xám.
Hợp kim nhôm hoặc hợp kim đồng.
Chỉ có hợp kim nhôm.
Câu 14 Khi đúc bằng khuôn cát, lõi chế tạo bằng :
Gỗ.
Kim loại.
Hỗn hợp cát là chính.
Thạch cao.
Câu 15 Khi đúc trong khuôn kim loại tĩnh lõi chế tạo bằng :
Gỗ
Kim loại.
Thạch cao.
Các câu còn lại đều đúng.
Câu 16 Vị trí tương đối giữa rãnh lọc xỉ và rãnh dẫn phải :
Rãnh dẫn cao hơn và thẳng góc với rãnh lọc xỉ.
Rãnh dẫn thấp hơn và thẳng góc với rãnh lọc xỉ.
Rãnh dẫn ngang và thẳng góc với rãnh lọc xỉ.
Rãnh dẫn thấp hơn và song song với rãnh lọc xỉ.

Câu 17 Sơn khuôn có tác dụng :


Làm mịn mặt vật đúc, tăng tính thông khí.
Tăng tính chịu nhiệt, tăng tính thông khí.
Tăng tính chịu nhiệt, làm mịn mặt vật đúc.
Tăng tính chịu nhiệt, tăng độ bền của khuôn.
Câu 18 Kích thước vật đúc bằng :
Kích thước chi tiết máy + lượng dư gia công + độ co kim loại.
Kích thước chi tiết máy + dung sai đúc+ độ co kim loại.
Kích thước chi tiết máy + lượng dư gia công + độ co kim loại + dung sai đúc.
Kích thước chi tiết máy + lượng dư gia công + dung sai đúc.
Câu 19 Kích thước mẫu đúc bằng gỗ bằng :
Kích thước vật đúc + lượng dư gia công + độ co kim loại.
Kích thước chi tiết máy + lượng dư gia công + độ co kim loại.
Kích thước chi tiết máy + dung sai đúc + độ co kim loại.
Kích thước vật đúc + lượng dư gia công + độ co kim loại + dung sai đúc.
Câu 20 Nguyên liệu dùng để nấu gang trong lò đứng gồm:
Quặng sắt + than cốc + đá vôi.
Gang thỏi lò cao + than cốc + đá vôi.
Gang thỏi lò cao + than đá + gang vụn + đá vôi.
Gang thỏi lò cao + gang vụn + than cốc + đá vôi.
Câu 21 Tính lượng cháy hao các nguyên tố khi nấu gang trong lò đứng như sau :
Si-15%, Mn-15%, C-15%.
Si-15%, Mn-20%, C không cháy.
Si-20%, Mn-15%, C không tính.
Si-15%, Mn-20%, C không tính.
Câu 22 Mặt phân khuôn là :
Mặt trên cùng của vật đúc.
Mặt chia vật đúc thành hai phần.
Mặt ngoài của vật đúc.
Mặt tiếp xúc giữa khuôn trên và khuôn dưới.
Câu 23 Tác dụng của mẫu khi làm khuôn đúc :
Tạo hình dáng bên ngoài của vật đúc.
Tạo hình dáng bên trong của vật đúc.
Tạo hình dáng của vật đúc.
Tạo hệ thống rót.
Câu 24 Vị trí đặt đậu hơi khi làm khuôn đúc :
Chỗ thấp nhất trong khuôn đúc.
Tại mặt phân khuôn.
Tại thành dày nhất của vật đúc.
Tại chỗ cao nhất trong khuôn đúc.

Câu 25 Lượng tiêu hao nhiên liệu hợp lý nhất khi nấu gang trong lò đúc tính theo tỷ lệ nhiên
liệu/gang nguyên liệu :
Than cóc 15-20%, dầu FO 25-30%, than đá 25-30%.
Than cóc 12-15%, dầu FO 15-18%, than đá 20-25%.
Than cóc 12-15%, dầu FO 25-30%, than đá 25-30%.
Than cóc 15-20%, dầu FO 20-25%, than đá 25-30%.
Câu 26 Khuôn tươi là khuôn :
Có nhiều nước.
Không sấy.
Có độ ẩm 10-15%
Có độ ẩm 3-5%
Câu 27 Chất sơn khuôn gồm :
Nước graphit hoặc nước thuỷ tinh.
Nước cát thạch anh hoặc nước hồ tinh bột.
Nước bột gạch chịu lửa hoặc nước graphit.
Nước bột thạch anh hoặc nước graphit.
10Câu 28 Khi rót kim loại vào khuôn, xỉ được giữ lại ở các bộ phận nào ?
Thùng rót, cóc rót, rãnh lọc xỉ.
Cóc rót, rãnh lọc xỉ, rãnh dẫn
Thùng rót, ống rót, rãnh lọc xỉ.
Cóc rót, ống rót, rãnh lọc xỉ.
Câu 29 Đậu ngót hở đặt ở vị trí :
Trên thành dày nhất của vật đúc.
Trên phần trung tâm của vật đúc.
Trên thành dày của vật đúc và không cách xa mặt khuôn trên.
Trên thành dày của vật đúc và gần mặt khuôn trên.
Câu 30 Khi đúc vật đúc bằng thép rãnh dẫn đặt ở phía :
Thành dày nhất.
Thành mỏng nhất.
Thành cao nhất của vật đúc.
Thành thấp nhất của vật đúc.

You might also like